MN: theo nguồn tin từ facebook vn:
DÂN ĂN CÁ BỊ NHIỄM ĐỘC PHẢI NHẬP VIỆN
Ông Hồ Hữu Sìa, 67, (bên
phải), Quảng Bình nói cả đời ông làm ngư dân chưa bao giờ ông nhìn thấy
hiện tượng lạ đến vậy. Nhà ông cách mép biển chừng một trăm mét. "Từ cửa
nhìn ra, những con cá to cứ nhao lên bờ, đớp đớp như thể chúng muốn
trốn chạy khỏi nước biển," ông nói. "Phải là người lớn lên cùng với biển
cả thì mới hiểu được cảm giác của ngư dân chúng tôi những ngày ấy. Tôi
cảm thấy một nỗi sợ chạy khắp người mình."
Trước đấy mấy ngày ông
Sìa nhìn thấy một dòng chảy mầu hồng hồng, khác hẳn với mầu nước thường
ngày. Những con cá ấy ít khi bắt được vì là loài cá sống ở dưới tầng
sâu dưới đáy biển.
Những ngày đầu, người dân gom những con cá to ấy
để bán cho thương lái. Theo ông Sìa thì chỉ người có tiền và quan chức
mới thường ăn loại cá "ngon" này.
Sau khi có hiện tượng cá chết,
ông Sìa vẫn đi tắm biển. Gia đình ông nấu những con cá nhỏ hơn để ăn.
Tới ngày thứ ba thì ông Sìa cảm thấy từ ruột tới cổ họng của mình như có
lửa. Tuy nhiên, điều lạ là da ông không bị ngứa ngáy, nổi mẩn như nhiều
người khác.
Ông Sìa bảo xương cá nấu xong, thường trắng giờ
thành đen sì, cả đời chưa bao giờ ông nhìn thấy điều ấy. Những con mực,
trông ngoài bình thường nhưng nội tạng đã bị hoại tử.
Hồ Thị Đào,
32 tuổi, (bên trái) là con gái ông Sìa. Cô cũng ăn cá nhưng bị nhiễm độc
nặng hơn. Nôn mửa, tiêu chảy nhiều, phải nhập viện để tiếp nước.
Đào cho một cô bạn hai con cá bằng bàn tay để hấp cơm. Một con được ăn,
con còn lại vẫn để trong nồi cơm. Sáng hôm sau, con cá ấy tự nát ra. Cô
bạn của Đào cũng phải đi cấp cứu.
Bà Hương, 63 tuổi, một người cùng làng nói:
"Chúng tôi mong ngóng từng ngày tin tức từ chính quyền, chậm ngày nào
là đời sống ngư dân chúng tôi khổ ngày ấy. Cuộc sống của chúng tôi phụ
thuộc vào biển, giờ biển thể này, chúng tôi sống bằng gì? Nhiều ngày,
chúng tôi chỉ biết nhìn ra biển mà khóc!"
Từ ngày biển có vấn
đề. Mỗi ngư dân được ủng hộ duy nhất một lần 50,000 Đ và 7 kg gạo. Người
dân đi tầu trung được đánh cá trở lại nhưng đánh cá về không dám ăn.
Trong làng này số thuyền cỡ trung chỉ chiếm 30%. Cá đánh về chỉ người
già như vợ chồng bà Hương ăn. Ba người con trai, con dâu và các cháu
không dám ăn mặc dù rất thèm. Kể cả những con mực tươi nguyên cũng không
dám. Có thương lái mua nhưng giá chỉ bằng 45 % trước kia.
Tầu
nhỏ để câu mực thì nằm bất động, được phủ bạt che nắng. Bởi mực gần bờ
không còn để đánh. Trên biển, những bẫy mực đóng bằng gỗ bầy la liệt,
phơi nắng.
Bà Hương không biết thương lái sẽ đổ hàng ở đâu. Câu
hỏi được nêu ra với nhiều người khác nhưng họ đều lắc đầu. Hỏi sao không
hỏi thương lái, họ bảo có hỏi nhưng thương lái không trả lời.
Vậy
câu hỏi đặt ra là số lượng cá đấy được tiêu thụ ở đâu nếu không phải là
làm mắm? Cơ quan nào sẽ kiểm định độ nhiễm độc của lượng cá này?
Đây là câu hỏi cứ ám ảnh tôi suốt và tôi nghĩ nó cũng sẽ ám ảnh tất cả
chúng ta. Giờ đây những thứ gần gũi được dùng hàng ngày như nước mắm
cũng là một mối lo.
Tôi nghĩ chính quyền nên có một chiến dịch
truyền thông thật tốt để yên lòng người dân. Thay vì bưng bít thông tin,
chính quyền nên cho người dân biết điều gì đang xảy ra.
Và sự
chậm chễ này càng khẳng định Formosa là thủ phạm. Nếu là nguồn ô nhiễm
sinh ra từ tự nhiên thì chính quyền sẽ không dại gì mà có thái độ mập mờ
như hiện nay.
Khi thông tin mập mờ, người dân sẽ hoang mang và cuộc sống sẽ nhuốm mầu chết chóc.
Người dân có quyền được biết điều gì đang diễn ra. Chính quyền không
nên độc quyền về thông tin như hiện nay. Có thể cá đánh được đã an toàn,
nhưng khi thông tin mập mờ, thương lái sẽ tận dụng điều này để hạ giá,
bắt chẹt người dân.
Fb Chau Doan
Quyền lợi cuả VẸM lúc nào cũng hơn quyền lợi sở hửu cuả đồng bào mà..........!^^
Dự án sân Golf Bắc Giang, lực lượng đàn áp đánh dân đổ máu.
Mang cả một đội quân hùng hậu đến đối phó với nông dân giữ đất...
Duy nhất ở đất nước tôi... SAO KHÔNG ĐEM QUÂN ĐÁNH TRUNG QUỐC MÀ CHỈ BIẾT HIẾP ĐÁP DÂN LÀNH?
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen