bình luận: đây là những học giả tài ba ,họ là những nhà giáo ,nhà văn học giả hơặc chính trị gia lỗi lạc ..là những nguời mà cộng sãn Bắc việt sợ nhứt,ghét cay ghét đắng vì họ tài giỏi ,thông minh hơn chúng vuợt bậc VÀ LÀ LÝ DO ĐỂ CHO HỌ PHẢI CHẾT TỨC TUỠI Vì MỘT LŨ KHỐN NẠN;NGU DỐT ,ĐỘC TÀI KHÁT MÁU CỘNG SẢN BẮC VIỆT!!
Những người tài giỏi thường hay bị ganh ghét giết hại hoặc
bệnh hoạn chết sớm hơn người thường.
Người xưa nói:
"Cây càng thẳng càng mau bị đẳng.
"Cây càng thẳng càng mau bị đẳng.
"Giếng càng ngọt càng chóng cạn
khô"
Những Cái Chết Tức Tưởi Của Những Nhà Văn
Những người bị giết đều là những tinh
hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa
sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách, đau
xót và hàm oan…
Dương
Quảng Hàm
(1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Tác
phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn
học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
Nhà nghiên cứu văn
học, giáo dục Dương Quảng Hàm
Dương Quảng Hàm sinh trong
một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học
Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những
người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành
phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.
Thuở nhỏ ông học chữ
Nho, sau ra Hà Nội học chữ Quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao
đẳng Sư phạm Đông Dương, làm giáo viên trường Bưởi. Năm 1945, ông được bổ nhiệm
làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.
Trong hơn 20 năm
(1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết
sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường, từ bậc tiểu học đến bậc trung
học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên
cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển
(1942).
Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.
Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.
Dương Quảng Hàm chết
khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội, ở tuổi 48.
Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng.
Khái Hưng (1896-1947) là một nhà văn Việt
Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Ông sinh năm 1896,
xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương,
nay thuộc Hải Phòng.
Khái Hưng học ở trường
Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh
Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở
trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ
Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ
trở thành một cặp tác giả nổi tiếng.
Khái Hưng tham gia Tự
Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai
từ 1932, và đến đầu năm1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên
trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo…
… Là một trong những
cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên
(1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của
ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng
cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió
và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.
… Trong thời gian Đệ
nhị Thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính
trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính
quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945,
Khái Hưng được trả tự do.
Khái Hưng mất năm
1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3
(Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh
Nam Định. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, thì Khái Hưng mất
tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).
Hồi còn dạy học ở thị
trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi đã nghe chính miệng những du kích Thái
Bình – những kẻ thừa hành bản án – kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trắm xuống sông
nhà văn Khái Hưng – chủ soái của Tự lực Văn đoàn. Kẻ hành quyết kể lại thái độ
của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu
trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở
lắm… Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!
Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa,
nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong
trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng
Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo
động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho
việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam),
chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với
thuyết Quân chủ lập hiến.
Nhà văn hóa, nhà báo, nhà
văn học giả Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh sinh tại số
17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc
Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống
hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh
côi cút được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi,
có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức
trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).
Năm 1908, Phạm Quỳnh
làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, ông tham
gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam
Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư
tưởng “Pháp Việt đề huề”.
… Năm 1930, Phạm Quỳnh
đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy
định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính
quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được
giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy
ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm
1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà
Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại. Tại Huế thời gian đầu ông
làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ
chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
Ngày 9 tháng 3 năm
1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống
ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt
giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị xử bắn sau đó
cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và
Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Người thừa hành lệnh này là Đặng
Văn Việt (về sau trở thành con hùm xám đường 4 – tiểu tướng Napoleông).
Chuyện này do Tố Hữu –
Chủ tịch lâm thời thành phố Huế kể cho Trần Huy Liệu nghe.
Di hài ông được tìm
thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956
tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
Thông tin về ai đã ra
lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.
Cuốn Tác gia văn học
Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh
(1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân
khép án tử hình.
Có lệnh cấp tốc di dời
Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không
hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng
tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không
hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người
mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là
ai hay cơ quan nào ra lệnh.
Có người cho rằng
trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có
mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán.
Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.
Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.
Nhà văn Thái Vũ lý
giải: “Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu
chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo
hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích”
thân Pháp. Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân,
chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp
và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi
uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong”.
Tạ Thu Thâu (1906-1945) là một nhà cách mạng
Việt Nam đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong
trào cộng sản tại Đông Dương, theo chủ nghĩa Trốtskít. Nhà nghiên cứu Thiếu Sơn
đánh giá “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu
nước mà còn dám xả thân hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông
liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản”.
Tới nay, tuy không có tranh cãi về việc mặt trận Việt Minh sát hại Tạ Thu Thâu, vẫn còn nghi vấn về lệnh giết từ đâu đến. Giả thuyết của nhà sử học Daniel Hémery cho rằng các cấp chỉ huy địa phương ở Quảng Ngãi nhận lệnh cấp trên đã ra lệnh giết. Tạ Thu Thâu bị đưa ra pháp trường bắn ba lần mới chết nhờ tài hùng biện thuyết phục của ông mà các đao phủ thủ không nỡ xả súng vào người anh hùng yêu nước.
Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). [The Anti-Colonial Movement in Vietnam]. Cũng khoảng thời gian 1945, người của Trần Trọng Kim hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu. Hồ Chí Minh trả lời “chệch đường ray”. (Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim)
Vì sao Việt Minh giết Tạ Thu Thâu? Đó là cách mà Stalin giết Trốtsky để trừ hậu họa. Kiều bào ta hồi đó ở Pháp có xu hướng tả, hầu hết ngả về Đệ Tứ. Còn trong nước do tuyên truyền, Trốtsky nhân vật sau Lê Nin đòi xét lại chủ nghĩa Mác được xem là tay sai của đế quốc, cướp của giết người. Thời đó, Tạ Thu Thâu là lãnh tụ Trốtskít ở Việt Nam. Ông là cây bút sắc bén (giỏi viết báo Pháp ngữ và Việt ngữ), một diễn giả xuất sắc hùng biện, một trí thức có uy tín, nhân cách ôn hòa nhũn nhặn. Tạ Thu Thâu hoạt động mạnh ở Sài Gòn và tiếng tăm vang xa cả nước. Ông chống Pháp, bị bắt 6 lần, 5 lần bị kết án, tổng cộng 13 năm tù 10 năm biệt xứ. Năm 1945, từ Côn Đảo được thả, Việt Minh đón đường bắt lọng và sát hại ông trên cánh đồng Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Một cuộc đời xán lạn vì dân vì nước lãnh cái chết thật bi thảm.
Thiều Chửu (1902-1954) là nhà văn hóa, dịch
giả và cư sĩ. Ông là tác giả 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự
điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật
như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa,
Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn
Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo,
Phật học cương yếu, Tây du ký…
Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo.
Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh cứu người không lấy tiền. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”.
Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ vào năm 1938 để nâng cao dân trí.
Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Năm 1945, sau Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.
Năm 1946, ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh vượt qua vô vàn gian khổ duy trì đến cùng trường vừa học vừa làm.
Khi đội Cải cách ruộng đất về địa phương, thấy trường làm ăn nên nổi, quy ông là địa chủ, vu cáo ông dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà cảm thấy mình bất lực, đêm 15 rạng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ 1954, tức cuối ngày giỗ cha, ông ra thác Huống trên sông Cầu tại xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm lễ Tam Bảo và Thiên địa rồi gieo mình xuống sông. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh và lời kết bản Tự Bạch gửi Hồ Chí Minh: “… Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu, kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế.
Thái Doãn Hiểu