Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 7. Februar 2016

Chúng tôi không là Việt Kiều



MỜI ĐỌC BÀI NÀY TRƯỚC KHI ĐI VIỆT NAM.  RẤT QUAN TRỌNG.

Chúng tôi không là Việt Kiều
  


Ts NDT  Nguồn:
Mạch Sống 2015-10-20

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ. 
Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời. 
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” 
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài. 
Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy? 
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do. 
alt
alt
Những người không còn, hoặc chưa bao giờ mang hộ chiếu CHXHCN VN liệu có phải là Việt Kiều?
Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam. 
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.” 
Tôi giải thích thêm: Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.” 
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta. 

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau:“Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Ghi chú: Dưới đây là một số hướng dẫn để công dân Mỹ chuẩn bị đề phòng trở ngại khi ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Safety Tips for U.S. Citizens Traveling to Vietnam

Prior to the Trip
It is encouraged that all U.S. citizens traveling or residing in Vietnam to sign up for Smart Traveler Enrollment Program with the U.S Citizen Services unit. The information you supply will allow the U.S. Government to communicate with you and assist you in case of an emergency. Enrollment is not required but is strongly recommended. You may enroll in this program online using the State Department's secure online travel website at
https://step.state.gov/step/.
If You Get Arrested
If you are arrested, you should ask the authorities to notify a U.S. Consul. Consuls cannot get you out of jail (when you are in a foreign country, you are subject to its laws). However, they can work to protect your legitimate interests and ensure that you are not discriminated against. They can provide you with a list of local attorneys, visit you, inform you generally about local laws, and contact your family and friends. Consular officers can transfer money, food, and clothing to the prison authorities from your family and friends. They can try to obtain relief if you are held under inhumane or unhealthy conditions.
What To Expect
The first thing that an American citizen detained by the authorities in Vietnam must understand is that the Vietnamese system of justice, and even the concept of justice, differ greatly from the concept and administration of justice in the United States. The U.S. Embassy in Hanoi and the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City will do all that it can to ensure that an American citizen accused of a crime in Vietnam receives all the protection and benefits afforded a detainee under Vietnamese law, but it will not be able to guarantee any of the protections and guarantees that have come to be expected under American law.
An American should not expect that s/he will be subjected to brutal interrogations, or sentenced without some legal representation. Instead, s/he can expect to receive treatment according to carefully considered procedural law and that the progress of his legal situation will be monitored by the Embassy and/or the Consulate.
An Embassy or Consulate consular officer is guaranteed access to detained Americans and will help them to understand their situations as well as possible. However, consular officers cannot investigate crimes, provide legal advice or represent American citizens in court, serve as
official interpreters or translators, or pay legal, medical, or other fees for American citizens.
Notification and Access
A 1994 agreement between the United States and Vietnam provides for immediate notification of and reciprocal access within 96 hours to each other's detained citizens. Bearers of U.S. passports who enter Vietnam with a Vietnamese visa, including those of Vietnamese origin, are regarded as U.S. citizens by the U.S. Government for purposes of notification and access. Therefore, U.S. citizens are encouraged to carry photocopies of passport data and photo pages with them at all times so that, if questioned by Vietnamese officials, proof of U.S. citizenship is readily available.
According to the 1994 agreement, U.S. citizens, including dual nationals, have the right to consular access if they were admitted into Vietnam as a U.S. citizen with their U.S. passport, and should insist upon contact with the U.S. Embassy or the U.S. Consulate General.
Additionally, based on the Vienna Convention on Consular Relations, bilateral agreements with certain countries, and customary international law, if you are arrested in Vietnam, you have the option to request that the police, prison officials, or other authorities alert the nearest U.S. embassy or consulate of your arrest, and to have communications from you forwarded to the nearest U.S. embassy or consulate.
Emergency Contact Information
The U.S. Citizen Services Unit provides emergency services to U.S. citizens in the event of an emergency such as arrest, missing persons, destitution and/or other critical situations. To contact the U.S. Citizen Services Unit during normal business hours (8:00 a.m. - 5:00 p.m.) regarding an emergency involving a U.S. citizen, please call the embassy at (04) 3850-5000within Vietnam or
011-84-4-3850-5000 from the United States. To contact the U.S. Citizen Services Unit after hours, please call the Embassy Duty telephone at 090-340-1991 within Vietnam or 011-84-90-340-1991 from the United States.
24 Hour Consular Emergency Line: U.S. 1.888.407.4747 / Outside the U.S. 1.202.501.4444
The local equivalents to the "911" line in Vietnam are 113 for police, 114 for fire, and 115 for ambulance.
United States Citizen Services
Consular Section
Rose Garden Building
Second Floor, 170 Ngoc Khanh Street
Hanoi, Vietnam
Mailing Address: 7 Lang Ha Street, Hanoi, Vietnam
Email:
acshanoi@state.gov
Telephone: (84-4) 3850-5000 (GMT +7h)

Contact Information of U.S. Embassy and Consulate in VietnamU.S. Embassy in Hanoi
170 Ngoc Khanh
Ba Dinh District
Hanoi, Vietnam
Telephone: (84-4)
3850-5000
Emergency Telephone: (84-4) 3850-5000 or (04) 3850-5000/3850-5105
Fax: (84-4)
3850-5010
E-mail: acshanoi@state.gov U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City
4 Le Duan, District 1
Ho Chi Minh City, Vietnam
Telephone: (84-8)
3520-4200
Emergency Telephone: (84-8) 3520-4200
Fax: (84-8) 3520-4244
E-mail: acshcmc@state.gov
Smart Traveler Enrollment Program (STEP)

Stay Informed.
Sign up for our free Smart Traveler Enrollment Program (formerly known as “Travel Registration” or “Registration with Embassies”) to receive the latest travel updates and information!
When you sign up, you will automatically receive the most current information we compile about the country where you will be traveling or living. You will also receive updates, including Travel Warnings and Travel Alerts (where appropriate). You only need to sign up once, and then you can add and delete trips from your account based on your current travel plans!
Stay Connected.
By connecting with us on the Smart Traveler Enrollment Program, we will be able to assist you better in the case of an emergency, such as if you lose your passport or it is stolen while you are abroad.
We also assist U.S. citizens in other emergencies, such as in natural disasters. For example, after the earthquake in Haiti, we evacuated over 16,700 U.S. citizens and family members. During the civil unrest in Lebanon in 2006 we assisted nearly 15,000 U.S. citizens and family members, and in 2004 we helped thousands more during the tsunami.
The travel and contact information you enter into our Smart Traveler Enrollment Program will make it easier for consular officers in U.S. embassies and consulates around the world to contact you and your loved ones during an emergency —including situations where your family or friends in the U.S. are having problems trying to contact you with important news.
Stay Safe.
We believe that a well-informed traveler is a safer traveler. Our consular officers around the world compile country-specific information, travel alerts and warnings, fact sheets and emergency messages to provide you with timely and accurate travel information about every country where you may travel.
We include reports on possible risks and security threats so that you can make informed decisions about your travel plans and activities.
Stay informed by connecting with us via our Smart Traveler Enrollment Program so you can have safe and enjoyable travels!
Click below to login now!
Smart Traveler Enrollment Program
Your Privacy Is Paramount
All the personal information you provide to us is protected under the Privacy Act of 1974. This law prohibits us from sharing the information with anyone without your written authorization. Certain exceptions exist, such as when we need to share information on a limited basis in order to protect your safety and welfare in extreme circumstances.

Source: U.S. Department of State

Lời Kêu Gọi Tết Bính Thân Cùng tất cả người dân Việt trong quốc nội và hải ngoại,

MN theo thông tín viên Mn từ Paris gởi sang:


Lời Kêu Gọi Tết Bính Thân
Cùng tất cả người dân Việt trong quốc nội và hải ngoại,

Thưa Quý Bà Con,
Là một người con Việt, chúng ta, dù hãy còn trong nước hay sống ở hải ngoại, đã học được bài học quá đắng cay sau khi đã ‘được’ làm đồng minh của Mỹ, tựu chung cũng chỉ vì chúng ta là con dân của một nước nhược tiểu.

Cố Thủ Tướng Malcolm Fraser, ân nhân của người tỵ nạn Việt Nam tại Úc trong quyển Dangerous Allies xuất bản năm 2014 đã khuyến cáo rằng “Úc cần Mỹ vì quốc phòng và cũng chỉ vì Mỹ mà phải cần quốc phòng. Úc không nên đi sát Mỹ quá, cần độc lặp hơn và đã đến lúc phải xem lại chính sách dựa thế chiến lược để tự tạo cho mình một thế đứng ở Á châu.”

Trước đó Cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu trong tập hồi ký để lại cho thế hệ trẻ Singapore cũng đã viết: “Lịch sừ đã chứng minh là nước Mỹ có khả năng đổi mới và phục hồi rất mạnh - Xã hội Mỹ có sức thu hút những tài năng trên thế giới và chuyển biến họ thành người Mỹ - Chẳng ai dại gì mà chống lại Mỹ”.

Làm sao chúng ta có thể quên đuợc sự hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, những cái chết tức tưởi, uất hận của hàng trăm ngàn đồng bào vô tội trên đường di tản trong tháng 4 năm 1975, và sau ngày mất nước sự hy sinh của nửa triệu người chết trên đường vượt biên, vượt biển trong suốt hai mươi năm từ 1975-1995.

Những gì xảy ra trong cuộc chiến, những tài liệu mật nay được giải mã, những hiểu biết thật thấu đáo về hình thức, cung cách làm việc của người Mỹ và qua những lời tuyên bố của nhiều nhân vật nổi tiếng đã cho thấy:
·  Lịch sử ghi nhận nhiều lần là Mỹ chỉ tham dự vào một cuộc chiến vì quyền lợi hoặc khi quyền lợi đã có bị đe doạ;
·  Quyền lợi kinh tế là quan trọng nhất, quyền lợi về chính trị hay ngoại giao chỉ có tính cách giai đoạn;
·  Vì qui tụ toàn chính trị gia chuyên nghiệp nên Quốc Hội Mỹ luôn luôn đặt vấn đề được gì, mất gì?’
·  Không có chuyện cân nhắc vấn đề nhân đạo, hặu quả về sinh mạng con người hay ngay cả sự tồn vong của một quốc gia, bởi vậy mới có câu: “Sao chúng không chết phứt cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xẩy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài – Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on.” (Henry Kissinger);
·  Mỗi khi có bầu cử Tổng Thống là có sự xoay chiều của chính sách ngoại giao. Những lời hứa của Tổng Thống chỉ có tính cách tương đối và giai đoạn. Lời hứa của Tổng Thống này không chắc sẽ được vị Tổng Thống kế vị tôn trọng;
·  “Quốc Hội, Toà Bạch Ốc, Hollywood và Wall Street đều do dân Do Thái làm chủ. Dứt khoát là như vậy – Congress, The White House, Hollywood and Wall Street are owned by Zionists. No question in my opinion” (Helen Thomas);
·  “Không có quốc gia nào là kẻ thù hay là bạn mãi mãi của Mỹ”;
·   Mỹ đã can thiệp quá nhiều vào nội bộ chính trị của Việt Nam;
·   Người Mỹ đã ‘Mỹ hoá’ cuộc chiến chống sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt để rồi sau năm 1972 lại phải ‘Việt Nam hóa’ nó. Who pays, commands”          (General John W. O’Daniel);
·  “Quân Lực VNCH được đánh mà không được thắng”;
·   Không Quân QLVNCH đã bị từ chối tiếp tế thêm xăng khi đánh nhau với Trung Cộng trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974;
·   “Tháng 4 năm 1975, tôi hãy còn trong tay hơn 20 quả bom CBU (bom chùm) mà không có ngòi nổ” (Tướng NVC - QLVNCH);
·  Những cam kết bằng văn bản hay nói miệng của TT Nixon, TT Ford, Ngoại Trưởng Kissinger với TT Thiệu, Ngoại Trưởng Lắm đều là những trao đổi giữa hai quốc gia chứ không phải là chuyện cá nhân giữa các ông này. Do đó không thể có vấn đề bội tín, dối trá, dấu diếm cả chính phủ, quốc hội lẫn dân chúng cả nước. Hành động dối trá, lươn lẹo quả thật không xứng đáng với tư cách của người lãnh đạo của một cường quốc. Đó là hành động mà tướng Westmoreland đã phải thú nhận: “Chúng tôi phản bội các anh – We betrayed you”.

Quê hương chúng ta một nước nhỏ, không may đã bị Pháp đô hộ từ giữa thế kỷ thứ 19. Không như nhiều nước khác cũng bị đô hộ nhưng nay đã được độc lập, quả thật là một đại nạn cho dân tộc khi Hồ Chí Minh du nhập một chủ nghĩa ngoại lai và sau đó lại rập theo khuôn mẫu của Nga và Tàu trong mọi phương cách để khống chế, đàn áp dân và dối gạt dư luận thế giới.

Sau hiệp định Geneve, đất nước bị chia đôi, trong giai đoạn đó không có lựa chọn nào khác, miền Nam Việt Nam đã phải chấp nhận đồng minh với Mỹ. Tất cả đã bắt đầu từ những bước chập chững nhất, xây dựng một xã hội dân chủ với ba quyền phân lập, gầy dựng lại quân đội, chống lại sự xâm nhập rồi xâm lăng của VC… Chỉ trong có 20 năm mà VNCH đã xây dựng được một miền Nam phồn thịnh, làm Saigon xứng đáng hơn với cái tên ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’, và mức độ phát triển của Nam Việt Nam đã ngang ngửa hoặc hơn hẳn các quốc gia lân bang. 

Nhưng ‘Tiên trách kỷ, Hậu trách nhân’, mệnh nước đã đưa đẩy Việt Nam dần dần vào thời mạt vận, từ cuộc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm, đưa dần đến những xáo trộn trong hệ thống lãnh đạo; từ đó, đưa đến những khó khăn trong việc tự lực, tự cường đã làm miền Nam ngày càng lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn, cả về vật chất đến tâm lý, tinh thần.

Sự lệ thuộc đó đã dần dần làm cho dân miền Nam trở nên ỷ lại vì họ đã lầm tưởng rằng sẽ không bao giờ bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Nhưng buồn thay, sau tháng 2 năm 1972 khi H. Kissinger và Chu Ân Lai đã bắt tay nhau, Việt Nam, ‘tiền đồn của Thế Giới Tự Do’ và việc ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn quan trọng nữa.

Khi Nam Việt Nam bị bỏ rơi và bán đứng cho cộng sản, lúc đầu Mỹ chỉ định di tản có 50,000 người Việt, tức là những người đã từng làm việc trong các cơ sở của Mỹ tại Việt Nam. Nhưng sau đó, vào ngày 23-5-1975 Quốc Hội Mỹ lại biểu quyết đạo luật về Di Trú và Tỵ Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act.) trợ cấp 455 triệu để cứu trợ tỵ nạn, do đó vấn đề tị nạn đã sôi động trở lại.

Tháng sáu 1979, khi chính phủ Mã Lai quyết định xua đuổi, bắn vào thuyền nhân khi họ đổ bộ trái phép lên đất Mã cũng như kéo thuyền của họ trở ra biển khơi làm lật, vỡ thuyền và làm tăng thật nhanh số người chết trên biển. Vì sự kinh hoàng đó cả thế giới Tự Do đã phải ngồi lại để cùng giải quyết cái thảm nạn chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của loài người trên thế giới.

Mỹ và các cường quốc trên thế giới sau đó đã chia nhau nhận hết hơn hai triệu người đã bỏ nước ra đi trong suốt 21 năm từ năm 1975 đến hết năm 1996, năm mà tất cả các trại tỵ nạn tại Hongkong và vùng Đông Nam Á phải đóng cửa. Tổng số người tỵ nạn được Mỹ nhận cho định cư tính đến nay đã lên đến trên một triệu người.

Đã hơn 40 năm qua kể từ ngày mất miền Nam, chưa bao giờ âm mưu đô hộ Việt Nam lần thứ 5 của Tầu Cộng lại hiện rõ hơn lúc này. 

Qua những sự kiện đã kiểm chứng chúng ta đã thấy được ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của Tầu Cộng cũng như sự hèn nhát, thuần phục của đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại.

Sau hơn 60 năm cầm quyền ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam bọn CSVN đã làm được gì cho quê hương, dân tộc?

Trong lịch sử nước ta có bao giờ phụ nữ, trẻ em phải bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục? Có bao giờ phụ nữ Việt Nam phải trần truồng sắp hàng để được lựa, được chọn như một món hàng? Có bao giờ phụ nữ VN lại đua nhau tìm cách xuất ngoại để đi làm hay lấy chồng rồi sau đó bị thủ tiêu và trở thành nguồn cung cấp nội tạng cho Tầu cộng;

Cho đến hôm nay vì tham và hèn CSVN đã dâng ít nhất 720 km2 đất ở biên giới, ải Nam Quan, thác Bản Giốc và khoảng 10,000 km2 biển ở vịnh Bắc Việt bao gồm cả quyền khai thác hải sản cho Tầu. Đó là chưa kể những vùng đất cho thuê dài hạn để khai thác Bauxite, lập xí nghiệp ở Cao nguyên Trung phần, Hà Tĩnh, Đà nẵng, Bình Dương …

Nhưng điều quan trọng nhất là chỉ trong có 40 năm từ ngày chiếm xong miền Nam CSVN đã tìm đủ mọi cách để phá đi niềm tự hào dân tộc, làm suy đồi đạo đức, lương tâm và lưu manh hóa con người. Có bao giờ mà người dân phải nói dối, lường gạt lẫn nhau để mà sống như bây giờ? Có bao giờ mà người Việt Nam phải nhục nhã mang tiếng là những kẻ hay ‘ăn cắp’ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhựt, Mỹ, Đức, Thụy Điển v.v…như hiện nay?

ĐCSVN hiện nay có một hệ thống tổ chức rất dã man tàn độc để bóc lột người dân và cũng rất tinh vi để đàn áp dân nhất là khi họ biểu lộ thái độ chống Tầu. 

Chúng ta cần phải vạch ra cái mặc cảm khiếp nhược của những tên hèn hạ bán nước trong ĐCSVN.

Chưa bao giờ Đất Nước Việt chúng ta lại có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc, ác với dân như họ.

Âm mưu của bọn chúng là phải hoàn tất trong 70 năm và chia thành 3 đợt, đợt đầu từ 1990-2020, đợt 2 từ 2020-2040 và đợt 3 từ 2040-2060 và thực hiện từng bước một: "Âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu, khéo như dệt lụa, êm như thảm nhung...”

Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình  "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân Tầu.

Cuối cùng Việt Nam sẽ trở thành số phận của một ‘khu tự trị’ trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Tầu cộng đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương….

Là con dân Việt Nam chắc chắn không ai trong chúng ta muốn nhìn thấy quê hương một lần nữa rơi vào tay bọn giặc Tầu trừ những kẻ đã phản bội tổ tiên, quên nòi giống.

Đây là MẪU SỐ CHUNG của người Việt chúng ta sống trong nước hay trên nhiều quốc gia trên thế giới;

Đây cũng là thời điểm khẩn thiết, chúng ta phải ngồi lại với nhau, dẹp bỏ sự khác biệt, tỵ hiềm để cùng đấu tranh cho sự tồn tại của quê hương, cho sự sống còn của dân tộc, cho hai chữ Việt Nam. 

Thảm hoạ mất nước và bị đồng hoá là một thực tế đang xảy ra, hãy tự hỏi chúng ta còn lại gì nếu Việt Nam chỉ là một tỉnh của đế quốc đỏ Tầu Cộng?

Đây là lúc chúng ta đóng góp cho công cuộc chung bằng công sức trong khả năng hạn hẹp của mỗi người chúng ta. Hãy xử dụng nguồn nội lực của chính mình, hãy nhớ rõ là không nên trông mong gì hơn ngoài công sức của chính bản thân mình.

Mỹ chỉ hành động khi có lợi cho Mỹ. Mỹ cũng biết rõ là nếu Việt Nam trở thành một vùng đất của Tầu sẽ tạo khó khăn và phương hại đến quyền lợi của Mỹ. Tuy nhiên, hoặc vì chưa đến đúng thời điểm nên chưa cần thay thế đảng CS Việt Nam, hoặc cũng vì còn e ngại có thể gây ra những biến chuyển không được tiên liệu trước, cho nên Hoa Kỳ vẫn còn giữ thái độ “nửa vời” như hiện tại.

Tương lai của một dân tộc luôn luôn nằm trong tay những người trẻ hiện chiếm trên 60% tổng dân số, qua quá trình lịch sử nước ta từ hàng ngàn năm trước, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, và Nguyễn. Chúng ta đã có Trần Quốc Toản, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Trần Văn Bá… quá trình lịch sử nước ta từ hàng ngàn năm trước, đã chứng minh điều đó. Tổ tiên chúng ta qua nhiều triều đại cũng đã chứng tỏ được sự đoàn kết qua những Hội nghị như Diên Hồng, Bình Than và đã đánh bại bọn Tầu cả thẩy 13 lần, bởi vậy mới có câu ca dao “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng” và hiện tại, Tuổi Trẻ Việt Nam đang làm Phù Đổng, làm Trần Quốc Toản đứng lên mở trang sử mới cho Đại Việt.

Tinh hoa của người Việt hải ngoại hiện quy tụ ở nhiều quốc gia trên thế giới, các người giỏi, các khoa học gia, các giáo sư đại học, các viện nghiên cứu, các sĩ quan cấp tướng cấp tá thuộc thế hệ trẻ, quý vị hãy vì cơ đồ của Tổ Tiên hãy cùng tham gia với những người trẻ trong nước phát huy tinh thần dân tộc Việt, dấy động một Phong Trào Tố Cáo ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của Tầu Cộng cũng như sự hèn nhát, thuần phục của đảng CS Việt Nam hiện tại.

Chúng ta phải cấp bách vạch trần âm mưu đen tối của bọn chúng trước dư luận quốc tế, dân chúng và các cơ quan truyền thông của các quốc gia trong Thế Giới Tự Do.
Chúng ta đang cần có được sự yểm trợ của dân chúng các quốc gia đó kể cả dân chúng Mỹ.
Chúng ta không thể chần chờ thêm nữa, phải nắm lấy cơ hội, vận mệnh của đất nước Việt phải do chính con dân Việt Nam dòng dõi Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên quyết định.

Mai Thanh Truyết - Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Bùi Trọng Cường - Ủy ban Chống Bắc Thuộc
Tết Bính Thân 2016

Ai Muốn Về VN?

MN theo thông tín viên MN từ Paris gởi sang.....!

Ai Muốn Về VN?




Có những cái chết mờ ám, lãng xẹt. Có người nhậu xỉn cãi vã chuốc họa vào thân, có kẻ ăn hàng bị ngộ độc, rồi có kẻ chết vì sửa sắc đẹp,chết vì bị tra khảo tống tiền,... Những cái chết vô lý, ngu ngơ và dại dột. Xin đọc "Ai muốn về VN?".

Côn đồ xã hội đen đón chờ, đợi dịp hành hung tống tiền, Công An gài độ bắt giữ giam cầm, tra tấn, những cái chết bí ẩn vì tai nạn lưu thông được dàn cảnh, chết vì tắm biển (?) (trường hợp luật sư HUY, cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Tư Pháp VNCH), chết vì ngộ độc hay bị đầu độc và nhiều nguyên nhân mờ mịt khó hiểu (trường họp xãy ra cho nhiều đối tượng mang tiền về đầu tư, trường họp vài cựu sĩ quan CTCT, an ninh tình báo về thăm thân nhân ở quê nhà), bất đắc ky tử vì "choáng"(Bố ai hiểu được giải thích của Cộng Sản).
Ít ai biết được trường họp cựu Tổng Giám Đốc Đông Phương Ngân Hàng và nhiều doanh gia từ nước ngoài về VN với mục đích tìm thị trường kinh doanh đã bị Công An, Hải Quan, Thuế Vụ khủng bố tống tiền ra sao? Trường hợp gần đây nhất, Ông Đính Hùng, cựu sĩ quan HQ/QLVNCH về thăm thân nhân lâm bệnh, đã bị Công An thành Hồ thẩm vấn tại phi cảng Tân Sơn Nhất và tống xuất mặc dù Tòa Đại Sứ Cộng Sản VN tại Hoa Thịnh Đốn đã cấp chiếu khán nhập cảnh cho "khúc ruột ngàn dậm" xa quê hương nhớ Mẹ hiền.
Bất đắc kỳ tử
WESTMINSTER (NV) - Chỉ riêng trong Tháng Bảy, 2013, có ít nhất 4 người Việt ở hải ngoại về thăm Việt Nam, và chết tại đây do đủ mọi nguyên nhân.
Có người bị chết chỉ bởi vài câu cãi nhau. Có người bị chết vì kẻ cướp. Có người chết do tai bay vạ gió. Và có người chết mà không biết lý do rõ ràng.
Điểm lại một số những bất trắc mà những người này gặp phải khi quay về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, cuối cùng dẫn đến những cái chết tức tưởi, để lại bao nỗi hoài nghi trong lòng người ở lại, để thấy rằng, những ai khi quay về Việt Nam cần chuẩn bị trước tâm lý đương đầu với chuyện “điều gì cũng có thể xảy ra.”
Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, cư dân San Jose, chết tại Sài Gòn vào ngày 1 Tháng Bảy, 2013 mà "gia đình không thể hiểu lý do vì sao."
Những cái chết có lý do:
Lý do mà Việt Kiều Pháp 36 tuổi, Liêm Quốc Vinh, bị tước đi mạng sống vào ngày 19 Tháng Bảy, 2013 khi về thăm quê hương, đơn giản chỉ là “cãi nhau trong lúc nhậu.”
Theo báo Pháp Luật, anh Vinh đến thuê phòng tại nhà nghỉ Thanh Hoa ở Vũng Tàu để ở trọ. “Thấy một nhóm vài nhân viên của nhà nghỉ đang ngồi nhậu, anh Vinh cũng tham gia vô.”Rượu vào lời ra, anh Vinh lời qua tiếng lại cùng một nhân viên của nhà nghỉ. Khi anh Vinh rời khỏi nhà trọ, người thanh niên kia đuổi theo “dùng dao bấm đâm anh Vinh.”
Dù đã cố sức gọi điện thoại cho người nhà đến chở đi cấp cứu, nhưng mọi chuyện đã muộn màng.
Bà Trần Thị Minh, Việt kiều Mỹ, sinh năm 1964, khi quyết định trở về Sài Gòn để bán căn nhà ở Gò Vấp có lẽ cũng không bao giờ ngờ đó là chuyến đi định mệnh của mình.
Bà Minh được thân nhân phát hiện chết trong nhà vệ sinh vào sáng ngày 31 Tháng Bảy, 2013, sau 19 ngày trở về quê nhà, trên người “đang mặc đồ thể thao, nằm ngửa, đầu quay vào tường và trên người có nhiều vết thương.” Công an nghi đây là “vụ án giết người, cướp tài sản.”
Trong khi đó, một Việt Kiều Hồng Kông, bà Trần Thị Thu Hương, chấm dứt cuộc sống của mình ở tuổi 42 vào ngày 8 Tháng Giêng, 2013, chỉ vì lý do “muốn xóa đi một vết sẹo trên mặt.”
Đi tìm cái đẹp ở thẩm mỹ viện Linh Nhung - Hà Nội nhưng đâu ai ngờ Thu Hương lại bị chết trong lúc chụp thuốc mê.
Và làm sao có thể hình dung được cảnh bà Hồ Mộng Điệp, 55 tuổi, cũng một Việt Kiều từ Mỹ về Sài Gòn ăn Tết Nguyên Đán cùng gia đình, lại có thể chết cháy một cách đau đớn ngay trong ngôi nhà của em gái mình, chỉ mới sau một ngày về nước?
Theo báo VNExpress, trưa ngày 25 Tháng Giêng, 2013, trong lúc bà Điệp ngồi ăn cơm mừng ngày hội ngộ ở tầng trệt cùng con cháu thì lầu 3 của ngôi nhà bốc cháy.
Trong khi mọi người chạy ra ngoài thì bà Điệp lại chạy ngược lên lầu 2 để lấy giấy tờ tùy thân. Đây chính là lý do khiến bà Điệp tử vong do ngạt khói.
Tuy nhiên, trong số những cái chết “có lý do” thì có lẽ cái chết của Việt kiều Mỹ Nguyễn Hữu Nhơn vào ngày 27 Tháng Bảy vừa qua là cái chết “lãng nhất trên đời.”
Ông Nhơn về thăm gia đình 2 tháng, phần lớn thời gian ông ở Sài Gòn. Khi chỉ còn vài ngày nữa là quay trở lại Mỹ, ông Nhơn về Biên Hòa-Đồng Nai thăm gia đình thì gặp nạn.
Một chiếc nồi hơi được chế tạo để hấp bánh tráng cách nhà ông Nhơn ở 7 căn, phát nổ. Phần lõm của chiếc nồi bay vút lên cao theo hình chữ C rồi rớt xuống xuyên qua mái tôn căn nhà ông Nhơn đang trú ngụ, trúng ngay xuống đầu ông, trong lúc ông đang đứng nghe điện thoại dưới hiên nhà!
Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu, người Việt kiều này tử vong trước khi đến bệnh viên do vết thương đầu quá nặng.
Dẫu biết rằng sống chết có số, nhưng chết như thế này thì quả là hy hữu.
Những cái chết không thể hiểu
Bên cạnh những cái chết mà thân nhân người quá cố biết được lý do mất mát để có thể an ủi lòng, thì cũng có những Việt Kiều về nước và không bao giờ còn có cơ hội sống tiếp trong cuộc đời, nhưng lý do vì sao thì không ai biết một cách rõ ràng.
Quay ngược thời gian, trong cùng Tháng Tư, 2012 có hai Việt Kiều Mỹ chết chưa rõ nguyên nhân.
Người chết vào tối ngày 12 Tháng Tư là ông Nguyễn Tăng Thẩm (có báo ghi là Nguyễn Văn Thẩm), 65 tuổi. Ông Thẩm được nhân viên khách sạn A. Trình ở Thuận An-Bình Dương phát hiện “chết tự khi nào” trong phòng. Nhiều người chỉ biết là chiều hôm đó ông Thẩm đi đâu đó rồi trở về khách sạn bằng taxi.
Trong khi đó, Việt kiều Trần Văn Lạc, 58 tuổi, được phát hiện chết ngay tại nhà người tình của ông vào trưa ngày 15 Tháng Tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Cho đến nay cũng chưa ai nói về lý do vì sao ông Lạc qua đời.
Nhưng gây ồn ào và hoang mang nhất cho nhiều người là cái chết của cô Cathy Huỳnh, 26 tuổi,Việt kiều Canada và người bạn Mỹ đi cùng cô tên là Kari Bowerman, 27 tuổi.
Sở dĩ cái chết không rõ lý do của hai cô gái trẻ này được biết nhiều là bởi đài CNN nhập cuộc bằng bài viết “Mysterious tourist deaths in Asia prompt poison probe.”
Cathy và Kari cùng dạy tiếng Anh ở Nam Hàn và họ bay sang Nha Trang nghỉ Hè vào ngày 29 Tháng Bảy, 2012. Nhưng tối ngày hôm sau, cả hai đều được đưa vào bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng “ói mửa, khó thở, và có dấu hiệu mất nước trầm trọng.”Khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi vào bệnh viện, cô Kari qua đời.
Cathy được cho về. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Cathy cũng “nhắm mắt xuôi tay.”
Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada, chết tại Nha Trang với nguyên nhân chết “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”. Gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman, cư dân tiểu bang Wisconsin, nêu ra giả thiết là hai cô có thể chết vì trúng chất độc của thuốc trừ sâu.
Trả lời phỏng vấn của đài CNN, cô Jennifer Jaques, chị của Kari cho biết, “Thật là ác mộng khi cố đi tìm thông tin về cái chết của em tôi. Không có báo cáo của bệnh viện. Không có báo cáo của công an. Không có cái gì hết. Bất cứ điều gì đã xảy ra cho em tôi, tôi muốn chắc là nó không xảy ra cho ai khác hết.”
Bà Huỳnh Thị Hương, mẹ của Cathy Huỳnh, từ Ontario, Canada bay về Việt Nam lo hậu sự cho con gái, tỏ ra tức giận khi phát biểu với báo chí, “Tôi thật sự tức giận về sự vô trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. Con tôi chết bởi nó không nhận được sự chăm sóc, điều trị cần thiết khi được đưa vào bệnh viện.”
Do không nhận được lời giải thích nào từ nhà cầm quyền Việt Nam hay từ các giới chức lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman đã phát động chiến dịch viết thư để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra.
Theo báo Dân Trí, ngày14 Tháng Tám, 2012, tức hai tuần sau khi Kari qua đời, mẫu bệnh phẩm của cô mới được gửi ra Hà Nội để xét nghiệm tại Viện Pháp Y Trung Ương. Và kết luận cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cô Kari Bowerman là “suy hô hấp tuần hoàn cấp do hậu quả của phù não.”
Trường hợp Cathy Huỳnh, theo đề nghị của gia đình và Tổng Lãnh Sự Quán Canada, thi thể cô được bàn giao nguyên vẹn cho gia đình đưa về Ontario mai táng, không qua thủ tục mổ khám nghiệm tử thi.
Mới đây nhất là cái chết của anh Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, một Việt kiều sống tại SanJose, miền bắc California, cũng khiến nhiều người quan tâm, nhất là khi câu chuyện này được báo San Jose Mercury News tường thuật.
Theo lời kể của cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, chị ruột của anh Nguyễn Xuân Cảnh thì anh về Sài Gòn đi dạy kèm Anh Văn tại trường Anh Ngữ ILA từ cuối Hè 2012 và dự trù trở về San Jose vào Tháng Tám, 2013.
Thế nhưng, ngày 1 Tháng Bảy, 2013, gia đình Sharon bàng hoàng nhận được tin người con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em đã qua đời tại Sài Gòn.
Nói chuyện với phóng viên Người Việt, cô Sharon cho biết lý do cái chết của em trai cô được ghi trong hồ sơ tại bệnh viện Pháp-Việt là “phù phổi cấp” và “họ cũng nói thêm là anh qua đời vì chứng tim đột tử do thân thể chứa quá nhiềuchất lỏng không tống ra ngoài được.”
Tuy nhiên, đến giờ phút này, dù anh đã được gia đình đưa xác về chôn cất tại SanJose, nhưng cô Sharon vẫn cảm thấy cái chết của người em trai duy nhất trong gia đình “có quá nhiều bí ẩn”.
Những gì mà thân nhân của anh Nguyễn được biết là: chiều ngày tối Chủ Nhật, 30 Tháng Sáu, 2013, anh cùng người bạn thân ở Sài Gòn tên Nguyễn Chấn Phương đi ăn uống và sau đó rủ nhau đến quán nhậu sang trọng Banana Pub and Restaurant ở Quận 7 để uống rượu.
Tối đó, Phương đưa anh, trong tình trạng say xỉn, về nhà mình ở Phú Mỹ Hưng để nghỉ ngơi.Tại đây, anh đã trải qua một đêm ói mửa, tiểu tiện và đi cầu không ngừng.
Khoảng 9 giờ sáng sáng ngày hôm sau, 1 Tháng Bảy, Phương đưa anh vào một nhà trọ và để anh ở đó, dù anh “vẫn còn say xỉn, không tỉnh táo để tự mình đi đứng được.”
Nhân viên nhà trọ cho biết người Việt kiều này đã mua rất nhiều nước uống từ quầy tiếp tân và yêu cầu mang đến tận phòng.
Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, nhân viên nhà trọ báo cho Phương biết “họ để ý thấy anh bất động và cơ thể bị lạnh.” Phương quay trở lại nhà trọ đưa anh vào bệnh viện.
Sau 40 phút làm “hồi sức cấp cứu”, bệnh viện tuyên bố anh Nguyễn Xuân Cảnh đã chết.
“Đến giờ này tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao Phương cũng đi nhậu với anh mà Phương không bị gì? Tại sao Phương lại không đưa em tôi vào bệnh viện?” Sharon nói qua điện thoại.
Sharon nói thêm một cách chán nản, “Luật bên đó không giống ở đây. Hình như họ chỉ làm có lệ, hồ sơ chứng tử chỉ có một tờ giấy, trong khi ở Mỹ thì cả một xấp giấy dày ghi đầy đủ chi tiết. Mình yêu cầu công an điều tra nhưng họ không có ý giúp đỡ thì mình cũng không biết làm gì hơn. Gia đình cũng đã gửi thư đến Tổng Lãnh Sự Mỹ, họ gửi về Việt Nam nhưng cũng không thấy ai trả lời gì hết.”
Dù đã từng trở về Việt Nam hai lần vào năm 2000 và 2012, nhưng sau lần trở lại Sài Gòn để đưa xác em trai mình sang Mỹ vào đầu Tháng Bảy vừa qua, cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, 38 tuổi, cho rằng “Tôi không bao giờ còn muốn trở về Việt Nam nữa.”
Một người bạn thời trung học của Cathy Huỳnh, người được Sở Tư Pháp Khánh Hòa cấp giấy chứng tử với nguyên nhân chết là “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”, tên Jetty Lý, nói với đài CNN rằng, “Tôi thiết nghĩ ít nhất chúng ta cũng cần phải để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra… để có thể khi đứa con trai hay con gái của một ai đó nói rằng chúng trở về South Asia, thì đó sẽ không phải là lời chia tay vĩnh biệt.
Internet

Lũ Chuột cống Hải Quan Cộng Sản ..

theo tin cuả thông tín viên Mn từ Paris..
Lũ Chuột cống Hải Quan Cộng Sản ..