Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 29. Dezember 2015

NGƯỜI DÂN CẦN RÚT TIỀN NGÂN HÀNG GẤP - NHÀ NƯỚC SẼ TỊCH THU NGOẠI TỆ - GỬI TIỀN ĐÔ LẤY TIỀN HỒ!

 
Tin khẩn cho VN.

Trước đây 2 tháng, các văn phòng chuyễn tiền về VN ở Mỹ dán thông cáo " Ngoại trừ Sài Gòn - các tỉnh sẽ giao tiền cho người nhận bằng VNTệ...lậu thay vì USD$, nhưng chỉ vài ngày sau, thông cáo bị gở bỏ.
Nay, coi bộ VN chịu không nỗi rùi! Ngoại tệ không còn để giao dịch. Hahaha!
 
 MN. theo thông tín viên MN từ Paris..............!

 
KHẨN:
 
 NGƯỜI DÂN CẦN RÚT TIỀN NGÂN HÀNG GẤP - NHÀ NƯỚC SẼ TỊCH THU NGOẠI TỆ - GỬI TIỀN ĐÔ LẤY TIỀN HỒ!
 
Đây là cuộc ĐỔI TIỀN lần thứ 4 sau khi CSVN chiếm toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình cho biết:
(1) Nếu người dân gửi TIỀN ĐÔ vào ngân hàng thì sẽ được lấy lại bằng tiền HỒ.
(2) Nếu người dân gửi TIỀN ĐÔ vào ngân hàng thì buộc phải trả PHÍ là .5% mỗi tháng, điều nầy có nghĩa là nếu bạn gửi 100 USD vào ngân hàng thì một năm sau bạn chỉ còn $94.16 USD. Nếu bạn gửi nhiều hơn thì sử dụng công thức nầy : (.995) ^12 nhân với số tiền gửi nhà băng để biết số tiền mất trong 1 năm.
Báo Kinh Tế Saigontimes đưa tin: Theo lộ trình điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì người dân, doanh nghiệp tới đây gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí và thậm chí gửi ngoại tệ phải rút ra bằng tiền đồng.
Đó là thông điệp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ sáng nay 28-12. Bài phỏng vấn có các điểm quan trọng.
- Trong tương lai người gửi ngoại tệ vào ngân hàng có thể phải rút ra bằng tiền đồng. “Định hướng nhất quán của NHNN là chuyển từ quan hệ vay và gửi ngoại tệ sang quan hệ mua - bán… Chúng ta tôn trọng quyền nắm giữ ngoại tệ của người dân, doanh nghiệp, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng VND. Bạn có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp, nhưng nếu tiêu xài phải rút ra bằng đồng VND. Đó là lộ trình cuối cùng phải tiến tới”, ông Bình nói.
- Ông Bình cho biết trước mắt người dân vẫn có quyền rút ngoại tệ, nhưng NHNN không khuyến khích việc này. Tới đây, không loại trừ khả năng NHNN áp dụng mức lãi suất âm, nghĩa là người gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí ... 5%/tháng.

Đánh Chữ Quốc ngữ có dấu tự động, hay lắm, mời quí vị xử dụng

 MN: một phuơng cách mới để đánh dấu cho chữ Việt.....dành cho các bạn chưa có dấu
Đánh Chữ Quốc ngữ có dấu tự động,


hay lắm, mời quí vị xử dụng
  
T
nay xin b tt c bài không du nha.

Khi cn đánh đu ch Vit làm gì cho mt công.
-C đánh bn văn mình mun mt cách t nhiên không du như tiếng Anh. Xin ri bm vào chthêm du, t nó s cho du vào hết. Nếu có ch nào chưa du, thì click vào ch đó ri chn mt ch có du đúng nghĩa cho đúng theo ý mình. Hay lm. 
Mi click vào LINK phía dưới: 
1/ click vào link
2/ Đánh máy thoi mái (không có du)
3/Click vào ch "Thêm du".
4/Bn văn t đng có du. Ch nào sai du thì click vào s ra 1 lô ch cho mình chn . Cho mi tên vào ch mình chn là xong.
5/ Copy &Paste và gi đi
 Xin các v th mà xem:
thích thú và tin li lm, li vô cùng nhanh. C vic đánh tiếng Vit không du ri click vào ch “thêm du”. Thế là có du ngay. Kim soát li ln chót bng cách thy ch nào mà mình thy sai, click vào ch đó, nó s hin ra nhiu ch khác. Ch vic click vào ch mà mình mun đi thì a-lê-hp nó s hin ra ch mà mình mun. Hay lm! Chng phi đao lt, đao liếc gì c.
 
 







Cộng sản hà nội cạn tiền rồi... đang phá sản

MN: một nền kinh tế dốt nát ngu xuẫn ..."chỉ lo muợn đầu heo nấu cháo" kinh tế loạn xạ ..vô tổ chưc cuả một bọn ngu xuẫn..vô tổ chức thất học..lưu manh du đảng ..tập đoàn cộng sản hà nội ..chỉ biết bóc lột ...thu tiền bỏ tụi cuả trăm  ngàn thằng thằng tán tậm luơng tâm.. tham lam, ăn trộm cuả công thì làm sao không phá sản......! chuyện đó xãy ra là diều  tất nhiên phải tới phải tới mà thôi....1
Đọc trong E-mail cuả bạn 



Cộng sản Hà Nội Cạn tiền rồi... đang phá sản


Lời cảnh báo của chuyên gia quốc tế về hướng đi của nền kinh tế Việt Nam đã có từ lâu, nhưng mãi đến đầu tháng 12/2015, người ta mới thấy thể hiện cụ thể của những cảnh báo ấy qua các bản tin vay nợ và vỡ nợ dồn dập.

Khởi đi từ tin nợ công của nhà nước đã vượt ngưỡng an toàn 65% GDP, cùng với khoản nợ tính riêng của toàn khối doanh nghiệp nhà nước vượt ngưỡng 40% GDP. Tức tổng nợ quốc gia đã qua mặt luôn GDP. Nhưng tin làm dân chúng kinh ngạc nhất - vì xưa nay chưa từng được nghe - là lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cà Mau tuyên bố đã cạn hết ngân sách vận hành. Sau đó thành phố Hải Phòng và tỉnh Đắk Lắk công bố hết tiền trả lương nhân viên hệ thống nhà thương; tỉnh Gia Lai hết tiền trả lương giáo viên, ... Danh sách vỡ nợ, bao gồm cả các tỉnh giàu lẫn nghèo, chắc chắn sẽ còn bùng nổ hơn nữa nếu không có lệnh của Ban Tuyên giáo cấm báo đài đăng thêm loại tin này. Cùng lúc đó, vừa có tin chính phủ Singapore bắt giữ một tàu chở dầu của Việt Nam để xiết nợ. Tài sản tại nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước ngập nợ cũng đang bị toà án của nhiều nước đe dọa cho đông lạnh chờ phân xử.

Các tin tức dồn dập đó làm nhiều giới lo âu nhưng chưa đến độ làm người ta phẫn nộ ... cho đến khi dân chúng đọc các bản tin:
- Lãnh đạo Đắk Lắk vẫn cho nhiều đợt cán bộ hết nhiệm kỳ đi nghỉ dưỡng ở Hàn Quốc.
- Lãnh đạo Sơn La tiếp tục cho xây khu tượng đài hàng chục nghìn tỉ sau khi tạm hoãn để làm nguội phản đối.
- Lãnh đạo Khánh Hoà tiếp tục xây khu vực trụ sở hành chính cũng ở cấp ngàn tỉ bất chấp lệnh cấm từ trung ương.
- Lãnh đạo Bình Phước cử đoàn cán bộ "sắp về hưu" đi học kinh nghiệm làm xổ số ở Canada.
- Lãnh đạo Cà Mau cũng cử đoàn tương tự sang Dubai, một nước không có và không cần xổ số.
- Lãnh đạo Quảng Nam cử đoàn cán bộ "sắp về hưu" và "đã về hưu" sang học kinh nghiệm tại Nam Phi nhưng không cho biết về lãnh vực gì.
- Đó là chưa kể những chuyện lạ lùng như các tỉnh không giáp bờ biển nhưng đòi gởi đoàn cán bộ sang Hà Lan học cách chống ngập nước biển và sử dụng năng lượng thủy triều...

Để đối phó với làn sóng tức bực trong công luận và có xác suất sẽ dâng cao trong những ngày tới, lãnh đạo đảng và nhà nước lập tức áp dụng các bài bản đã dùng trong giai đoạn các tổng công ty và tập đoàn kinh tế bắt đầu phá sản:
- Bước đầu tiên, nhà nước chận đứng ngay các tin "xấu". Các thành ủy, tỉnh ủy và báo đài nay được lệnh không được tuyên bố hay loan tải các tin vỡ nợ nữa. Có báo còn được lệnh đăng bài ngược hẳn lại các tin trước, rằng Cà Mau vẫn khỏe, Bạc Liêu vẫn chạy đều tới độ "hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách đều đạt và vượt chỉ tiêu giao", rồi đổ tội cho cậu kế toán tính nhầm - không khác gì báo đài trong những tuần đầu khi có tin Vinashin, Vinalines vỡ nợ.
- Bước kế tiếp, nhà nước lên tiếng trấn an sẽ không dùng ngân sách trung ương vào việc cứu các địa phương vỡ nợ. Ông Võ Thành Hưng, vụ trưởng vụ ngân sách bộ Tài Chính long trọng tuyên bố như vậy trên báo đài - không khác gì thông báo của văn phòng chính phủ đối với các tập đoàn kinh tế vỡ nợ trước đây.
- Nhưng chỉ vài ngày sau, Bộ Tài Chính, qua trung gian Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau, bơm 10 tỉ đồng vào cấp cứu thành phố Cà Mau. Các tỉnh thành đang hấp hối khác cũng được truyền máu như vậy vì lãnh đạo đảng không dám để cơn sóng hoảng loạn nổi lên.
Khá rõ biện pháp vừa bịt tin tức lại vừa đổ tiền vào cấp cứu sẽ được áp dụng đều khắp cho tới ngày diễn ra Đại hội đảng XII vào tháng 1/2016. Nhưng lãnh đạo đảng cũng dư biết chính sách đối phó tạm bợ này chỉ có thể kéo dài vài tháng. Sau đó nhà nước sẽ phải đi vào giai đoạn 2, đó là thú nhận thực tế và áp dụng các biện pháp kế tiếp của cùng tiến trình:
- Để làm "biến mất" các khoản nợ nần trên giấy tờ, nhiều địa phương vỡ nợ sẽ bị sát nhập vào các tỉnh thành còn gượng được - y như kế sách sát nhập Jetstar vào Vietnam Airlines, hoặc đập nhỏ Vinalines rồi giấu bên dưới một số công ty quốc doanh khác.
- Mọi nơi, đặc biệt các vùng đã vỡ nợ, sẽ cắt giảm hoặc ngưng hẳn việc trả lương cho nhiều thành phần, dựa theo thứ tự "ít tạo tác động chính trị nhất". Nếu suy từ kinh nghiệm các nước cựu XHCN thì đầu tiên sẽ là khối cán bộ lớn tuổi đã nghỉ hưu; rồi đến những thành phần chỉ mang chức năng phụ trợ như khối dư luận viên, trật tự, dân phòng, cán bộ Mặt trận tổ quốc; rồi đến các công nhân viên thuộc các ngành giáo dục, y tế, hành chánh; và sau cùng là cắt giảm nhân sự lẫn khí tài của các đơn vị quân đội.
Riêng công an các loại, cũng suy từ kinh nghiệm các nước cựu độc tài, sẽ được giữ cho tới cùng và có thể còn gia tăng quân số. Lương chính thức của công an tuy èo uột nhưng bù lại, trung ương sẽ cố tình thả lỏng hơn nữa cho công an mọi loại, mọi cấp tự đi "kiếm ăn" thêm.
- Và cũng quan trọng không kém là việc truy tố nhiều "dê tế thần" để trút lên họ mọi tội lỗi và sự phẫn nộ của những thành phần bị cắt lương - như đã làm với hội đồng quản trị Vinashin, Vinalines ... Cùng lúc, một vài quan chức cao cấp ở hàng bí thư tỉnh thành sẽ phải ra công khai "nhận trách nhiệm chính trị" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm sau thất bại của những "quả đấm thép", rồi ai lại về ngồi ghế nấy.
Các biện pháp vá víu cho giai đoạn 2 nêu trên có thể mua thêm thời gian được một số tháng nhưng không thể cứu vãn tình hình. Lý do đơn giản là vì đợt sóng phá sản đầu tiên của hệ thống tập đoàn kinh tế và tổng công ty đã không những cuốn sạch ngân sách dự phòng mà còn để lại một núi nợ khổng lồ rồi. Cùng lúc đó, mặt thu nhập từ việc bán tài nguyên, khoáng sản cũng suy giảm nặng nề vì giá dầu thô, than đá và kim loại đều đang rơi xuống mức cực thấp trên thị trường thế giới hiện nay.

Thực tế đó buộc giới lãnh đạo đảng phải tính tới những lối thoát dài hạn. Nhưng liệu còn đường thoát hiểm nào không hay đã quá trễ?
- Vay thêm nợ chăng? Giới lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng mượn nợ và "để con cháu đời sau sẽ trả", nhưng điểm uy tín (credit ratings) của nhà nước Việt Nam đã xuống quá thấp - không chỉ vì hiện trạng kinh tế mà còn vì quá trình phung phí tiền nợ quá lộ liễu trong nhiều năm qua - nên khó có hệ thống nhà băng tư nhân hay ngân hàng phát triển quốc tế nào muốn cho vay. Loại trái phiếu quốc gia cũng khó có ai mua vì chắc chắn sẽ bị xếp vào loại lãi cao nhưng dễ bị quịt (junk bonds). Và ngay cả nếu vay được thì các khoản nợ mới chỉ đủ để trả tiền lãi đáo hạn của các món nợ cũ, như chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang thú nhận vào đầu tháng 12/2015.
- Tăng thêm thuế chăng? Biện pháp này đã bắt đầu từ hơn một năm qua với hàng trăm, hàng ngàn loại thuế, phí, "đóng góp tình nguyện bắt buộc", ... đang được các cấp đẻ ra hàng ngày từ trung ương đến tỉnh thành, cơ quan, trường học, bệnh viện, đến tận các tổ dân phố. Đây là loại đối sách lợi bất cập hại vì phần lớn các thu góp tùy tiện này rơi vào túi riêng hoặc phung phí tại địa phương chứ không giúp ngân sách trung ương. Ngược lại, hàng ngàn thứ thuế, phí địa phương mới càng làm gia tăng số doanh nghiệp phải đóng cửa năm 2015 - tăng hơn 20% so với 2014 - nên càng làm thất thu các loại thuế đóng về trung ương. Nhưng quan trọng hơn cả là sự bất mãn đang dâng cao trong lòng người dân trước hàng trăm thứ thuế, phí mới. - Tung mọi thứ tài sản quốc gia ra bán chăng? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng công khai ngỏ ý bán luôn các công ty quốc doanh cho ngoại quốc nếu có người mua. Đây là lằn ranh cuối cùng của chế độ kinh tế XHCN, vốn luôn dựa vào khu vực quốc doanh làm bảo hiểm chính trị. Nhưng có vẻ như lời rao của ông rơi vào khoảng không vì không có DNNN nào mà không đang mang nợ nặng nề; và chẳng ai dám tin vào sổ sách hay khả năng của các công ty này. Cùng lúc đó, các bộ và những công ty thuộc bộ cũng đã gạ bán những công trình lớn, từ đường cao tốc đến các khu du lịch, khu dinh thự xây dở dang và đang bỏ hoang. Các món hàng này cũng ế ẩm vì giới đầu tư quốc tế nay không còn mơ hồ gì về môi trường đầu tư Việt Nam. Nhưng nguy hiểm nhất là các quan chức cấp tỉnh cũng đang gạ bán đất đai, hoặc cho thuê dài hạn - từ 50 năm trở lên - trên khắp đất nước mà kẻ thuê hoặc mua toàn là chủ nhân Trung Quốc đứng phía sau. Một lần nữa, lợi bất cập hại: tiền vào túi địa phương nhưng sự oán hận của dân nhắm vào lãnh đạo trung ương.
- Dụ người Việt hải ngoại gởi thêm tiền về chăng? Giới lãnh đạo đảng đang làm đủ cách, kể cả cái mồi "bàn thảo việc cho phép người hải ngoại về ứng cử", nhưng họ biết cũng chỉ để nhằm giảm bớt xác suất hải ngoại giảm gởi tiền về chứ không dám hy vọng tăng thêm.
- Lối thoát còn lại sau cùng là in thêm tiền? Hiển nhiên, thế hệ lãnh đạo hiện nay không còn những suy nghĩ ngây ngô về kinh tế như thời TBT Lê Duẫn - với hệ thống kinh tế tập trung và bọc kín trong khối cộng sản. Hơn thế nữa, họ cũng đủ biết việc in tiền chỉ tạm cứu vãn tình hình vài tháng nhưng sẽ khởi động cơn xoáy lạm phát khi người dân tiên đoán nhà nước sẽ tiếp tục in tiền thêm nữa.

 
Nói tóm lại, các con đường nêu trên đều là ngõ cụt. Giới chuyên gia cao cấp đã đầu hàng. Họ không thể thuyết phục giới lãnh đạo chính trị chọn con đường thoát hiểm thực sự như Myanmar. Trong khi đó, toàn bộ giới quan chức thượng tầng đã chuyển hẳn sang tâm thức "ăn nhanh rồi chạy", cạo vét được bao nhiêu chuyển ngay ra nước ngoài, nơi có con cái họ đang chờ nhận.
Trong tình cảnh này, người dân Việt có thể làm gì?
- Trước hết, để bảo vệ vốn liếng của mình, mỗi người cần rút tiền ra khỏi ngân hàng và chuyển qua các dạng trữ kim như USD hay vàng, hoặc mua các loại hàng hóa không hư thối và dễ bán lại. Lý do rút tiền không chỉ để đề phòng nhà nước bất ngờ không cho rút tiền ngân hàng nữa như từng xảy ra trong quá khứ, mà còn vì viễn cảnh lạm phát nặng tức đồng tiền mất dần giá trị trong những ngày tháng tới.
- Riêng đối với khối bà con tại hải ngoại, chưa bao giờ tổng số tiền của người Việt gởi về lại quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ như hiện nay. Đây là lúc các ban chấp hành cộng đồng, các vị trí thức khởi động việc bàn thảo làm sao biến khối kiều hối thành phương tiện tạo đổi thay hữu hiệu tại Việt Nam. Dù mỗi gia đình chỉ giảm số tiền gởi về một chút mỗi khi có vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam thì cũng đã tạo được áp lực rất đáng kể, cụ thể như vụ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài vừa bị nhà cầm quyền bắt giữ.
- Cũng trong chiều hướng đó, hiệp ước TPP đang là cái phao cấp cứu rất giá trị cho giới lãnh đạo đảng. Người Việt trong nước và tại nước ngoài đều có thể góp phần vận động chính phủ các nước thành viên TPP gia tăng áp lực lên nhà cầm quyền CSVN mỗi khi họ cố tình vi phạm các điều kiện đã ký kết, cụ thể như vụ côn an hành hung chị Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Trương Minh Đức chỉ vì họ đến giúp đỡ công nhân hiểu về quyền lợi của mình.


Chú chó vượt 300km tìm lại người cứu mình



Chú chó vượt 300km tìm lại người cứu mình
27/11/2015 15:40 GMT+7 


    TTO - Đang đi trên đường, Nina Baranovskaya cảm thấy có gì đó chạm vào chân mình. Nhìn xuống, cô nhận ra chú chó Shavi mà cô từng cưu mang. Nó đã vượt chặng đường gần 300km để gặp lại cô.
      Chú chó Shavi và người đã từng cưu mang nó, cô Nina Baranovskaya - Ảnh: CEN
      Câu chuyện được Daily Mail đăng tải ngày 26-11 đang gây xúc động cộng đồng mạng. 
      Theo báo chí Nga, Shavi được tìm thấy bên vệ đường ở Rostov-on-Don, tây nam khu vực Rostov Oblast của Nga. Nó bị xe tông, hai chân bị gãy cùng nhiều vết thương rất nặng.
      Hai người qua đường sau đó đã đưa nó đến bác sĩ thú y và lên mạng tìm người chăm sóc nó. Người duy nhất trả lời họ là cô gái người địa phương Nina Baranovskaya, 26 tuổi.
      Ngay sau khi Shavi được phẫu thuật chân, Baranovskaya đã mang nó về nhà ở Rostov-on-Don, chăm sóc và tập cho nó đi trở lại. 
      Cô chơi đùa cùng nó mỗi ngày, dạy cho nó những mệnh lệnh cơ bản. Do Shavi bị chấn thương tâm lý sau vụ tai nạn, Baranovskaya thường xuyên vỗ về nó khi gặp người lạ hay những chiếc xe chạy trên đường.
      Tuy nhiên do tính chất công việc cũng như điều kiện sống hạn hẹp, Baranovskaya không thể chăm sóc Shavi lâu dài được. Cô đã tìm chủ mới cho nó - một người bạn yêu động vật sống gần biên giới vùng Voronezh Oblast cách nhà cô khoảng 300km.
      Vài ngày sau, người bạn hốt hoảng gọi điện báo tin Shavi biến mất. 
      Baranovskaya hi vọng nó sẽ được cứu hoặc sẽ tìm được đường về nhà chủ mới, nên cô bị sốc khi Shavi bất ngờ xuất hiện trước mặt cô hai tuần sau khi nó "mất tích".
      Hôm đó cô đang đi bộ trên đường thì cảm thấy có cái gì đó chạm vào chân mình. Nhìn xuống, cô thấy Shavi. Nó đang liếm chân cô, đuôi vẫy lia lịa. Người nó tả tơi, gầy yếu nhưng mắt đầy niềm vui.
      Cô cúi xuống, Shavi nhảy vào vòng tay cô và cả hai đều khóc. "Hầu hết mọi người không nhận ra rằng chó cũng biết cười và khóc - cô nói - Hoặc có thể họ không muốn nhìn thấy".


      Shavi đã vượt chặng đường gần 200 dặm (300km) để tìm Baranovskaya - Ảnh: DailyMail
      Rồi Baranovskaya đưa Shavi về nhà mình. Sau khi vượt chặng đường gần 300km nó đã kiệt sức. Mấy ngày liền nó không làm gì ngoài việc ăn, uống và ngủ. Khi dần hồi phục, nó cứ quấn lấy Baranovskaya.
      Mỗi khi thấy cô chuẩn bị đi làm, nó tìm cách cản cô tỏ ý không muốn xa cô lần nữa. Cô phải nhẫn nại thuyết phục rằng cô phải đi làm, và rằng cô sẽ để nó ở lại nhà cô. Hiện cô đang tìm một căn hộ lớn hơn để nó có thể ở lại cùng cô và con gái.
      Baranovskaya nói mình đã nghe kể về lòng trung thành của loài chó, nhưng không ngờ chuyện này xảy đến với cô. Cô cũng cho biết rất bất ngờ khi Shavi tìm thấy cô bởi sau khi gởi nó cho chủ mới, cô đã dọn nhà đi nơi khác nằm cách nhà cũ khoảng 5 trạm xe buýt. 
      "Cho đến giờ tôi vẫn khó có thể tin rằng con chó đã đi một đoạn đường dài để tìm chúng tôi, và quan trọng nhất là nó theo dấu chúng tôi ở một địa điểm mới", cô nói.
      Cộng đồng mạng đã rưng rưng trước câu chuyện cảm động này. Một cư dân mạng ở Anh viết: "Loài chó không ngu ngốc và con người nên dành cho nó nhiều tin yêu hơn. Đây là một câu chuyện hay với một kết thúc có hậu. Chúc cả nhà hạnh phúc".
      Một người lấy biệt danh Pink Kitten viết: "Tôi đã khóc... Làm sao mà con chó biết đường tìm cô ấy nhỉ?".
      Nhiều người khác cũng nói họ đã khóc khi đọc câu chuyện. Người ký tên tonkafiffy76, Hong Kong, bày tỏ: "Tôi ước con chó được ở lại với cô chủ này, họ xứng đáng với tình cảm dành cho nhau"...
      Tuờng Vi