MN: một chuyên ngắn thể hồi ký.. .một chuyện tình bồi hồi xúc cảm cuả một tù nhân cải tạo và một cô gái miền sơn cuớc....(Love story)..khá hay MN xin giới thiệu cùng các bạn ...trong những ngày đen tối cuả đất nuớc..cuả quê huơng ... khi bọn tay sai Tàu cộng cộng sản hà nội chiếm đóng đô hộ giải đất thân yêu cuả miền nam.....
theo E-mail cuả bạn từ Paris gởi sang....
Duyên Kiếp
Tôi tên
là Đào Duy Kỳ, dòng dõi Đào Duy Từ, là một trung úy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ra đơn vị tác chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975 xảy đến. Cũng như mọi sĩ quan Việt Nam cộng hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và ngồi tù qua các trại Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn...
Tôi vốn sinh trưởng trên sông nước Cửu Long
giang, khí hậu an lành và trong mát cho nên khi ra
Bắc, tôi rất khốn khổ. Tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, mùa hè nóng ghê gớm, đến nỗi ban ngày không dám nằm giường chiếu hoặc dựa cột, ngồi ghế hay gốc cây. Mùa hè, dân nơi đây phải chui xuống gậm giường mà nằm. Mùa đông thì rét như cắt thịt, nhất là cơn gió bấc và mưa phùn đã cộng tác chặt chẽ làm tội chúng tôi, những tù nhân thiếu áo, thiếu cơm. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng đã quen thuộc với khí hậu Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Những ngày ra Bắc đầu tiên, chúng tôi rất khổ sở. Chúng tôi bị bọn công an ngu
dốt chửi mắng, đánh dập và hành hạ. Chúng dốt nhưng lại có nhiều tự hào. Tư hào chiến thắng. Tự hào yêu nước. Tự hào thông minh và tự hào giàu mạnh. Chúng thực thà tin rằng chúng là người trí tuệ, còn tất cả nhân dân miền Nam là ngu dốt nên đã theo Mỹ và thất bại. Chúng tự hào là chúng yêu nước nhất còn phe quốc gia là bán nước cho nên chúng đề cao khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”, hàm ý chỉ có người cộng sản là yêu nước. Chúng không biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đàn em sau này của Trường Chinh,
Võ Nguyên Giáp đã ký tên bán Việt Nam cho
Trung Quốc. Họ khinh người Nam ngu dốt, không có tình yêu quê hương, tổ quốc cho nên khi có người xuất cảnh, họ mở nhạc cho nghe bài “ Quê hương là chùm khế ngọt” để dạy người xuất ngoại lòng yêu nước. Họ không biết những người bỏ nước ra đi cũng rất yêu nước, yêu nhà, yêu mẹ già, em dại và yêu tự do nhưng vì cộng sản tàn ác nên phải bỏ tất cả mà ra đi! Họ coi họ là bậc thầy, còn chúng tôi là kẻ ngu dốt phải nhờ họ dạy dỗ cho nên người. Danh từ “ học tập cải tạo” ý nghĩa là thế! Dưới mắt cộng sản, nhân dân miền Nam là cầm thú, chỉ có cộng sản là con người, con người trí tuệ, bách chiến bách thắng! Sự khinh bỉ cộng với lòng căm thù cho nên một số người Bắc đã chạy sang Hongkong mà còn làm lễ mừng chiến thắng 30-4 và đánh đập người Nam tại đây!Bọn công an, bộ đội đa số nhiễm độc cộng sản, học đường lối tàn ác từ Liên Xô,
Trung Quốc,lại muốn tỏ ra hăng hái tích cực để lập công cho nên chúng đày đọa chúng tôi đủ điều. Hể một tù nhân có lỗi gì là cả lũ công an, bộ đội xúm lại đánh hôi. Đánh hội chợ coi như là một đặc tính của con người xã hội chủ nghĩa. Nếu không xúm vào mà cứ đứng trơ mắt nhìn, có lẽ họ sẽ bị phê bình là không có tinh thần đồng đội, không có ý thức căm thù quân địch. Chúng lại dùng khí hậu khắc nghiệt, và cái đói và rét để đọa đày chúng tôi. Chúng bắt chúng tôi lao động cực nhọc để trả thù chúng tôi. Nhất là những ngày đầu tiên ra đất Bắc, chúng tôi thường bị dân chúng, nhất là đàn bà và trẻ con ném đá, ném đất và chửi bới thô bỉ nặng nề. Có khi họ đã tập trung đông đảo trên đường chúng tôi đi lao động để ném đá, hô đả đảo và chửi bới. Có thể là do dân chúng đã bị nhiễm nọc độc cộng sản. Có thể địa phượng bắt dân đả đảo để trấn áp chúng tôi, mong lập thành tích kia nọ. Có đôi khi chúng tôi đột nhiên gặp vài đồng bào thì họ ngại ngùng, tránh né. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị công an bắt bỏ tù vì liên lạc với tù
nhân!Sống trong chế độ ác ôn, con người phải đeo mặt nạ, nếu không thì dễ bị quỷ tha, ma
bắt.Tất cả đều là nạn nhân!
Ban đầu thì chúng tôi chao động, có người sợ hãi, nhưng rồi thì cũng quen đi vì mình đã ngồi xuống đất đen thì còn gì để mất và để sợ hãi. Chúng tôi cho rằng cuộc đời chúng tôi đã chấm dứt vì ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam trước đây, những tù binh hay phản động là ngồi tù rục xương mà thôi. Chúng tôi im lặng để mặc cho họ ném đá và chửi bới. Nếu ai bị thưong thì chúng tôi săn sóc, băng bó. Nếu dân chúng quá dữ tợn thì chúng tôi dừng lại, để quản giáo giải quyết rồi mới tiếp tục đi. Tôi hiểu dân chúng miền Bắc đa số tin theo lời tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản, và tin những lời cộng sản nói. Họ tin vào ông Hồ, họ cất giấu cán bộ, và góp lương thực ủng hộ cộng sản. Nhiều bà bảo rằng đảng lúc nào cũng đúng. Công an không bắt oan ai bao giờ. Con cháu bà nếu bị giam giữ thì bà bảo chúng nó cố gắng hoc tập tốt để sớm trở về. Nhiều ông bố thấy con ngỗ ngáo, bèn đem con cho bộ đội hay
giao con cho công an để họ giáo dục thành người tốt. Ngay tại miền Nam trước 1975, nhiều người tin
Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải cộng sản. Ông Hồ là người yêu nước, là bậc đạị nhân, đại nghĩa. Khi dân Bắc di cư vào Nam, đồng bào Nam kỳ thắc mắc: “Ngoài Bắc đã độc lập tự do, sao còn bỏ xứ mà đi?” Tất cả đã nhiễm độc quá nặng nên tôi cũng không oán trách họ. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi nhận thấy có sự biến đổi trong dân chúng. Mấy năm sau, họ không chửi bới hay ném đá, ném đất vào chúng tôi nữa. Trái lại , có những đôi mắt lặng nhìn chúng tôi như biểu lộ một niềm thông cảm.
Sau ngày 30-4-1975, nhiều đồng bào và cán bộ miền Bắc đã vào Nam. Khi vào thì họ ốm yếu xanh xao, khi trở ra thì béo tốt, áo quần sang trọng, lại mang cả vải vóc, xe đạp, xe
Honda, TV, tủ lạnh,
radio, casette là những thứ mà chỉ có cán bộ cao cấp đi Liên Xô là có thể mua về được. Họ cũng nghe những câu chuyện về Miền Nam thanh bình thịnh vương, khác với hình ảnh ghê tởm, hãi hùng do cán bộ nhà nước đã tuyên truyền trước đây như lính ngụy “xé xác, uống máu, moi
gan quân thù”. Họ nhìn kỹ những tù nhân thì thấy những tù nhân này tuy bị đày đọa khổ sở nhưng vẫn toát ra sự thông minh, hiền lành. Họ nghe nói sĩ quan miền Nam phần lớn có bằng đại học, ít nhất cũng tốt nghiệp trung học phổ thông chứ không phải là hạng cán bộ ị tờ như ở miền Bắc sau cuộc Cải cách ruộng đất.
Khoảng 1980, tù nhân đã được gia đình thăm nuôi. Lúc này thì dân chúng miền Bắc đã tới gần dân chúng miền Nam hơn khi họ gặp những bà mẹ, người vợ sĩ quan miền Nam ra thăm nuôi. Họ thấy miền Nam nhiều tình cảm, đầy tình chồng nghĩa vợ, và có tài nguyên phong
phú mà thăm nuôi chồng con trong bao nhiêu năm. Vì thế, họ thấy miền Nam có một cái gì đó khác với miền Bắc nghèo khổ, cằn cỗi về vật chất và tinh thần. Những sĩ quan miền Nam trung hậu đã trở thành đầu đề cho các câu chuyện đầu môi của dân Bắc.
Một hôm, ông giáo Thào qua sông Gianh,
là một sông rất rộng ở miền Trung.
Trên đò chật ních người. Thuyền chở nặng không đi nổi. Ông giáo Thào thường qua lại sông Gianh
cho nên quen biết ông lái đò. Ông lái đò kêu to lên: “Ông giáo ơi, xin giúp một tay”. Ông giáo Thào bèn đứng dậy cầm chèo. Mấy bà đi chợ cười to mà nói:
“Ông giáo
giỏi quá!”
Lúc bấy giờ trên đò có mấy người trẻ, to cao, mập mạp nhưng đen đúa đồng loạt đứng dậy nói với ông giáo:
“Thầy để chúng em chèo cho!”.
Việc này làm cho dân Bắc vĩ tuyến đã hiểu biết đôi phần về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, và “ nhân nghĩa lễ trí tín” của sĩ quan miền Nam trong khi miền Bắc đã mất hẳn từ khi cờ đỏ xuất hiện trên thủ đô Hà Nội!.
Kỷ luật trại giam rất khắc nghiệt và tàn bạo. Tù nhân không được hái trộm khoai, sắn, rau
trong trại. Tù nhân nam không được liên hệ tình dục với nữ phái, nếu bị bắt quả tang thì bị biệt giam ở hầm kín. Ai trốn trại thì bị giết chết không tha... Ngoài ra còn nhiều điều lệ lạ lùng khác nữa. Giữa trại tù thực dân và cộng sản có nhiều khác biệt, nhưng điều khác biệt rõ nhất là cái đói.Trong trại tù cộng sản, tù nhân luôn luôn đói. Lúc đi lao động, lúc nằm ngủ, chúng tôi đếu bị cái đói dày vò. Chúng
tôi đa số không vi phạm điều thứ nhất là vì lúc nào cộng sản cũng canh chừng tù nhân rất ngặt. Ban đêm chúng khóa cửa lại, không ai ra
ngoài để đào khoai, nhổ sắn. Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề dạ dày bằng nhiều cách.Khi đi lao động, chúng tôi có thể hái rau rừng, đào khoai rừng, hoặc bắt những con vật như rắn, cắc kè, kỳ nhông, hay đào bắt bò cạp, và những côn trùng trong lòng đất. Đôi khi chúng tôi cũng giăng bẫy bắt chồn cáo, mễn và thỏ rừng. Chúng tôi vừa lao động vừa nấu ăn rất nhanh và rất gọn cho nên
cũng đỡ đói ít nhiều. Điều chẳng may là không phải lúc nào chúng tôi cũng thu hoạch kết quả vì tù nhân thì quá đông. Không những tù nhân mà bọn bộ đội, công an cũng đói phải kiếm thêm lương thực. Tuy
nhiên, từ khi được gia đình tiếp tế, đời sống vật chất của chúng tôi tạm đủ. Điều khoản thứ hai thì miễn bàn, vì trại tù của chúng tôi giam toàn đàn ông, Cán bộ, công an, văn phòng và y tế cũng đều là nam nhân, không có một bóng nữ. Còn việc trốn trại thì cũng hiếm.
Trong trại tôi có hai công an trẻ, tên là
Hoạt và Liêm rất hiền lành. Hai anh thường dẫn chúng tôi đi lao động. Các anh rất dễ dãi, không quát nạt, bắt khoan, bắt nhặt như các công an khác. Hai anh hỏi tôi nhiều điều:
-Nghe nói sĩ quan các anh đều tốt nghiệp đại học Sài Gòn?
-Đa số sĩ quan tốt nghiệp đại học, là giáo sư, kỹ sư, bác sĩ. Một số là sinh viên.
hư tôi là sinh viên khoa học phải đi lính vì lệnh động viên.
-Trong
Nam phải chăng con nhà giàu và quyền thế tay sai
Mỹ ngụy mới được học đại học phải không?
-Trong Nam ai cũng được học. Con cái của Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tảng... theo cộng sản nhưng chính phủ miền Nam vẫn cho con cái họ học hành, không ngăn cấm, bắt bớ, giam cầm và trả thù vợ con họ. Mọi người đều được học trung học, đại học nếu có học lực khá...Học trung học xong thì các học sinh có thể xin học các đại học. Có hai loại đại học tại miền Nam: Một là học tự do nghĩa là vào học khỏi cần thi tuyển như Y khoa, Duợc khoa, Văn Khoa, Luật khoa. Một loại là phải thi vào là đại học Sư Phạm, Đại học Hành chánh... Nói chung là ai học giỏi đều có thể học đại học. Có nhiều bà buôn thúng bán mẹt cũng nuôi con học kỹ sư, bác sĩ.
Sau đó, cả hai công an xin tôi dạy Anh ngữ, riêng anh Liêm còn xin học nhạc với đại úy Thêm. Tôi nói:
Chúng tôi rất sẵn sàng giúp các anh học hành, nhưng không biết cấp trên có chấp thuận, và việc này có trái nội quy trại hay không.
Hai anh cho biết việc này đã được cấp trên thông qua. Sau hai năm chúng tôi chuyển trại thì việc học của hai anh công an trẻ tạm ngưng. Có lẽ các anh sẽ tìm thầy khác. Trong xã hội cộng sản, ngay cả tại Trung Quốc lục địa, hầu hết cán bộ không thích học tiếng Nga, mà thích học tiếng Anh để mong có cơ hội làm việc tại các nước tư bản. Có lẽ hai anh công an kia có dự tính xin chuyển sang ngành ngoại giao hay xin đi lao động xã hội chủ nghĩa, hay hoạt động gián điệp tại các nước tư bản. Tại Sài gòn, sau 1975, con em đảng đua nhau học tiếng Anh, còn con em “ngụy” yếu thế nên bị bắt học tiếng Nga. Sự đời tréo cẳng ngỗng là thế!
Tôi vốn là một sinh viên trường Đại Học Khoa học Sài gòn, bị động viên mà vào trường võ bị Thủ Đức. Tôi có người yêu là Bạch Yến, người Huế, sinh viên Dược Khoa, dòng giõi tôn thất. Hai chúng tôi gặp nhau tại một “bal de famille” nhân sinh nhật của một người bạn, và từ đó chúng tôi thường gặp nhau rồi yêu nhau. Những khi rảnh rỗi tôi thường đến nhà nàng. Ba nàng đi làm việc ở bộ Giáo dục, còn mẹ nàng lo việc buôn bán ở chợ Bến Thành, chị nàng dạy học ở trường tiểu học Bàn Cờ. Tôi thường đến thăm nàng vào trưa thứ năm vì ngày đó, thời khắc biểu của hai chúng tôi đều trống. Thỉnh thoảng chúng tôi đi xem ciné với nhau. Khi tôi đến thăm nàng tại nhà hay khi chúng tôi đi xem ciné, nàng thường mang hai ba lớp quần, nhất là nàng thường mang quần tây, hay quần jean để bảo vệ an toàn cá nhân. Và khi tôi đến thăm nàng, nàng cẩn thận đóng các cửa sổ lại kẻo xóm giềng xoi mói mà sinh ra điều nọ, tiếng kia. Tôi được phép cầm tay nàng, ôm nàng và hôn nàng mà thôi. Nàng hay khóc. Mỗi khi xúc động thì nàng chạy vào buồng khóc và lau nước mắt sau đó mới trở ra chuyện trò với tôi. Cuộc tình duyên của tôi đứt đoạn vì tôi phải đi động viên, rồi ra tiền đồn. Rồi biến cố 30-4-1975, tôi đi tù còn nàng thì đã theo gia đình ra đi trong ngày 29-4-1975 và chúng tôi xa nhau mà không một lời từ giã. Và cũng từ đó về sau, tôi không được tin tức gì về nàng và gia đình nàng.
Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây trong rừng. Buổi trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng để “cải thiện”. Bỗng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước lại thì một người con gái hiện ra ôm lấy tôi và kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm tôi và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch :
“Em yêu anh! Anh hãy yêu em đi”
Tôi không kịp phân biệt, như một cái máy, tôi ôm nàng và cởi y phục nàng. Tôi không suy nghĩ, do dự. Tôi như con hổ đói vồ mồi. Tôi như con trai mới lớn lần đầu yêu một cô gái trắng trinh. Nàng còn là một con gái và thân thể thơm mùi con gái. Tôi
như đi vào một thế giới mới mẻ đầy cảm xúc tuyệt vời. Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh hãy đi nhanh đi. Em tên là
Mỹ Lan”.
Tôi vội chỉnh đốn y phục và nói:
“Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời”.
Tôi ôm
nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi không mong được gặp lại nàng lần thứ hai
trong đời vì việc này rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu chuyện có thể bị vỡ lỡ mà mang tai họa.
Trước khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai theo dõi, tôi nhanh
nhẹn bước ra rồi tiếp tục công việc như chẳng có việc gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây rừng, tôi cố ý trở lại nơi này, nhưng không hề thấy bóng dáng nàng hay một vết tích nào của nàng. Tôi cố ý lắng nghe trong trại có tin tức gì một người con gái nào bị bắt ở gần trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe ai nói gì cả. Tôi mừng nàng được an toàn. Tôi phục nàng can dảm, dám xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện vỡ lỡ, nàng có thể bị bắt về nhiều tội.
Nàng có
thể mang tội gián điệp và bị tù mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng tại sao lại mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi không thể hiểu nguyên do nào mà nàng hành động như thế! Nàng là con gái miền núi, đâu phải ngưởi Tây phương mà có lối “yêu cuồng sống vội” như vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng thế nào đi nữa, tôi vẫn yêu nàng, trân quý nàng. Nàng là một vị tiên đã hiện đến trong đời tôi. Nàng đến một lần và chỉ ban ân sũng một lần thôi! Tôi nhớ nhung nàng.
Tôi nhớ làn da trắng ngà của nàng, hương thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi bên mép trái, đặc biệt là một nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt đến rồi chợt đi như con bướm vàng trong giấc mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến nàng. Trong
giấc mơ, tôi thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc không hiểu nàng là ai. Nàng là một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là một sơn nữ hay một cán bộ ở trong vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ miền Nam hay nàng là một cô gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi, nàng
là một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua xót.Thế là tôi xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.
Năm 1985,
tôi được phóng thích.
Trước đây, tôi nghe nói một số sĩ quan
cộng hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa thì bị dân chúng ngoài Bắc ném đá. Nhưng lần này từ Hà nội đến Quảng Bình , chúng tôi không thấy có trở ngại nào. Khi về Quảng Trị, Huế, Quảng Nam,
chúng tôi bước xuống tàu cho giản gân cốt, thì đồng bào bu lại hỏi han, nắm tay, sờ đầu, kẻ cười, người khóc làm cho chúng tôi rất xúc động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho chúng tôi rất nhiều. Tình cảm quê hương miền Nam rất nồng thắm với những đứa con bất hạnh như chúng tôi!
Sang năm
1986, tôi cùng anh chị em trong gia đình tổ chức vượt biên và may mắn đến Poulo
Bidong, sau đó, năm 1987, tôi được định cư tại Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi tên vào đại học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc cho hãng Corel. Sau tôi gặp Mai
Linh người Mỹ Tho và chúng tôi kết hôn. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú, nàng đã đến rồi đi như giấc mộng Liêu Trai. Tôi nghĩ giờ nàng có lẽ đã lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang gùi vào núi bẻ măng, đào khoai sọ, nhổ sắn như hình ảnh những người dân thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Đà Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn hiện trong núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi cảm thấy luyến tiếc bâng khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong
chốn rừng sâu. Giỏi lắm thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay Hợp tác xã trong bản làng, tay dắt con lớn,vai địu con nhỏ, ngực teo, mặt mũi xanh xao như bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền Bắc.Hay cao hơn nữa là một nữ đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài quần, đội nón cối, đi dép râu, vai
mang săc-cốt, tay đeo đồng hồ,thân gầy ốm, dáng lom khom bước trong cơ quan. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí tôi làm thành một kho kỷ vật êm đềm.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai Linh
bị bệnh ung thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan lại hiện đến trong tôi rất ngọt ngào và thần bí. Hương thơm của thân thể nàng như còn vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có ý định về Việt Nam du lịch, thăm lại Vĩnh Phú, mối tình tôi. Nhưng tôi lại không dám vì cuộc đời như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng đổi thay, quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa Xuân, không thể nào tìm lại được. Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở lại quê xưa!
Các bạn bè khuyên tôi nên đi du lịch một chuyến để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Đức, Pháp, và Ý vì Tây phương đối với tôi có nhiều quyến rủ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư tại Tây Đức. Chị tôi có con du học tại Tây Đức trước 1975, đỗ tiến sĩ, sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi đến Tây Đức, gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa tôi đi la cà trong thành phố. Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở của người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại đây. Khi bà
chủ tiến tới chào hỏi chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan, người tình một khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn in rõ một nốt ruồi duyên. Tôi liền đứng dậy, kéo nàng ra một bên, rồi hỏi nhỏ:
- Phải chăng em là Mỹ Lan?
Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
Sau một phút ngỡ ngàng, nàng cũng nhận ra tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc. Nàng giao công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại bảo các cháu tôi:
- Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về sau”. Dặn dò các cháu xong, tôi theo nàng ra xe.
Nhà nàng ở tại một khu yên tĩnh trong thành phố. Nàng ở một mình với con trai. Các anh em thì đã có nhà
riêng. Người thì đi làm các hãng tư, người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm phở. Khi còn hai chúng tôi, nàng kể lể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm chức quan nhỏ ở triều Lê, triều Nguyễn. Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, gia đình nàng bị quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng thu vén tài sản trong tay nải, bỏ trốn lên mạn ngược. Ban đầu, gia đình nàng giả làm thương gia lên buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường, lán Thổ tại Vĩnh Phú.
Gia đình
nàng ăn mặc, nói năng và sinh hoạt đều theo phong tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia đỉnh nàng được cảm tình dân chúng nơi đây, dược họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe
tin các sĩ quan miền Nam bị đưa ra giam
giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần bản Mường của nàng. Tuy chưa gặp những người miền Nam, nhưng lòng nàng chan
chứa cảm tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng là cùng chung cảnh ngộ, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan miền Nam và sẵn sàng hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong sạch của người quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng “không chồng mà chữa” còn hơn ở góa trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh
cộng sản làm chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang ẩn náu đưới một gốc cây trong rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động. Nàng đã chờ đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và đã toại nguyện.
Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng đã có thai. Lúc này, mẹ nàng đã mất, anh em nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho đen thêm một chút để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây hoang vắng, người kinh it
khi lên đây Gia đình nàng cũng theo nếp “du canh” của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một lần di chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công an. Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi trong vụ nạn kiều, anh em
nàng theo họ sang Hoa
Lục, rồi sang
Hongkong.
Tại đây, chính phủ Hongkong
bắt anh em nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được phái đoàn Tây Đức nhận định cư tại Tây Đức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công nhân cho các hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và anh em nàng đã thành công. Khách hàng vào ra nườm nượp, người Việt Nam đã
đành mà người Đức, Pháp, Mỹ cũng thích dùng phở của nhà nàng. Con trai nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo
học trung học và nàng thì vẫn phòng không chiếc bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ cho đến nay, qua bao chuỗi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi
ngồi nói chuyện một hồi thì nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi ra xe do nàng lái, và chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh tan học. Con nàng ra xe. Nàng giới thiệu tôi với con nàng:
- Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang và gặp mẹ.
Tôi nhìn thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, và trắng trẻo hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, chúng tôi sống trong đêm tân hôn. Đêm đó cũng là đêm
thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo rất xinh đẹp.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại Đức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Đức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ và sống một đời tự do và hạnh phúc.
Sơn Trung