Dieses Blog durchsuchen

Samstag, 20. September 2014

thịt mèo hàng xóm vì ‘nhớ hương vị quê hương !!


MN: xực phàn miêu nhuc(thịt mèo) ,nhớ chi mà ác ôn rứa tên này bảo đảm 100% đến từ ...Hà Nội !!  ^^ :(
đọc thơ bạn D.K.B từ E-mail

Cảnh sát Đức điều tra một người gốc Việt thịt mèo hàng xóm vì ‘nhớ hương vị quê hương’
 (TNO) Tran Qui, một người gốc Việt Nam sống ở Đức đã thừa nhận giết và nướng thịt một con mèo của hàng xóm để ăn vì… nhớ “hương vị quê hương”.
Ông Qui còn bị nghi làm thịt 30 con mèo nuôi mất tích ở thị trấn Andernach, Đức. “Có gì sai trái đâu khi ăn thịt mèo?”, ông Tran Qui nói, theo tờ Daily Mail (Anh) ngày 19.9.
Ông Qui đã dùng đèn xì Bunsen (dụng cụ dùng để hàn hoặc cắt kim loại, có chứa hỗn hợp khí cháy, đốt thành ngọn lửa có độ nóng rất caọ) để nướng một con mèo có tên Mungo của người hàng xóm ở thị trấn Andernach, Đức.
Cảnh sát ở Andernach cho biết họ đang điều tra xem liệu ông Qui có vi phạm luật về tàn bạo với thú vật, theo đó cấm dùng thú nuôi để làm thực phẩm. Nếu phạm luật, ông Qui có thể lãnh án 3 năm tù giam.

Ảnh minh họa chế biến thịt mèo ở Hà Nội - Ảnh: AFP
Người phát ngôn của cảnh sát cho biết: “Ông ấy đã dùng đèn xì Bunsen để nướng mèo ở sân sau dãy nhà chung cư. Ăn thịt mèo không có gì lạ trong văn hóa châu Á, nhưng không thể chấp nhận được ở Đức”.
Những người có thú nuôi ở Andernach đã nhốt mèo của họ lại không ra cho ra khỏi nhà vì lo ngại ông Qui có thể đã “làm thịt” hết 30 con mèo nuôi bị mất tích trong những tháng gần đây.
“30 con mèo đã mất tích gần đây. Tôi không thể để mèo Billy của tôi ra ngoài. Tôi sợ nó sẽ bị ăn thịt”, một ngươi hàng xóm có tên Christina Sarwatka nói.
Ông Qui, một người cha có năm đứa con và sống ở Andernach được hai năm, cho biết ông nhớ “hương vị quê hương” nên đã nướng thịt mèo và chấm nước mắm pha để ăn.
Theo Daily Mail, tại các quốc gia Đông Nam Á, những người nuôi mèo ngày càng lo sợ thú nuôi của họ sẽ bị trộm để làm thịt.
Món thit mèo hay còn gọi là “tiểu hổ” rất phổ biến ở châu Á và một con mèo có thể được bán để làm thịt với giá 50-70 USD/con, theo Daily Mail.
Phúc Du

Lời Phật dạy bảo chúng sinh








Lời Phật dạy bảo chúng sinh
Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chắc chắn một điều là nước nào có đầy đủ sức mạnh, to...
Giải pháp của đức phật trước nguy cơ xung đột & chiến tranh
thuvienhoasen.org
Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn...

26. Mai 2013
Ðức Phật dạy: "Này các đệ tử, nếu các vị muốn giải thoát mọi đau khổ thì nên thường xuyên tu tập quán biết đủ. Pháp biết đủ là cơ sở của sự an lạc, hạnh phúc và sung mãn. Người biết đủ dẫu nằm trên đất vẫn thấy an lạc. Người không biết đủ dẫu sống ở thiên đường vẫn chưa thấy toại nguyện. Không biết đủ tuy giàu mà rất nghèo. Biết đủ thì tuy nghèo nhưng rất giàu có. Người không biết đủ là kẻ nô lệ của năm thứ dục lạc thấp kém và còn là tấm bia đời đáng thương xót đối với hành giả biết đủ."Lời phật dạy.net
 

25. Mai 2013
Này các đệ tử, các vị hãy tự xoa đầu mình và ghi nhớ rằng: các vị đã bỏ tất cả các mỹ phẩm và trang sức của thế gian, khoác trên mình chiếc áo cà-sa hoại sắc, sống bằng cách khất thực. Khi nào tâm lý kiêu mạn, cao ngạo nổi lên thì lập tức chế ngự nó. Kiêu ngạo là tánh xấu mà thế nhân còn không nên có, huống chi là người xuất gia vì đạo giải thoát, sống bằng khất thực hay sao!

Lời phật dạy.net
13. Mai 2013
Đức Phật dạy:"Này các đệ tử, khi thọ dụng phẩm vật cúng dường, các vị nên quan niệm như uống thuốc. Ngon không ham, dở không chê. Ăn uống chỉ để cho khỏi đói khát. Như ong hút mật trong hoa, chỉ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc. Người xuất gia cũng vậy: thọ dụng sự cúng dường để đủ sức khoẻ tu tập, không được ham cầu quá nhiều, làm tổn thất tín tâm của tín thí. Hãy như người trí biết lượng sức kéo và chịu đựng của trâu, không nên dùng trâu quá sức, đến nỗi kiệt lực."
Lời phật dạy.net
22. Februar 2013
Ðức Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình; người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình."
Lời phật dạy.net
18. Februar 2013
Người hiền bỏ tất cả. Người lành không bàn dục. Dù cảm thọ lạc khổ. Bậc trí không buồn vui.Lời phật dạy.net
17. Februar 2013
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
Lời phật dạy.net
16. Februar 2013
Ðức Phật dạy: “Học rộng, nghe nhiều, mến đạo thì đạo khó gặp. Thủ chí hành đạo thì đạo rất lớn”.
Lời phật dạy.net
14. Februar 2013
Người ngu mà tự biết mình ngu thì như thế là người trí. Người ngu mà tự cho mình có trí thì như thế thật là kẻ chí ngu.

Lời phật dạy.net
13. Februar 2013
Hơn thì bị oán ghét, thua thì phải khổ sở. Thế nên hãy sống thanh thản, xả hết mọi sự hơn thua.
Lời phật dạy.net
9. Februar 2013
Ðức Phật dạy: “Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó - Giàu sang học đạo là khó - Bỏ thân mạng quyết chết là khó - Thấy được kinh Phật là khó - Sanh vào thời có Phật là khó - Nhẫn sắc nhẫn dục là khó - Thấy tốt không cầu là khó - Bị nhục không tức là khó - Có thế lực không dựa là khó - Gặp việc vô tâm là khó - Học rộng nghiên cứu sâu là khó - Diệt trừ ngã mạn là khó - Không khinh người chưa học là khó - Thực hành tâm bình đẳng là khó - Không nói chuyện phải, trái là khó - Gặp được thiện tri thức là khó - Thấy tánh học đạo là khó - Tùy duyên hóa độ người là khó - Thấy cảnh tâm bất động là khó - Khéo biết phương tiện là khó.
Lời phật dạy.net
7. Februar 2013
Ðức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc để trở thành vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Ðiều làm cho người ta ngu muội là ái dục.”

Lời phật dạy.net
6. Februar 2013
6A. Kẻ Phá Hoại Tình Huynh Ðệ
Vào thời đức Phật Ca-diếp, có hai Tôn giả sống hoà thuận với nhau trong một tu viện của làng nọ, người lớn sáu mươi tuổi, người nhỏ năm mươi chín tuổi. Tôn giả ít tuổi hơn thường mang y bát giùm cho vị lớn và đi theo sau, làm tròn mọi bổn phận như một chú tiểu hầu huynh trưởng. Giống như hai anh em cùng cha mẹ, họ sống trong hoà thuận, an lạc.
Một ngày kia, có một g... Mehr anzeigen
Lời phật dạy.net
5. Februar 2013
Bậc hiền triết, do vĩnh viễn thuần hóa toàn diện thân thể và tâm tính của mình, không còn làm hại ai cả, nên đã đi vào trạng thái bất tử.
Lời phật dạy.net
4. Februar 2013
Ðức Phật dạy rằng: “Người ác nghe nói ai làm điều thiện thì đến để phá hoại. Khi gặp người như vậy, các ông phải tự chủ, đừng có tức giận trách móc. Bởi vì, kẻ nào mang điều ác đến thì họ sẽ lãnh thọ điều ác đó”.

Lời phật dạy.net
3. Februar 2013
Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương.

Lời phật dạy.net
2. Februar 2013
Người hiền bỏ tất cả. Người lành không bàn dục. Dù cảm thọ lạc khổ. Bậc trí không buồn vui.
Formularbeginn
445 geteilte InhalteGefällt mirGefällt mir · · Teilen
Formularende
Lời phật dạy.net
1. Februar 2013
Xa sự buộc ràng trong nhân loại, vượt sự buộc ràng trên chư thiên, giải trừ toàn diện các dạng buộc ràng: ai mà như thế thì Như Lai gọi là vị Tịnh Hạnh.

Lời phật dạy.net
31. Januar 2013
Có vị Sa môn hỏi Phật: “Ðiều gì là thiện? Ðiều gì là lớn?”. Ðức Phật dạy: “Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Ðạo là lớn”.

Lời phật dạy.net
30. Januar 2013
Đừng sống buông thả, đừng say dục lạc. Tự chế và chỉ quán thì đạt được yên vui cao siêu.

2013 

Lời phật dạy.net
29. Januar 2013
Hãy gấp rút làm lành! Hãy chế ngự cái tâm làm ác! Chậm làm lành thí cái tâm lại thích làm ác.

Lời phật dạy.net
28. Januar 2013
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lời phật dạy.net
27. Januar 2013
Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ.

Lời phật dạy.net
26. Januar 2013
Đừng làm những việc ác,
Hãy làm những việc lành
Giữ tâm hồn thanh tịnh,
Lời phật dạy phân minh.

Lời phật dạy.net
25. Januar 2013
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

24. Januar 2013
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Lời phật dạy.net
23. Januar 2013
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Lời phật dạy.net
22. Januar 2013
Đức Phật dạy:
“Này các Kàlàmà!
1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
2- Chớ có tin vì nghe truyền thống,
3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,
4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,
5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,
6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,... Mehr anzeigen

Lời phật dạy.net
21. Januar 2013
Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.

Lời phật dạy.net
20. Januar 2013
Thận trọng miệng lưỡi, chế ngự thân thể, đề phòng tâm ý, làm sạch cả ba nguồn hành động như vậy là đi theo đường đi của Phật chỉ dẫn.

Lời phật dạy.net
19. Januar 2013
Đừng sống buông thả, đừng say dục lạc. Tự chế và chỉ quán thì đạt được yên vui cao siêu.

Lời phật dạy.net
18. Januar 2013
Việc ác chưa chín muồi thì người ngu thấy như mật ngọt. Việc ác đã chín muồi thì người ngu phải chịu đắng cay.

Lời phật dạy.net
17. Januar 2013
Ðức Phật dạy: “Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc chắn sẽ bị tai họa cháy tay”

Lời phật dạy.net
16. Januar 2013
Ngồi, nằm, đi, đứng một mình mà không buồn chán, mà vẫn thuần hóa lấy mình trong cảnh đơn độc, thì người như vậy sống thoải mái trong rừng sâu.

Lời phật dạy.net
15. Januar 2013
Người trí là người khéo chỉ lỗi và khiển trách cho ta, tựa như chỉ cho ta chỗ có vàng. Kết thân với người trí thì chỉ có tốt lên chứ không xấu đi.

Lời phật dạy.net
14. Januar 2013
Ðức Phật dạy: “Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài)”.

Lời phật dạy.net
13. Januar 2013
Dù nói ngàn ngàn lời. Nhưng không gì lợi ích. Tốt hơn nói một câu, Nghe xong được tịnh lạc.

Lời phật dạy.net
12. Januar 2013
Một Tách Trà
Nanin, một thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị (1868, 1912), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền.
Nanin mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách nhưng vẫn tiếp tục rót thêm.
Vị giáo sư ngồi nhìn trong tách tràn ra cho đến khi không kiềm mình được nữa:- Đầy quá rồi. Xin đừng rót nữa.
- Ông giống như cái tách này.
Nanin nói:
- Ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ thiền cho ông được, trừ phi ông cạn cái tách của ông trước?

Lời phật dạy.net
11. Januar 2013
Này hỡi các Tỳ kheo, có hai thứ bệnh. Hai thứ là gì?- Bệnh thể xác và bệnh tâm. Nhiều người nói rằng thể xác mình khỏe mạnh trong một năm, hai năm, ba năm, bốn năm, năm năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi, bốn mươi, năm mươi hay một trăm năm, hay hơn nữa. Nhưng, ngoài những vị đã gội sạch bợn nhơ (những bậc thánh), trên thế gian này rất ít chúng sanh có thể nói rằng tâm mình khỏe mạnh, dầu trong khoảnh khắc.

Lời phật dạy.net
10. Januar 2013
“Phàm làm việc gì, phải xét kỹ đến hậu quả của nó”.

Lời phật dạy.net
9. Januar 2013
Ðức Phật dạy: “Pháp của ta là Niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm, Làm mà không cón chủ thể làm và đối tượng làm, Nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói, Tu mà không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người hiểu biết thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Ðứt đường ngôn ngữ, không vật nào ràng buộc. Sai chỉ một hào ly là mất tức khắc”.

Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.


Kinh Phật



Kinh Bổn Sự: "Dù cho có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ, đến trọn đời mà chẳng phút xa lìa, và cung cấp áo cơm thuốc men, các món cần dùng. Như thế cũng chưa có thể gọi là đã trả xong ơn sâu nặng với cha mẹ."

Duyên Lành


MN: sách hay ,lời lành để khi nào bạn buồn lo lắng hay tuyệt vọng thì bạn sẻ tìm lại đuợc niềm tự tin và vui sống ! :)
http://budsas.org/uni/ 

Ý nghĩa cuả Trí Huệ trong Phật Giáo-Bát Nhã Ba La Mật


MN:Ý nghĩa cuả Trí Huệ trong Phật Giáo ! :)
 
Trí huệ= Bát Nhã= Prajna Paramita
Trí huệ có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng giải quyết bất cứ vấn để gì. Tuy nhiên, trong Đạo Phật nó có một ý nghĩa sâu sắc hơn được thể hiện bởi thuật ngữ tiếng Phạn là “trí tuệ Bát nhã” (prajna) nói lên sự liên hệ với trí tuệ hoàn hảo của một vị Phật. Trí huệ là một trong hai điều thiết yếu phải tích lũy để trở thành một vị Phật. Điều thứ hai cần tích lũy là công đức (xem phần “Phước báu”). Với trí huệ, bạn sẽ có được tâm của một vị Phật và đạt được các năng lực phi thường cũng như các khả năng cần thiết để giúp đỡ chúng sinh.
Để đạt được trí tuệ Bát nhã, bạn phải tuân theo trình tự phẩm hạnh (giới luật), định lực và sau đó là trí huệ. Nếu bạn không cư xử một cách có phẩm hạnh bằng việc tuân theo giới luật, bạn sẽ không thể có sự tập trung định lực. Nếu không có định, bạn sẽ không thể đạt được trí tuệ Bát nhã siêu việt. Tất nhiên, bạn cũng phải phát triển trí tuệ để biết cách làm thế nào để áp dụng đúng các giới luật một cách đúng đắn.
Có ba loại trí tuệ. Trí tuệ có được thông qua sách vở (Văn), trí tuệ có được thông qua quán sát thực tiễn (Tư), và cả hai loại này đều được trau dồi nhằm đạt được trí tuệ thứ ba là trí tuệ về thực tại tối hậu. Hai loại trí tuệ đầu tiên là những điều kiện tiên quyết chủ yếu để đạt được trí tuệ về thực tại tối hậu. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng không có điều gì vượt qua Bát nhã. Giáo pháp về trí tuệ Bát nhã là giáo pháp cao nhất của Phật pháp.
Nó lý giải về bản tính nguyên thủy của các vị Như lai cũng như tất thảy chúng sinh. Đó là chân lý của vũ trụ. Bạn phải đạt được trí tuệ Bát nhã để tự giải thoát cho mình khỏi vòng luân hồi sinh tử. Để đạt được trí tuệ về thực tại tối hậu, bạn phải nhận thức một cách triệt để nguyên lý rằng bản chất của mọi vật là rỗng không. Bạn phải hiểu bản chất vô thường của mọi thứ. Bạn phải biết rằng mọi hiện tượng thế gian là huyễn ảo, trống rỗng và giả tạo giống như những giấc mơ, những ảo giác, bong bóng. Trí tuệ Bát nhã Prajna có khi được gọi là sự hiểu biết, tri thức, trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc. Nó là một trí tuệ trực giác không thể diễn đạt được bởi các khái niệm. Đó là cái thấy sâu sắc về tánh Không, là bản chất của thực tại. Nó là một từ tiếng Phạn để chỉ trí tuệ mà về cơ bản có nghĩa là cái thấy thanh khiết về tính không – bản chất tự nhiên của thực tại.


MN: Mn xin góp ý và triễn khai thêm wa những cảm nhận cũng như những kinh nghiệm mà MN đã trải wa trong cuộc đời cuả mình ,những đau thuơng cũng như những điều hạnh phúc !duới cái nhìn Thiền học, Trí huê theo thiển ý cuả MN là một điều gì mà ta cảm nhận không qua phương pháp so sánh ,lý luận trong cái tâm thức cuả ta ,mà là vuợt trên tất cả các điều suy tư ,giằng xé bình thuờng ,những đúng sai mà mà ta thuờng suy nghĩ,của tâm thức ta  và nhiều khi đưa đến...những lúc mà tâm thức cuả ta vô ngõ bí ,không có lối thoát! và khi đó trong ta bỗng phát hiện một điều gì ,không còn một ngôn ngữ nào có thể định nghĩa ,diễn tả đuơc nữa ...như,tình trạng đó MN đã đọc đuợc trong một bài viết ,hay bài dịch cuả thiền sư Tuệ Sỹ ,ông viết : cái trang thái không thể giả thích,diễn tả đó ..giống như khi tâm thức ta bị khấy động , như một ly nuớc chanh đuờng lúc mới pha .quậy ,nó vẫn đục ,vì những tư tuởng ,những ý nghỉ khác nhau,nhiều khi mâu thuẫn xôn xao trong nảo bộ cuả ta ...thì khi ly nuớc chanh sau một thời gian,nó cần một thời gian lắng đọng lại...thì ly nuớc chanh trở nên trong suốt ,không vẫn đục ..cũnh như tâm thức ta,khi cái"tôi=ngã"  nhỏ bé ,tầm thuờng cuả mình nó giằng co ,với những ưu tư  ,phiền muộn,những tuơng tranh ,nghịch lý trong đầu  lắng đọng xuống ,thì ..cái trí huệ ( cái Đại Ngã ) mới hiện lên rực rỡ,lúc đó ,trạng thái cuả não bộ chúng ta không còn vuớng bận với cái tâm thức suy luận tầm thuờng ,nhỏ nhen trong đời sống ,mà nó vượt lên cao ,lên cái nhất nguyên, là một,là tổng thể cuả vũ trụ ,trong ta và ngoài ta ,chúng thành một  cái 
"Đại Ngã "lớn lao ,nó cho ta thấy tình thuơng cao cả cuả chúng sinh ,cuả muôn loài,nơi mà mọi tranh chấp,tuơng tranh ,xâu xé tâm hồn ta đều biến mất ...cái trang thái đó MN gọi là Bát Nhã = Trí tuệ= Đại Ngã !!
Mây Ngàn có thể tóm luợc đơn giản hơn tất cả ý niẹm xãy ra trong tâm thức,trong nhận thức ta ,trong kinh Bát Nhã   có viết như sau:
"Sắc tức thị không 
"Không tức thị sắc
"Thọ ,Tưỏng Hành ,Thức diệc phục như thị"
 "Này cá Xá Lôi tử!
"Thị chư pháp,không tuớng ,bất sanh bất diệt,bất cấu,bất tịnh,bất tăng bất giảm..."

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.
là một tạng kinh quan trọng nhất cuả Phật Giáo ! nó là viên kim cuơng trong suốt ,phản chiếu mọi ý nghỉ mà Đức Thế Tôn đã gởi gấm cho chúng ta ,cho nhân loại !
các bạn cứ thử xem !! thiệt là huyền diệu phải không!  :)


Read more: Trí huệ | Phật pháp | Giới thiệu http://tuyenphap.com/Phat-phap/Tri-hue#ixzz3DnzwUifW