Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 9. September 2014

TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ

MN: đọ từ thư E-mail cuả bạn ! xin cám ơn bạn D.K.Bản đã gời cho MN :)


             Hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm cuả Quốc Gia Việt Nam
Trần Trung Đạo: TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?
August 28, 2014 at 8:09am
Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính:

Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông. Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.  Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.

May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.

Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài  “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác.

Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp “Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là NgàiHOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”.

Đến Viên Giác, Hannover, Đức
Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy.

Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover  không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó.

Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không?

Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.  

Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng

Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục ngàn tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế.

Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không không còn là chuyện quan trọng.

Giá trị của tài liệu

Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar - III, New Delhi - 110024, INDIA.  Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005.

Phỏng vấn Thủ tướng Nehru

Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?

Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.

Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có (1) Co-operative for American Relief Everywhere; (2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees; (3) Catholic Relief Services in India; (4) National Christian Council of India; (5) World Veterans’ Federation; (6)  Indian Red Cross Society; (7) Junior Chamber International; (8) The Buddhist Society of Thailand. Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.”

Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon

Ngày 30 tháng Tư, 1962,  người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng Ngoại Giao Ấ Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.

Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.

Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng  Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.

Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu.

Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đở những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.

Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận. Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo.

Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài.  Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc.

Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa.  

Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào. Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay.

Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết.

Trần Trung Đạo
(Trên xe lửa từ Berlin đi Prague, chiều 26-8-2014)


Tham khảo:
-       Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005 (http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf

nhân kỷ niệm sinh nhật cuả Leon Tolstoi(1828 -1910) 09.09.1828


 MN: hôm nay nhân kỷ niệm sinh nhật cuả Leon Tolstoi,đai thi hào cuả Nga Mn gởi đến các bạn bài viết này mà MN đọc đuợc trên Web

Leo Tolstoi (1828 -1910)

Leo Tolstoi. Maler I. Repin 1887
Lew Nikolajewitsch Tolstoi không nhửng là một văn hào to lớn cuả nuớc nga mà còn là một nhà suy tư  và đạo đức,những tác phẩm cuả ôngrất hiện thực ,sống động và đầy tình nguời, ông mô tả ,những xúc động ,những ưu tư lo lắng cuả con nguời trong xã hội rất sống động và chính xác ,hiện thực và viết lên trang giấy
Những tác phẩm cuả ông không ngừng đi tìm những những ý nghỉ cuả cuộc đời mà ta đang sống , đang nhận thức  ,một cuộc sống thực và công bằng trong cuộc đời, ông muốn tìm những điều tốt đẹp trong cuộc đời đầy tuơng tranh , đầy gian dối, đầy những đau khổ mà chúng ta phải đi qua để tìm một giải pháp yên bình cho cho cuộc sống cuả chúng ta.Văn hào nổi tiếng cuả Đức Herman Heses đã viết về Leon Tolstoi như sau :“những điều ông viết ,không những là những áng văn chuơng mà là một bức hoạ trong đó ,những nhân vật ,diễn viên cuả ông khi ẩn khi hiện, như mưốn nói với chúng ta  ,nguời đọc ..phải đi tìm lấy ,phải cảm nhận lấy mới thấy! „và nhà văn nổi tiếng cuả Nga Anton Tschechow. cũng đã nói:" tôi rất sợ cài chết cuả Leon Tolstoi ,vì khi ông mất ,cuộc đồi tôi chỉ còn một khoảng trống  mà thôi ! "
MN tạm phỏng dịch nhân ngày kỷ niệm  sinh nhật cuả  đại thi hào Leon Tolstoi 9.9.1828
ps:
những kho tàng ,tác phẩm cuả Tolstoi rấ nhiều MN chỉ nêu lên những tác phẩm tiêu biểu ,nổi tiếng nhứt cuả ông với các bạn:
"Chiến tranh và hoà bình"
nàng Anna Katerina"
"thời thơ ấu"
" cái chết cuả Iwan Iljitsch"
" cơn Bão Tuyết "
" chuyện ngắn trong quê"....
tất cà những tác phẩm này đuợc dịch sang tiếng Việt ( cuả Thạch Trung Giả và cuả một số học giả nổi tiếng mà vì đã lâu MN quên mất tên !,các bạn có thể tỉm một nơi nào đó ở viã hè Sài Gòn hay thư mục cuả Web trong Internet ! :)
trong đó ctác phẩm "chiến tranh và hoà bình" đuợc đưa lên màn ảnh với tài tử chính  Antony Hoffkins và Audrey Hepburn cuả nhà sản xuất Đài BBC và đuợc nhiều nguời biết đến!
Nguyên bản từ tiếng Đức :
Lew Nikolajewitsch Tolstoi (russ.: Лев Николаевич Толстой) hat nicht nur als großer russischer Schriftsteller, sondern auch als Philosoph und Moralist Weltruhm erlangt. Vor allem ist er als meisterhafter Realist bekannt, dem es immer wieder gelang, die Empfindungen der Menschen, den Wechsel der Gefühle mit einer unglaublichen Präzision bis ins kleinste Detail auf Papier festzuhalten.
Das Lebenswerk von Tolstoi ist geprägt von einer ständigen Suche nach dem Sinn des Daseins, nach wahrem Glauben und Gerechtigkeit. Er wollte ein nützliches Leben führen, den Menschen dienen und so seinen eigenen Seelenfrieden finden.
"Die Art, wie Tolstoi...sich selber da und dort skizziert, diese etwas ängstliche Art, mit der er sich halb zeigt, halb verbirgt, sich nie ganz mit einer Figur identifiziert und doch allen Figuren eigenste Bekenntnisse in den Mund zu legen den Drang hat ..., ist nicht bloß ein literarisches Spiel Tolstois, sondern ein Schlüssel zu seiner ganzen Psychologie... " Hermann Hesse."
Ich habe Angst vor Tolstois Tod. Wenn er stürbe, würde in meinem Leben ein großer, leerer Fleck bleiben." Anton Tschechow.


Szene aus dem Film "Krieg und Frieden". Bildquelle: ZDF/Morris Puccio
"Krieg und Frieden": Filme nach dem historischen Roman von Leo Tolstoi
Anzeige
Der russische Dichter Leo Tolstoi erzählt eine bewegende Geschichte adeliger Familien in Russland 1805-1820. Der Napoleon-Krieg riss sie und ganz Russland aus dem alltäglichen Leben heraus. In "Krieg und Frieden" geht um Liebe und Hass, Leidenschaft und Betrug, um die Suche nach privatem Glück und dem Sinn des Lebens. Der Roman wurde mehrmals verfilmt.
ZDF TV-Film "Krieg und Frieden": detaillierte Informationen über den Film sowie über die Hauptfiguren von "Krieg und Frieden".
BBC TV-Serie "Krieg und Frieden": eine der aufwändigsten und teuersten britischen TV-Produktionen. Mit Anthony Hopkins in der Hauptrolle.


Audrey Hepburn als Natascha Rostowa in "Krieg und Frieden" (1956)
Die bekanntesten Werke von Leo Tolstoi:
Deutscher Titel
Russischer Titel
Erscheinungsjahr
Kindheit
Детство
1852
Überfall. Die Erzählung eines Freiwilligen.
Набег. Рассказ волонтера
1853
Knabenjahre
Отрочество
1854
Sewastopol Erzählungen
Севастопольские рассказы
1855
Der Schneesturm
Метель
1856
Jugend
Юность
1857
Familienglück
Семейное счастье
1859
Die Kosaken
Казаки
1863
Krieg und Frieden
Война и мир
1869
Anna Karenina
Анна Каренина
1878
Meine Beichte
Исповедь
1882
Der Tod des Iwan Iljitsch
Смерть Ивана Ильича
1886
Der Leinwandmesser
Холстомер
1886
Der Teufel
Дьявол
1889
Die Kreutzersonate
Крейцерова соната
1890
Vater Sergij
Отец Сергий
1890
Herr und Knecht
Хозяин и работник
1895
Hadschi Murat.
Eine Erzählung aus dem Land der Tschetschenen
Хаджи-Мурат
1896
Auferstehung
Воскресение
1899
Nach dem Balle
После бала
1903
Kornej Wassiljew
Корней Васильев
1906
Über Leo Tolstoi:

Leo Tolstoi, 1854
Graf Lew Nikolajewitsch Tolstoi wurde am 28. August 1828 in Jasnaja Poljana (russ.: Ясная поляна) bei Tula (ca. 200 km südlich von Moskau) geboren. Nach dem frühen Tod seiner Eltern lebte Tolstoi bei einer Verwandten. Seine glückliche Kindheit beschrieb er später im biographischen Roman "Die Kindheit".
Von 1844 bis 1847 studierte Leo Tolstoi an der Universität in Kazan zuerst orientalische Sprachen und dann Jura. Doch das Studium interessierte Tolstoi wenig. Viel lieber vertrödelte der junge Graf seine Zeit in angesagten Salons. Schließlich brachte er das Studium ab und kehrte auf sein Familiengut in Jasnaja Poljana zurück.
Nachdem sein Versuch, ein perfekter Gutsherr zu sein und das Leben seiner Leibeigenen zu verbessern, scheiterte, ging Tolstoi nach Moskau und St. Petersburg. Sein Leben hier war sehr chaotisch. Mal stürzte sich Tolstoi ins Vergnügen, mal wurde er religiös und asketisch, mal fing er an, fleißig für die Klausuren zu lernen, wollte dann ein Beamter werden oder interessierte sich plötzlich für Musik. Und er fing an, zu schreiben.
Leo Tolstoi
Verzweifelt bemühte sich Leo Tolstoi, die Welt und den Sinn des Lebens zu verstehen, moralische Werte zu finden, die ihm Halt bieten würden. Er wollte sogar eine eigene Religion gründen, die kein zukünftiges Leben im Paradies verspricht, sonder das Glück auf der Erde gewährt. Wie besessen analysierte Tolstoi vor allem sich selbst und hielt seine Gedanken in einem Tagebuch fest, das er bis zum seinem Tod führte.

1851 meldete sich Leo Tolstoi als Freiwilliger zum Krieg gegen die rebellischen Tschetschenen und ging nach Groznij. Der Kaukasus beeindruckte Tolstoi mit seiner Natur und der Lebensweise der einfachen Leute, die in einem extremen Kontrast zum Zeitvertrieb der Adeligen und Intellektuellen in den Großstädten stand. Tolstoi mochte diese Gegend, die laut seinem Tagebuch "auf eine komische und poetische Weise zwei Gegensätze verband - den Krieg und die Freiheit".
Von hier aus schickte er seine ersten Erzählungen "Die Geschichte des gestrigen Tages", "Der Überfall" und den Roman "Die Kindheit" zur renommierten Zeitschrift "Der Zeitgenosse" (russ.: "Современник"). Nach der Veröffentlichung seiner Werke im Jahr 1852 wurde Tolstoi sofort als großes Talent anerkannt.
Beschreibung: http://www.russlandjournal.de/mod_pagespeed_static/1.JiBnMqyl6S.gif
Audrey Hepburn als Natascha Rostowa im Film "Krieg und Frieden" (1956)
Nebenbei machte Tolstoi Karriere beim Militär, wurde auf eigenen Wunsch in die Krim versetzt und für seine Tapferkeit im schweren Kampf um die belagerte Festung Sewastopol mit einem Orden und Medaillen ausgezeichnet. Tolstoi verurteilte diejenigen, die Kriege führen, und hielt den Krieg für hässlich und ungerecht. Seine Kriegserfahrungen verarbeitete Tolstoi später in seinem Hauptwerk "Krieg und Frieden".

Beim Kartenspiel verlor Graf Tolstoi viel Geld und musste sein Familiengut in Jasnaja Poljana verkaufen. Später kaufte er im selben Ort ein anderes Haus.

1856 quittierte Leutnant Tolstoi den Militärdienst, ging kurze Zeit später nach Europa und bereiste Deutschland, Frankreich, Italien und die Schweiz. Nach einem kurzen Zwischenstop in Moskau kehrte Tolstoi nach Jasnaja Poljana zurück und eröffnete eine Schule für Bauernkinder. Es folgten weitere 20 Schulen. Begeistert von seinen Projekten, reiste Tolstoi erneut nach Europa, um sich unterschiedliche Schulsysteme und Erziehungsmethoden anzuschauen.
Beschreibung: http://www.russlandjournal.de/mod_pagespeed_static/1.JiBnMqyl6S.gif
Sofia Bers, Ehefrau von Leo Tolstoi
Nach vielen Affären mit Bauerntöchtern und Zigeunerfrauen, träumte Tolstoi von einer richtigen Familie. 1862, also mit 37 Jahren, heiratete er endlich die 18-jährige Tochter eines Nachbars, Sofia Andrejewna Bers (russ.: София Андреевна Берс) und widmete sich zunächst dem Familienleben. Doch bereits 1863 fing Tolstoi an, seinen Roman "Krieg und Frieden" unter dem Arbeitstitel "Das Jahr 1805" zu schreiben. Erste Teile des Romans wurden 1865 mit großem Erfolg veröffentlicht. Der komplette Roman erschien 1869.

In den 70er Jahren entstand der Roman "Anna Karenina". "Alle glücklichen Familien gleichen einander, jede unglückliche Familie ist auf ihre eigene Weise unglücklich", schreibt Tolstoi. Er schildert die Tragödie einer verheirateten adeligen Frau, die sich in einen jüngeren Grafen Wronskij verliebt und an ihrer aus damaliger Sicht "verbrecherischen" Leidenschaft so leidet, dass sie sich schließlich das Leben nimmt. Fjodor Dostojewski sagte über den Roman "Anna Karenina", dass "nichts in der europäischen Literatur damit verglichen werden könnte".
Beschreibung: http://www.russlandjournal.de/mod_pagespeed_static/1.JiBnMqyl6S.gif
Greta Garbo als Anna Karenina (1935)
Mit seiner Frau hatte Tolstoi insgesamt 13 Kinder, fünf starben jedoch im frühen Kindesalter. Ein Zusammenleben mit dem Genie war nicht einfach. Immer wieder verlor er die Kontrolle über sich selbst, wurde hysterisch. Tolstoi liebte seine Kinder, interessierte sich aber mehr als Schriftsteller für ihre Gefühle und verarbeitete diese in seinen Romanen. Doch vor allem eine ständige Analyse von sich selbst lieferte Tolstoi reichlich Schreibstoff. Viele seiner Werke sind mehr oder weniger biographisch und in vielen männlichen Charakteren erkennt man die Gedanken und Eigenschaften des Autors.
Beschreibung: http://www.russlandjournal.de/mod_pagespeed_static/1.JiBnMqyl6S.gif
Leo Tolstoi
In den 80er Jahren erlebte Tolstoi eine geistige und schöpferische Krise. Er setzte sich verstärkt mit der Religion und dem Glauben auseinander und las sogar das Evangelium im Original. Der Dichter versuchte auch, die Bedeutung vom Tod, Sünde, Reue und die Möglichkeit einer moralischen Auferstehung zu ergründen. Immer mehr kritisierte er die Kirche als Institution sowie die enge Verzahnung von Kirche und Staat. Tolstoi sagte, man solle nicht dem Gott dienen, sondern den Menschen und dadurch Gott. Der Konflikt verschärfte sich so sehr, dass Tolstoi 1901 offiziell exkommuniziert wurde. Dies geschah nach der Veröffentlichung des Romans "Auferstehung", in dem der Autor mit tiefstem Abscheu ein Gottesdienst im Gefängnis darstellte.
Wegen der Einschulung seiner Kinder, zog Tolstoi 1882 wieder nach Moskau und ließ sich im Arbeiterviertel Chamowkini (russ.: Хамовники) nieder. Das Leben der Arbeiter im Elend und Armut erschütterte Tolstoi zutiefst. Er verurteilte die moderne Gesellschaft, die soziale Ungerechtigkeit und setzte sich für die Armen ein. Graf Tolstoi bewunderte die einfachsten Menschen und versuchte, das Leben aus ihrer Perspektive zu betrachten. Er kleidete sich wie sie, erledigte schwere körperliche Arbeit und erhoffte dadurch, inneren Frieden zu finden.
Beschreibung: http://www.russlandjournal.de/mod_pagespeed_static/1.JiBnMqyl6S.gif
Leo Tolstoi auf dem Feld in Jasnaja Poljana. Maler I. Repin (1878)
Zu dieser Zeit entstanden Tolstois Werke "Auferstehung", " Die Kreutzersonate", "Der Tod von Iwan Iljitsch", "Hadschi Murat" und andere.
In der Familie von Tolstoi kriselte es immer mehr. Vor allem seiner Frau gefiel es überhaupt nicht, dass Tolstoi auf seinen Privatbesitz und die Rechte an seinen Werken zu Gunsten der Allgemeinheit verzichten wollte. Im Herbst 1910 floh der 82-jährige Tolstoi heimlich aus seinem Haus in Jasnaja Poljana. Doch der weltbekannte Denker und Schriftsteller überlebte die Strapazen der Reise nicht und starb am 20. November 1910 an einer Lungenentzündung. Auf seinen Wunsch wurde Tolstoi auf seinem Gut in Jasnaja Poljana begraben. Der geweihten Erde durfte er nicht beigesetzt werden.
Ein russischer Sommer: Ein mitreißender Film über das letzte Jahr im Leben von Leo Tolstoi
Werke von Leo Tolstoi: Bücher, Hörbücher, Filme
Russische Klassiker
Alexander Puschkin:
Das Leben und die bekanntesten Werke des größten Dichters Russlands
Iwan Gontscharow:
sein "Oblomow" erregte in ganz Russland viel Aufsehen
Fjodor Dostojewski:
erforschte die Natur des Menschen
Anton Tschechow:
seine Dramen zählen zu den meistgespielten Theaterstücken weltweit
Michail Bulgakow:
sein Roman "Der Meister und Margarita" ist in Russland Kult