Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 17. Januar 2016

Bầu cử Tổng Thống Đài Loan: Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan hạ phe Quốc Dân Đảng thân TC

MN theo E-mail cuả bạn từ Paris..............!
  
Bầu cử Tổng Thống Đài Loan: Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan hạ phe Quốc Dân Đảng thân TRUNG CỘNG




Ứng cử viên tổng thống Đài Loan của đảng Dân tiến (DPP) Thái Anh Văn trong một cuộc vận động tranh cử ngày 14/01/2016.
Reuters/Damir Sagolj

Hôm nay, 15 tháng Giêng 2016, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử Tổng thống Đài Loan.
Mít tinh diễn ra tại nhiều thành phố lớn của hòn đảo, với sự tham gia của hàng chục ngàn người ủng hộ ba ứng cử viên chính.

Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), 60 tuổi, một cựu giáo viên luật, lãnh đạo đảng Dân Tiến, dành được sự ủng hộ rộng lớn của cử tri, theo thăm dò dư luận, gần như chắc chắn sẽ đắc cử.
Quan hệ với Trung Quốc sẽ ra sao, nếu đảng Dân Tiến – chủ trương độc lập – giành thắng lợi ?
Đây là câu hỏi rất được quan tâm không chỉ tại Đài Loan và Hoa Lục.

Chính quyền Trung Quốc theo dõi rất kỹ các diễn biến của cuộc tranh cử và các phát biểu của người có khả năng sẽ lãnh đạo Đài Loan.
Nhiều nhà quan sát ghi nhận Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên đối lập Đài Loan.

 AFP dẫn lại một bài xã luận tuần này của Hoàn Cầu Thời Báo - một tờ báo đại diện cho quan điểm cứng rắn của chính quyền Trung Quốc -, theo đó, Bắc Kinh sẽ chống lại mọi mưu toan độc lập của Đài Loan.

Cơ sở cho mối quan hệ, được gọi là « ổn định » giữa chính quyền Quốc Dân Đảng và Bắc Kinh, là « thỏa thuận 1992 ».
Đây là một thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Đài Loan, theo đó hai bên công nhận chỉ có « một Trung Quốc duy nhất », nhưng mỗi bên có quyền giải thích khác nhau về nước Trung Quốc duy nhất này.

Bắc Kinh từ chối duy trì quan hệ với chính quyền Đài Loan nào không thừa nhận đồng thuận này. Trong khi đó, quan điểm của đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn là không thừa nhận một đồng thuận như vậy.

Phát biểu tại Đài Bắc trước những người ủng hộ, ông Chu Lập Luân (Eric Chu), ứng cử viên Quốc Dân Đảng, đảng cầm quyền, khẳng định như là người bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực, khi duy trì mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc.

 Ông nói : « Hoa Kỳ, Trung Quốc và thế giới hy vọng hòa bình giữa hai bờ eo biển và ổn định khu vực. Việc bầu cho tôi sẽ mang lại cho mỗi bên niềm tin ».

 Ứng cử viên Quốc Dân Đảng nhấn mạnh đến nỗi lo mất ổn định trong quan hệ với Trung Quốc để thu hút cử tri.
Reuters ghi nhận một phát biểu của ông Chu Lập Luân đầu tuần này, kêu gọi cử tri bầu cho ông để tránh « chiến tranh » giữa hai bờ eo biển.

Theo các nhà quan sát, chính thái độ thân Bắc Kinh của Quốc Dân Đảng đã khiến ứng cử viên Tổng thống của đảng này mất đi nhiều ủng hộ của cử tri.

 Dưới thời của Tổng thống Quốc Dân Đảng Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou), các quan hệ kinh tế và du lịch giữa Hoa Lục và Đài Loan nở rộ.
Cuộc hội kiến không chính thức hồi đầu tháng 11/2015, giữa nguyên thủ hai bên tại Singapore, là đỉnh điểm của xu hướng sáp lại gần Trung Quốc của Đài Loan.

Tuy nhiên, đông đảo cử tri Đài Loan lại cho rằng chính quyền Quốc Dân Đảng đã cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại Đài Loan và các trao đổi kinh tế trên thực tế chỉ có lợi cho các tập đoàn lớn.

Bên cạnh đó, giới trẻ Đài Loan rất bất bình với Tổng thống mãn nhiệm Quốc Dân Đảng, có quan hệ « quá thân thiết với Trung Quốc, một chính quyền vẫn còn có thái độ rất phản dân chủ », như nhận định của ông Van der Wees, một nhà quan sát có uy tín về Đài Loan, được trang mạng The Guardian dẫn lại.

Nhiều thanh niên Đài Loan lo ngại hệ thống « tuyên truyền tinh vi và nguy hiểm » của Trung Quốc tại Đài Loan.

Trong xã hội Đài Loan, kể từ sau phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương chống thỏa thuận thương mại tự do giữa chính quyền Quốc Dân Đảng với Trung Quốc năm 2014, đã nổi lên nhiều phong trào xã hội và chính trị nhằm đưa tiếng nói của giới trẻ vào chính trường, kháng cự lại những ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Giữa Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc và các phong trào chính trị xã hội khát khao độc lập, ứng cử viên đảng Dân Tiến Thái Anh Văn giữ một thái độ rất thận trọng.

Về quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, bà không công khai bác bỏ thỏa thuận ngầm 1992 nói trên, nhưng ứng cử viên đảng Dân Tiến cũng khẳng định đây chỉ là « một khả năng » trong quan hệ với Trung Quốc.
 Quan điểm của bà Thái Anh Văn là quan hệ Đài – Trung cần phải được duy trì « nguyên trạng ».

Vẫn theo The Guardian, trong một phát biểu hôm nay, 15/01, ứng cử viên Thái Anh Văn một lần nữa nhấn mạnh rằng bà sẽ duy trì các kênh đối thoại mở với Bắc Kinh và « hết sức nỗ lực để duy trì ổn định » trong quan hệ với Trung Quốc.

Đảng Dân Tiến - vốn có chủ trương đòi độc lập – dưới sự lãnh đạo của Thái Anh Văn đã có phần tỏ ra mềm mại hơn, tuy nhiên, AFP ghi nhận, theo nhiều chuyên gia, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc chắc chắn sẽ xấu đi, nếu đảng Dân Tiến thắng cử.
Trọng Thành

*
TAIPEI, Đài Loan (AP) - Quốc Dân Đảng Đài Loan, với lập trường thân Trung Quốc, nhiều phần sẽ thua đảng đối lập, với khuynh hướng độc lập, trong cuộc bầu cử tổng thống hôm Thứ Bảy này. Cử tri Đài Loan hiện đang lo lắng cho rằng kinh tế quốc gia này bị Trung Quốc đe dọa và cũng vì Bắc Kinh luôn đòi hỏi phải thống nhất chính trị.

Ứng cử viên Thái Anh Văn. (Hình: Ulet Ifansasti/Getty Images)
Ứng cử viên Thái Anh Văn của đảng Dân Chủ Cấp Tiến (DPP) có vẻ sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của đảo quốc này, đưa đảng đối lập chính ở Đài Loan trở lại cầm quyền sau tám năm dưới chế độ của Tổng Thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng.
Kết quả cuộc bầu cử quốc hội diễn ra cùng ngày Thứ Bảy hiện chưa có tiên đoán rõ ràng, vì có các thành phần độc lập cũng như các đảng phái nhỏ hơn đang đe dọa sẽ chiếm ghế của cả hai đảng DPP và Quốc Dân Đảng.
Các ứng cử viên dành ngày Thứ Sáu để đi vận động tại khu vực của họ nhằm kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu.
Nếu bà Thái chiến thắng thì điều này sẽ tạo sự không rõ ràng trong mối quan hệ phức tạp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Bắc Kinh đến nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và chờ ngày thống nhất, bằng võ lực nếu cần.
Bà Thái hứa sẽ giữ nguyên tình trạng mặc nhiên độc lập của Đài Loan hiện nay, dù rằng bà từ chối ủng hộ lập luận cho rằng Đài Loan và Trung Quốc là hai thành phần của một quốc gia đang chờ được thống nhất. (V.Giang)
===
Tin giờ chót: Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan
Image copyrightGettyImage captionBà Thái Anh Văn không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" của Bắc Kinh và chủ trương Đài Loan độc lập
Bà Thái Anh Văn thắng cử, nay trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.
Bà Thái, 59 tuổi, là đại diện của Dân Tiến Đảng (DPP) vốn chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc.
Tuy bà chưa tỏ rõ quan điểm nhưng các phe đối lập nói quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc".
Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để lấy lại nếu cần.
Ông Chu Lập Luân (Eric Chu) ứng viên của Quốc Dân Đảng đương quyền đã thừa nhận thất bại.
Ông Chu đã chúc mừng bà Thái và tuyên bố ông rời khỏi chức vụ lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Thủ tướng Đài Loan Mao Trị Quốc cũng từ chức.
Kỳ bầu cử diễn ra chỉ vài tháng sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các lãnh đạo của Đài Loan và Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại Đài Loan thì cả vấn đề kinh tế lẫn mối quan hệ với Bắc Kinh đều đóng vai trò quan trọng, tác động tới lựa chọn của cử tri, phóng viên chúng tôi nói.
Quốc Dân Đảng đã nắm quyền hầu hết thời gian suốt 70 năm qua và đã có những cải thiện trong quan hệ với Bắc Kinh. Chiến thắng của bà Thái lần này mới chỉ là chiến thắng lần thứ hai của Dân Tiến Đảng.
Trước đó là chiến thắng của ông Trần Thủy Biền, người theo đường lối Đài Loan độc lập - trong thời gian ông Trần làm tổng thống, từ 2000 đến 2008, căng thẳng dâng cao trong quan hệ với Trung Quốc.ốc Dân Đảng đang đứng trước nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội
Bà Thái nói bà muốn "duy trì trạng thái hiện thời" với Trung Quốc.
Bà trở thành chủ tịch Dân Tiến Đảng vào năm 2008, sau khi đảng này đối diện với một loạt các cáo buộc tham nhũng.
Bà đã thua trong cuộc tranh cử tổng thống hồi 2012 nhưng sau đó đã dẫn dắt đảng giành được chiến thắng trong các kỳ bầu cử địa phương. Bà giành được ngày càng nhiều sự ủng hộ từ công chúng, một phần nhờ vào sự không hài lòng rộng khắp của người dân đối với cách thức Quốc Dân Đảng và Tổng thống Mã Anh Cửu xử lý kinh tế, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Cuộc bầu cử hôm thứ Bảy diễn ra sau cuộc họp lịch sử giữa Tổng thống Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore hồi tháng Mười Một để có các cuộc thảo luận mang tính biểu tượng - là lần gặp gỡ đầu tiên sau hơn 60 năm qua.
Ông Chu Lập Luân, 54 tuổi, là thị trưởng thành phố Tân Đài Bắc (New Taipei City) và đã trở thành chủ tịch đảng hồi tháng Mười.
Quốc Dân Đảng nay đang có nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội.
BBC

“Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?.

MN:Tuy cách viết.. không bộc lộ hết những điều ông muốn nói nhưng chúng ta cũng hiểu những gì ông muốn nói...khá chính xác và trung thực.........xữ dụng tiếng việt hay gấp ngàn lần bọn cộng sản mù chữ ..ăn nói như bọn côn đồ du đảng thất học...!°


“Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?.

By Stephen B. Young 
 

 
Stephen B. Young
Người Hoa Kỳ, hành nghề luật sư, thông thạo Việt ngữ (vợ người VN).
Không ngờ một người Mỹ  lại rành lịch sử VN.
Bài được gởi qua email từ người bạn trong nước và dưới đây toàn bộ do ông tự viết, xin chia sẻ với mọi người. 

PS: Share với mọi người ở trong và ngoài nước tham khảo. Xin cám ơn.
 
Mở đầu:
"..Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?.."
 
Ai thống trị Việt Nam ngày nay ?
 
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
 
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình. Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
 
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng? Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
 
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ Mác-Lê.
 
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
 
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
 
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
 
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân. Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giữ quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
 
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
 
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
 
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
 
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
 
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
 
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
 
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
 
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào? Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi ?
 
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
 
Ở điểm này, chúng ta hãy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
 
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ Hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
 
Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
 
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức đảng cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?
 
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xâm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt Nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà Nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vững chắc hơn thế của Trung Quốc.
 
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
 
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy. Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rập.
 
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
 
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi. Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
 
Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.
 
Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.
 
Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lệnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.
Trong lịch sử Việt Nam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
 
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
 
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
 
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?
 
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
 
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.
 
Như vậy làm “Mỹ Ngụy” là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
 
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
 
Stephen B. YOUNG