Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 12. Oktober 2014

Giấc mơ hồi huơng





Giấc mơ hồi huơng

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
(Dân ca miền nam)
Ngồi buồn chợt nhớ quê huơng
Con đuờng xưa cũ hàng cau năm nào
Nhớ thuơng cây ổi sau
Con đò còn đó em còn chờ ai ?
Chiều qua ngày đến vần xoay
Nhớ về quê mẹ buồn vuơng mấy mùa
Thuơng hoài ánh nắng chiều tà
Nhớ giòng sông cũ chảy về quê em
Trăng lên rực sáng đêm hè
Anh đi nặng chĩu bóng hình năm xưa 
Chợ hoa mùa hội năm nào
Tay trong tay đó ngọt ngào dịu êm
Đã đi cho hết đoạn truờng
Bao ngày mong đợi  cho dài tháng năm
Thôi thì gỡi đám mây cao
Bay về chốn cũ một lần thăm quê
Giấc mơ êm ái ngọt ngào
Giật mình chợt tỉnh lòng thơ thẩn buồn
Mây Ngàn@ mồng hai tháng bãy hai ngàn muời bốn!


Buồn



Buồn

Lanh buồn chiếc lá thu rơi
Mưa rơi rôi nhẹ uớt mi ai rồi
Buồn theo gió cuốn mây trôi
Buồn theo niên kỷ
Buồn vuơng tháng ngày
Bay lên chín vạn từng trời
Quê huơng nhỏ lệ anh ngoài dặm xa
Đứng đây ngóng mãi bên bờ
Nhìn về quê cũ lòng nao nao buồn
Tung tăng cánh én ngàn khơi
Anh đi bỏ lại một trời nhớ thuơng
Về đi anh nhá quê mình*
Chiều qua anh đến bến bờ xa xưa
Thóang trông con nuớc xa xa
Mơ về cố quốc long nao nao buồn
Mây Ngàn@ đầu thu 17.09.2014

Cuộc Thảm sát dã man cuả bọn Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng tại Công truờng Thiên An Môn ngày 4.tháng 6 1989


 MN: nhân cuiộc biểu tình cuả sinh viên ,họcsinh tại Công truờng thuơng mại cuả Huơng cảng(Hong Kong) trong nhiều tháng qua khi họ nổi dậy đói quyền tự do,dân chủ cho thành phố Huơng cảng mà bọn cầm quyền Trung cộng đã ký kết trong Hiệp định  giao trả lại cho Trung hoa khi vuơng quốc Anh (United Kingdom) dã ký kết với bọn chúng ,nhưng trong năm nay bọn chúng ,lũ cộng sãn trung hoa cố tình lộ âm mưutthâm hiểm cuả bọn chúng ,dẹp bỏ mọi quyền tự do ,dân chủ mà chúng đả ký ,đưa một  tên tay sai cuả chúng để lãng đạo chánh phủ Hương cảng và dẹp bỏ mọi cuộc bầu cử tự do ở nơoi đây !!vì thế Mây ngàn muốn nhắc nhở lại cuộc biểu tình cuả Sinh viên học sinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và bị bọn dã man súc vật Đặng Tiểu bình và đồng bọn cuả chúng tên sát nhân Lý Bằng đã cho cái gọi là Quân đội cuả nhân dân xã súng bắn vô các thanh niên ,thiếu nữ học sinh ,sinh viên và công nhân vô tội ,khi họ đứng lên đòi tự do dân chủ ,dẹp bỏ ccái đãng hủ lậu ,ngu dốt ,tàn ác cuả lũ cộng sản vô thần ,giết nguời đã kềm kẹp ,khống chế dân Trung hoa sau nhiều thế kỹ ,họ muốn hít thở bầu trời tự do ,dân chủ nhưng bị bọn chúng giết hại ,và thảm sát ,hơn 10000 nguời bị giết,bị xe tăng cán chết và bị lưu đày bắt bớ sau đó một trong nhiều sinh viên này bị điên khùng và mất trí khi bị bọn chúng điều tra,và trả thù sau khi anh đã quăng trứng thúi 7 lần lên chân dung cuả tên giết nguời Mao Trạch Đông cũng như chịu án tử hình,án tù ,cải tạo từ 10-15 năm trở lên !
!MN. tam phỏng dịch theo tài liệu cuả đài  truyềnh hình Giáo dục và tin tức Phoenix cuả Cộng Hoà liên bang Đức
các bạn cũng có thể theo dõi qua tài liệu cuả Bách Khoa Toàn thư( Wikipedia) sau dây :
http://en.wikipedia.org/wiki/Tiananmen_Square_protests_of_1989

Hồng Kông Biểu Tình, Việt Nam Có Run Không?


Hồng Kông Biểu Tình, Việt Nam Có Run Không? Posted on October 3, 2014 by HNSG Quang cảnh cuộc đụng độ ở Mong Kok – 03 tháng 10. Người biểu tình bao quanh lều BTC biểu tình ở Mong Kok Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông đã dạy cho cả Bắc Kinh và Hà Nội bài học để đời: Đã nói phải làm, nuốt lời dân khó để yên. Lý do người dân Hồng Kông, một trong những “Đặc khu Hành chính” (Special Administrative Region, SAR) của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nổi loạn vì vào ngày 31/08/2014 viện Đại biểu Đại hội Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) đã quyết định không cho phép Hồng Kông được tổ chức bầu cử tự do chức vụ Đặc Khu Trưởng (Chief Executive) vào năm 2017 mà các ứng cử viên, theo dự kiến có thể từ 2 đến 3 người, phải được đề cử bởi một Ủy ban do Bắc Kinh kiểm sóat. Một đọan trong quyết định này quy định rằng “chỉ có những ai yêu Tổ quốc và yêu Hồng Kông mới được cho phép ứng cử” (only candidates who “love the country, and love Hồng Kông ” would be allowed.). Như vậy rõ ràng quyền ứng cử và quyền tự do lựa chọn của khỏang 5.000.000 (5 triệu) cử tri trong số trên 7 triệu dân Hồng Kông đã bị tước bỏ, trái với cam kết của Bắc Kinh khi Trung Quốc tiếp nhận lại Hồng Kông từ nước Anh ngày 01 Tháng 07 năm 1997, sau khi bán đảo này thuộc quyến cai trị của Anh quốc từ năm 1842, kể cả trong thời gian 99 năm thuê mướn. Trong các cuộc thương thuyết để sang tay chủ quyền, hai bên đồng ý nhân dân Hồng Kông tiếp tục được hưởng chế độ “Một Quốc gia, Hai Chế độ” (“One Country, Two Systems”), theo sáng kiến của lãnh tụ “mở cửa” Đặng Tiểu Bình. Thỏa hiệp này cho phép Hồng Kông được độc lập về chính quyền, chính sácch đối nội, duy trì các quyền tự do của người dân, kể cả tự do ngôn luận và tự do biểu tình trong thời hạn 50 năm. Tuy nhiên nhà nước trung ương (Trung Quốc) được quyền kiểm soát đối ngọai và an ninh quốc phòng. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên nhân dân Hồng Kông biểu tình chống những chính sách “phản dân chủ” và “cưỡng bách dân phải làm theo ý muốn của Bắc Kinh” của Chính quyền Trung ương và của viên Đặc Khu Trưởng thân Trung Quốc, Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh). Ý NGHĨA LỚN Tuy nhiên, lần biểu tình dài ngày kỳ này có nhiều ý nghĩa chính trị đặc biệt: 1) Nó trực tiếp chống lại quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Trung Hoa, và là một thách thức chính trị nội bộ đầu tiên đối với lãnh tụ đầy quyền lực Tập Cận Bình, kể từ khi ông đắc cử Tổng Bí thư đảng ngày 15/11/2012 và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa từ ngày 14/03/2013. 2) Lãnh tụ cuộc xuống đường lại không phải là một chính khách đối lập hay là người lớn tuổi mà là anh Joshua Wong (Hòang Chí Phong), 17 tuổi, học sinh Trung học cấp trung. Giấy khai sinh của Hòang Chí Phong ghi anh sinh tại Hồng Kông ngày 13 tháng 10 năm 1996. 3) Tuy nhỏ tuổi nhưng anh và người bạn cùng lớp Ivan Lam đã cho ra đời Tổ chức đấu tranh lấy tên là “Scholarism”, tạm dịch là “nhóm Trí Gỉa” từ năm 2011. Thành tích nổi tiếng đầu tiên của anh diễn ra năm 2012 khi anh và các bạn mở cuộc biểu tình phản đối chủ trương cưỡng bách của Chính quyền Hồng Kông buộc học sinh và sinh viên phải học một khóa được gọi là “Luân lý Yêu nước” (moral and national education). Cuộc phản đối lan rộng mau chóng vì được đa số phụ huynh và các tổ chức dân sự xã hội và nhân quyền tham gia khiến Chính quyền phải hủy bỏ. Việc làm thành công thứ hai là khi Hòang Chí Phong phản đối dự án xây dựng hệ thống đường “xe lửa tốc hành” vì nhóm của anh cho rằng, dự án này sẽ gây tốn kém và đe dọa an tòan cho người dân vì Hồng Kông là vùng đất ít lại dân đông. 4) Nhóm Scholarism có một kế họach phản đối những việc làm sai trái của Chính quyền rất kỷ luật, chống bạo lực và gây hấn để tránh bị cảnh sát lấy cớ đàn áp dẹp tan. Họ không xô xát với những nhóm người biểu tình ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, và cũng rất lễ độ khi cắm bảng “xin lỗi khách bộ hành” vì phải vượt qua những chướng ngại vật do họ đặt trên các khu công cộng như lều ngủ hay bàn ghế cho học sinh vừa biểu tình lại có thể làm bài tập để đến lớp học ngày hôm sau, hoặc đặt lên đó những trạm cứu thương. 5) Một điểm bất thường khác, theo các Thông tín viên có mặt tại hiện trường, những học sinh và sinh viên tham gia biểu tình đã thay phiên nhau đến lớp và biểu tỉnh để không bị cha mẹ quở mắng. Họ cũng biết vận động có được lương thực, nước uống, dù che mưa nắng cho người biểu tình một cách tươm tất nên ai cũng hài lòng. Thậm chí họ còn chia nhau đem các chai xịt nước, hay có pha dầu thơm tưới lên đầu người biểu tình để chống nóng và mùi nồng nực phát ra từ cơ thể. 6) Việc sử dụng dù cũng mang ý nghĩa chính trị khi trên đó có các khẩu hiệu đòi dân chủ và kêu gọi bảo vệ tài sản của nhân dân Hồng Kông. 7) Sau cùng là vào mổi buổi sáng hôm sau, đòan người biểu tình đã tự động quét dọn rác rưởi, cho vào bao để đem đi tiêu hủy gọn gàng. Và đặc biệt hơn, họ không gây trở ngại nào cho sinh hoạt kinh tế, ngân hàng và thị trường chứng khóan quan trọng của Hồng Kông và của cả Trung Quốc. Tất cả những việc làm “lạ lùng” này chỉ xẩy ra tại Hồng Kông mà không thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới có các cuộc biểu tình của người dân chống chính quyền khiến cho dân Hồng Kông, kể cả những đòan biều tình “thân Trung Quốc”, đối lập với anh Hòang Chí Phong cũng phải ngả mũ thán phục nhóm Scholarism. Tuy vậy cũng đã diễn ra những vụ xô xát nhỏ giửa người biểu tình và cảnh sát vào ngày Thứ Sáu 26/09 (2014) khi lực lượng cảnh sát dùng lựu đạn cay để giải tán đám đông. Có khỏang 83 người bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Lãnh tụ Hòang Chí Phong cũng đã bị cảnh sát bắt giữ đến 2 ngày trong cuộc đụng độ này, trong khi những sinh viên và học sinh khác được phóng thích chỉ sau vài tiếng bị bắt về đồn cảnh sát. Sau đó, lực lượng cảnh sát rút lui vì dân biểu tình vẫn kiên tâm bất tuân lệnh “về nhà đi học” và tiếp tục biều tình ngày một nhiều hơn. Vào ngày lễ Quốc khánh kỷ niệm 65 năm thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 01/10 (2014), đòan biểu tình do anh Hòang Chí Phong cầm đầu đã hành động chống lại chính quyền Trung ương Bắc Kinh và quyết định của Quốc hội ngày 31/08/2014 bằng cách quay lưng lại lễ thượng cờ Trung Quốc và cờ Hồng Kông và đặt chéo hai tay qua đầu như một biểu tượng “bất tín” đối với nhà nước. Họ cũng yêu cầu Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức vì ông này chỉ biết tuân theo lệnh Bắc Kinh mà bỏ quên quyền lợi của nhân dân Hồng Kông. Họ Lương cũng là người bênh vực cho quyết đình của Quốc hội Trung Hoa cho rằng, chí ít thì người dân Hồng Kông cũng được quyền đến phòng phiếu để “bỏ phiếu trực tiếp bầu người Đặc Khu trường vào năm 2017”, thay vì để cho 1,200 người của Ủy ban Tổ chức Bầu cử bỏ phiếu thay cho họ. Lời tuyên bố của họ Lương đã bị coi như “đổ dầu vào lửa” và coi thường sự hiểu biết về dân chủ của dân Hồng Kông nên nhiều lãnh tụ biểu tình tuyên bố họ không muốn nói chuyện với ông ta mà chỉ muốn đối thọai trực tiếp với đại diện của Bắc Kinh mà thôi. Những người biểu tình cũng cho rằng, quyết định dành quyền chọn ứng cử viên tranh chức Đặc Khu trường Hồng Kông cho Ủy ban tuyên chọn của Bắc Kinh là chống lại dân chủ và đi ngược lại nguyện vọng của người dân Hồng Kông. Họ cũng nói hành động của Quốc hội đã phản bội lại những cam kết trước đây của Nhà nước khi nhận Hồng Kông từ tay nước Anh năm 1997. VIỆT NAM CÓ RUN KHÔNG? Khi xẩy ra vụ biểu tình ở Hồng Kông thì nguyên nhân biểu tình đã nhắc người Việt Nam cũng nên nhớ rằng họ cũng đã “bị phải bỏ phiếu” cho những ứng cử viên do Mặt trận Tổ quốc hiệp thương tuyển chọn từ bao nhiêu chục năm nay. Từ các cuộc bầu cử Xã lên đến Huyện, Tỉnh, Thành và Quốc hội từ giai đọan chọn ứng cử viên đến vận động bầu cử và kiểm phiếu cũng đều do một tay Mặt trận Tổ quốc làm từ đầu đến cuối. Vì vậy ở Việt Nam mới có câu “đảng cử dân bầu” khiến cho các cuộc được gọi là “bỏ phiếu” chỉ là gỉa tạo và cực kỳ phản dân chủ. Thậm chí có nơi chưa bầu mà cử tri đã biết phải bỏ phiếu cho ai, hay được chỉ thị “từ lãnh đạo” phải loại bỏ ứng cử viên nào để cho số người “trúng tuyển” được đủ số! Cũng quanh chuyện bầu bán thì còn cả chuyện kê khai tài sản của ứng cử viên, nhưng người dân lại “không được quyền thắc mắc”, hay cắc cớ muốn được xem có thật hay khai khống ? Nhưng đối với các Ban Mặt trận trong cả nước thì hồ sơ ứng cử nào cũng “hòan hảo” và “không có ai thắc mắc gì ráo trọi” nên số phiếu đắc cử đạt 99% là chuyện thường! Vậy thì vụ người dân Hồng Kông biểu tình chống Chính quyền Bắc Kinh áp đặt dân bầu người của đảng chọn vào năm 2017 có khác gì ở Việt Nam đâu mà sao nhân dân Việt Nam không dám phản đối? Chẳng nhẽ lối làm của Bắc Kinh trắng trợn và phi dân chủ hơn của đảng Cộng sản Việt Nam hay sao ? Hay là vì người dân



Hồng Kông chưa quen với cách “ăn,ngủ,làm việc và thư gĩan theo chỉ thị của đảng” như dân Việt Nam nên mới “giở chứng được voi đòi tiên” ? Hơn thế nữa, khi nhân dân Hồng Kông biết đấu tranh bảo vệ quyền con người và quyền tự quyết để chống lại Chính quyền Bắc Kinh ăn nói ngạo ngược và nuốt lời đã hứa thì họ không bị đán áp dã man như đồng bào họ năm 1989 ở Quảng trường Tiananmen. Ngược lại ở Việt Nam thì nhà nước lại cho công an, côn đồ đàn áp không nương tay và bắt tù những người đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trên đất liền và xâm phạm chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông thì cách hành sử này của đảng và nhà nước CSVN có nên bị liệt vào loại “nối giáo cho giặc” không ? Hay là khi chân Lãnh đạo đã run khi đứng trước các Lãnh tụ Tầu từ Giang Trạch Dân năm 1990 đến Hồ Cẩm Đào và giờ đây Tập Cận Bình (2014) thì chuyện bảo vệ quyền tự quyết cho dân chống lại quân thù không còn quan trọng bằng việc đảng phải tồn tại để “sống chung hòa bình” với hàng xóm, tuy điêu ngoa đấy nhưng mà chung lý tưởng Cộng Sản cũng vẫn còn tốt chán ? Có một “điểm son” phải dành cho “làng báo của Đảng CSVN” trong vụ biểu tình chống Bắc Kinh ở Hồng Kông là ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã “bật đèn xanh” cho họ được hàng ngày loan tin về biến cố này trong khi nhà đương cuộc Bắc Kinh đã cấm báo chí ở nội địa không được nói gì đến chuyện Hồng Kông khiến cho 1.3 tỷ người ở đất liền không hay biết gì về những việc mà cả thế giới đều biết. Cũng có lẽ Lãnh tụ Tập Cận Bình biết rằng thà đừng cho dân Hoa Lục biết còn hơn phải đối phó với những vụ nổi loạn đòi tự do khác của dân Tân Cương và Tây Tạng vốn đã tìm mọi cách để thoát ách thống trị của Bắc Kinh. Tuy nhiên trong trường hợp Việt Nam thì cũng rất khó biết rõ tại sao “ Bộ Chính trị 16 người của đảng CSVN” đã để cho báo chí được tự do thông tin về những việc xẩy ra ở Hồng Kông, nhưng quyết định này hiển nhiên sẽ giúp cho Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lợi thế hơn trong chặng đường thương thuyết sau cùng để gia nhập Tổ chức Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) với 11 nước khác do hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu. Bởi vì ngoài quyền tự do ngôn luận và báo chí, Việt Nam còn bị Hoa Kỳ áp lực phải tôn trọng nhân quyền và quyền được lập nghiệp đòan lao động của công nhân thì Hoa Thịnh Đốn mới đồng ý để Hà Nội gia nhập TPP và bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.-/- Phạm Trần

Bắc Kinh-Bạo lực cách mạng ??


Tuấn Khanh - Khi Trung Quốc chuyển lửa Cách Mạng Văn Hoá vào Hồng Kông
T3 của lớp Đạo Đức và Luật Truyền Thông Đại Chúng (Media Law and Ethics), ngay khu liên kế Meng Wah, một sinh viên đến từ Trung Quốc đã tìm cách tấn công thầy giáo khi ông này đang giảng bài bằng tiếng Anh, chứ không bằng tiếng Trung Quốc.

Ông Cliff Buddle (trái), giảng viên ở Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc Li (phải) giả danh, tấn công ông trước giảng đường, đòi ông không được dạy bằng tiếng Anh

Câu chuyện bạo lực mới nhất, vừa xảy ra ở Hồng Kông đang cảnh báo về một cao trào Cách mạng Văn Hoá kiểu mới, do Trung Quốc phát động, có thể nhanh chóng gây ảnh hưởng đến vùng nói tiếng Hoa chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, hoặc ở các những quốc gia “anh em” như Việt Nam.

Tờ South China Morning Post (SCMP) tường thuật cho biết chiều ngày 6 tháng 10/2014, tại Đại học Hồng Kông, ngay trong giảng đường T3 của lớp Đạo Đức và Luật Truyền Thông Đại Chúng (Media Law and Ethics), ngay khu liên kế Meng Wah, một sinh viên đến từ Trung Quốc đã tìm cách tấn công thầy giáo khi ông này đang giảng bài bằng tiếng Anh, chứ không bằng tiếng Trung Quốc.

Ông Cliff Buddle, người Anh, chuyên gia về pháp lý, biên tập viên của tờ SCMP đã bị tấn công bị cách tàn bạo bởi một sinh viên có tên là Vangary Li, 27 tuổi. Trong một bài giảng, người sinh viên này đột ngột đứng lên, hét trước giảng đường “Hồng Kông đã chuyển giao về Trung Quốc 17 năm nay rồi, tại sao mày cứ nói bằng tiếng Anh vậy?”. Người giảng viên 50 tuổi này đã bị Li xông đến đấm vào ngực. Nhưng trong một tường thuật trên facebook, một nhân chứng nói rằng ông thầy còn bị đập liên tục bằng một cuốn sách dày, bọc bìa da màu đen vào mặt và tay. Ngay khi có tiếng sinh viên thét lên gọi cảnh sát, tay Li này đã thản nhiên nói “chuyện nhỏ” (No problem) và tiếp tục tấn công ông Cliff cho đến khi các sinh can ngăn, rồi cảnh sát ập đến giải đi.

Khi bước vào giảng đường, sinh viên này tự giới thiệu là người mới chuyển đến từ Đại học Thanh Hoa, ở Bắc Kinh. Tuy vậy sau đó, Ban giám đốc đại học Hồng Kông rà soát lại và khẳng định rằng không có ai như tên như Li trong danh sách cả. Vài tiếng đồng hồ sau đó, an ninh đã được siết chặt ở học khu Pok Fu Lam để tránh tình trạng trà trộn như trên.
Báo SCMP tức giận cho biết họ sẽ điều tra mọi cách để tìm cho ra lý do và âm mưu của việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan như vậy ở Hồng Kông. Bản tin cũng cho biết bệnh viện xác nhận ông Cliff Buddle bị thương ở ngực và ở tay.

Bất kỳ ai đã sống hoặc đã đọc những gì diễn ra ở Trung Quốc từ 1966 đến 1976, đều có thể hiểu loại kịch bản gì đang bắt đầu trình diễn ở Hồng Kông lúc này. Hơi nóng chủ nghĩa dân tộc cực hữu vừa phấn khích, vừa khủng bố đang được Bắc Kinh gửi tới 7 triệu người Hồng Kông. Hiện trạng giống như những kẻ đeo ruy-băng xanh cực tả, sẳn sàng ăn sống nuốt tươi giới sinh viên biểu tình “chống đảng”. Mùi vị của Đại Cách Mạng Văn Hoá mà lâu nay bán đảo tự do này chỉ nghe qua truyền hình, báo chí, sách vở… nay đã thật sự xuất hiện, nhưng chỉ khác là ở một tầng mức khác, một kiểu đạo diễn khác.

Người ta có thể hình dung đám đông tuyên bố chỉ lo miếng cơm chứ không cần dân chủ, yêu độc tài hơn tự do… đang im lặng tràn vào hàng ngũ Umbrella Revolution để quậy phá, khích động… sẽ là khởi đầu cho sự tan nát của môi trường sống ở đây. Trên trang SCMP, cũng như các trang facebook đưa tin chuyện này, đã nhanh chóng xuất hiện một lượng lớn những người vào bình luận tán thưởng, thậm chí bày tỏ việc đòi Hồng Kông phải “Trung Quốc” hơn nữa. Dư luận viên của chính quyền, những người bị những blogger tự do mỉa mai là “thành phần 50 xu” (tức ám chỉ thành phần chuyên viết nội dung cực hữu được Bắc Kinh trả công 50 xu cho một chữ) đã tràn vào, tạo tâm lý hoang mang với không ít người dân Hồng Kông, cũng như đại lục.

Không bao lâu nữa, Hồng Kông sẽ sớm trở thành một trại tập trung có điều kiện, hơn là “một quốc gia hai chế độ” mà Bắc Kinh từng thoả thuận. Dĩ nhiên, một khi lòng yêu nước, yêu đảng phô diễn vừa được trợ lực, vừa được nhận tiền… thì hạng người đê tiện ở Trung Quốc hay Việt Nam đều dễ dàng tìm thấy. Không cần dùng trực tiếp quân đội hay công an nữa, Bắc Kinh nay đã thay bằng chiến lược tưới bón cho mầm hung ác của một dân tộc trỗi dậy, để dân tộc mình tự xâu xé, tự tiêu diệt lẫn nhau. Những kẻ lãnh đạo chỉ cần xoa tay mỉm cười và thưởng thức từng chương hồi ghê tởm nhất mà mình dựng nên.

Cộng sản – ông thầy của bạo lực, chia rẽ, sợ hãi – đã khôn ngoan hơn trong cuộc tổ chức những cuộc tận diệt trong lòng dân tộc như vậy, im lặng và hiệu quả hơn trước mắt theo dõi của thế giới. Điều kinh tởm là sau bao nhiêu ấy năm tội ác, chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn sẳn sàng làm mọi cách, thậm chí không ngần ngại huỷ diệt sức sống nội tại của dân tộc mình, để thượng tôn làm kẻ nắm quyền cai trị. Với dân tộc của mình, Bắc Kinh đã vậy, thử hỏi với các quốc gia lân bang, họ còn hiểm độc và tráo trở đến dường nào?

Việt Nam đã trãi qua, đã đủ kinh nghiệm đau thương để nhìn thấy những gì ở Hồng Kông hôm nay, vốn là trái đắng mà dân tộc đã phải nuốt nghẹn đau thương. Ai cũng thấy, ai cũng biết. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam còn ôm ấp 16 chữ vàng và trung thành với con đường Cộng sản Maoist đến chừng nào?


Tuấn Khanh

Hong Kong nổi dậy chống tập quyền Trung cộng



Hồng Kông
Cuộc biểu tình
 nổi dậy mới tại Hồng Kông

Sau khi hội đồng thành phố Bắc Kinh tuân thủ pháp giảm một cuộc thảo luận kế hoạch với các sinh viên, họ đã một lần nữa bắt đầu một cuộc biểu tình tuần hành hôm thứ Sáu. Vào đêm người biểu tình đã cắm trại trên đường.
Một đường phố đầy đủ của những người biểu tình tại Hồng Kông (ảnh: RTR)

Hàng ngàn nhà hoạt động diễu hành qua trung tâm thành phố Hồng Kông. Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc biểu tình hàng loạt kế hoạch vài trăm người biểu tình đã được thực hiện trong khu tài chính của thủ đô kinh tế trút sự tức giận của họ đối với thái độ của không khí chính quyền thành phố Hồng Kông. Lãnh đạo sinh viên có các công dân của thành phố trước đây gọi là để ngăn chặn tất cả các huyện của Hồng Kông trong một cuộc biểu tình mới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án các cuộc biểu tình. "Chính phủ Trung Quốc là chính nó mạnh mẽ chống lại bất kỳ hoạt động bất hợp pháp ở Hong Kong," phát ngôn viên Bộ Hong Lei ở Bắc Kinh cho biết. Đồng thời Bắc Kinh cho biết chính phủ Hồng Kông để hỗ trợ. Chính quyền trung ương đứng đằng sau các hành động pháp lý của các quan chức.
Bài xã luận đề nghị
Không có hợp đồng với một học sinh trong tầm nhìn

Chính phủ Hồng Kông đã hủy bỏ các cuộc đàm phán với các sinh viên. Các vị trí có sẵn là không thể hòa giải, cho dù phong trào phản đối có sức mạnh để biết thêm các cuộc đình công và phong tỏa, mở cửa. (2014/10/10)
Tham vấn chính phủ Đức-Trung Quốc tại Berlin
Hồng Kông cho biết từ cuộc trò chuyện với sinh viên
Nhấn mạnh dân chủ ở Hồng Kông
Cái nhìn của Đài Loan tại các cuộc biểu tình tại Hồng Kông

Lãnh đạo biểu tình kêu gọi bà Merkel

Trước khi bắt đầu các cuộc biểu tình mới của sinh viên đại diện và lãnh đạo cuộc biểu tình Joshua Wong kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel để hỗ trợ các nguyên nhân của những người biểu tình Hồng Kông trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại các cuộc tham vấn chính phủ Đức-Trung Quốc tại Berlin vào ngày thứ Sáu.

"Nó sẽ rất hữu ích cho chúng tôi nếu Thủ tướng Merkel hôm nay đề cập đến các cuộc biểu tình tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc", Wong 17 tuổi nói với "Bild" báo. "Chúng tôi đã cho đến nay đã nhận được quá ít sự hỗ trợ từ các chính trị gia ở phương Tây," Wong nói. Chỉ khi Đức và châu Âu gây áp lực lên Trung Quốc và cho thấy tình đoàn kết với những người biểu tình, các cuộc biểu tình có cơ hội. Tại các cuộc tham vấn liên chính phủ Đức không thể cung cấp các khía cạnh kinh tế một mình ở phía trước.

Đài Loan kêu gọi Bắc Kinh để cải cách

Trước buổi làm việc, Thủ tướng kêu gọi các lực lượng an ninh Trung Quốc trong các cuộc biểu tình để kiềm chế. Họ hy vọng sẽ có một phản ứng thận trọng của cảnh sát, cho biết thủ tướng. Quyền nhân dân tự do ngôn luận phải được tôn trọng. Ở ngoại ô ngày nay tham vấn Trung Quốc-Đức Merkel nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình đã xa này khá yên bình. Họ hy vọng rằng ở lại như vậy.
Joshua Wong đứng trước những người biểu tình (Ảnh: RTR)

Joshua Wong hy vọng sẽ hỗ trợ thủ tướng

Nói cách rõ ràng đến đây từ Đài Loan. Tổng thống Mã Anh Cửu đã kêu gọi Bắc Kinh để cải cách dân chủ. "Bây giờ là thời điểm thuận lợi," Ma cho biết hôm thứ Sáu tại địa chỉ của mình vào ngày Quốc khánh. Với sự giàu có ngày càng tăng, dân số đòi hỏi sự chắc chắn pháp lý và dân chủ hơn. Tại Hong Kong, Bắc Kinh nên bắt đầu cải cách cho cả nước.

Phản đối ứng cử viên thành lập

Chính phủ ở Bắc Kinh coi Đài Loan, hóa đơn chính nó như là nước Cộng hòa của Trung Quốc như một tỉnh ly khai. Cộng hòa Nhân dân sẽ thay mô hình Hồng Kông "một quốc gia, hai chế độ" cũng áp dụng cho Đài Loan. Trong khi các cựu thuộc địa Anh ở Hồng Kông là một phần của Cộng hòa Nhân dân, nhưng được quản lý như là một lãnh thổ riêng biệt và có hệ thống kinh tế và pháp lý riêng của mình.

Phong trào dân chủ tại Hồng Kông, mà tự cho mình trong hai tuần trên đường phố nghe, mong muốn đặc biệt là đối với quyết định của giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh, sau năm 2017 chỉ thúc đẩy các ứng cử viên nhất định để được thừa nhận trong cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền Hồng Kông. Vì vậy, những người chỉ trích chính phủ hầu như không có cơ hội. Hàng chục ngàn người vào những thời điểm tham gia vào các cuộc biểu tình.