Cố Hải Quân Trung tá Ngụy Văn Thà Hạm Truởng Hộ tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10
|
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Đề Dốc Trần Văn Chơn
TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 17/1/1974: Ngày 16/1/1974 khi 6 sĩ quan bộ binh VNCH và một cố vấn Mỹ từ tàu Lý Thường
Kiệt HQ-16 thực hiện cuộc tuần tra tại HS thì phát hiện hai chiếc tàu đánh cá
võ sắt của TC đang đỗ bộ toán quân hổ trợ của TC ở đảo Duy Mộng (Drummond
island) thuộc nhóm Lưỡi Liềm và họ cũng thấy các binh lính của TC đang quanh
quẩn một công sự ở đảo Quang Hòa (Duncan island), với một chiếc tàu đổ bộ
(landing ship) và hai chiếc tàu có trang bị hỏa tiễn (Kronstad-class guided
missile gun boats). Họ báo cáo sự phát hiện này về Saigon và HQVNCH đã điều
thêm 3 chiến hạm ra HS để đối đầu vớI TC.
Phía VNCH có 4 chiến hạm
– 2 tuần dương hạm (Cruiser, frigates), 1 khu trục hạm (Destroyer, Corvette),
và 1 hộ tống hạm.
- Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16, tương tự như tàu HQ-5, do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng (vốn là tàu USS Chicoteague, hạ thủy năm 1942). HQ-16 đến HS vào sáng ngày 16.
- Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, là chiếc hạm tối tân nhất của HQVNCH. HQ-4 vốn là tàu hộ tống USS Forster của Mỹ, vào biên chế năm 1944. HQ-4 đến HS vào tối ngày 17.
- Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 (nguyên là tàu USS Castle Rock của HQ Mỹ vào năm 1944) do trung tá Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng. ĐạI tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận chiến ở trên tàu HQ-5 này. HQ-5 đến HS vào sáng ngày 18.
- Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 (vốn là tàu quét mìn USS Serene AM-300 của HQ Mỹ, hạ thủy vào năm 1943) do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng. HQ-10 đến HS cùng lúc với HQ-5, sáng ngày 18.
Phía TC có 3 chiếc tàu
khu trục hạm loại nhỏ và rất cũ, gồm PLAN (People’s Liberation Army Navy) #
271, #274, và # 389.
So sánh tương quan lực lượng hai bên thì HQVNCH hơn
hẳn TC.
Diễn biến trận chiến theo lời kể của trung tá Lê văn Thự, hạm trưởng HQ-16
Theo ông Lê văn Thự, những gì đại tá Hà Văn Ngạc,
người chỉ huy trận chiến, và trung úy Đào Dân, viên sĩ quan có mặt trên chiếc
HQ-16 do ông Thự làm hạm trưởng viết về trận chiến HS là không đúng sự thật.
Quần đảo HS trong nhóm Lưỡi Liềm gồm các đảo nằm quay
quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn vào bên trong lòng chảo đó thì phải
theo hai lộ trình: một cái ở giữa đảo HS (Pattle island, mà VNCH còn gọi là đảo
Khí Tượng vì có đài khí tượng do Pháp dựng lên) và đảo Cam Tuyền (đảo Hữu Nhật,
Robert Island), còn cái kia ở giữa hai bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Còn những chỗ khác tàu không vào được vì đá ngầm và san hô. VNCH chỉ có một
trung đội Địa Phương Quân thuộc tiểu khu Quảng Nam trấn đóng trên đảo HS mà
thôi vì chỉ có đảo này là có nước ngọt.
- Ngày 15/1/1974 tàu HQ-16 do ông Thự chỉ huy được lệnh ra công tác đảo HS, chở theo một cố vấn Mỹ và một thiếu tá bộ binh thuộc quân đoàn I.
- Tàu khởi hành tối ngày 15 và đến HS sáng ngày 16. Khi đến nơi, địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên thiếu tá bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa ông thiếu tá này về lại Đà Nẵng, ông Thự rời đảo HS, thả trôi tàu gần đảo Quang Hòa. Nhìn qua ống nhòm, ông thấy trên đảo QH có một dãy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái, và thấy có khoảng chừng 4, 5 người di chuyển tới lui dãy nhà này. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng theo ông Thự thì chắc là người Trung Hoa vì cách đảo QH chừng 20 hải lý có căn cứ của Trung Cộng. Ông báo cáo tất cả những gì ông thấy về BTLHQ vùng I và chờ lệnh.
- Trưa ngày 16/1/1974 một chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng.
- Tối ngày 17, Bộ Tư Lệnh HQ gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra, và chuyển lên tàu HQ-16 bằng xuồng cao su.
- Sáng ngày 18: HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực HS
- Khoảng 10 giờ sáng ngày 18, đt Ngạc ra lệnh cho tr/t Thự đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo HS, sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo QH, và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc. Sau khi hoàn thành việc đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo HS, ông Thự vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo QH để đổ bộ toán người nhái thì một tàu TQ xuất hiện, cản mũi, không cho tàu tiến gần đến đảo. Đó là chiếc tàu PLAN #271, nhỏ hơn tàu HQ-16 nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn. Tr/t Thự báo cáo với đt Ngạc và sau đó lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo QH vào chiều ngày 18. Tàu HQ-16 không vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô, đậu xa bờ khoảng 1, 2 hải lý nên toán người nhái phải dùng thuyền cao su để vào bờ. Toán người nhái rời tàu chừng non 1 tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Vài phút sau thì nghe báo cáo một thiếu úy người nhái bị bắn chết và họ xin rút lui vì không thể vào bờ được. Ông Thự báo cáo đt Ngạc và đồng ý cho rút lui. Toán người nhái trở về lại HQ-16.
- Chiều ngày 18, khoảng 6 giờ, đt Ngạc gọi máy ra lệnh cho tr/t Thự chỉ huy HQ-10 và bằng mọi giá phải đổ bộ toán người nhái lên đảo QH. Sau khi nhận lệnh này thì từ đó về sau tr/t Thự không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ đt Ngạc nữa. Các máy liên lạc âm thoại giai tần bị TQ phá rối tần số nên ông Thự không thể liên lạc với đt Ngạc, HQ-4, hay Bộ Tư Lệnh HQ Vùng I. Ông chỉ có thể liên lạc với HQ-10 bằng máy PRC-45. Sau khi nhận lệnh, ông Thự nghĩ chỉ còn cách đổ bộ vào ban đêm thì may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái sẽ vào trót lọt được vì có thể tàu TQ theo dõi và canh chừng. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có và không có lực lượng yểm trợ khi cần rút lui khi bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn thì làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được. Vì thế, muốn thi hành lệnh của đt Ngạc thì ông Thự nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung Cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ toán người nhái lên đảo sau.
Lúc này phía
Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa, cùng loại với chiếc đã có trước.
Ông Thự gọi th/t Thà của HQ-10 và nói ý định của ông: Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra
thật xa đảo, làm tối chiến hạm để tàu TC không biết mình ở đâu, rồi sáng mai sẽ
tiến vào lòng chảo, HQ-16 vào cái ngõ gần đảo HS và HQ-10 vào cái ngõ gần đảo
QH. Sáng ngày 19, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định. Ba chiếc tàu
của TC đều nằm kẹt trong lòng chảo vì hai cái ngõ đã bị HQ-16 và HQ-10 trấn
chặn. Hỏa lực hai bên đều ngang nhau, HQ-16 và HQ-10 có đủ các loại súng tàu TC
có, ngoài ra HQ-16 có khẩu 127 ly mà tàu TC không có. Cách ba tàu TC chừng 3
đến 4 hải lý thì tr/t Thự ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10
đứng yên một chỗ, không di chuyển được vì chật hẹp còn ba tàu TC thì di chuyển
loanh quanh sát vòng cung lòng chảo và bắn trả lại. Ông Thự hy vọng trong vòng
5, 10 phút là triệt hạ được tàu TC vì khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực
trong khi tàu TC bị tấn công bất ngờ. Tuy nhiên 10 phút trôi qua mà chưa thấy
tàu TC hề hấn gì nên ông Thự bắt đầu lo lắng, đồng thời ông nghe tiếng lách
tách trên bầu trời giữa tàu HQ-16 và HQ-10 và về phía tàu HQ-10 nhiều hơn.
Trận chiến vẫn
tiếp diễn. Chừng khoảng phút thứ 20, 30 thì ông Thự thấy một chiếc tàu TC bị
bốc khói, và một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên chạy
xoay quanh như con gà. Tiếp đến HQ-10 báo cáo hạm trưởng Thà bị thương. Ông Thự
ra lệnh hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời nhìn qua ống nhòm, tr/t Thự
thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy mà không ai dập tắt, và quan sát phía
sau lái thì thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Ông Thự không biết chuyện
gì xẩy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm nên chỉ đoán là vì th/t Thà
bị thương nên HQ-10 như rắn mất đầu.
Nhưng HQ-10 vẫn
nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào. Sau đó hầm máy hữu
HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ
điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài
phút sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được. Nhận
thấy tình thế không tiếp tục chiến đấu được nữa, tr/t Thự vận chuyển tàu quay
trở ra theo cái ngõ để rời lòng chảo. Tàu càng lúc càng nghiêng gần đến mức hết
độ an toàn, có thể tàu bị lật nên ông Thự ra lệnh bỏ tàu. Đại úy Hiệp, cơ khí
trưởng chạy lên đài chỉ huy hỏi tr/t Thự tại sao lại ra lệnh bỏ nhiệm sở trong
khi anh ta đang ráng làm cân bằng tàu. Lúc này tàu đã nghiêng đến độ bão hòa
nên ông Thự cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc
này trên đài chỉ huy có trung úy Đoàn Viết Ất, ông Thự nói với anh ta là tàu
nghiêng như thế này khó mà lái ra biển an toàn được, chắc là phải ủi tàu vào
đảo khí tượng để cố thủ và chờ HQ-4 và HQ-5 tiếp cứu, nhưng trung úy Ất van xin
ông Thự đừng làm như vậy vì sẽ bị TC bắt làm tù binh, chết rục xương trong tù,
và xin ông Thự cứ ra biển, thà chết trên biển còn sướng hơn.
Khoảng 5-6 giờ
chiều ngày 19, chiếc HQ-16 hướng về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển êm nên không có
gì xảy ra. Sáng ngày 20/1/1974, khoảng 7, 8 giờ thì tàu vào vịnh Tiên Sa, Đà
Nẵng. Ngày hôm sau, một toán tháo gỡ đạn dược từ quân đoàn I sang để tháo gỡ
viên đạn còn nằm lại trên tàu, thì mới biết đó là viên đạn 127 ly do HQ-5 bắn.
Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn
nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà
đi lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước. May mà viên đạn không
nổ chứ nếu nổ thì chiếc HQ-16 đã banh xác.
Những ý kiến phản bác của trung tá Thự về bài viết
“Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của đại tá Hà Văn Ngạc
Trước khi tr/t Thự có ý kiến phản bác, ông đã phân
trần rằng ông biết trong HQVNCH có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai
họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao HQ, còn nói thật thì họ cho là làm mất
mặt HQ. Vì vậy khi viết bài tường thuật trận hải chiến này, ông biết trước là
sẽ có nhiều người bất mãn, và có thể tệ hơn là lên án ông là kẻ bêu xấu HQ,
nhưng ông vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết
trong trận HS. Theo ông Thự thì toàn bài viết của đại tá Ngạc từ đầu đến cuối
là sai sự thật.
- Chỉ có HQ-10 và HQ-16 trực tiếp tham gia trận chiến còn HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài, không vào trong lòng chảo để trực chiến như HQ-10 và HQ-16
- Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh HQ là HQ-10 và HQ-16 mất tích và ông đã thấy máy bay của TC xuất hiện. Trong buổi lễ tiếp đón HQ-16 tại Saigon, phóng viên đài BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn, hỏi ông Thự có thấy máy bay phản lực TC dự chiến trong trận HS không thì ông Thự trả lời là không thấy. Ngày hôm sau, một sĩ quan cấp úy từ Khối Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh HQ xuống HQ-16 hỏi ông Thự tại sao hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ TC. Ông Thự trả lời vị sĩ quan đó là: “Anh về nói lại với BTL là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu BTL muốn tôi nói khác đi thì phải báo trước cho tôi biết”. Ông Thự tin rằng nguồn tin “thấy máy bay” này là do ông Ngạc báo cáo về BTL nên BTL muốn ông Thự trả lời phỏng vấn cho phù hợp với “nguồn tin”.
Trong bài tường thuật, ông Ngạc viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của TC loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hỏa tiễn loại hải-hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Theo ông Thự, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý thì khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi! Sau đó cũng chẳng thấy ông Ngạc nói chiến hạm này làm gì.
Rồi ông Ngạc lại viết: “Khoảng 7:00 sáng ngày 20/1/1974 thì hai chiến hạm phân đoàn I (HQ-4 và HQ-5) về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Theo ông Thự, sự thực là, sáng ngày 20/1/1974, HQ-16 về đến Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Ông Ngạc còn nói rằng sau đó có 3 vị đô đốc cùng đại tá Nguyễn Viết Tân, chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên tuần dương hạm HQ-5 để dự cuộc thuyết trình về trận đánh trong đó có 3 vị hạm trưởng HQ-5, HQ-16, và HQ-4 đều có mặt để trình bày chi tiết về chiến hạm của mình.
Ông Thự khẳng định rằng ông không có mặt trên HQ-5 như
ông Ngạc viết. Ông Ngạc cũng nói rằng HQ-4 và HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá
nhiều, định chạy về Subic Bay để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Ông Thự phản bác tại sao
ông Ngạc không chạy về Sài Gòn cho gần mà lại chạy sang Subic bay đã xa mà chưa
chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa. Theo ông Thự, sự thực là HQ-4 và HQ-5 chẳng bị
trầy một mãnh sơn nào cả. Cả hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình
HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có đại tá Ngạc hay
HQ-4 và HQ-5.
- Cũng theo trung tá Thự, bài viết về trận chiến Hoàng Sa của trung úy hải quân Đào Dân thuộc HQ-16 cũng không đúng sự thật. Ông Dân ở trên HQ-16 do ông Thự làm hạm trưởng, tuy nhiên theo ông Thự, ông Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xảy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó chứ không thể có mặt khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến. Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5, và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Ông Thự nói: “Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ-4, HQ-5 thì làm sao ông Dân biết được?”, do đó ông Thự cho rằng ông Dân viết theo tưởng tượng hoặc dựa vào phần nào bài viết của đại tá Ngạc mà bài viết của ông Ngạc là hoàn toàn sai sự thật.
Ông Dân nói TC
đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong
ngày cuộc chiến xảy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân TC trú đóng, là
không đúng sự thật. Chỉ có một dãy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái
không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
HQ-10 và HQ-16 cũng không hề tiến cùng một hướng như ông Dân nói, mà tiến vào
lòng chảo theo hai ngõ khác nhau như ông Thự đã tường thuật cặn kẻ ở phần mô tả
diễn biến trận chiến ở trên.
Theo lời kể lại của trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng
tàu HQ-16, thì trận chiến HS rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc
rối, phức tạp cả. Chỉ cần ông khai thác sơ hở của ba chiến hạm TC tập trung một
chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nhưng sở dĩ HQVNCH thua trận
hải chiến này là vì những lý do sau:
- Chỉ huy trận chiến là đại tá Hà văn Ngạc là người chỉ huy bất tài, sợ chết. Vì quá lo sợ đối thủ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa, cho nên ông chỉ để hai tàu HQ-10 và HQ-16 lâm trận còn hai chiếc kia HQ-4 và HQ-5 thì ở cách xa trận chiến 9, 10 hải lý để “wait and see”, rồi sau đó tin chắc thế nào hai tàu HQ-10 và HQ-16 cũng bị đánh chìm nên bắn vài phát đạn rồi tháo lui. Ông lại tưởng tượng đã nhìn thấy các máy bay, tàu ngầm tăng cường của TC rồi báo cáo láo về bộ tư lệnh để có cớ rút lui vì lực lượng của địch quá mạnh. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, và nếu hạm trưởng HQ-10 không bị thương và HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 thì chắc chắn ba tàu TC sẽ bị đánh chìm, huống hồ nếu cả bốn chiến hạm đều tham gia trận chiến thì TC sẽ bị tiêu diệt là điều chắc chắn.
- Không có kế hoạch hành quân. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị TC phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế. Muốn thanh toán khoảng 1 tiểu đội của TC trên đảo mà chỉ dự định đổ bộ lên đảo chừng 9, 10 người nhái để giữ đảo mà không cung cấp đầy đủ lương thực, nước uống, và không có lực lượng yểm trợ cho họ. Chỉ có y tá mà không có bác sĩ trên chiến hạm nên không có đủ chuyên môn y khoa để săn sóc, cứu trị một cách hiệu quả các chiến sĩ bị thương. Đây là lệnh lạc kiểu “đem con bỏ chợ” như lời tr/t Thự chỉ trích.
- Chỉ có hai chiến hạm trực tiếp tham dự trận chiến là HQ-10 và HQ-16, còn HQ-4 và HQ-5 thì nằm ngoài cách xa trận chiến đến hơn 10 hải lý. Theo lệnh của đt Ngạc, HQ-5 bắn đại 6, 7 phát đạn vào khu vực trận chiến, trúng vào các chiến hạm của phe mình. Chiếc HQ-16 bị trúng đạn của HQ-5 và cũng có thể HQ-10 cũng bị trúng đạn của HQ-4 hay HQ-5 chứ không phải của TC
- Các chiến hạm của HQVNCH to lớn, kềnh càng, không thích hợp cho trận chiến xảy ra ở khu vực nhỏ hẹp.
Tóm lại, cho đến bây giờ có ít nhất 4 bài viết về trận
chiến Hoàng Sa do đại tá Hà Văn Ngạc, trung tá Vũ Hữu San, trung úy Đào Dân, và
trung tá Lê Văn Thự viết kể lại. Nếu đọc kỷ từng bài viết và có óc phân tích,
nhận định kỹ lưỡng thì bài viết của trung tá Lê văn Thự là đáng tin cậy nhất vì
ông đã có những nhận xét rất công tâm về những những gì đã xảy ra trong suốt
cuộc hải chiến, ông phản bác một cách rất thuyết phục những lời nói khống,
tưởng tượng, dựng đứng của ông Ngạc và ông Dân. Đọc xong bài viết của trung tá
Thự, người ta nhận thấy ở con người ông cái tính cương trực, dám nói sự thật
cho dù sự thật ấy có làm tổn thương đến uy tín của lực lượng HQVNCH. Nếu lời
tường thuật của tr/t Thự là đúng với sự thật nhất thì, do sự lãnh đạo yếu kém
của BTL Hải Quân nên không thiết lập được một kế hoạch hành quân tỉ mỉ, rồi
giao nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh cho một sĩ quan bất tài, quá lo sợ đối phương
nên tìm mọi cách để rút lui, tháo chạy cho an toàn bản thân mình, cho nên ngay
từ phút đầu tiên của trận chiến đã gặp nhiều bất trắc, trở ngại không sao khắc
phục được. Ngoài nguyên nhân tại sao BTLHQVNCH không có được một kế hoạch hành
quân cho ra hồn vì đây là trận hải chiến đầu tiên và rất bất ngờ mà VNCH buộc
phải đối đầu, chưa có kinh nghiệm về một trận hải chiến qui mô trên biển; người
ta còn cho rằng vì nhà cầm quyền VNCH đã quá tin tưởng và ỷ lại thế nào Mỹ cũng
can thiệp và hổ trợ họ trong việc chống trả lại TC, và một khi có Mỹ hổ trợ thì
không thể nào TC thắng được, cho nên BTLHQ lơ là trong việc lên kế hoạch hành
quân, chỉ làm cho có lệ. Cho đến khi biết được Mỹ đứng thế trung lập, chẳng
những không can thiệp mà lại còn tung ra những tin tức tình báo “cuội” rằng “TC
đang triển khai một lực lượng tăng cường rất hùng hậu gồm máy bay và tàu ngầm”
nhằm gây sự sợ hải và nhụt chí về phía VNCH thì HQVNCH đâu còn tâm trí để chiến
đấu hết sức mình nữa. VNCH đã để mất Hoàng Sa một cách oan uổng vào tay của TC.
Sự hy sinh của 75 chiến sĩ VNCH rốt cuộc chỉ đem lại kết quả là con số không
đau đớn. Thật có tội với tổ quốc, dân tộc.