Dieses Blog durchsuchen

Donnerstag, 3. Dezember 2015

Tấm thẻ bài

MN:đọc trong E-mail cuả bạn ,thông tín viên từ Paris...! :-)



Trong bài viết này tôi xin chia sẻ cùng quý vị một câu chuyện ngắn về “Tấm thẻ bài” và kể lại tình trạng hấp hối của những chiến binh Quân Lực VNCH bị thương nặng ngoài trận tuyến. Ðây là một câu chuyện của muôn ngàn chiến sĩ đã phải chịu đựng sự đớn đau cả thể xác lẫn tinh thần khi bị thương nặng trong hoàn cảnh thập tử nhứt sinh ngoài chiến trường xa. 

Chúng ta thường đọc những bài viết kể lại những trận chiến thắng oanh liệt và hào hùng của các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến. Nhưng sau những trận chiến đó, có biết bao chiến sĩ đã trở về với đôi “nạng gỗ,” nhiều người trở về trên chiếc “xe lăn” và những chiến sĩ bất hạnh hơn đã về trong chiếc “hòm gỗ” trên phủ lá Quốc kỳ.
***
Những kỷ niệm đau thương đã để lại cho vợ con hay người thân là “Vành khăn sô với tấm thẻ bài.” Quí vị cũng thừa hiểu là tỷ lệ thương vong của hàng binh sĩ luôn luôn là cao hơn cấp chỉ huy nhiều lắm. Binh thư có câu: “Nhứt tướng công thành vạn cốt khô.” Tôi xin trích ghi vài dòng đơn giản trong bài thơ ”Tạ Ơn Chiến Sĩ” của vợ tôi để ghi ơn những anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc:
Rất thương những trẻ còn thơ
Cha chưa thấy mặt con đà để tang
Rất thương cô gái tóc thề
Tình thương chưa thỏa tóc đà quấn khăn
Rất thương anh lính thương binh
Góp phần thân thể điểm tô nước nhà
Rất thương anh chết chiến trường
Ðôi khi mất cả dù là mảnh xương
Hay anh trở lại quê nhà
Thân trong hòm gỗ, phủ trên Quốc kỳ.

(TN)
Nhưng rồi vận nước đổi thay, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người thương binh ấy bị bỏ rơi lại quê nhà phải chịu sự ngược đãi bạo tàn của bọn Cộng Sản cầm quyền. Ngay sáng ngày hôm ấy, bọn chúng đã tàn nhẫn xua đuổi tất cả thương binh của QLVNCH ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa và bịnh viện Lê Hữu Sanh mà tôi được biết rõ và còn rất nhiều bịnh viện khác nữa trên toàn cõi miền Nam mà nơi đó các thương binh cũng cùng chung một số phận bất hạnh này.

Thật là tội nghiệp cho những anh em thương binh chân tay bị cưa cắt chưa lành mà phải cố lê lết, dìu dắt hoặc cõng nhau rời bịnh viện. Những thương binh với vết mổ còn rỉ máu cũng phải ứa nước mắt ra đi về với gia đình, nhưng rồi ai sẽ chữa những vết thương đó cho họ nay!?... Các y sĩ và y tá của các bệnh viện phải đành bó tay và ngậm ngùi rơi lệ khi nhìn anh em thương binh bị xua đuổi ra đi. Thật là vô nhân đạo, thật là man rợ với hành động ra tay đánh người ngã ngựa của lũ người Cộng Sản. Lúc trước ngoài chiến trường bọn thương binh Cộng Sản đã được chúng ta băng bó và được trực thăng tải thương về bịnh viện của chúng ta để điều trị tiếp. Bây giờ anh em chiến sĩ chúng mình bị bắt buộc phải thua trận chiến mà chúng nó đối xử hèn hạ như thế này. Thật là một sự khốn khổ vô cùng do bọn dã nhân Cộng Sản đê hèn gây ra.

Tôi ngẫm nghĩ rằng: Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại, Miền Nam chiến thắng và chế độ Cộng Sản miền Bắc sụp đổ thì chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngay trong lúc còn chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, tại nơi mà tôi đã làm việc từ cơ hành chánh đến quân đội chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu cuộc sống hay khủng bố tinh thần của các thân nhân bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong bàn tay quyền lực của chúng tôi. Tôi còn nhớ có một bà vợ bé của một tên tướng Việt Cộng tập kết vẫn được chúng tôi để sống rất bình yên tại ngôi nhà phía trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Trong khi đó, ngay từ lúc chế độ miền Nam bị Cộng Sản thống trị, bọn chúng trả thù dã man những người của chế độ cũ và cả thân nhân của chúng mình cũng bị ảnh hưởng vì sự ngược đài tàn tệ. Chỉ có bọn man ri mọi rợ mới hèn và vô liêm sỉ như thế.
Tìm hiểu về tấm thẻ bài:

Trước năm 1975, bài ca “Tấm Thẻ Bài” do tiếng hát truyền cảm và rất hay của Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong quần chúng và mãi đến bây giờ mỗi lần được nghe lại bài hát này hoặc là nhìn thấy lại hình tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược đã gây ra chiến tranh tàn ác.

Mỗi quân nhân đều bắt buộc phải mang hai tấm thẻ bài làm bằng kim loại không rỉ sét. Mỗi tấm được ghi khắc họ tên và số quân để trường hợp người chiến sĩ tử trận nếu không nhận dạng được thi thể đơn vị hành quân cũng có thể biết tên tuổi, số quân để biết người tử trận là ai. Trên tấm thẻ cũng có ghi loại máu để khi cần tiếp máu biết ngay là máu loại gì? Khi người chiến sĩ tử trận thì đơn vị hành quân sẽ giữ lấy một tấm để làm tài liệu báo cáo.

Và mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh tấm thẻ bài hay nghe bản nhạc này, tôi nhớ ngay đến tấm thẻ bài của tôi luôn được cài vào túi áo trận và cũng không bao giờ quên được câu chuyện tấm thẻ bài của tôi tẩm đầy máu trong những lần bị thương nặng.

Mỗi khi lên đường hành quân là vợ tôi luôn luôn nhắc nhở tôi mang sợi dây thẻ bài vào cổ và tự tay vợ tôi cài kỷ lưỡng hai tấm thẻ và cái túi vải nhỏ vào túi áo ngụy trang.

Ðây là vật kỷ niệm vô cùng quí giá của đời quân ngũ mà tôi rất tiếc là đã mất nó, vì tấm thẻ bài đó đã theo tôi suốt đời binh nghiệp hai mươi mốt năm. Bây giờ tôi vẫn còn luyến tiếc mãi vì tôi đã không nghe lời vợ tôi cất giấu thay vì tôi ném bỏ nó đi.

Sau lịnh đầu hàng, tinh thần tôi quá thất vọng và chán nản mà tôi nghĩ rằng mọi người lính đều cũng mang một tâm trạng nhục nhã và đau đớn như tôi, nên chẳng còn tha thiết muốn giữ lại bất cứ thứ gì của đời binh nghiệp. Ðất nước mất là mất tất cả rồi! Hơn nữa ai cũng đều sợ bọn quỉ đỏ với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn, sẽ thấy những thứ đó rồi hãm hại cá nhân mình, và vợ con mình cũng sẽ bị liên lụy.

Lịnh trên buông súng rã hàng
Xé tan đời lính vạn người khổ đau!!!

(Thơ TN)
Bị thương nặng và câu chuyện tấm thẻ bài:
Sợi dây thẻ bài và “cái túi vải” lúc nào đã được đeo vào người tôi trong suốt thời gian hành quân khắp bốn miền chiến thuật. Trong túi có tượng Ðức Mẹ Maria của chị tôi thỉnh nơi nhà thờ Fatima, tượng Phật do vợ tôi thỉnh ở chùa và một nanh heo rừng rất quí của Thượng Sĩ Dương Khuol tặng tôi. Thượng Sĩ Khuol sau lên trung úy, ông chiến đấu rất gan dạ, ông đã đụng nhiều trận sanh tử mà chưa bao giờ bị thương. Ðiều này làm cho tôi có lòng tin, nên tôi xem hai tấm thẻ bài và cái túi vải này như “vật bất ly thân.”

Vào khoảng cuối năm 1966, Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển có tham dự cuộc hành quân phối hợp với một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ tại vùng rừng núi Ashau phía Nam Khe Sanh. Ðơn vị của chúng tôi bị pháo của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt gây cho một số chiến sĩ tử trận và bị thương. Một số bị thương rất nặng mà trong đó có tôi. Vì bị quá nhiều mảnh đạn nên chiếc áo trận của tôi bị loan lỗ và tẩm đầy máu.

Tôi thường nghe nói khi một người gần chết sẽ cảm thấy lạnh từ đôi chân lên tới trên rồi sẽ đi. Vì bị thương quá nặng, máu ra lênh láng nên đôi chân tôi bắt đầu lạnh. Tôi nói thầm: “Em và các con ơi! Chắc anh chết mất!” Trong khi Bác Sĩ Chẩn đang băng bó vết thương, tôi chợt nhớ sợi dây thẻ bài và cái túi vải được cài trong trong túi áo trận. Tôi liền nhờ ông lấy ra mang vào cổ và lấy tấm thẻ và cái túi vải để lên ngực tôi. Tôi cầu nguyện các đấng thiêng liêng và Mẹ tôi cứu độ cho tôi qua cơn nguy biến.

Sau khi sợi dây thẻ bài được mang vào người và với vài câu khấn vái tự nhiên tôi thấy toàn thân ấm trở lại. Có phải những điều này giúp tôi có đức tin để hy vọng vượt qua được cơn nguy biến chăng? Sau đó không bao lâu, theo yêu cầu của niên trưởng, cựu Ðại Tá Nguyễn Năng Bảo, TÐT/TÐ3 Sói Biển, trực thăng đến tải thương một số anh em chiến sĩ và tôi vào bịnh viện của Ðồn Mang Cá tại Huế. Lúc bấy giờ tôi là tiểu đoàn phó của ông.

Trên đường bay đến Huế các anh em thương binh chúng tôi nằm chen chúc nhau trong một chiếc thăng nặc nồng mùi máu và khói súng làm anh em chúng tôi muốn tắt thở vì ngộp và đã quá kiệt sức rồi. Tội nghiệp cho một số chiến sĩ của tôi bị thương quá nặng cũng như tôi, anh em bị đau đớn nên rên la rất thảm thiết. Có một chiến sĩ nằm bên cạnh mà tôi nghĩ là ông bị thương rất trầm trọng và có lẽ sắp chết, ông ta rên xiết dữ dội và đạp đá loạn xạ đôi chân của ông tứ tung và trúng vào mặt tôi, hình như ông đang giẫy chết. Vào lúc ấy tay chân tôi đã hoàn toàn không cử động được nên không thể tránh né và phải lãnh đủ một trận đòn đau điếng và nhừ tử trong khi toàn thân tôi cũng đau nhức dữ dội do những vết thương đầy người. Rồi sau đó tôi bất tỉnh lúc nào không biết. Mấy ngày sau tôi tỉnh lại BS bịnh viện Ðồn Mang Cá tại Huế cho biết là tôi đã mất quá nhiều máu mà kiệt sức và bất tỉnh.

Lúc đó vợ tôi đang gần ngày sanh cháu gái út nên không thể ra thăm nuôi tôi được. Tôi nghĩ rằng những đồng đội của tôi cũng rất đau đớn thể xác và tinh thần vì không biết liệu có đủ sức qua cơn nguy biến này để về gặp mặt vợ con không? Trong khi chúng tôi nằm cô đơn hiu quạnh trên giường bịnh không có một người thân bên cạnh chăm sóc. Ðây là tâm trạng đau khổ nhứt của người thương binh trong cơn hấp hối.

Sau lần bị thương này tôi đã bị tàn phế vì mảnh đạn chạm vào tủy xương sống sau ót, lúc tôi mới vừa được ba mươi ba tuổi đời. Cũng vì cái miểng đạn oan nghiệt này mà bịnh stroke gây ảnh hưởng hệ thống thần kinh tủy sống, nên tôi phải ngồi xe lăn đã sáu năm hơn. Ðây là hậu quả của chiến tranh làm cho cuộc đời quá nghiệt ngã cũng như với biết bao chiến sĩ khác.

Quê hương tôi bị chia đôi ngả
Chiến tranh điêu tàn phá nát thân tôi!


Trong khi anh em đồng đội cùng tôi nằm chờ đợi tải thương trong cơn đau đớn và tuyệt vọng thì nghe văng vẳng tiếng máy trục thăng từ hướng Huế tới. Lúc bấy giờ chúng tôi rất vui mừng và tưởng chừng như những vị thiên thần sắp hạ xuồng trần thế để cứu giúp chúng tôi đang gặp cơn nguy biến.

Tôi rất cảm phục sự can đảm của những anh hùng Không Quân đã từng yểm trợ các đơn vị của chúng tôi trong các trận chiến khắp bốn miền Chiến thuật. Tôi không bao giờ quên hình ảnh những cánh chim đại bàng không ngại ngùng lao mình vào lửa đạn của địch quân để ném những quả bom và xạ kích chính xác vào đầu bọn chúng. Những anh hùng trực thăng tải thương cũng rất anh dũng, chẳng ngại hiểm nguy đáp xuống ngay chiến trường để tải thương binh. Họ thật sự là những thiên thần của thương binh ngoài chiến trận. 

Vợ chồng chúng tôi luôn mang ơn Hạ Sĩ I Nguyễn Văn Liễn đã theo tôi và chăm sóc rất tận tình trong thời gian tôi nằm mê man trên giường bịnh ở Huế. Sau đó vài năm, ông Liễn đã được BTL Sư Ðoàn TQLC cho đi học khóa Hạ Sĩ Quan rồi ra trường với cấp bực trung sĩ. Ông cũng đã bị tử trận tại Bồng Sơn năm 1969. Vợ chồng chúng tôi vô cùng thương tiếc. Sau ngày quân đội bị rã hàng, kẻ đi tù người về xứ, chúng tôi mất liên lạc và không biết hoàn cảnh gia đình ông và gia đình các đồng đội ra sao ra sao?

Tôi xin đốt một nén hương để tưởng niệm những đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh cho đất nước Việt Nam trong cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc.
Chiến hữu Nguyễn Minh Châu
TÐ 3 Sói Biển và cựu QT Dĩ An, Biên Hòa

bọn Hà nội để mặc cho tụi chệt giết dân mình ..ngồi dòm chơi như nguời ngoại cuộc....!

MN bọn Hà nội đ mặc cho tụi chệt giết dân mình ..ngồi dòm chơi như nguời ngoại cuộc....!

HÀ NỘI 

Thân nhân gào khóc đón nhận thi thể ngư dân xấu số. (Hình: VNExpress)

Theo các báo trong nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN tên Lê Hải Bình phát biểu hôm 1 tháng 12, 2015: “Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi lên án và phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam.”
Ông Lê Hải Bình đưa ra lời bình luận khi có tin ông Trương Ðình Bảy, 42 tuổi, bị một người trong nhóm người từ “ca nô lạ” cầm súng nhảy lên tàu đánh cá mà ông là một thuyền viên bắn ông khi ông đang tính chặt neo để tàu ông chạy trốn.
Vụ việc xảy ra chiều ngày 26 tháng 11, 2015 tại khu vực được mô tả là nằm ở phía Tây Nam đảo Cỏ May, Bắc đảo Tiên Nữ và phía Ðông đảo Vành Khăn (quần đảo Trường Sa, Việt Nam). Ông Bảy và con trai là thuyền viên của chiếc tàu đánh cá do ông Bùi Văn Cư làm chủ, khởi hành từ xóm chài xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tới vùng biển Trường Sa khai thác thủy sản.
Ngày nói trên, theo tường thuật của báo chí trong nước dẫn lời các ngư dân kể, ông Cư cho neo tàu lại. Do sức khỏe yếu nên ông Bảy ở lại tàu lo chuyện cơm nước, trong khi con trai ông, anh Trương Ðình Ðệ (21 tuổi) cùng 11 thuyền viên khác dùng ghe nhỏ tỏa đi các hướng lặn bắt hải sâm.
“Chập choạng tối. Bất ngờ, tôi thấy hai chiếc canô chở theo 8 người lao về phía tàu của mình. Một chiếc lượn bên ngoài, chiếc kia cập vào mạn tàu rồi 3 người nước ngoài, trong đó có một tên cầm súng nhảy lên,” VNExpres dẫn lời ông Cư kể sự việc đã xảy ra. “Ðoán có
Ông Cư cho hay, lúc đó tên cầm súng đứng cách ông Bảy khoảng 3m, bắn nhiều phát uy hiếp. Thấy tên này chĩa súng hướng về ông Bảy, ông Cư đang đứng trong khoang lái hét lớn nhưng không kịp.

Lúc xảy ra vụ việc chỉ có ông Cư và ngư dân Bảy ở trên tàu. (Hình: VNExpress)
“Nó bắn hai phát vào người anh Bảy. Thấy vậy, tôi thả tay lái lao ra nắm được cây súng đẩy nòng hướng lên trời. Giằng co ở mạn thuyền một lúc, tôi giật được súng, liệng xuống biển,” ông Cư kể trên VNExpress. “Tôi túm chân hất thằng đó xuống biển. Hai tên còn lại có vẻ cũng hốt hoảng nên nhảy xuống nước bơi về canô,” ông Cư nói và cho hay những tên này cao khoảng 1.6 m và không nói gì kể từ lúc xông lên tàu.
Vừa lau máu cho người bạn biển, ông Cư vừa báo hiệu cho anh em đang đánh bắt ngoài xa về tàu.
Những ngư dân sau đó điện icom báo tin buồn về với gia đình rồi đem thi thể ông Bảy bảo quản trong hầm đá. Ông Cư lái tàu chạy về đảo Song Tử Tây, tuy nhiên do biển động nên phải đổi hướng. Ðến 3h sáng 28 tháng 11, tàu ông Cư cập vào đảo Ðá Nam, trình báo toàn bộ sự việc với lực  lượng chức năng rồi chạy thẳng về đất liền.
Những tin tức ban đầu kể rằng những người tấn công đó nghi là người Philippines nhưng sau đó, như lời ông Cư kể lại, ông không biết những người đó thuộc nước nào và cũng không thấy ông mô tả gì khác.
Vì nơi xảy ra vụ việc không xa đảo nhân tạo Vành Khăn mà Trung Quốc đang gấp rút xây dựng, trên một số báo mạng và một số trang facebook, nhiều người có vẻ nghi ngờ Bắc Kinh nằm đằng sau vụ giết người này.
Một độc giả tên Hoàng Văn Thắng ở Long An nhận xét trên tờ Thanh Niên: “Liệu có phải là một âm mưu của người Trung Quốc giả dạng người Philippines giết người Việt rồi đổ cho Philippines nhằm gây chia rẽ mối quan hệ Việt Nam-Philippines, chắc là 99% như vậy rồi.”
Một người khác tên là Lê Thị Thu Hà ở Tiền Giang viết: “Lực lượng bảo vệ ngư dân của ta đâu mà cứ để lặp đi lặp lại mãi cái điệp khúc ‘tàu lạ’ này vậy!”
Ngày 11 tháng 9, 2015 vừa qua, tàu tuần cao tốc của Thái Lan đã bắn chết một ngư dân, một ngư dân khác bị thương nặng. Nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền kêu gọi ngư dân “bám biển” cũng là xác định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Trong khi xảy ra những chuyện này, người ta không thấy lực lượng hải quân và cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam ở đâu. (TN)

===

Đối diện con quái vật

Thi thể ông Bảy đưa lên trong tiếng khóc đau xé lòng của người nhà nạn nhân. Photo courtesy: Tien Phong
Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.
Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.
Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào  nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã làm gì?
Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ từ báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?
Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày 26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có  lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực thi chủ quyền của tổ quốc”.
Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an sinh trên bờ.
Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.
Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không  thấy cần phải làm gì.
Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.
Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?

Những dự định..chiến luợc âm mưu gian hiểm cuả bọn Tàu cộng (lũ ba tàu) mưu đồ cuả chúng chiếm đóng ở Việt Nam và khống chế các nuớc trong Hải Phận Biển Đông.............!

MN: đồng bào hãy coi những dự định..chiến luợc âm mưu gian hiểm cuả bọn Tàu cộng (lũ ba tàu) mưu đồ  cuả chúng chiếm đóng ở Việt Nam và khống chế các nuớc trong Hải Phận Biển Đông.............!
theo thông tín viên MN từ Paris........!
 

Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?


1. Ba căn cứ hải quân kiểm soát toàn bộ biển Đông
Ba căn cứ này nằm trên đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đảo Hải Nam

Đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm rất gần đất liền của Việt Nam, chiếm 2,2 triệu km2 hải phận kinh tế, tức gấp 6,6 lần diện tích đất liền của Việt Nam (331.698 km2), gấp 4 lần hải phận kinh tế của Việt Nam.

Gần đây Trung Quốc đã củng cố hoàn tất căn cứ hải quân Longpo trên Vịnh Á Long (gần mũi phía Đông Nam của đảo Hải Nam). Căn cứ này có sự hiện diện của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tấn công vào đất liền, tàu chiến. Cơ sở Ngọc Lâm của căn cứ Longpo được xây dựng để chứa các loại tàu ngầm khác. Đây là một căn cứ hải quân đủ sức chứa cho cả một hạm đội lẫn tàu sân bay hùng mạnh.

Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đang hoàn thiện các công trình cảng biển nơi đây để phục vụ cho các tàu hải quân cỡ lớn, kể cả tàu khu trục (loại tàu mang đầy đủ các tên lửa chống hạm, chống ngầm, đối không, đối đất).

Ba căn cứ hải quân này sẽ khống chế toàn bộ vùng biển đông của Việt Nam, căn cứ ở đảo Hải Nam khống chế vùng biển phía bắc Việt Nam, căn cứ đảo Phú Lâm khống chế vùng biển miền trung, căn cứ trên quần đảo Trường Sa khống chế vùng biển phía nam

2. Bốn sân bay khống chế vùng trời Việt Nam

Sân bay đảo Hải Nam

Sân bay tại đảo Hải Nam đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ lâu, nơi đây tập trung một lượng lớn máy bay chiến đấu của sư đoàn 9 không quân Trung Quốc.


Máy bay chiến đấu JH-7A của sư đoàn 9 lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc triển khai ở hướng Biển Đông, trên đảo Hải Nam. (Ảnh: Báo Giáo dục)


Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Hải Nam – lãnh thổ cực nam của Trung Quốc – hướng Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ ở biển Đông. (Ảnh: Báo Giáo Dục)

Sân bay đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)

Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Trung Quốc đã ngang nhiên công bố hình ảnh sân bay này trên đảo Phú Lâm.


(Ảnh: Xinhua)

Ban đầu Trung Quốc công bố đường băng dài 2.000m, nhưng nay qua đầu tư đã nâng chiều dài lên đến 2.800m.

Sân bay này cho phép Trung Quốc kiểm soát hầu hết vùng không phận trên biển Đông mà Trung Quốc xác nhận là chủ quyền. Hầu hết các loại máy bay Trung Quốc có thể hoạt động trên đường băng này.

Khoảng cách từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng chỉ 390 km, thời gian bay chưa tới 30 phút.


Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30 phút. (Ảnh songmoi)

Sân bay Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)

Sân bay trên đảo Gạc Ma có thể chứa các loại máy bay J11, J16, bán kính hoạt động của loại máy bay này là 1.600km

Từ sân bay Gạc Ma đến TPHCM chỉ 800km, thời gian bay khoảng 50 phút. Sau khi hoàn tất sân bay Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay ở đảo Chữ Thập.


Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).

Sân bay Phú Quốc thì sao?

Hiện đã có kế hoạch chuyển nhượng quyền khai thác và quản lý sân bay Phú Quốc nhằm có nguồn để đầu tư phát triển sân bay Long Thành. Kế hoạch này đã được Bộ GTVT trình lên Bộ Chính trị.

Như vậy nếu dự án này được thông qua, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước đăng ký khai thác sân bay Phú Quốc. Thử nhìn vào con số các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án tại Việt Nam, thì khả năng nhà đầu tư Trung Quốc được khai thác sân bay này là rất lớn.

Các dự án nằm ở vị trí quân sự trọng yếu đều đã về tay nhà thầu Trung Quốc, thời gian thuê đất 50 – 70 năm, như dự án khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khai thác bô xít ở Tây Nguyên.

Nếu dự án xây dựng sân bay Long Thành được thông qua và các nhà đầu tư Trung Quốc nắm được quyền khai thác sân bay Phú Quốc, thì Trung Quốc sẽ có bốn sân bay hình thành một tứ giác khống chế vùng trời và vùng biển của Việt Nam.

Và nếu có một cuộc xung đột trên đất liền, Trung Quốc sẽ dễ dàng có được sự hỗ trợ từ không quân và hải quân. Thế giới đều nhìn rõ được dã tâm này của Trung Quốc.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, tháng 4/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Trung Quốc và vẫn khẳng định quan hệ Việt Trung trước sau như một “đời đời bền vững”.