Dieses Blog durchsuchen

Samstag, 14. November 2015

Tin Tức mới Khủng bố tại Paris Thủ Đô Ánh Sáng

MN: theo thông tín viên cuả MN từ Paris gởi qua E-mail!
Yhệt bọn đật công việt cộng hồi xưa ở thđô Sài Gòn,chúng phá hoại hằng tháng  như cơm bửa ..bọn lưu manh  tàn ác và ngu xuẫn khi chúng nghe lời đuờng mật cuả bọn tay sai Tàu cộng vô phá hoại VNCH....!!



Tờ Le Parisien của Pháp đã đăng danh sách số nạn nhân thiệt mạng và bị thương, dẫn theo nguồn từ nhà chức trách Pháp

- Nhà hát Bataclan: hơn 100 người chết, 11 người bị thương, trong đó có 7 người đang trong tình trạng nguy kịch.

- Phố Charonne: 19 người chết, 23 người bị thương, trong đó 13 người đang trong tình trạng nguy kịch.

- Phố Bichat: 14 người chết, 10 người nguy kịch, 10 người khác bị thương.

- Đại lộ Avenue de la Republique: 4 người chết, 21 người bị thương, trong đó 11 người thương nặng.

- Stade de France: 4 người chết, 11 người nguy kịch, và 39 người khác bị thương nhẹ.

_ Phố Beaumarchais: 3 người đang trong tình trạng nguy kịch, 4 người khác bị thương nhẹ.

{keywords}

{keywords}
Bản đồ các vị trí  diễn ra hàng loạt vụ tấn công tại Paris đêm qua.

 
{keywords}
Sân State de France nơi diễn ra trận giao hữu giữa tuyển Pháp và Đức. Ảnh CNN

*

Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa toàn bộ các biên giới sau các cuộc tấn công liên hoàn tại Paris làm ít nhất 128 người chết và 99 người trong tình trạng nguy kịch.

Tổng thống Pháp ông Francois Hollande hiện đang họp cuộc họp an ninh khẩn cấp với các bộ trưởng và chỉ huy quân đội.
Lực lượng bổ sung 1.500 binh lính được điều động bảo vệ các tòa nhà Quốc hội, các địa điểm tôn giáo và các điểm du lịch. Trường học và nhiều địa điểm khác vốn thường mở cửa vào thứ Bảy nay đều đã đóng cửa như một phần của các biện pháp an ninh khẩn cấp tại Paris.
Tổng thống Francois Hollande và Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve
Image copyright AFP
Chính phủ Pháp cũng đang áp đặt những kiểm soát biên giới vốn xưa nay được bỏ theo thỏa thuận đi lại tự do trong khu vực châu Âu.

Giới chức Pháp đã yêu cầu người dân ở trong nhà vào thời gian này trong khi vẫn còn có nhiều điều chưa được rõ như liệu có bao nhiêu trong số những kẻ thực hiện các cuộc tấn công đã bị giết chết. Tuy nhiên người dân dường như lại đang ra đường trở lại.

Nghi có bàn tay của IS

Động cơ của các tay súng chưa được xác nhận, nhưng một nhân chứng tại tại phòng hòa nhạc Bataclan nghe một trong những kẻ tấn công dường như bày tỏ sự ủng hộ các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS).
"Đây là lỗi của Hollande, ông ta không nên can thiệp vào Syria!" người đàn ông hét lên, theo hãng AFP. Tổng thống Pháp đã quyết định tham gia các cuộc không kích của phương Tây nhắm vào IS.
Trước đó, tại Paris đã xảy ra các cuộc tấn công đầu tháng 1/2015, khi các tay súng Hồi giáo sát hại 18 người sau khi tấn công tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, một siêu thị của người Do Thái và một nữ cảnh sát tuần tra.
Image copyright Reuters

Thời điểm ‘đông khách nhất’

Cuộc tấn công phòng hòa nhạc 1.500 ghế Bataclan là được ghi nhận là cuộc thảm sát đẫm máu nhất đêm thứ Sáu.
Các tay súng đã bắn vào những người tham dự concert của nhóm nhạc rock Mỹ Eagles of Death Metal. Phòng hòa nhạc đầy khán giả vì toàn bộ vé đã được bán hết.
Một loạt các cuộc tấn công xảy ra không xa Quảng trường Cộng hòa và Quảng trường Bastille ngay tại khu trung tâm thủ đô Paris. Các tay súng đã chọn thời điểm các quán cà phê, quán bar và nhà hàng đang đông khách nhất.
Các tay súng đã bắt con tin tại phòng hòa nhạc Bataclan trước khi bị cảnh sát tràn vào khống chế.
Nhiều người khác chết trong các cuộc tấn công gần Stade de France, tin cho hay có thể đã có đánh bom liều chết, và tại một số nhà hàng.
Dân Paris được khuyến cáo ở trong nhà và 1.500 binh lính được điều động vào thành phố.
Vụ tấn công chết nhiều người nhất xảy ra tại phòng hòa nhạc Bataclan.
Phóng viên BBC Hugh Schofield nói hàng chục xe cứu thương đã tới hiện trường, bên trong có nhiều nạn nhân.
Các nhà hàng nằm cạnh là Le Petit Cambodge và Le Carillon ở quận 10 cũng bị tấn công và phóng viên BBC nhìn thấy 10 người nằm trên đường, đã chết hoặc bị thương nặng.
Image copyright AFP
Một nhân chứng nói với báo Liberation rằng ông nghe thấy hơn 100 tiếng súng tại cafe La Belle Equipe ở quận 11.
Người ta cũng nghe súng nổ ở trung tâm mua sắm Les Halles.
Image copyright Reuters
Trong bài phát biểu phát đi trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp' trên khắp cả nước.
Ông cũng nhóm họp cuộc họp nội các khẩn cấp vào lúc nửa đêm, theo truyền hình của BBC News.
Tổng thống Hoa Kỳ đã có tuyên bố về các vụ tấn công ở Paris trong bài phát biểu được truyền đi trực tiếp từ Nhà trắng. Ông Barack Obama nói Hoa Kỳ đang liên lạc chặt chẽ với Pháp.
Tổng thống Mỹ nói nước Mỹ sẽ 'đứng bên cạnh nước Pháp dù những kẻ đứng sau các vụ tấn công là ai."
Thủ tướng Anh David Cameron gọi điện cho tổng thống Pháp nói Anh quốc sẽ "làm tất cả những gì có thể để giúp Pháp".
Image copyright AFP
Các lãnh đạo Pháp, ông Manuel Valls cùng với François Hollande và Bernard Cazeneuve có mặt ở phủ thủ tướng họp khẩn.
Các nhân chứng cho Libération hay rằng ngay khi vừa bắt đầu trận đấu Pháp-Đức tại Stade de France họ đã nghe hai tiếng nổ lớn đến "rung cả trần nhà", hiện giờ loa đang phát lời kêu gọi bình tĩnh để giải tán có trật tự.
Image copyright Reuters
Những người đến xem trận bóng đá bắt đầu ra khỏi Stade de France từ từ, theo Christine Nguyen, nhà báo tự do từ Paris.
Tại Place de la République cảnh sát báo động và hiện nay hoàn toàn vắng bóng người.
Image copyright nc Image copyright AFP
Các địa điểm bị tấn công:
  • Phòng hòa nhạc Bataclan Bataclan, 50 đại lộ Voltaire, quận 11 - tấn công bằng súng và bắt giữ con tin
  • Bar Le Carillon, 18 đường Alibert, quận 10 - tấn công bằng súng
  • Nhà hàng Le Petit Cambodge, 20 đường Alibert, quận 10 - tấn công bằng súng
  • La Belle Equipe, 92 đường Charonne, quận 11 - tấn công bằng súng
  • Stade de France, đường Denis, phía bắc Paris - đánh bom liều chết trong lúc trận Pháp - Đức đang diễn ra
  • Nhà hàng La Casa Nostra, đường Fontaine, quận 11

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp mở đường dây nóng

Hôm 14/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
“Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra ngày 13/11 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà Chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng”.
Cùng ngày, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls.
Ông Bình cũng cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp làm việc ngay với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu thông tin liên quan đến công dân Việt Nam tại những khu vực xảy ra tấn công.
Trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn, bộ trưởng yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp bằng mọi cách phối hợp với các cơ quan chức năng của Pháp tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng đã mở hai đường dây nóng 00.33.67.7622624 và 00.33.66.3541759 cùng hoạt động với tổng đài Bảo hộ công dân trong nước 084.4.62844844 để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến công dân Việt Nam là nạn nhân của những vụ tấn công nêu trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình trong các tin bài tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi. (BBC)

===

PARIS (AP) - Ít nhất 150 người chết trong một loạt vụ tấn công khủng bố vào Paris đêm Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một, 2015.

Vụ thảm sát được xem là đẫm máu nhất tại nước Pháp kể từ Thế Chiến Thứ Hai; và cũng là vụ tấn công tàn bạo nhất kể từ biến cố “911” tại Hoa Kỳ hồi 2001.


Khán giả tại vận động trường Stade de France sau khi vụ nổ bom tự sát xảy ra. (Hình: AP Photo/Christophe Ena)

Có ít nhất 6 vụ tấn công đồng loạt vào Paris, với đối tượng là nhà hàng, sân vận động, phòng hòa nhạc.
Riêng trong vụ tấn công phòng hòa nhạc Bataclan, cảnh sát nói khoảng 112 người chết. Các hung thủ cũng bắt làm con tin gần 100 người khác (có nguồn tin nói có thể ít hơn). Bước sang sáng sớm Thứ Bảy, SWAT team tấn công vào đây, cứu thoát các con tin, bắn hạ hai hung thủ.
Vụ thảm sát xảy ra gần tòa soạn báo Charlie Hebdo, nơi cách đây 10 tháng xảy ra một vụ thảm sát khiến 12 người chết, 11 người bị thương.
Nhân chứng trong nhà hát nói rằng những kẻ tấn công mang theo AK-47, sau khi bắn bị thương nhiều người, đã đến bắn chết từng người một, theo kiểu tử hình. Nhân chứng cũng kể lại, những kẻ tấn công, không đeo mặt nạ, không nói một lời nào, thẩy chất nổ về phía con tin.
Cùng thời điểm vụ tấn công nhà hát, một vụ tấn công khác xảy ra tại một nhà hàng ở Quận 10, Paris, khiến 11 người chết.

Một phụ nữ được nhân viên cấp cứu mang ra khỏi nhà hát Bataclan. (Hình: AP Photo/Thibault Camus)

Trong khi đó, 3 người khác thiệt mạng trong 3 vụ nổ bom ở sân vận động Stade de France, Saint-Denis, nơi diễn ra trận đá banh trong khuôn khổ World Cup giữa Pháp và Ðức. Trong số khán giả có cả tổng thống Pháp, Francois Hollande. Ông Hollande được bảo vệ rời khỏi sân banh ngay sau khi vụ nổ xảy ra.
Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Cũng chưa có thông tin cụ thể có bao nhiêu hung thủ, và liệu có hung thủ nào chạy thoát.
Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama, lập tức được báo tin. Ông gọi cuộc tấn công là “những mưu toan đáng xấu hổ nhằm khủng bố dân lành,” đồng thời cam kết làm bất cứu điều gì để mang thủ phạm ra trước công lý.
Ông Obama chưa đưa ra nhận định ai là thủ phạm đàng sau các vụ này.
Ông Obama, theo chương trình, sẽ đến nước Pháp vào cuối tháng này để dự hội thảo khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc tổ chức.
Tại London, Thủ Tướng Anh, David Cameron, nói ông “bàng hoàng” trước vụ tấn công này. Ông viết trên Twitter: “Chúng ta cầu nguyện cho người dân Pháp. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì có thể, để hỗ trợ người dân Pháp.”

Thi thể một nạn nhân tại nhà hát Bataclan. (Hình: AP Photo/Thibault Camus)

Số người tử vong tăng cao liên tục. Khởi thủy, có tin nói 12 người chết. Nửa giờ sau, AP nói 35 người chết. CNN sau đó nói 100. Còn tờ The Guardian của Anh nói 140. Tối Thứ Sáu (giờ California), hầu hết các hãng thông tấn đều đưa tin 150.
Vụ tấn công xảy ra khi nước Pháp đang siết chặt an ninh, chuẩn bị cho Hội Nghị Khí Hậu Toàn Cầu, do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Tổng Thống Hollande đã hủy bỏ chuyến tham dự Thượng Ðỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, là hội nghị tập trung nói về sự bành trướng của khủng bố từ Hồi Giáo cực đoan.
Nước Pháp đang sống trong sự phập phồng lo sợ kể từ vụ các tay súng Hồi Giáo cực đoan hồi tháng Giêng tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo, khiến 12 người chết, 11 bị thương.
Nhà hàng bị tấn công lần này, Le Carillon, và phòng hòa nhạc Bataclan, nằm trong cùng khu vực của Charlie Hebdo. Khu vực này được xem là nổi tiếng nhất Paris, gần khu ăn chơi buổi tối Oberkampf.
Giới hữu trách Pháp đặc biệt quan ngại các đe dọa từ hàng trăm người Hồi Giáo quá khích gốc Pháp, đã đến Syria, nay quay trở lại và được trang bị thêm nhiều kỹ thuật giết người.

Ðiều tra tại hiện trường sân vận động Stade de France. (Hình: AP Photo/Michel Euler)

Một công tố viên Pháp nói 5 hung thủ “có thể” đã bị giết trong các vụ tấn công này. Trong số này, 2 tay súng bị bắn hạ trong nhà hát Bataclan. Ngoài ra, có thể có ít nhất một kẻ mang bom tự sát tấn công sân vận động State de France.
Ngay sau các vụ tấn công, Tổng Thống Hollande lên truyền hình, ban bố tình trạng khẩn cấp, ra lệnh đóng cửa biên giới, giới nghiêm toàn quốc, huy động quân đội và cảnh sát.
Ông gọi các cuộc tấn công này là “những vụ tấn công khủng bố chưa từng có tiền lệ,” và “đây chính là khủng bố.” Ông cũng viết trên Twitter: “Ðối mặt với khủng bố, đây là một quốc gia biết tự vệ, biết triển khai các lực lượng của mình, và một lần nữa, biết chiến thắng khủng bố.”
An ninh trên nhiều quốc gia khác lập tức được siết chặt ngay sau vụ tấn công Paris.
Vương Quốc Bỉ, nước láng giềng của Pháp, tăng cường kiểm soát đường sá, đường xe lửa và các chuyến bay đến từ Pháp. Nội Các Bỉ họp khẩn vào sáng sớm Thứ Bảy, xem xét những ảnh hưởng của vụ tấn công đối với quốc gia mình. Quốc gia này quyết định không đóng cửa biên giới, nhưng tăng cường kiểm soát người đến từ nước Pháp.
Tại New York, cảnh sát tăng cường kiểm soát các địa điểm đông người. Nhiều nhân viên chống khủng bố được gởi đến những khu có nhiều du khách, kể cả tòa Tổng Lãnh Sự Pháp ở Manhattan Trung.
Các địa điểm của chính phủ Pháp ở New York cũng được giới an ninh bảo vệ. Các chuyên viên tình báo của Sở Cảnh Sát New York ở Pháp nói họ đang hỗ trợ cảnh sát Pháp “bất cứ chuyện gì có thể.” (Ð.B.)

===

Thảm sát ở Paris: Kịch bản-ác mộng của cơ quan chống khủng bố


mediaLính Pháp đi tuần tra ở khu vực Nhà Thờ Đức Bà- Paris, ngày 14/11/2015REUTERS
Các vụ tấn công đồng thời tại nhiều nơi, đám đông con tin bị nhiều tay súng bắt giữ, sự xuất hiện của những kẻ khủng bố tự sát : Đây là kịch bản chẳng khác gì một cơn ác mộng mà các cơ quan chống khủng bố lo ngại từ nhiều tháng qua, và đã diễn ra tối thứ Sáu, 13/11/2015 tại Paris.
Trong những tuần lễ qua, giới lãnh đạo và chuyên gia chống khủng bố đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về khả năng các phần tử Hồi giáo cực đoan đang chuẩn bị một vụ khủng bố chưa từng thấy nhắm vào nước Pháp, mà không ai có thể phát hiện để ngăn chận. 
Theo nhật báo địa phương Opinion vào hôm nay, 14/11/2015, nhân một chuyến thăm thành phố Dijon vào hôm qua, chỉ vài tiếng đồng hồ trước lúc nổ ra các vụ tấn công bố, Thủ tướng Pháp Manual Valls đã từng bày tỏ lo ngại trước nguy cơ « khủng bố bất cứ lúc nào ». 
Mới đây, một viên chức chống khủng bố cao cấp, xin giấu tên đã khẳng định với hãng tin Pháp AFP : « Nhiệt độ đang tăng mạnh. Hiện nay mục tiêu của quân khủng bố là kéo dài thời gian cầm cự để các phương tiện truyền thông bám lấy sự kiện, trực tiếp tường thuật để quảng cáo tối đa cho họ ». Đối với viên chức này, cái đáng sợ nhất là các vụ tấn công kéo dài bằng súng AK 47. 
Các lo ngại trên đã biến thành thực tế vào tối qua, với các vụ tấn công khủng bố cả bằng chất nổ lẫn súng tự động diễn ra đồng thời ở nhiều điểm khác nhau trong Paris, với nhiều tay khủng bố võ trang bằng AK47 bắn xả vào đám đông rồi cầm giữ con tin trong một thời gian dài trước khi bị lực lượng an ninh tiêu diệt. Số nạn nhân chết và bị thương lên đến hàng trăm người. 
Đấy chính là điều mà chính quyền Pháp lo ngại từ nhiều tháng qua : Áp dụng tại Paris kịch bản đã từng xẩy ra trong vụ tấn công vào trung tâm thương mại Westgate ở Nairobi, tháng 9/2013, làm 68 người thiệt mạng sau 4 ngày bị cảnh sát bao vây và dưới ống kính truyền hình của cả thế giới. 
Theo giới chức an ninh, từ đầu năm đến nay, nước Pháp đã tránh được một số thảm họa đẫm máu là nhờ cơ may và sự vụng về của thủ phạm các vụ tấn công, như trên chiếc xe lửa Thalys Amsterrdam-Paris hay ở nhà thờ Villejuif, vùng ngoại ô Paris. 
Nhưng với sự kiện ngày càng có nhiều người qua tham gia thánh chiến ở Syria, Irak, rồi trở về, nguy cơ khủng bố nghiêm trong càng tăng vì những thành phần này vừa thiện chiến, vừa đông. 
Ông Yves Trotignon, một cựu viên chức bộ phận chống khủng bố của cơ quan tình báo DGSE của Pháp phân tích, « mối nguy hiểm đến từ những ê kíp, dù lớn hay nhỏ, của những phần tử từ chiến trường trở về, có thể từ Syria, Libya, Yêmen. Họ tìm được vũ khí ngay tại Pháp và bước sang hành động ». 
Theo chuyên gia này thì các thành phần trên là « những người cương quyết, sẵn sàng chết, được huấn luyện, biết nghiên cứu, chọn lựa mục tiêu, cho nên vô cùng nguy hiểm ». Số lượng những người từng tham gia thánh chiến trở về này hầu như gia tăng mỗi ngày, các đơn vị chống khủng bố bị quá tải, không thể theo dõi hết được. 
Từ sau vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo và một siêu thị của người Do Thái vào tháng Giêng 2015, các đơn vị chống khủng bố, tình báo, cảnh sát Pháp, giới cứu thương đã chuẩn bị cho nguy cơ bị tấn công đồng loạt. Họ đã chuẩn bị đáp án, cách huy động và hợp tác để đối phó. Vụ tấn công khủng bố ở Bombay, Ấn Độ năm 2008, mà 10 người đã tấn công vào 5 địa điểm khác nhau cùng một lúc, làm 173 người chết, đã được giới chống khủng bố trên toàn cầu nghiên cứu. 
Thể nhưng những người đầu ngành đều cho là vào ngày hành động cụ thể, phương thức hành động của kẻ khủng bố có thể có những chi tiết không lường trước được, và đó là điều không thể tránh khỏi.
RFI

TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT BÁO ĐỘNG GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ, VẬN MỆNH TỔ QUỐC LÂM NGUY

 MN: theo E-mail cuả bạn từ Paris


TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long,
Phường 7, Q. Bình Thạnh,
TP Sài Gòn
Phật lịch 2559
Số: 08/HĐĐH/TB/VT

HT. Thích Viên Định (hàng đứng, thứ 4 từ phải sang)
 
TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
BÁO ĐỘNG
GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ, VẬN MỆNH TỔ QUỐC LÂM NGUY
Kính thưa Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Toàn dân đều biết Trung cộng đã xâm chiếm 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, việc bắn giết, giam giữ, đánh phá ghe thuyền, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt Nam vẫn đang tiếp tục xảy ra trên vùng biển thuộc hải phận Việt Nam.
Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không có một hành động nào để bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự tôn nghiêm quốc thể bằng những công cụ ngoại giao, pháp lý hay quân sự như Philippines đã làm để đòi lại biển đảo cho tổ quốc Việt Nam.
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối qua loa lấy lệ, và trong nhiều trường hợp còn đưa ra lời đề nghị 2 bên “cùng duy trì nguyên trạng.”, ”cùng hợp tác khai thác…”, có nghĩa là họ coi việc mất chủ quyền quốc gia là “chuyện đã rồi”.
Về mặt ngoại giao, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không có thái độ cương quyết trong các cuộc gặp thượng đỉnh để phản đối mà còn rước giặc vào nhà, đón chào trọng vọng, cờ xí rợp trời. Người dân biểu tình lên tiếng, bày tỏ thái độ tẩy chay kẻ xâm lăng lại bị Nhà cầm quyền cho Công an đàn áp, bắt giam, đánh đập đến đổ máu.
Về quốc phòng, không tạo được một thế liên minh hữu hiệu để cùng các nước có chung lợi ích trên biển Đông đối phó với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, và hiện tại đất nước chúng ta vẫn đơn độc trước kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần.
Về nội bộ, không tạo được sự đoàn kết toàn dân như ông cha ta đã làm trong lịch sử mà Hội nghị Diên Hồng là một điển hình để sẵn sàng đương đầu chống quân xâm lược. Trái lại, Nhà cầm quyền ra sức đàn áp những người yêu nước, làm phân hóa, chia rẽ lòng người, triệt tiêu nội lực quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho quân xâm lược.
Trong thời gian ông Tập Cận Bình, Chủ Tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung quốc đến Việt Nam, các chùa Liên Trì, chùa Giác Hoa và tư gia các nhà tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam bị công an canh gác ngày đêm chặt chẽ.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không lượng định được dã tâm thật sự trong chuyến công du Việt Nam của ông Tập Cận Bình là để xoa dịu dư luận thế giới, biến hành động xây dựng những căn cứ quân sự bất hợp pháp trên vùng biển đảo Việt Nam thành chuyện “bình thường”.
Phía Trung quốc còn dùng chuyến đi này để ru ngủ, phân hóa nội bộ Cộng sản Việt Nam và dư luận trong nước làm cho nhân dân Việt Nam mất cảnh giác.
Trước và sau khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình vẫn vô lý khi tuyên bố với thế giới rằng Hoàng sa và Trường sa là lãnh thổ của Trung quốc từ thời xa xưa.
Không thể thương lượng “hòa bình, ổn định” với kẻ ngang ngược, bất chấp công lý, xem thường dư luận, ỷ mạnh, dùng vũ lực đốt nhà, giết người, cướp bóc tài sản, xâm chiếm biển đảo tổ quốc ta được !
Việc trải thảm đỏ đón tiếp lãnh đạo Trung quốc trong tình hình hiện nay của nhà cầm quyền Hà nội là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ đánh mất sự thông hiểu và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là với hai đối tác lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản, càng làm cho đất nước bị cô lập thêm.
Đất nước và Dân tộc chúng ta phải trả giá đắt cho những sai lầm này của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ quốc thật sự đã lâm nguy!
Chùa Giác Hoa, Sài gòn, ngày 08 tháng 11 năm 2015.
Thay mặt Hội Đồng Điều Hành
Tăng Đoàn GHPGVNTN
Viện Trưởng
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Định