Tưởng niệm cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, Tiểu đoàn trưởng 11 Dù, cùng đồng đội Nhảy Dù và Không Quân đã hy sinh trong trận Charlie…
mà mỗi nguời dân Việt đời đời nhớ công ơn cac chiến sỹ anh hùng đã bỏ mình để bảo vệ tổ quốc VN !
Charlie,
Ngọn Ðồi Quyết Tử
Nửa
ngày ở Dakto
Sớm mai bắn súng lên trời
Chào cô gái Thượng mang đời trên lưng
Buổi trưa xuống, phố tưng bừng
Chào nhau, Mũ Ðỏ không mừng không lo.
Vào Charlie
Trăm con chim lạ về rừng
Cờ treo hai ngọn, lẫy lừng chiến khu
Kontum gió núi, sương mù
Theo quân vào cuộc, sinh, từ, quê hương
Ba lô, súng trận, sa trường
Tiếng quân reo, dấy biên cương ngút ngàn
Ðiệu sầu nửa phím tơ loan
Áo phong sương đã mấy lần tả tơi
Xung phong vũ khúc lên đồi
Bom rơi, pháo nổ, thây người ngả nghiêng
Tóc tai phủ mặt đêm đen
Ðầy trơiø khói lửa Tam Biên, bảo bùng
Một thời ngang dọc kiêu hùng
Charlie gẩy cánh thiên thần. Tiếc Thương
Cánh dù lộng gió muôn phương
Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi
Tay khô đốt sáng đỉnh trời
Lập loè đốm lửa, thắp đời… quạnh hiu.
Sớm mai bắn súng lên trời
Chào cô gái Thượng mang đời trên lưng
Buổi trưa xuống, phố tưng bừng
Chào nhau, Mũ Ðỏ không mừng không lo.
Vào Charlie
Trăm con chim lạ về rừng
Cờ treo hai ngọn, lẫy lừng chiến khu
Kontum gió núi, sương mù
Theo quân vào cuộc, sinh, từ, quê hương
Ba lô, súng trận, sa trường
Tiếng quân reo, dấy biên cương ngút ngàn
Ðiệu sầu nửa phím tơ loan
Áo phong sương đã mấy lần tả tơi
Xung phong vũ khúc lên đồi
Bom rơi, pháo nổ, thây người ngả nghiêng
Tóc tai phủ mặt đêm đen
Ðầy trơiø khói lửa Tam Biên, bảo bùng
Một thời ngang dọc kiêu hùng
Charlie gẩy cánh thiên thần. Tiếc Thương
Cánh dù lộng gió muôn phương
Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi
Tay khô đốt sáng đỉnh trời
Lập loè đốm lửa, thắp đời… quạnh hiu.
Ðể
kính nhớ cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, Tiểu đoàn trưởng 11 Dù, cùng đồng đội Nhảy
Dù và Không Quân đã hy sinh trong trận Charlie…
Ðịa điểm là
Charlie của Chiến Trường Cao Nguyên.
Trong quyển
sách viết về chiến tranh Việt Nam "Mùa Hè Ðỏ Lửa," Phan Nhật Nam đã
viết trong đoạn đầu tiên "Charlie, tên nghe lạ quá":
"Quả
tình nếu không có trận chiến mùa hè 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie,
vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập
chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie hay Cải Cách hay "C" đỉnh núi
cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Poko và đường 14, Ðông Bắc
là Tân Cảnh, với 12 cây số đường chim bay, Ðông Nam là Kontum thị trấn cực Bắc
của Tây Nguyên... Charlie lọt giữa bị bao vây bởi căn cứ 5, căn cứ 6, ở phía
Bắc, những mục tiêu quân sự nổi tiếng, những vị trí then chốt giữ cửa ngỏ vào
Tân Cảnh mà bao nhiêu năm qua, bao nhiêu mùa hè, mùa "mưa rào," báo
chí hằng ngày trong và ngoài nước phải nhắc tới khi những hạt mưa đầu mùa rơi
xuống miền núi non xương sườn cực Tây của quê hương Việt Nam...
Năm nay, sau
bao nhiêu lần thử thách từ mùa mưa của năm 1971 qua đầu xuân của 1972, Bắc Quân
vẫn không vượt qua hai cửa ngỏ. Căn cứ 5, Căn cứ 6... Cộng quân đổi hướng tiến
lòn sâu xuống phía nam của hai căn cứ trên để tiếp tục sự nghiệp "giải
phóng" với mục tiêu cố định: Tân Cảnh, cắt đường 14..."
Lữ đoàn 2
Nhảy Dù được cử đến lập một vòng đai để giữ những yếu điểm trong vùng quanh
Quốc Lộ 14 và Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù có nhiệm vụ đóng giữ Charlie. Tô Phạm Liệu,
người y sĩ trưởng của Tiểu đoàn, một người sĩ quan Nhảy Dù, đã được thả đến
Charlie cùng với Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, Tiểu đoàn Nhảy Dù mới nhất của Sư đoàn
Nhảy Dù Việt Nam, vào ngày 2 tháng Tư.
Sau đó, tại
Charlie, một trận đánh oai hùng và bi thương của người lính Nhảy Dù đã xẩy ra.
Tiểu đoàn
Trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù là Trung tá Nguyễn Ðình Bảo tốt nghiệp khóa 14
Trường Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Trung tá Bảo có tính
tình giản dị và là người chỉ huy rất giỏi, nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông
gia nhập Nhảy Dù ngay sau khi ra trường võ bị, dự nhiều trận chiến khốc liệt
chiến thắng nhiều và đã bị thương hai lần ở mặt trận.
Tuy vậy, lần
này Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bị bao vây bởi cả một Sư đoàn Bắc Việt, Sư đoàn 320 có
mang danh là Sư đoàn Ðiện Biên và cũng được gọi là Sư đoàn Thép tăng phái thêm
Trung đoàn 64 của Sư đoàn Sao Vàng Cộng Sản. Không phải đoán cũng thấy ngay là
một chiến thuật thí quân lấy thịt đè người. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù và Trung Tá
Nguyễn Ðình Bảo bây giờ có lẽ giống như một con hổ trong lồng.
Ngày 11
tháng Tư là lúc Cộng Sản sửa soạn tấn công. Hàng trăm quả pháo rót vào Charlie
kể cả đại pháo 130mm với đạn xuyên phá "delay." Ðây là loại đạn đặc
biệt nguy hiểm, không nổ ngay khi chạm đất mà sẽ nổ sau khi đã xuống dưới mặt
đất khoảng hơn một thước để tàn phá những hầm trú ẩn.
Ngày 12
tháng Tư, Cộng Quân tiến đánh. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù kể cả Bác sĩ Quân y Tô Phạm
Liệu đã quần thảo với lính Cộng của Sư đoàn Ðiện Biên tranh thủ từng thước đất.
Trung tá
Nguyễn Ðình Bảo, nhiều sĩ quan và binh sĩ nhảy dù đã hy sinh tại mặt trận.
Ngày 15
tháng Tư 1972 Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tan rã. Chính bản thân Tô Phạm Liệu cũng bị
thương ở chân. Tô Phạm Liệu và Thiếu tá Tiểu đoàn phó đã dẫn một nhóm nhỏ còn
lại và các thương binh rút khỏi Charlie. Và nhóm này cuối cùng được trực thăng
"bốc" đi thoát. Một số khác chạy bộ băng rừng về.
Xác chết của
nhiều quân nhân và của Trung tá Nguyễn Ðình Bảo đã không đem được về và đã để
lại ở Charlie.
Nhiều chiến
sĩ nhảy dù đã anh dũng "ở lại" Charlie.
Nhạc sĩ Trần
Thiện Thanh sau này đã cảm hứng vì sự hy sinh của Trung tá Nguyễn Ðình Bảo và
những chiến sĩ nhảy dù khác tại mặt trận Charlie mà đã sáng tác "Người Ở
Lại Charlie," một bản nhạc khá hay và cảm động:
"Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie.
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí.
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí.
Vâng chính anh là ngôi sao mới, một lần này chợt sáng
trưng, là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng.
Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie.
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quí.
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quí.
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý, một lần dậy cánh bay,
người để cho người nước mắt trên tay..."
Sự kiện Tiểu
đoàn 11 Nhảy Dù tan rã ở Charlie khi bị hơn một Sư đoàn bộ đội Bắc Việt tấn
công với đại pháo và chiến xa là chuyện dĩ nhiên phải xảy ra. Nhưng điều quan
trọng hơn là sự hy sinh dũng cảm của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã gây
tổn thất nặng cho đối phương và ảnh hưởng đến tinh thần của Cán Binh Bắc Việt.
Charlie
Quả
tình nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến
Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ
chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie, "Cải Cách," hay
"C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông
Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay,
đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên. Từ xa xưa cho đến khi ngọn
đồi này bị tràn-ngập. Nó vốn không hề có tên. Charlie chỉ là một check point
trên bản đồ quân-sự cho các cuộc hành-quân hoặc một chiến-dịch. Và cái tên
Charlie cũng chỉ là nhất thời, nó cũng như những check point khác như Delta,
Yankee, Metro . . . chỉ được sử-dụng trong một giai-đoạn có thể là rất ngắn cho
đến khi hết cuộc hành-quân hoặc chiến-dịch mà thôi. Qua đến chiến-dịch hoặc cuộc
hành-quân khác, những check point cũ sẽ không còn được sử-dụng nữa. Chúng có thể
sẽ được sử-dụng bởi những tên mới khác.Charlie cái tên được đặt đầu mùa 1972
cho một ngọn đồi để tiếp nhận định mệnh tàn khốc trong cuộc chiến trùng trùng.