Dieses Blog durchsuchen

Freitag, 22. Januar 2016

Những Cây Kiểng Độc Hại....coi Chừng Bị Ngộ Độc...!!

MN: theo E-mail cuả bạn từ Paris.....các bạn cẩn thận...............!

Những Cây Kiểng Độc Hại....coi Chừng Bị Ngộ Độc...!!
Những loài cây này có chứa một lượng chất cực độc có khả năng làm tử vong người nếu như không may ăn phải hoặc bị dính chất độc của nó lên người. Hiện những loại cây này đều có mặt tại Việt Nam.
Trúc đào

 Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
 
Cây vạn tuế

Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Ở Việt Nam, loại cây này thường được rất nhiều cơ quan, trường học, gia đình lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc. Các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người.
 
Cây Củ Chi

                                              
Loài thực vật nguy hiểm có thể giết chết người đầu tiên kể đến là cây Củ Chi, một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn. Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A.
Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người chết ngay tức khắc. Tuy nhiên, nếu Củ Chi được sử dụng với một liều lượng nhất định thì có thể trị bệnh đau nhức rất hiệu quả.
Lá ngón
Cây lá ngón, có tên khoa học là Gelsemium elegans, được mệnh danh là thần chết được báo trước. Đó là loài cây có hoa chùm màu vàng rực rỡ rất đẹp và hấp dẫn, tuy nhiên có thể gây chết người nếu ai đó vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành (do chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng).

Cây lá ngón thường xuất hiện trên các cánh rừng của Việt Nam, ở độ cao 200m đến 2000m. Độc tính của lá ngón có thể gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó nạn nhân mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Cây sừng trâu
Cây có tên khoa học là Strophanthus caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.

Ngộ độc cây sừng trâu khiến người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.
Những loại cây cảnh trong nhà gây độc hại cho con
 
Những loại cây cảnh trong nhà gây độc hại cho con. Người lớn thường thích mua cây cảnh vì chúng có màu sắc đẹp, hình dáng bắt mắt, nhất là ở phần lá và hoa. Không ít người thậm chí không biết tên loại cây cảnh mình đã mua và rõ ràng, họ không thể biết những nguy hiểm từ cây cảnh có thể gây ra với các bé trong nhà.
 
Nếu bé hái hoa, hái lá rồi sau đó, đưa tay vào miệng thì những chất độc trên tán lá hoặc thân cây có thể phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Ngộ độc sẽ biểu hiện ngay lập tức hoặc mất vài tiếng đồng hồ sau đó.
Phòng ngộ độc từ cây cảnh cho con
Tốt nhất không trồng các loại cây cảnh trong nhà cho đến khi bé lớn hơn. Ngay cả khi mẹ đã biết đó là loại cây cảnh an toàn, mẹ cũng nên đặt chúng ở bệ cao, ngoài tầm tay của các bé. Không để hạt giống, cây giống, chậu cảnh dự định sẽ trồng cây trong nhà vì các thứ này có thể "cám dỗ" trí tò mò của bé và khiến bé muốn nếm chúng.
Bất kỳ loại cây cảnh nào mẹ mua, nên biết tên của nó. Sau đó, mẹ hỏi người bán về tính độc hại của cây cảnh cũng như tham khảo thêm về loại cây này trên internet hay thư viện. Chỉ nên mua cây cảnh khi mẹ biết nó thực sự an toàn cho các bé.
Hãy cho bé đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh đột ngột nào hoặc những triệu chứng không giải thích được. Nếu nghi ngờ bé ăn phải cây có độc, nên đưa bé đi khám ở khoa chống độc. Cho bác sĩ biết tên loại cây cũng như thứ gì trên cây mà bé ăn phải để việc điều trị sớm hiệu quả.
Những loại cây cảnh có thể gây độc nên tránh
 
Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
 
Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin.
Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn, gây bỏng, ngứa...
 
Nhựa cây Huệ Lili sẽ khiến bé bị bỏng rát, khó chịu
Cây ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
 
Ngô đồng gây chóng mặt, buồn nôn
Đỗ quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Triệu chứng ngộ độc gồm buồn nôn, chảy nước dãi, nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở. Một lượng 100g đến 225g lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho một bé nặng 25kg.
 
Đỗ Quyên đẹp nhưng cực độc
Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
 
Nhựa cây xương rồng bát tiên gây bỏng rát da khi tiếp xúc
Hoa loa kèn Arum (Ý lan): Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị nôn, bỏng rát.
 
Lá và củ cây Loa kèn đều có chất độc
Một số loại cây thông thường như hoa loa kèn, dương xỉ, vạn niên thanh cũng không an toàn cho bé. Tất cả các bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. Nếu bé ăn phải nhựa cây sẽ ngứa miệng, khó nói, tê môi...
Cây tầm gửi (dùng để trang trí nhà cửa trong Giáng sinh) có thể độc hại cho bé. Dây thường xuân (leo trên các bức tường) và cây tú cầu cũng độc.
 
Triệu chứng ngộ độc cây cảnh ở bé
Các triệu chứng đầu tiên khi bé bị ngộ độc cây cảnh là nôn mửa, tiêu chảy kèm đau bụng. Nếu bé ăn phải phần có độc, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn và đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đôi khi, cha mẹ không biết nguyên nhân bé ngộ độc là do cây cảnh nên có thể trì hoãn đưa bé đi khám.
Nhiều cây cảnh gây ra các phản ứng nhẹ như nổi mụn. Phản ứng nặng hơn có thể gồm sưng họng hoặc lưỡi, khó khăn khi thở, nói và nuốt. Còn một số trường hợp ngộ độc cây cảnh có triệu chứng giống cúm. Do đó, có thể khó khăn để xác định nguồn gốc gây bệnh cho bé từ chính cây cảnh trong nhà.
Phấn hoa của một số loại cây cảnh gây khó thở cho bé mắc hen suyễn và có thể gây dị ứng. Bụi từ các loại cây cảnh có thể gây vấn đề về dạ dày cho bé.
 

VN ngày xưa: Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên ?

MN.Sài gòn thuơng nhớ....thưở xưa 
theo Blog Năm Ròm............


Năm 1972 … một vụ khủng bố xảy ra tại phòng trà Tự Do …. thủ phạm là một phụ nữ ngồi chàng hảng sau yên một chiếc Honda SS50 đã liệng một chùm lựu đạn 4 trái vào tầng trệt của phòng trà lúc đó đang đầy khách … Tiếng nổ gây cho một số người bị thương … trong đó cỏ cả nữ ca sĩ Mai Hương … (ái nữ của bà Kiều Hạnh) … khi cô đang trình bày bản nhạc “Love Story” của Francis Lai …. Chính quyền sau đó đã ra lịnh cấm tất cả những người ngồi “chàng hảng” trên yên sau xe gắn máy cũng như các loại xe không động cơ khác …(*)
(*) – Xin lưu ý rằng Quy định ngồi xe một bên chỉ chính thức ban hành vào năm 1972 dưới thời VNCH, trước đó phụ nữ Miền Nam vẫn ngồi một bên.


  Tuyết Lê Thời đó , phụ nữ ngồi sau xe gắn máy thường ngồi một bên thôi , đàn ông ngồi hai bên . Sau khi xảy ra nhiều vụ ám sát , ném lựu đạn của vc từ người đàn ông ngồi sau xe gắn máy nên có sắc lệnh bắt đàn ông ngồi một bên như phụ nữ
 
Người Việt xưa vốn đề cao sự kín đáo nơi người phụ nữ … Từ đó đưa đến một yếu tố sống … “bé gái … cô thiếu nữ …. người Mẹ” …. là ba phương diện huyền bí của nhân loại … Phong tục Á Đông luôn cho những gì thuộc về cơ thể người phụ nữ là vưu vật của vũ trụ … cần phải bảo tiết vẹn nguyên … Thế nên ngay từ nhỏ người phụ nữ Đông Phương … trong đó có VN … đã được dạy dỗ và chăm sóc rất kỹ bản thân cùng sự “nết na” của mình …


Ngày trước … cách đi đứng hay ăn mặc có chút “tính tự do” của phụ nữ như thời nay đều sẽ không được khuyến khích … Ăn mặc là yếu tố luôn luôn được xét kỹ để lượng định “nết” của người sử dụng …. có đứng đắn hay không !!! …
 
Cách đi đứng ngoài đường và thái độ cư xử ở những nơi công cộng cũng là “nết” của người phụ nữ …. Ngày trước rất hiếm khi gặp một nhóm thiếu nữ hoặc phụ nữ Saigon nào ra đường mà cười nói … đùa giợn … la hét … ngả ngớn như ngày nay … Một thí dụ dễ hiểu nhứt là nếu cười thì cũng phái lấy tay hay khăn tay (mouchoir) che miệng lại …. Cười lớn tiếng hay há to miệng ra sẽ bị nhận ngay hai tiếng … “mất nết” … Những cái này … ngoài những bài học về Đức Dục ở nhà trường … Thì gia đình là yếu tố đầu tiên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của người con gái trong nhà … Từ đó mà Việt ngữ có hai tiếng “con – nhà gia – giáo”
 
Những sự giáo dục như vậy đã ứng vào cách thức đi đứng của người phụ nữ Việt xưa … Khi phương tiện lưu thông ngày càng du nhập nhiều vào Việt Nam … và ngay với chiếc xe đạp … người phụ nữ Việt xưa cũng đã có cách sử dụng để “xếp hạng” họ rồi … Những phụ nữ được coi là “gia giáo” … khi họ tập đi xe đạp thì đó là một “chuyện lớn” … Vì lý do giữ thăng bằng … người chạy xe phải luôn có những cử chỉ “ngoài khuôn phép” … Chẳng hạn như hai chân mở rộng … hai cánh tay không thể khép dài hai bên hông kềm giữ tà áo khỏi bị “gió bay”
 

… Nhứt là khi phải “gài hai vạt trước sau vào porte de baggage (yên sau) và guidon (tay lái) để hai chân không bị vướng khi đạp xe đã khiến cho hai chân đôi khi phải mở rộng để quần khỏi quấn vào dây chaine (xích) …. Cử chỉ “mở hai chân” … hoặc kêu là “ngồi hai bên” …. hay nói nôm na là “chàng hảng” … thì đây là điều đại kỵ … Do đó mà ta thấy ít có người phụ nữ Việt Nam nào ngày xưa lại sử dụng xe đạp nam (hay kêu là xe “đòn dông” (hay xe “course”) ….hoặc “xe sườn ngang” …
 
Cũng vì ý xấu của hai tiếng “chàng hảng” … mà người nữ khi đi xe hai bánh xưa đều luôn ngồi cố giữ hai chân không mở ra quá rộng … mà cũng không chụm lại quá sát để khó điều khiển xe một mình …. Khi được người khác chở thì cách hay nhứt để giữ nét duyên dáng và sự “lôi cuốn thầm kín thiên nhiên” của họ … người nữ luôn ngồi một bên yên sau … Nếu “lạ” chăng thì chỉ là … “làm thế nào để ngồi yên suôt một khoảng thời gian dài … mà không hề “tê chân” khi xuống xe !!! ….????…”