Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 4. Januar 2015

Ai lên xứ hoa đào-Hoàng Oanh & Trung Chỉnh

MN: Nhân dịp Tết sắp đến MN gởi đến các bạn bài hát này ,mà mổi khi coi MN nhớ con đuờng Nguyễn Huệ thuơng mến,tràn ngập những bông cúc vàng,cúc đại đoá,hoa Anh đào.. và lòng MN lại nao nao ..buồn vui lẫn lộn mỗi khi tiếng pháo rộn rả đón Xuân về trên mọi nơi,trên vạn nẽo đuờng thuơng yêu cuả quê huơng mình..và lòng MN lại bồi hồi nhớ ,tiếc mỗi độ xuân về..."ai lên xứ Hoa đào ..đừng wên đem về một cành hoa..." ! :(((


Liên Khúc Tình Ca Hải Quân cuả Quân đội VNCH original

MN:những bài tình ca viết cho các chiến sỹ Hải Quân ,một thời binh lửa dậy trên quê  huơng (trong những năm bọn tay sai Tàu cọng tấn công liên tục miền Nam),,nhưng cũng hông kém phần tình tứ lãng mạn ,tràn đầy yêu thuơng  của miền nam đất Việt ,khác hẳn với lời  la hét ,ngậm máu phun nguời,sống suợng ,ngu xuẫn,vô học khát máu cuả bè lủ cộng sản Bắc Việt luôn thét lên hàng ngày ,hàng giờ trên cái đài cuả chúng lẩn lút tong rừng,tên là "Giải phóng ",căm hờn kêu gọi giết ,giết hết đồng bào ,anh em ruột thịt để thoả mản lòng tham không đáy cuả bọn Tàu phù Trung cộng với chủ nghĩa bành truớng ,gây hấn cuả chúng!! :((( 
 Liên Khúc Tình Ca Hải Quân cuả Quân đội VNCH original !:)



L.K Tình Ca Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà-:Hoa Biển-Tình- Ca nguời đi biển-Thủy thủ và biển cả

MN:  ghép đoạn video này để tuởng nhớ các chiến sỹ hải quân hào hùng anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cho các bạn , đồng đội và chiến hửu thương mến cuả MN ! <3 ! :**




với các tiếng hát cuả ca sỹ Hoàng Oanh,Nhật Truờng ,Diễm Liên.Hùng Cuờng Ánh Minh..qua LK:Hoa Biển-Tình ca nguời đi biển-Thủy thủ và biển cả




                  

                                                            Trang  |  2  | 3
VI - Vài Nét Về Các Khóa Sĩ-Quan HQ :

Trước 20 tháng 07 năm 1954 Hải-Quân Việt-Nam được hình thành xuất-phát từ Hải-Quân Pháp. Ngày 20 tháng 07 năm 1954 Chính-Phủ Pháp ký Hiệp-Định Genève chia đôi đất nước Việt-Nam từ vĩ-tuyến 17 trở ra Bắc theo chế-độ Cộng-Sản, từ vĩ-tuyến 17 trở vào Nam theo chế-độ Tự-Do thuộc về VNCH. Khi đó Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa được Hoa-Kỳ tham-gia trợ-giúp huấn-luyện và trang-bị cũng như hiện-đại-hóa để bảo-vệ miền Nam.
Các khóa do Hải-Quân Pháp trực-tiếp Chỉ-Huy và huấn-luyện tại Việt-Nam gồm từ Khóa 1 đến Khóa 6 SQHQ/VN :

- Khóa 1 :
Tổng số có 9 Sinh-Viên gồm 6 người thuộc ngành Chỉ-Huy như sau : Chung Tấn-Cang, Trần-Văn-Chơn, Lê-Quang-Mỹ, Trần-Văn-Phấn, Hồ-Tấn-Quyền, Lâm-Ngươn-Tánh và 3 Sinh-Viên ngành Cơ-Khí: Đoàn-Ngọc-Bích, Nguyễn-Văn-Lịch, Lương-Thanh-Tùng. Tất cả Sinh-Viên thuộc khóa 1 được thi tuyển chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Đầu năm 1952 gia nhập vào Hải-Quân Pháp, được thực-tập Hải-Nghiệp và phục-vụ trên các chiến-hạm. TTHL/HQ/NT được xây cất xong vào tháng 07 năm 1952. Ngày 01 tháng 10 năm 1952 cử-hành mãn khóa Sĩ-Quan Hải-Quân đầu tiên đó là khóa 1 SQ/HQVN. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Văn-Chơn, cấp-bậc sau cùng là Đề-Đốc.
Sau khi mãn khóa, đa-số Sĩ-Quan khóa 1 được bổ-nhiệm phục-vụ tại các DINA ( Division Navale D'Assaut ) của Pháp ở các lưu-vực sông Cửu-Long và sông Hồng-Hà cuối năm 1952. Tháng 04 năm 1953 DINA 1 tại Cần-Thơ ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 21 ), về sau Pháp di chuyển Hải-Đoàn Xung-Phong 21 về Mỹ-Tho. Tại Cần-Thơ thì sau này Việt-Nam thành-lập Giang-Đoàn 25. Tháng 6 năm 1953 là DINA 3 ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 23, sau này đổi thành Giang-Đoàn 23 ) đồn-trú tại Vĩnh-Long. Ngoài Bắc thì có DINA 2 ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 22 ) hoạt-động vùng Châu-Thổ sông Hồng-Hà. Sau Hiệp-Định Genève DINA 2 trên đường rút về thì phụ-giúp đồng-bào di-cư vào Nam.
Trong lịch-sử Hải-Quân VNCH, tất cả các vị Sĩ-Quan thuộc khóa 1 đã nắm giữ các chức-vụ Chỉ-Huy như sau :
- HQ Th/Tá Lê-Quang-Mỹ, Tư-lệnh Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên từ ngày 20 tháng 08 năm 1955 đến năm 1957. Sau chiến-dịch Rừng-Sát dẹp tan Lực-Lượng Bình-Xuyên được vinh-thăng Trung-Tá đầu năm 1956.
- HQ Tr/Tá Trần-Văn-Chơn, Tư-Lệnh Hải-Quân từ năm 1957 đến đầu tháng 08 năm 1959.
- HQ Đ/Tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ ngày 06 tháng 08 năm 1959 cho đến cuối tháng 10 năm 1963 thì bị ám-sát trong cuộc đảo-chánh Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
- HQ Đ/Tá Chung-Tấn-Cang, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ đầu tháng 11 năm 1963 đến gần cuối tháng 04 năm 1965.

- HQ Đ/Tá Trần-Văn-Phấn, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ ngày 26 tháng 04 năm 1965 đến cuối tháng 09 năm 1966.
- Trong giai-đoạn từ cuối tháng 09 đến hết tháng 10 năm 1966 chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân tạm-thời do Trung-Tướng Cao-Văn-Viên nắm giữ.
- HQ Đ/Tá Trần-Văn-Chơn, tái đảm-nhiệm Tư-Lệnh Hải-Quân từ ngày 01 tháng 11 năm 1966 cho đến cuối năm 1974, lúc bấy giờ đã được vinh-thăng Đề-Đốc.
- Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh, Tư-Lệnh Hải-Quân thay thế Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn cho đến cuối tháng 03 năm 1975.
- Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang, vị Tư-Lệnh Hải-Quân sau cùng từ cuối tháng 03 năm 1975 đến 30 tháng 04 năm 1975.
Ba vị Sĩ-Quan ngành Cơ-khí có cấp-bậc sau cùng như sau :
- HQ Đ/Tá CK Đoàn-Ngọc-Bích, Tổng-Thanh-Tra BTL/HQ.
- HQ Đ/Tá CK Nguyễn-Văn-Lịch, Giám-Đốc Hải-Quân Công-Xưởng.
- HQ Đ/Tá CK Lương-Thanh-Tùng, Tham-Mưu-Phó Tiếp-Vận BTL/HQ.

- Khóa 2 :
Tổng số có 16 Sinh-Viên gồm 12 người ngành Chỉ-Huy và 4 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng Hải Thương Thuyền. Nhập trường vào ngày 01 tháng 11 năm 1952, thời-gian thụ-huấn 6 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 05 năm 1953 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Đinh-Mạnh-Hùng, cấp-bậc sau cùng là Phó Đề-Đốc. Khóa 2 có 2 vị được vinh-thăng lên Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng, Phụ-Tá Tư-Lệnh Hành-Quân Lưu-Động Sông. Phó Đề-Đốc Nghiêm-Văn-Phú, Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Tuần-Thám 212.

- Khóa 3 :
Tổng số có 9 Sinh-Viên gồm 6 ngành Chỉ-Huy và 3 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Nhập trường tháng 07 năm 1953, thời-gian thụ-huấn 6 tháng. Chú trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 01 năm 1954 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Thông, cấp-bậc sau cùng là Đ/Tá. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Trần-Phước-Dũ, cấp-bậc sau cùng là Đ/Tá. Khóa 3 có 4 vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Diệp-Quang-Thủy, Tham-Mưu-Trưởng BTL/HQ. Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí, Tư-Lệnh Lực Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Phòng 213. Phó Đề-Đốc Vũ-Đình-Đào, Tư-Lệnh Vùng 3 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.3 và Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu, Chỉ-Huy-Trưởng TTHL/HQ/NT.
- Khóa 4 :
Tổng số có 15 Sinh-Viên gồm 12 ngành Chỉ-Huy và 3 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Nhập trường tháng 02 năm 1954, thời-gian thụ-huấn 10 tháng. Chú trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 12 năm 1954 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Ánh, ông đã từng đảm nhiệm chức-vụ Tham-Mưu-Trưởng BTL/HQ từ năm 1965 - 1968. Cấp-bậc và chức-vụ sau cùng là HQ Đ/Tá biệt-phái Phủ Thủ-Tướng. Khóa 4 có 1 vị được vinh thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, Tư-Lệnh Vùng 1 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.1.
- Khóa 5 :
Tổng số có 21 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy, gồm đa-số là xuất-thân từ Hàng-Hải Thương-Thuyền và một số được chọn qua cuộc thi-tuyển ngoài dân-sự. Nhập trường ngày 27 tháng 07 năm 1954, thời-gian thụ-huấn 10 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo thực-hành, Hàng-Hải Cận-Duyên, Viễn-Duyên, Vận-Chuyển và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa tháng 05 năm 1955 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Viết-Tân, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Đ/Tá, Chỉ-Huy-Trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải. Sau 30 tháng 04 năm 1975 ở lại trình-diện bị đi tù Cộng sản. Tháng 05 năm 1976 được chuyển trại từ Suối-Máu Biên-Hòa ra Yên-Bái Bắc-Việt bằng phi-cơ C-130. Nhập trại tù Liên-Trại 2 Hoàng-Liên-Sơn. Cuối năm 1978 được chuyển về trại tù Hà-Sơn-Bình ( Hà-Tây ), năm 1983 chuyển trại một lần nữa về Hà-Nam-Ninh. Tại đây một thời-gian sau ông bị bệnh nặng, năm 1988 ông được ra tù về Sàigòn, tuy nhiên căn bệnh phù-thủng tiếp tục tàn phá hành-hạ, cuối cùng ông đã kiệt sức vĩnh-viễn ra đi năm 1989. Khóa 5 có 1 vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh, Tư-Lệnh Vùng 2 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.2.

- Khóa 6 :
Tổng số có 21 Sinh-Viên gồm một số được chọn qua cuộc thi-tuyển ngoài dân-sự. Nhập trường ngày 21 tháng 04 năm 1955, thời-gian thụ-huấn 11 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo thực-hành, Hàng-Hải Cận-Duyên, Viễn-Duyên, Vận-Chuyển và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa ngày 08 tháng 03 năm 1956 với cấp bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Bùi-Huy-Phong, cấp-bậc và chức-vụ sau cùng là HQ Tr/Tá phục-vụ tại TTHL/HQ Sàigòn. Sau ngày 30 tháng 04 năm1975 trình diện đi tù Cộng sản và bị bệnh chết tại trại K2 Suối-Máu Biên-Hoà đầu năm 1976. Sinh-Viên Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Văn-Tần, bị đau bệnh chết lúc còn mang cấp-bậc Đ/uý.

 
Các khóa do Hải-Quân Pháp trực-tiếp huấn-luyện tại BREST:

Trường Hải-Quân Pháp nằm trên một ngọn đồi thuộc thành phố Brest. Mặt tiền nhìn ra biển Đại-Tây-Dương. Trường luôn luôn có 2 khóa, một khóa đàn anh và một khóa đàn em. Mỗi khóa có chừng 100 Sinh-Viên thụ-huấn, trong số đó hầu hết là người Pháp. Thời-gian thụ-huấn từ 20 tháng đến 2 năm. Các môn học chính trong chương-trình gồm có :
Toán học Đại-Cương, lượng-giác không-gian, Vận-Chuyển thực-hành và lý-thuyết, Thiên-Văn, Khí-Tượng, Hàng-Hải cận-duyện viễn-duyên, Kiến-Trúc Chiến-Hạm, Tầu Ngầm, Hải-Pháo, Điện Lý-Thuyết và Kỷ-Nghệ, các loại Động-Cơ nỗ và Diesel, các loại máy điện-tử dùng để quan-sát không-gian, máy Sonar, Sondeur ( Fathometer ), Radar, máy bay, thực-tập phi-hành, Căn-Bản Quân-Sự và Vũ-Khí. Hàng tháng đều có chuyến đi thực-tập ngắn hạn trên biển.
Giai-đoạn 1 của khóa học là một năm, trước khi qua giai-đoạn 2 là thời-gian đi nghỉ hè. Trước khi được nghỉ hè phải làm một chuyến viễn-du qua các quốc-gia lân cận rồi trở về Brest. Dịp nghỉ hè cũng là lúc khóa đàn anh mãn khóa, nhà trường lại tiếp nhận thêm khóa mới. Sau kỳ nghỉ hè vào học giai-đoạn 2 là trở thành Sinh-Viên đàn anh, cũng có những trò chơi huấn-nhục cho đàn em theo truyền thống của trường Sĩ-Quan Hải Quân. Mãn khóa các tân Sĩ-Quan với cấp-bậc Thiếu-Uý trên vai, phải qua một chuyến hải-hành viễn-du kéo dài nhiều tháng, sau chuyến đi cuối cùng này là hồi-hương.

- Khóa 1 Brest :
Được chọn qua một cuc thi, có các ứng-viên trúng tuyển khóa 1 :
- Ngành Chỉ-Huy : Nguyễn-Văn-Duyên,
Nguyễn-Tân, Đặng-Cao-Thăng, Vương-Hữu-Thiều, Nguyễn-Vân, Nguyễn-Đức-Vân.
- Ngành Cơ-Khí : Nguyễn-Gia-Định.
- Ngành Bác-Sĩ : Nguyễn-Văn-Đăng,
Đặng - Tất - Khiêm, Dương - Hồng - Mô, Phạm - Minh - Nghĩa, Trần - Ngươn -Phiêu, Phạm - Vận.
- Ngành Hành-Chánh Tài-Chánh : Đỗ-Đăng-Công, Phạm-Trung-Giám, Đặng-Văn-Tất.
Ngành Chỉ-Huy và Cơ-Khí khai-giảng vào tháng 10 năm 1952 tại Brest. Tất cả rời khỏi VN bằng phi-cơ đến phi-trường Orly vào tháng 09 năm 1952. Mãn khóa vào tháng 06 năm 1954. Trở về nước vào tháng 04 năm 1955 tính ra phải mất 2 năm 6 tháng mới trở lại quê-hương. Sau khi mãn khóa các tân Sĩ-Quan còn đi hải-hành một chuyến dài vòng quanh thế-giới mất 8 tháng trên Tuần-Dương-Hạm JEANNE D'ARC. Khóa 1 Brest có một vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 4 Sông-Ngòi.

- Khóa 2 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng-viên trúng-tuyển khóa 2 :
- Ngành Chỉ-Huy : Vũ-Xuân-An, Dư-Trí-Hùng, Nguyễn-Kim-Lượng, Hồ-Ngọc-Ngà, Phương-Xuân-Nhàn, Trịnh-Xuân-Phong, Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Nguyễn-Tân ( từ K1 học lại ), Đinh-Gia-Tường.
- Ngành Cơ-Khí : Ủ-Văn-Đức, Bùi-Văn-Lễ, Bùi-Tiến-Rũng.
Khóa 2 Brest nhập-trường năm 1953. Trong thời-gian đi thực-tập thì Sinh-Viên Đinh-Gia-Tường và Dư-Trí-Hùng đi trên Tuần-Dương-Hạm JEANNE D'ARC, các Sinh-Viên khác thực-tập trên Hạm-Đội Địa-Trung-Hải.
Về nước năm 1956, hai Sĩ-Quan Phương-Xuân-Nhàn và Đinh-Gia-Tường sau khi phục-vụ được 1 năm thì vượt-tuyến ra Bắc, năm 1957.

- Khóa 3 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng-viên trúng-tuyển khóa 3 :
- Ngành Chỉ-Huy : Phạm-Cừ, Nguyễn-Quang-Dật, Nguyễn-Văn-Khánh, Đỗ-Kiểm, Vũ-Nhân, Lê-Phụng, Phạm-Văn-Sanh, Bùi-Hữu-Thư, Vũ-Tư-Trực, Trịnh-Quang-Xuân.
- Ngành Cơ-Khí : Đặng-Đình-Hiệp, Nguyễn-Ngọc-Oánh.
Khoá 3 Brest nhập-trường năm 1954, sau khi mãn giai-đoạn 1 thì Sinh-Viên Phạm-Cừ và Vũ-Nhân hồi-hương, Sinh-Viên Nguyễn-Văn-Khánh bỏ dở việc thụ-huấn và hồi-hương vì sức khỏe. Riêng Sinh-Viên Vũ-Tư-Trực cũng hồi-hương sau năm thứ 1 và học ngành Bộ-Binh, bị chết vì tại nạn tại trường Thủ-Đức. Khóa 3 Brest mãn khóa hồi-hương năm 1957.
Cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975 cấp-bậc cao nhất của các vị khóa 3 Brest là Đ/Tá.

- Khóa 4 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng -viên trúng-tuyển khóa 4 :
- Ngành Chỉ-huy : Lê-Triệu-Đẩu, Nguyễn-Địch-Hùng, Nguyễn-Kim-Lượng, Võ-Duy-Ninh.
- Ngành Cơ-Khí : Nguyễn-Tiến-Ích, Trần-Văn-Sơn.
Khóa 4 Brest nhập trường tháng 9 năm 1955, mãn khóa cuối tháng 6 năm 1957.
Từ khóa 1 đến khóa 6 ở tại Nha Trang cũng như 4 khóa xuất-thân từ trường SQHQ Pháp tại Brest thì không có đặt tên riêng cho từng khóa.
Khi chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam, ngoài số thứ-tự ra còn có tên riêng của khóa. Mỗi tên tượng-trưng cho một chòm sao.
Trong Hải-Quân, với biển cả mênh-mông, hải-hành xuyên đại-dương là nghề của chàng. Thời đại văn minh tiến-bộ như hiện nay dù có vệ-tinh theo dõi, nhưng căn-bản của việc định vị-trí trên biển bằng các tinh-tú vẫn phải học, vẫn phải biết đối với các chiến-sĩ áo trắng. Đó cũng là một niềm vui mà cũng là một nghệ-thuật vừa áp-dụng toán-học cũng như kinh-nghiệm trong ngành hàng-hải. Trong vũ-trụ, ngoài Thái-Dương-Hệ, chúng ta quan-sát thấy có những chòm sao kết-hợp với nhau thành những hình dạng gần như không thay đổi, xuất-hiện trên bầu trời tùy theo ngày giờ và vị-trí của người nhìn. Đó cũng là những mục-tiêu của chúng ta dùng để xác-định vị-trí con tầu. Theo toán học không-gian, trái đất tạm xem như là trung-tâm điểm của Vũ-Trụ hình cầu. Mặt Trời di-chuyển giáp vòng trên Hoàng-Đạo ( Ecliptic ) trong thời-gian là 365 ngày 1/4 ( một năm ), đi qua 12 chòm sao nằm dọc theo vòng cung lớn. Các chòm sao này tạo thành 12 con giáp ( Zodiac ) của khoa chiêm-tinh-học Tây-Phương như sau :
- Bảo-Bình ( Verseau hay Aquarius : từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02 )
- Song-Ngư ( Poissons hay Pisces : từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03 )
- Dương-Cưu ( Bélier hay Aries : từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04 )
- Kim-Ngưu ( Taureau hay Taurus : từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05 )
- Song-Nam ( Gémeaux hay Gemini : từ 21 tháng 05 đến 21 tháng 06 )
- Bắc-Giải ( Cancer: từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07 )
- Hải-Sư ( Lion hay Leo : từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08 )
- Xử-Nữ ( Vierge hay Vergo : từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09 )
- Thiên-Xứng ( Balance hay Libra : từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10 )
- Hổ-Cáp ( Scorpion hay Scorpius : từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11 )
- Nhân-Mã ( Sagittaire hay Sagittarius : từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12 )
- Nam-Dương ( Capricorne hay Capricornus: từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 01 )
Như trên các chòm sao được xếp thứ-tự ngày tháng theo khoa Tử-Vi Tây-Phương. Đầu tiên là Bảo-Bình và cuối cùng là Nam-Dương.Tuy nhiên trong Hàng- Hải Thiên-Văn, Hoàng-Đạo và Xích-Đạo hợp với nhau một góc nghiêng là 23 đ 27 phút. Hai vòng tròn đó cắt nhau tại 2 điểm " gamma " và " gamma ' ", ta gọi là Xuân-Phân và Thu-Phân. Vòng khởi điểm được tính từ lúc mặt trời đi từ " gamma " và trở về lại là một năm.
Ngày 21 tháng 03 Dương-Lịch hằng năm là lúc mặt trời đi qua điểm xuất-phát, cũng là vùng có chòm sao Dương-Cưu nên được coi như số 1 và mặt trời mỗi tháng chiếm một cung, khi đi giáp vòng thì đến chòm sao Song-Ngư là số 12. Căn-cứ vào số thứ-tự các chòm sao ở trên để đặt tên cho khóa.
-Khóa 7:SQHQ/NT, lúc này vị Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên là HQ Th/Tá Lê-Quang-Mỹ. Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân đầu tiên là HQ Đ/Uý Chung-Tấn-Cang. Giám-Đốc trường SVSQ là HQ Đ/Uý Nguyễn-Đức-Vân. Tuy nhiên dù Pháp đã chuyển-giao cho HQVN nhưng Giáo-Sư và Huấn-Luyện-Viên vẫn là người Pháp. Ngoại trừ Căn-Bản Quân-Sự và Vũ-Khí-Nhẹ là do Huấn-Luyện-Viên Việt-Nam phụ-trách. Đến tháng 5 năm 1957 tất cả Sĩ-Quan và Huấn-Luyện-Viên Pháp cuối cùng rút khỏi quân-trường. Khóa 7 được đặt tên Đệ Nhất Thiên-Xứng đó là chòm sao số 7. Các khóa kế tiếp cứ thế mà tính theo vòng thứ-tự 12 con giáp như trên. Khóa 8 là Đệ Nhất Hổ-Cáp, khóa 9 là Đệ Nhất Nhân-Mã và tiếp-tục cho đến Đệ Nhất Song-Ngư. Tiếp-theo là Đệ Nhị, Đệ Tam. v.v.
.
- Khóa 7 : Đệ Nhất Thiên-Xứng
Tổng số có 46 Sinh-Viên gồm 29 ngành Chỉ-Huy và 17 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 01 năm 1956 thời gian thụ-huấn 20 tháng. Mãn khóa tháng 07 năm 1957 với cấp bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Thiện, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Đ/Tá Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-Lệnh V4ZH, kiêm CHT LĐĐN 213.4 , kiêm Đặc-Khu-Trưởng Đặc-Khu Phú-Quốc. Trong những ngày của tháng 04 năm 1975 đảo Phú-Quốc tràn ngập gần 60 ngàn người tị-nạn được các tầu chở đến từ Miền Trung. Trước cảnh hỗn-loạn cướp-bóc hãm-hại trong thành-phần tị-nạn rất phức-tạp đang xảy ra, Tổng Tham-Mưu-trưởng QLVN Cộng-Hòa chỉ-định Đ/Tá Thiện vào chức-vụ Tổng-Trấn Phú-Quốc. Trong thời-chiến Đ/Tá Thiện được phép kết-án tử-hình mà không chờ án-lệnh của tòa. Từ khi nhận được lệnh trên giao, Đ/Tá Thiện đã thận-trọng áp-dụng trừng-trị những tên tội-phạm có tang-chứng trong bọn người lợi-dụng tình-thế rối ren quấy phá đoàn người di-tản, để đem lại an-ninh trật-tự cho đảo Phú-Quốc. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Đoàn-Văn-Tiếng, cấp-bậc cuối cùng là Tr/Tá.

- Khóa 8 : Đệ Nhất Hổ-Cáp
Tổng số có 48 Sinh-Viên gồm 38 ngành Chỉ-Huy và 10 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 01 năm 1958 thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa tháng 01 năm 1960 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 8 là khóa đầu tiên do Giáo-Sư và Huấn-Luyện-Viên người Việt-Nam hoàn toàn đảm-trách. Sinh-Viên Thủ-khoa là Trịnh-Tiến-Hùng, cấp-bậc cuối cùng là Tr/Tá. Người mang cấp-bậc cao nhất của khóa 8 là HQ Đ/Tá Lê-Hữu-Dõng, Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99. Hậu-cứ của LLĐN/99 tại CCHQ Nhà-Bè. Đây được coi như là lực-lượng tổng trừ-bị của Hải-Quân kể từ khi Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang là Tư-Lệnh vào cuối tháng 03 năm 1975.

- Khóa 9 : Đệ Nhất Nhân-Mã
Tổng số có 37 Sinh-Viên gồm 28 ngành Chỉ-huy và 09 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 03 năm 1959 thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa tháng 05 năm 1961 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Hà-Ngọc-Lương, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Tr/Tá Hà-Ngọc-Lương, Trưởng-Khối Văn-Hóa-Vụ Trung-Tâm Huấn-luyện Nha-Trang. Ngày thành-phố Nha-Trang di-tản, Tr/Tá chạy vào chạy ra cố sức thuyết-phục vợ. Tr/Tá Lương chở vợ con từ cư-xá Lê-Văn-Duyệt vào tạm-trú tại phòng làm việc của Văn-Hóa-Vụ Trưởng. Vào phút chót vợ Tr/Tá Lương thay đổi ý-kiến và quyết-định không chịu đi. Biết không thể nào sống được với Cộng-Sản nên Tr/Tá Lương đã tự-sát cùng vợ và 5 con. Xác của 7 người được một số Hạ-Sĩ-Quan ở lại trong đó có Tr/S Tô-Thừa đem đào huyệt chôn ngay tại bãi cát trước Công-Viên Trần-Hưng-Đạo. Mấy tháng sau thân-nhân của gia-đình bà Lương trở về và cải-táng. Sự việc trên gây bàng-hoàng và xúc-động cho toàn quân-chủng Hải-Quân. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí của khóa 9 là Mai-Văn-Hoa, cấp-bậc sau cùng là Trung-Tá. Người mang cấp-bậc cao nhất của khóa 9 là HQ Đ/Tá Nguyễn-Hữu-Xuân Tư-Lệnh-Phó Vùng 3 Sông-Ngòi.

- Khóa 10 : Đệ Nhất Nam-Dương
Tổng số có 55 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 07 năm 1960 thời gian huấn-luyện 2 năm. Ra trường ngày 14 tháng 07 năm 1962 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lê-Bá-Thông, cấp-bậc sau cùng Trung-Tá. Đầu năm 1974 HQ Tr/Tá Lê-Văn-Thự Hạm-Trưởng HQ 16 trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa.

- Khóa 11 : Đệ Nhất Bảo-Bình
Tổng số 82 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường 01.09.1961, thời gian thụ-huấn 18 tháng. Ra trường ngày 14.04.1963 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Quang-Thiệu. Đầu năm 1974 HQ Tr/Tá Vũ-Hữu-San Hạm-Trưởng HQ 4 và HQ Tr/Tá Phạm-Trọng-Quỳnh Hạm-Trưởng HQ 05 trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa.

- Khóa 12 : Đệ Nhất Song-Ngư
Tổng số 102 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường ngày 13 tháng 08 năm 1962, thời gia thụ-huấn 18 tháng. Ra trường tháng 03 năm 1964 với cấp Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Trọng-Ngà. Đầu năm 1974 HQ Th/Tá Ngụy-Văn-Thà Hạm-Trưởng HQ 10 hy-sinh trong trận hải-chiến Hoàng-Sa được truy-thăng cố Tr/Tá.

- Khóa 13 : Đệ Nhị Dương-Cưu
Tổng số 115 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 5 năm 1963, thời gian thụ-huấn 18 tháng. Ra trường tháng 11 năm 1965 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Phạm-Gia-Chính.

- Khoá 14 : Đệ Nhị Kim-Ngưu
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 04 năm 1964. Mãn khóa vào tháng 12 năm 1965 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trương-Minh-Hoàng.

- Khóa 15 : Đệ Nhị Song-Nam
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 11 năm 1964. Mãn khóa vào tháng 07 năm 1966 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Thành- Lộc.

- Khóa 16 : Đệ Nhị Bắc-Giải
Tổng số có 136 Sinh-Viên gồm 106 ngành Chỉ-Huy và 30 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 01 năm 1966. Mãn khóa vào tháng 07 năm 1967 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lý-Ngoc-Ẩn. Thủ-khoa Cơ-Khí là Phạm-Huy-Hy.

- Khóa 17 : Đệ Nhị Hải-Sư
Tổng số có 135 Sinh-Viên gồm 102 ngành Chỉ-Huy và 33 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 8 năm 1966. Trong thời-gian đầu Sinh-Viên Vũ-Thế-Tiệp bị bệnh tiểu đường chết. Mãn khóa vào tháng 08 năm 1968 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 17 năm thứ hai gặp lúc biến-cố Tết Mậu-thân nên thời-gian học bị kéo dài thành ra 2 năm. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Ngọc-Điển. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Trần-Vĩnh-Tuấn.

- Khóa 18 : Đệ Nhị Xử-Nữ
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Một người đào-ngũ trong thời-kỳ đầu là Sinh-Viên Huỳnh-Kim-Tỷ, sau được bổ-sung thêm 1. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường tháng 09 năm 1967. Mãn khóa vào ngày 14 tháng 07 năm 1969 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 18 năm đầu gặp lúc biến-cố tết Mậu-thân nên thời-gian học cũng bị kéo dài thành ra 22 tháng. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Anh-Tuấn. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Bùi-Ngọc-Anh.

- Khóa 19
: Đệ Nhị Thiên-Xứng
Tổng số có 268 Sinh-Viên gồm 189 ngành Chỉ-Huy và 79 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 1 năm. SV nhập trường từ tháng 10năm1968 cho đến ngày 19 tháng 02 năm 1969 mới chính thức khai giảng khóa. Đây là khóa đầu tiên trong chương-trình ACTOV. Khóa 19 mãn khóa vào ngày 21 tháng 02 năm 1970 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc
Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lê-Văn-Từ. Thủ-Khoa Cơ-Khí là Đỗ-Khắc-Mạnh.

- Khóa 20 : Đệ Nhị Hổ-Cáp
Tổng số có 270 Sinh-Viên gồm 190 ngành Chỉ-Huy và 80 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 1 năm, nhập trường ngày nhập trường ngày 17 tháng 08 năm 1969. Mãn khóa vào ngày 17 tháng 08 năm 1970 với cấp bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lưu-Đức-Huyến. Thủ Khoa Cơ-Khí là Lê-Vĩnh- Hiệp.

- Khóa 21
: Đệ Nhị Nhân-Mã
Tổng số có 270 Sinh-Viên gồm 135 ngành Chỉ-Huy và 135 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 1 năm, nhập trường ngày 04 tháng 03 năm 1970. Mãn khóa vào ngày 20 tháng 03 năm 1971 với cấp bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Phạm-Đức-Lai. Thủ-Khoa Cơ-Khí là Lê-Tất-Chánh.


- Khóa 22 : Đệ Nhị Nam-Dương 

Tổng số có 248 Sinh-Viên gồm 124 ngành Chỉ-Huy và 124 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 09 năm 1970, thời gian thụ-huấn 1 năm. Mãn khóa ngày 11 tháng 09 năm 1971 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Tấn-Khải. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Thanh.

- Khóa 23 : Đệ Nhị Bảo-Bình
Tổng số có 282 Sinh-Viên gồm 140 ngành Chỉ-Huy và 140 ngành Cơ-Khí còn 2 người bị chết
trong 
thời-gian đầu. Nhập trường ngày 14 tháng 4 năm 1971, thời gian thụ-huấn 1 năm. Đây là khóa cuối trong chương trình ACTOV kể cả các khóa OCS Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ cũng đến khoá 12 là chấm dứt. Mãn khóa ngày 15 tháng 04 năm 1972 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Công-Minh, Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Thế-Hùng.

- Khóa 24 : Đệ Nhị Song-Ngư
Tổng số có 279 Sinh-Viên ngành Chỉ-huy. Nhập trường ngày 28 tháng 09 năm 1971, thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa vào ngày 01 tháng 09 năm 1973 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Văn-Thuận.

- Khóa 25 : Đệ Tam Dương-Cưu
Tổng số có 185 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường ngày 15 tháng 11 năm 1972, thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa ngày 03 tháng 09 năm 1974 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Chí-Thành.

- Khóa 26 : Đệ Tam Kim-Ngưu
Tổng số có 182 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 08 năm 1973, thời gian thụ-huấn 2 năm. Tháng 10 năm 1974 thi mãn giai-đoạn 1 mang cấp-bậc Sinh-Viên Chuẩn-Uý. Dự-tính sẽ thi mãn khóa vào tháng 08 năm 1975. Tuy nhiên vì hoàn cảnh đất nước đã đến lúc sôi-động. Việc thu-nhận Sinh-Viên khóa 27 bị đình-trệ, do đó khóa 26 vẫn chưa có thêm khóa đàn em theo như truyền-thống từ trước.
Đầu tháng 03 năm 1975 HQ Tr/Tá Nguyễn-Văn-Nhựt CHP được thuyên-chuyển về BTL/HQ. HQ Tr/tá Nguyễn-Nam-Thanh ( Khóa 7 HQNT ) thay thế. Cuối tháng 03 năm 1975 Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu nhận được lệnh chuẩn-bị di-tản toàn bộ Trung-Tâm. Ngày 02 tháng 04 Hải-Vận-Hạm Hậu-Giang HQ 406 do HQ Tr/Tá Nguyễn-Quốc-Trị ( Khóa 10 HQNT ) là Hạm-Trưởng vào vịnh Nha-Trang để đón.Trong cảnh xôn-xao náo loạn từ mọi phía như dân chúng và giới quân-nhân. Chiến-hạm không thể nào giữ được an-ninh để ủi bãi trước công-viên Trần-Hưng-Đạo mà phải đánh lạc hướng đám đông. HQ 406 vào vịnh Cầu-Đá từ đó liên-lạc máy cho TTHL. Khoảng chừng trên 400 Sinh-Viên, Học-Viên Chuyên-Nghiệp cùng Đại-Đội 2 của Trung-Tâm chạy bộ xuống Cầu-Đá. Tại đây người chen lấn đông-đúc và dẫm bừa lên nhau, có người bị chết. Một số lên được tầu, một số phải đi quá-giang ghe Duyên-Đoàn để vào đến Cam-Ranh mới lên được chiến-hạm. Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu được di-tản bằng phi-cơ, cuối cùng thì toàn bộ Trung-Tâm về đóng quân tại CCHQ/Cát-Lái. Hai tuần sau di chuyển về Sở-Thú Sàigòn trách-nhiệm phòng thủ thành-phố cho đến ngày 30.04.1975.

 

Quỳnh Lan Quỳnh Lan ca -pps avi

MN: lời bài ca cũng hay,đẹp như đoá Quỳnh Lan !:)



                                            nữ ca sỹ Quỳnh Lan


Quỳnh Lan

Tác giả: Phạm Anh Dũng


Em là đóa Quỳnh Lan
Ru đời qua tiếng hát
Ru theo từng điệu nhạc
Ru lời ru suối êm

Giữa mùa trăng gió gọi
Quỳnh ơi đêm sẽ lên
Em về thơm lúa mới
Tỏa hương đi nhé em

Em - đóa Quỳnh Lan
Vươn lên từ sỏi đá
Trong ngàn hoa lạ
Ngạt ngào như ánh trăng

Ngại ngùng chi bước chân
Hãy về mang nỗi nhớ
Đóa Quỳnh Lan vừa nở
Đất trời vui có em