Dieses Blog durchsuchen

Samstag, 18. Juni 2016

Hình Ảnh ,Tin Tức ,Bình luận trong tuần cuả các blog hàng xóm

  MN: theo trang web link cuả blog vietcong online:




Chiến lược thâm hiểm của Trung Quốc

Nói về Biển Đông mà không nắm vững chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc, chỉ đọc các tin tức về các diễn biến đang diễn ra mỗi ngày, thường được thổi phòng để phục vụ cho các mục tiêu từng giai đoạn, rất khó biết được chính xác “Địch” và “Đồng Minh” đang làm gì và sẽ đưa Biển Đông đi tới đâu. Suy nghĩ và hành động theo cảm tính thường đưa tới chiến bại.

Chúng tôi đã viết nhiều bài nói về chiến lược của Mỹ ở Biển Đông dựa trên sự phân tích và phê phán của một số chuyên gia quốc tế, đó là xử dụng “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (poxy war strategy) bằng cách gây áp lực và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hình thành một lực lượng đối phó với Trung Quốc, còn Mỹ chỉ đứng ngoài yểm trợ, bán vũ khí và xin gia tăng chi phí quốc phòng để sáng chế các vũ khí mới. Chiến lược này đã được áp dụng tại Trung Đông và đang thành công, nhưng nó đã thất bại khi thử đem áp dụng tại Đông Âu. Còn tại Biển Đông thì sao?

Giáo sư AlexanderL.VuvingAlexanderL.Vuving
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu, nói và viết nhiều lần về mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Qua các cuộc nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng công trình nghiên cứu và phân tích của Giáo sư Alexander L. Vuving về vấn đề này rất hữu ích. Ông là Giáo sư trường Đại Học Tulane, dạy về các môn Quan hệ Quốc tế và đang tham gia vào Các cuộc Nghiên cứu về An ninh của Trung Tâm Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, một viện nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Chúng tôi xin tổng kết những tài liệu chính của ông về Biển Đông để giúp độc giả thấy rõ hơn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, cách thức hành động của Trung Quốc để đạt mục tiêu  họ muốn, Mỹ và các cường quốc đang đối phó như thế nào.

THỰC HIỆN “GIẤC MƠ TRUNG QUỐC”

Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc chỉ là một phần của một nỗ lực lớn hơn để đạt được “Giấc mơ Trung Quốc”, khôi phục lại vị trí mà Trung Quốc tự cho là chỗ đứng xứng đáng của họ, đó là ở trên đầu các quốc gia khác.

Chúng tôi xin nhắc lại, ngày 17.3.2013, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất. Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch Nước. Trong bài phát biểu ông đã đề cập đến cụm từ “Giấc mơ Trung Quốc“. Sau đó cụm từ này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc“. Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên “dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia”.

Sau đó, Tập Cận Bình đưa ra quyết định tái cơ cấu, hiện đại hóa và tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc nhằm mục đích bắt kịp trình độ các cường quốc ở châu Âu và Mỹ, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng nếu các đối thủ của Trung Quốc không có đối sách bẻ gãy chiến lược này, Trung Quốc sẽ nổi lên như là chúa tể của Biển Đông, ít nhất là trong nhận thức của hầu hết các nước trong khu vực. Từ đây, sẽ chỉ còn vài bước để vươn tới vị trí bá quyền khu vực và toàn cầu. Theo ông, trong thực tế, huyết mạch của nền kinh tế châu Á chạy qua Biển Đông, và châu Á đã trở thành chấn tâm kinh tế thế giới, ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.

CHIẾN LƯỢC LẮT LÉO CỦA TRUNG QUỐC

Alexander L. Vuving nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác với lối nghĩ thông thường. Triết lý đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp của Tôn Tử. Ý tưởng then chốt là làm sao để “không đánh mà vẫn thắng” (winning without fighting). Mục tiêu tổng thể là giành quyền kiểm soát Biển Đông nhưng không phải thông qua các trận đánh lớn mà qua các hoạt động từng bước thay đổi thực địa, tạo dựng một sân chơi có lợi cho mình, làm thay đổi về mặt tâm lý những tính toán chiến lược của các quốc gia khác. Lý luận cơ bản của chiến lược này là khéo léo tác động lên các cấu hình chiến lược của khu vực để làm thay đổi thực tế theo xu hướng có lợi cho sự thống trị của Trung Quốc.

Ngày 28.5.2013, tờ Daily Mail Trung Quốc xuất bản bài viết với tiêu đề “Trung Quốc tự hào chiến lược khôi phục các đảo, bãi đá ngầm bị Philippines chiếm đóng” dựa trên cuộc phỏng vấn truyền hình với Tướng Trương Triệu Trung của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc. Ông này cho biết Hải Quân đang vây hãm đảo Scarborough, đảo nằm trên Biển Đông và đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, như chiếc “cải bắp” với nhiều tàu chiến. Khi có tranh chấp lãnh hải, đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cá đến khu vực, tiếp theo là tàu hải giám và cuối cùng là tàu chiến. Mỗi lúc thích hợp lại sử dụng một lớp, xiết chặt dần hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh. Chiến lược này được gọi là “chiến lược bóc lá bắp cải” hay “chiến lược tằm ăn dâu”.

Theo Xinhua, tính đến cuối năm 2013, hơn 50.000 tàu cá của Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, giúp kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc mỗi khi có sự cố trên biển. Họ chỉ phải trả 10% giá trị thiết bị, còn lại chính quyền hỗ trợ. Các ngư dân ở đảo Hải Nam nói với Reuters rằng chính phủ khuyến khích họ đi đến các vùng có tranh chấp. Mỗi tàu có động cơ 500 mã lực được trả 320-480 USD mỗi ngày. Bình luận trên National Interest, tác giả Harry J. Kazianis cho rằng vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh không phải là quân sự mà có thể là các tàu cá.

Các tàu đánh cá Trung Quốc đang ra khơi

Theo Giáo sư Alexander L. Vuving, có ba yếu tố cần có để theo đuổi chiến lược bành trướng lắt léo của Trung Quốc. Yếu tố đầu tiên là tránh tối đa những trận đánh lớn. Yếu tố thứ hai là kiểm soát các vị trí chiến lược trong khu vực nếu những vị trí này còn chưa có ai chiếm hữu. Cần phải chiếm một cách âm thầm lén lút nếu có thể, và bằng một cuộc xung đột có giới hạn nếu cần thiết. Yếu tố thứ ba là phát triển những vị trí này thành các trạm kiểm soát mạnh, các trung tâm hậu cần vững chắc và các căn cứ triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả. Tất cả đến nhằm thiết lập uy thế và chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

THÀNH QUẢ TRUNG QUỐC ĐẠT ĐƯỢC

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên 7 địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km2 đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Tuy là đảo nhân tạo, Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nhưng nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng 6 năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.

Cảnh đảo Phú Lâm
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc gần đây đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất 8 máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Một đường băng và một cảng có kích cỡ tương tự đã được xây dựng tại Bãi Chữ Thập.

Trung Quốc có thể không tấn công những thực thể địa lý mà các quốc gia khác đang chiếm đóng nhưng họ sẽ tăng cường nỗ lực bí mật kiểm soát những thực thể địa lý chưa có người nhưng ở vào những vị trí chiến lược. Trung Quốc sẽ không chịu đưa tranh cãi ra toà, và vì là quốc gia mạnh nhất trong khu vực, Bắc Kinh có thể thi hành bất cứ điều gì mà họ tự cho là hợp pháp. Mục tiêu của Bắc Kinh dường như là muốn chiếm ưu thế trên không và trên biển vào những lúc mà không có sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể sẽ không cản trở các tuyến thương mại trên không và trên biển ở Biển Đông, nhưng sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như Trung Quốc sẽ thỉnh thoảng chặn một số tàu thuyền và máy bay, cả dân sự lẫn quân sự, của những quốc gia phản đối những nỗ lực bá quyền khu vực của họ.

RỒI BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Giáo sư Alexander L. Vuving đặt câu hỏi: Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Và ông trả lời:

Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì?”

Khi vẽ đường chín đoạn, Trung Quốc muốn dựa vào học thuyết “vùng nước lịch sử” (historic water) để coi Biển Đông như ao nhà của Trung Quốc. Nhưng Luật Biển năm 1982 không công nhận “vùng nước lịch sử”, nên Trung Quốc quyết định dùng sức mạnh để áp đặt tham vọng của họ. Tuy nhiên, vì sức mạnh của Trung Quốc chỉ có giới hạn, Trung Quốc phải áp dụng “chiến lược tằm ăn dâu” để lấn chiếm dần. Nhưng các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, như Giáo sư Alexander L. Vuving đã phân tích, có giá trị rất ít về phương diện quân sự cũng như kinh tế, và khi chiến tranh xảy ra, nó có thể bị thanh toán một cách dễ dàng.

Phải chăng khi nhận ra tham vọng và các yếu điểm về chiến lược của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tương kế tựu kế, tuyên bố “xoay trục” về Á Châu và “biểu dương khí thế” để khích thích Trung Quốc gia tăng việc thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, rồi thổi phồng lên để xin gia tăng chi phí quốc phòng như tờ Washington Post đã tố cáo?

Báo cáo “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc: Ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ” do Quốc hội Mỹ công bố cho biết số lượng tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay dao động trong khoảng 66 đến 75 chiếc. Theo phân tích của Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, số lượng tàu ngầm của quân đội Trung Quốc có thể đạt con số 99 chiếc vào trước năm 2030.

Trong khi đó, lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh quá mạnh. Chỉ riêng Mỹ và Nhật Bản đã có gần 200 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, P-1 Kawasaki và P-8A Poseidon. Số lượng máy bay này thừa sức giăng thiên la địa võng khắp Biển Đông và Biển Hoa Đông, phong tỏa lối ra vào Thái Bình Dương. Trung Quốc lại thiếu căn cứ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, chỉ có một căn cứ tàu ngầm chiến lược tại đảo Hải Nam. Các chuyên gia Mỹ nói rằng các lực lượng tàu ngầm Trung Quốc còn rất nhiều điểm yếu mà nếu khai thác triệt để thì việc tiêu diệt lực lượng này là không quá khó.

Nhìn qua các chiến lược và chiến thuật của Địch và Đồng Minh trên Biển Đông, chúng ta thấy rằng số phận của Biển Đông đã vượt ra ngoài tầm tay của các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Philippines và Mã Lai. Do đó, phương thức tranh đấu để bảo vệ Biển Đông của người Việt đấu tranh hiện nay không có tác dụng nào đáng kể.

Ngày 16.6.2016

Lữ Giang
MN: ngôn ngữ bần cùng như gà bới cuả lũ chệt là niềm tủi nhục,chết chóc đau khổ ...nô lệ cuả đồng bào chúng ta..............!^^

 .khỏi bình luận (comment).........!^^



Mn: câu nói xanh dờn..........! như thủy ngân ..như phenol.......và  như..hàng trăm độc chất chết nguời 100% trong mỗi con cá.mỗi sinh vật ,ở vn sản phẩm cuả bọn mafia Formosa..... và đồng loã cuả chúng ..bọn tội phạm cuả dân tộc VN : cộng sản hà nội..................!^^
MN.cùng nhau..bán nuớc..cuả bọn  cu li ,đầy tớ cho Tàu cộng ...................!*
bọn đồng chí, đồng rận = chí rận ( bám vô dân tộc việt để hút máu nhiễm độc ,giết hại đồng bào đât mẹ Việt Nam.............!^^

 ...! wá đủ................!*
không thể tưởng tượng được đất nước này có còn chủ quyền khi:
- Ngư dân ta ra biển là bị tàu "lạ" đâm chìm.
- Máy bay quân sự vòng vòng ven biển bị rợi rụng,
- Trong bờ thì nạn cướp giật hoành hành, chém giết lẫn nhau chì vì tư lợi…
Trong đời sống xã hội ngày nay tại VN người dân luôn luôn sống trong cảnh bất an.
ĐÓ LÀ BỨC TRANH HÒA BÌNH, AN TOÀN DƯỚI CHẾ ĐỘ CSVN!

Tuởng niệm cố nhạc sỹ thuơng mến..Tùng Giang.

MN: tuởng niệm cố nhạc sỹ thuơng mến..Tùng Giang.........!^^
Một đoạn nhạc hiếm có..của ban nhạc nổi tiếng tại Sài Gòn trước 75 ,đó là nhóm "The Peanuts Company" đổi thành Sao Sáng sau 75 ,đoạn nhạc được thâu âm tại nhà của Tùng Giang trước 75 với bài " SAMBA PA TI " của Santana, ban nhạc được thay đổi qua 3 thời kỳ thập niên 60 là Peanuts Company, 70 là Peanuts Family, 80 là Sao Sáng, có thể nói khắp 5 Châu chỉ có ban nhạc này gồm 4 anh em ruột gắn bó với nền âm nhạc "trường thọ" cho đến ngày hôm nay đã hơn 50 năm, ban nhạc này với phong cách nổi loạn "Hippie" trước 75 thời điểm đó đang nở rộ ,nổi tiếng suốt 2 thập niên 60 và 70's, thời điểm đó chỉ có 2 ban nhạc trình diễn Rock đầy nổi loạn và sôi động là "The Peanúts Company và CBC" ,ban nhạc ra đời từ năm 1967 với 4 thành viên là anh em ruột gồm 'Bernard Tran, Francois Tran, Michel Tran và Patrick Trung'
Đoạn nhạc đã hơn 40 năm mà vẫn còn rất hay và rỏ nét ,thêm một minh chứng rỏ nét về nền âm nhạc của Miền Nam đang rất thịnh hành thời điểm đó với phong trào Hippy ,ban The Peanuts Company (Brother) còn được biết tới với các bài "Sin's a Good Man's Brother - Born To Be Wild - In A Gadda Da Vida.."
Hay hông các bạn………..!






  
 







Hàng trên từ trái qua là Evis Phuơng , Tuấn Ngọc , Tùng Giang Kỳ Phát- hàng dưới từ trái qua Trường Kỳ , Thụy Ái và Nam Lộc
Jun 05, 2009


Cali Today News - Sau buổi “họp mặt hoàng hôn” cùng bạn bè và người thân cách đây đúng 2 tuần lễ, nhạc sĩ Tùng Giang đã vĩnh viễn giã từ trần thế vào lúc 9 giờ 45 phút tối giờ California ngày thứ Năm mùng 4 tháng 6, 2009 với đông đủ các con và các cháu ở bên cạnh. Xướng ngôn viên Giáng Ngọc, trưởng nữ của nhạc sĩ Tùng Giang đã sụt sùi gọi điện thoại thông báo cho một số bạn thân của “bố” trong đó có tôi. Cô cho biết nhạc sĩ Tùng Giang đã không ăn uống được gì từ mấy ngày nay, cơ thể yếu dần, chìm vào hôn mê rồi nhẹ nhàng ra đi về bên kia thế giới. Như vậy là sau cái chết đột ngột của “ông vua nhạc trẻ” Trường Kỳ cách đây 3 tháng, thì hôm nay làng văn nghệ lại mất thêm một tên tuổi trụ cột và tiên phong trong lãnh vực nhạc trẻ Việt Nam.

Nhạc sĩ Tùng Giang tên thật là Phạm Văn Lượng, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940, anh chào đời tại Cambodia, nhưng thời niên thiếu lại sống ở thành phố Nha Trang. Vốn sẳn có máu nghệ sĩ ở trong người (mẹ Tùng Giang là Cô Ba Được, một đào hát cải lương rất nổi tiếng thuở đó) nên vừa học xong trung học thì Tùng Giang đã bỏ quê lên tỉnh theo tiếng gọi của nghệ thuật. Với lòng đam mê sân khấu, Tùng Giang đã sẵn sàng nhận bất cứ vai trò hay nhiệm vụ nào để có cơ hội và hoàn cảnh được hoạt động âm nhạc và kịch nghệ. Anh đã từng phục vụ trong đoàn kịch nổi tiếng Dân Nam bên cạnh các tên tuổi lớn như Ba Vân, Tuý Hoa và Tuý Phượng v..v... Rồi anh thọ giáo nhạc sĩ Huỳnh Hớn và trở thành một trong số những tay trống cừ khôi nhất của các ban nhạc trẻ nổi tiếng ở VN. Tên tuổi Tùng Giang càng nổi bật thêm vì tài sáng tác, tuy viết không nhiều, nhưng hầu hết các nhạc phẩm của anh đều được đón nhận một cách nồng nhiệt và vẫn tiếp tục được các ca sĩ thuộc thế hệ trẻ trình bầy cho đến ngày hôm nay.

 mn

 mn

 


Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc năm 1970

từ mặt qua Tùng Giang .Truờng kỳ vá nguới cứi cùng bên tay tráiTuấn Ngọc cuả ban The Dreamers

Truờng Kỳ trong một Đại Hội nhạc Trẻ tồ chức ở truờng Lasan Taberd khoảng năm 1968-1969
                                                       ca sỹ Bích Loan cuả ban nhc CBC