Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 29. Oktober 2013

One man’s View of the World- Tác Phẩm của Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu



http://cafebiz.vn/sach/ly-quang-dieu-ban-ve-trung-quoc-hoa-ky-va-the-gioi-201308121416279771ca56.chn
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/09/25/viet-nam-bi-nhot-trong-y-thuc-he-xa-hoi-chu-nghia/

Ngục Tù Cộng Sãn


http://baomai.blogspot.de/2011/04/mot-nguoi-tu.html
http://baomai.blogspot.de/2013/10/triet-ly-cu-khoai.html

Bình luận của Mây Ngàn: qua 2 bai viết này làm tôi nhớ những tháng ngày đau khổ trong ngục tù CS !!:(

Đất lở tại Quãng Ngãi




Hàng ngàn người sáng 27/10 kéo đến trước cổng Ủy ban Nhân dân huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) biểu tình, phản đối việc chính quyền địa phương không xử lý nạn khai thác cát trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống kinh tế của người dân.

Truyền thông trong nước loan tin đoàn người biểu tình đã chặn xe, gây ách tắc tuyến lưu thông Quốc lộ 1A trong nhiều giờ đồng hồ, căng biểu ngữ, thề giữ đất đến cùng.

Người biểu tình tố cáo chính quyền triển khai dự án nạo vét thông nguồn, cho doanh nghiệp nước ngoài khai thác cát ở khu vực Cửa Đại sông Trà Khúc gây sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến an cư và sinh kế của dân địa phương. Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản bị thất bát vì bị nước biển xâm thực.

Báo Đất Việt Online dẫn lời ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết dự án tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại khu vực Cửa Đại do Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Việt và Công ty Cổ phần Trường Phát Lộc thực hiện từ tháng 3, đến tháng 9 năm nay thì xảy ra tình trạng sạt lở nặng.

Dù thừa nhận việc khai thác đã gây sạt lở và bồi lấp sông, nhưng Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Phạm Trường Thọ, khẳng định dự án ở Cửa Đại là chủ trương đúng, xuất phát từ yêu cầu của người dân.
    
Tuy nhiên, báo Người Lao Đông Online cho hay dân bất bình về dự án này đã lâu nhưng chính quyền không giải quyết triệt để, không bồi thường thiệt hại, mà ngược lại vẫn để tiếp diễn tình trạng khai thác cát.

Đã nhiều lần người dân xã Nghĩa An và Tịnh Khê tập trung phản đối chính quyền về dự án khai thác cát tại khu vực này.

Cách đây 1 tháng, Vietnamnet cho biết hàng trăm dân địa phương cũng đã kéo về trụ sở chính quyền xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa để phản đối các công ty được cấp phép khai thác, thu gom hàng triệu tấn cát nhiễm mặn bán sang Singapore và đòi họ phải bồi thường thiệt hại môi trường và kinh tế cho người dân.

Cũng như cuộc biểu tình hôm 27/10, cuộc biểu tình ngày 24/9 trước đó kết thúc sau những lời hứa hẹn của chính quyền với người dân.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối khai thác cát ở Quảng Ngãi
Biểu tình là một hình thức bày tỏ quan điểm còn bị cấm cản trong nước dù được Hiến pháp bảo vệ.

Theo giới phân tích, các cuộc biểu tình phản kháng tại Việt Nam cho tới nay chỉ mới dừng lại ở mức tự phát, dễ bùng lên và dễ bị dập tắt, chưa có được sức mạnh để có thể tạo ra những thay đổi, như nhận xét của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, một ngòi bút được nhiều người biết đến qua các bài phân tích về tình hình xã hội Việt Nam:

“Người ta đã ý thức được rõ hơn về quyền con người của mình, cụ thể là quyền được tụ tập vốn được quy định trong điều 69 Hiến pháp, nhưng lại chưa được triển khai thành luật và gần như không một ai ngó ngàng đến việc triển khai nó thành luật. Người dân bắt buộc phải tự phát để đòi quyền dân sinh của mình. Đây là một xu hướng tự phát của người dân, mới chỉ dừng lại ở mức tự phát mà thôi. Chứ còn để tụ tập, biến đám đông thành sức mạnh để chính quyền phải thay đổi thì đó còn là vấn đề tương đối xa xôi. Chưa tới mức người dân có quy mô tổ chức chặt chẽ, dài hơi, đưa hẳn vấn đề biểu tình thành quyền, thành chiến dịch dài hạn đòi hỏi nhà nước phải thỏa mãn những điều kiện chính đáng của người dân. Điều này rất cần cho một xã hội dân sự.”

Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức biểu tình trước các chính sách của nhà nước, từ các cuộc xuống đường chống Trung Quốc bị dập tắt mạnh tay, đến các cuộc tụ tập tại các trụ sở chính quyền như ở Mỹ Yên (Nghệ An) hồi tháng 9, ở Quảng Ngãi lần này, hay các vụ đưa quan tài đi diễu phố tại nhiều địa phương thời gian gần đây cho thấy những dấu hiệu bất ổn xã hội và người dân đã bắt đầu ý thức được quyền của mình, mạnh dạn phản kháng với bất công.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói đây là hệ quả tiếp theo tình hình kinh tế suy thoái và sự tung hoành của các nhóm lợi ích tại Việt Nam.

Ông Dũng cho rằng trong tương lai xã hội Việt Nam sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc biểu tình như từng xảy ra ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa mà nay đã lan tới khu vực Quảng Ngãi ở miền Trung bởi vì “nó đã là một xu hướng tất yếu.”
Bình luận của Mây Ngàn:
tại sao họ không chịu hiểu vấn đề tối quan trọng :bảo vệ môi sinh(môi trường),nếu cát bị mất dần thì đất lỡ ,và hậu quả không lường đuợc…và rùi thì dân(Quãng Ngãi) lấy đất đâu mà sống còn!!?? ,nếu là nhà cầm quyền ơ các nước tiên tiến thì họ sẽ làm nguợc lạ ,vìđã cầm quyền thì  đáng lý ra mình phải thông hiểu ngàn lần hơn để lo cho dân .. đàng này, lũ ngu xuẫn (chính quyền cộng sãn Việt Nam)lại cấu kết với tụi bất lương để kiếm tiền bất chấp sinh tồn của dân (Quãng Ngãi) bất chấp bảo vệ môi sinh (mội trường sinh sống) chịu làm tôi đòi cho tũi tài phiệt Singapore , để làm sao túi tiện đấy ắp là đươc rùi bất chấp tiếng dân kêu cứu,thì còn trời đất nào nửa !!và nguời dân nghèo khổ còn sáng suốt gấp ngàn lần tụi ngu xuẫn đó và đã dạy cho tụi nó một bài học,bài học bảo vệ mội sinh !!chuyện ngược Hàng ngàn người sáng 27/10 kéo đến trước cổng Ủy ban Nhân dân huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) biểu tình, phản đối việc chính quyền địa phương không xử lý nạn khai thác cát trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống kinh tế của người dân.

Truyền thông trong nước loan tin đoàn người biểu tình đã chặn xe, gây ách tắc tuyến lưu thông Quốc lộ 1A trong nhiều giờ đồng hồ, căng biểu ngữ, thề giữ đất đến cùng.

Người biểu tình tố cáo chính quyền triển khai dự án nạo vét thông nguồn, cho doanh nghiệp nước ngoài khai thác cát ở khu vực Cửa Đại sông Trà Khúc gây sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến an cư và sinh kế của dân địa phương. Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản bị thất bát vì bị nước biển xâm thực.

Báo Đất Việt Online dẫn lời ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết dự án tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại khu vực Cửa Đại do Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Việt và Công ty Cổ phần Trường Phát Lộc thực hiện từ tháng 3, đến tháng 9 năm nay thì xảy ra tình trạng sạt lở nặng.

Dù thừa nhận việc khai thác đã gây sạt lở và bồi lấp sông, nhưng Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Phạm Trường Thọ, khẳng định dự án ở Cửa Đại là chủ trương đúng, xuất phát từ yêu cầu của người dân.
    
Tuy nhiên, báo Người Lao Đông Online cho hay dân bất bình về dự án này đã lâu nhưng chính quyền không giải quyết triệt để, không bồi thường thiệt hại, mà ngược lại vẫn để tiếp diễn tình trạng khai thác cát.

Đã nhiều lần người dân xã Nghĩa An và Tịnh Khê tập trung phản đối chính quyền về dự án khai thác cát tại khu vực này.

Cách đây 1 tháng, Vietnamnet cho biết hàng trăm dân địa phương cũng đã kéo về trụ sở chính quyền xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa để phản đối các công ty được cấp phép khai thác, thu gom hàng triệu tấn cát nhiễm mặn bán sang Singapore và đòi họ phải bồi thường thiệt hại môi trường và kinh tế cho người dân.

Cũng như cuộc biểu tình hôm 27/10, cuộc biểu tình ngày 24/9 trước đó kết thúc sau những lời hứa hẹn của chính quyền với người dân.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối khai thác cát ở Quảng Ngãi
Biểu tình là một hình thức bày tỏ quan điểm còn bị cấm cản trong nước dù được Hiến pháp bảo vệ.

Theo giới phân tích, các cuộc biểu tình phản kháng tại Việt Nam cho tới nay chỉ mới dừng lại ở mức tự phát, dễ bùng lên và dễ bị dập tắt, chưa có được sức mạnh để có thể tạo ra những thay đổi, như nhận xét của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, một ngòi bút được nhiều người biết đến qua các bài phân tích về tình hình xã hội Việt Nam:

“Người ta đã ý thức được rõ hơn về quyền con người của mình, cụ thể là quyền được tụ tập vốn được quy định trong điều 69 Hiến pháp, nhưng lại chưa được triển khai thành luật và gần như không một ai ngó ngàng đến việc triển khai nó thành luật. Người dân bắt buộc phải tự phát để đòi quyền dân sinh của mình. Đây là một xu hướng tự phát của người dân, mới chỉ dừng lại ở mức tự phát mà thôi. Chứ còn để tụ tập, biến đám đông thành sức mạnh để chính quyền phải thay đổi thì đó còn là vấn đề tương đối xa xôi. Chưa tới mức người dân có quy mô tổ chức chặt chẽ, dài hơi, đưa hẳn vấn đề biểu tình thành quyền, thành chiến dịch dài hạn đòi hỏi nhà nước phải thỏa mãn những điều kiện chính đáng của người dân. Điều này rất cần cho một xã hội dân sự.”

Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức biểu tình trước các chính sách của nhà nước, từ các cuộc xuống đường chống Trung Quốc bị dập tắt mạnh tay, đến các cuộc tụ tập tại các trụ sở chính quyền như ở Mỹ Yên (Nghệ An) hồi tháng 9, ở Quảng Ngãi lần này, hay các vụ đưa quan tài đi diễu phố tại nhiều địa phương thời gian gần đây cho thấy những dấu hiệu bất ổn xã hội và người dân đã bắt đầu ý thức được quyền của mình, mạnh dạn phản kháng với bất công.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói đây là hệ quả tiếp theo tình hình kinh tế suy thoái và sự tung hoành của các nhóm lợi ích tại Việt Nam.

Ông Dũng cho rằng trong tương lai xã hội Việt Nam sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc biểu tình như từng xảy ra ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa mà nay đã lan tới khu vực Quảng Ngãi ở miền Trung bởi vì “nó đã là một xu hướng tất yếu.”
Bình luận của Mây Ngàn:
tại sao họ không chịu hiểu vấn đề tối quan trọng :bảo vệ môi sinh(môi trường),nếu cát bị mất dần thì đất lỡ ,và hậu quả không lường đuợc…và rùi thì dân(Quãng Ngãi) lấy đất đâu mà sống còn!!?? ,nếu là nhà cầm quyền ở các nước tiên tiến thì họ sẽ làm nguợc lạ ,vì đã cầm quyền thì  đáng lý ra mình phải thông hiểu ngàn lần hơn để lo cho dân .. đàng này, lũ ngu xuẫn (chính quyền cộng sãn Việt Nam)lại cấu kết với tụi bất lương để kiếm tiền, bất chấp sinh tồn của dân (Quãng Ngãi) bất chấp bảo vệ môi sinh (mội trường sinh sống) chịu làm tôi đòi cho tũi tài phiệt Singapore , để làm sao túi tiện đấy ắp là đươc rùi ,bất chấp tiếng dân kêu cứu,thì còn trời đất nào nửa !!và nguời dân nghèo khổ còn sáng suốt gấp ngàn lần tụi ngu xuẫn đó và đã dạy cho tụi nó một bài học,bài học bảo vệ mội sinh, thiệt nguợc đời !!

Mở lại hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)


Mở lại hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Ngày này đúng 50 năm trước, Bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra mắt tại thủ đô Hà nội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mở đầu cho giai đoạn hai của phong trào Nhân Văn Giai 

Hình bìa cuốn Giai phẩm Mùa Thu. Trích sách Trăm Hoa Đua Nở trên Đất Bắc. >> Xem hình lớn hơn
Tấm lòng muốn đổi mới, đòi trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ của những người chủ trương đã chuyển hoá thành sự náo nức của người dân thành thị đón chào một luồng gíó mới đầy hứng khởi, và khơi dậy niềm khát khao dân chủ tự do nơi không ít thành phần trí thức.
Phong trào bùng phát mạnh mẽ, nhưng chỉ sau ba tháng đã bị dập tắt và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trở thành vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bởi tất cả những ai liên hệ sau đó đều chìm vào cơn ác mộng đoạ đầy suốt mấy chục năm. Ban Việt ngữ nhân dịp này mở lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này bằng một loạt 10 bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả nghe bài thứ nhất do Thy Nga trình bày.
Một kỷ lục
Báo Nhân văn và các ấn bản Giai Phẩm có mặt tại miền Bắc Việt nam, lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đúng 50 năm trước.
Nhân Văn là một bán nguyệt san xuất bản tại Hà nội, và sống vỏn vẹn chưa đến ba tháng với năm số báo, tính từ số 1 ra ngày 15 tháng 9 năm 1956 và số sáu chưa in xong thì báo bị đóng cửa ngày 15 tháng chạp cùng năm.
Ðời tôi thì chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo mà được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn, từ nhà in Xuân Thu ra đến Nhà Hát Lớn, vào khoảng độ gần 2 cây số, thì có khi người bán báo phải đi đi về về đến 10 lần để lấy báo, tại vì hết ngay và người ta chen ra đường người ta mua, thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!
Trước đó, vào tháng hai năm 1956, đã xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân, nhưng ấn bản này bị tịch thu ngay. Cuối tháng tám, xuất hiện Giai Phẩm mùa Thu, 10 ngày sau tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân, rồi cuối tháng 10, lại có Giai phẩm Mùa Thu tập 2. Qua tháng 11 thì có Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 và đến tháng 12 là Giai Phẩm Mùa Đông.
Phải nói thêm một tờ báo nữa xuất hiện đồng thời với Giai phẩm Mùa Thu tập 2, nhưng do giới sinh viên đại học thực hiện, và chỉ ra được đúng một số duy nhất, là tờ Đất Mới, và môt tờ báo khác cũng nương theo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm mà mạnh dạn ăn nói là tờ Trăm Hoa của nhà thơ Nguyễn Binh.
Tính theo thời gian, thì tuổi thọ của Nhân Văn Giai Phẩm chưa đầy một năm. Nói chính xác là chỉ có hơn 10 tháng, kể từ lúc xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân cho đến lúc báo Nhân Văn bị đóng cửa. Tính theo số ấn phẩm, thì chỉ có 10, gồm 5 Giai Phẩm và 5 số báo Nhân Văn.
Tuy nhiên, Nhân Văn Giai Phẩm đã ghi lại những kỷ lục mà cho đến nay, với 61 năm lịch sử của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa có một diễn biến nào vượt qua được. Riêng nhà văn Hoàng Tiến trong bài viết gần cuối thế kỷ 20 đã gọi đây là một “vụ án văn học, có thể nói là kinh thiên động địa, chưa bao giờ xẩy ra ở Việt Nam với tầm vóc quy mô như thế.”
Tác động mạnh mẽ đến xã hội
Nhân Văn Giai Phẩm thường được nói đến như một phong trào, nhưng nếu coi đó là một phong trào, thì phải nói là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, và thiếu cả phương tiện.
Mặc dù thế, Nhân Văn Giai Phẩm đã tác động mạnh mẽ đến xã hội đến nỗi ngày đầu tiên phát hành báo Nhân Văn tại Hà nội đã là một ngày hội của quần chúng, như lời nhà thơ Lê Đạt, một trong những người chủ trương kể lại, trong cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện tại Paris năm 1999 cho tạp chí Văn học của đài RFI như sau:
“Ðời tôi thì chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo mà được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn, từ nhà in Xuân Thu ra đến Nhà Hát Lớn, vào khoảng độ gần 2 cây số, thì có khi người bán báo phải đi đi về về đến 10 lần để lấy báo, tại vì hết ngay và người ta chen ra đường người ta mua, thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!
Lúc đó tôi đứng đấy tôi nhìn thì tôi mới thấy đúng là " ngày hội của quần chúng", không biết ngày hội ấy có kéo dài nhiều không nhưng đúng là ngày hội của quần chúng thật, tức là: không thể đi được! Bản thân tôi, tôi cũng không đi được.
Tất cả những ai, chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn, thì sau đó, khi Nhân Văn bị đánh rồi thì người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ phải đi lao động rất lâu năm vì đã đọc Nhân Văn, thì cái số người ấy tôi không đếm xuể được.
Cứ ra thì người ta lấy hết báo, lại vào, lại cứ liên tục như thế mà chẳng phải quảng cáo gì cả. Số 1 báo Nhân Văn ấy, sau khi nó ra rồi, đi đâu tôi cũng thấy người ta nhắc lại hai câu thơ của tôi:
Ðem bục công an đặt giữa trái tim người Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước
Nhất là sinh viên ủng hộ rất nhiều. Tờ báo Nhân Văn số 1 lập tức là phải in lại sau đâu có một hai ngày gì đó.”
Bị tiêu diệt, đầy đoạ
Đáp lại, nhà nước Cộng sản tại miền Bắc thời bấy giờ đã huy động toàn bộ lực lượng để đối phó, nói thẳng ra là để tiêu diệt. Người trực tiếp đứng ra thực hiện chiến dịch này là nhà thơ Tố Hữu, lúc ấy là trưởng ban Tuyên Huấn trung ương của đảng. Không có ai bị lãnh án tử hình theo nghĩa là đem ra pháp trường bắn, nhưng tất cả những ai liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm đều bị đầy đọa. Đầy đoạ nhiều ít tuỳ theo mức độ liên quan.
Người liên quan nhiều thì bị đầy đọa nhiều, ít thì bị đầy đọa ít. Nhiều có nghĩa là bị đưa ra toà kết án tù, bị khóa sổ sáng tác, bị gạt ra ngoài lề mọi sinh họat văn học nghệ thuật và bị bao vây kinh tế - nghĩa là đói, còn ít thì bị đưa đi lao động cải tạo, gọi là để xâm nhập thực tế, rồi cho sống lay lất, và cũng bị gạt ra khỏi sinh họat văn học nghệ thuật, còn nếu chỉ đụng đến nhưng thật nhẹ, như là từng đọc qua một hai bài, từng phát biểu một ý kiến không tích cực chống, thì lý lịch cũng bị coi là có tì vết và ảnh huởng suốt đời.
Số người nằm trong trường hợp này không phải là ít, nhưng không rõ là bao nhiêu. Mời quý thính giả nghe nhà thơ Lê Đạt nói về chuyện này như sau, cũng trong một cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê thực hiện năm 1999:
“Tất cả những ai, chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn, thì sau đó, khi Nhân Văn bị đánh rồi thì người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ phải đi lao động rất lâu năm vì đã đọc Nhân Văn, thì cái số người ấy tôi không đếm xuể được.
Chính bây giờ tôi cũng tự hỏi đấy: "Không biết là mình đối với họ mình có tội gì không?" Lẽ dĩ nhiên là trong một cuộc đấu tranh cho cái mới thì chúng ta mỗi người phải chịu một ít. Nhưng họ, đúng là họ không có ý thức gì cả, họ chỉ ham muốn, ham muốn tự do, thì không có gì sai lầm cả; đọc một tờ báo, gửi một cái viện trợ... mà sau này nó kéo, nó kéo có khi cả một đời họ...
“Vụ án này thật là kỳ quái trong văn học sử Việt Nam, tức là bắt đi lao động cải tạo. Ngoài lao động cải tạo, thì những sáng tác phẩm của mình không được đâu sử dụng, tức là các báo, các tạp chí, các nhà xuất bản không đâu chịu in cho các ông Nhân Văn Giai Phẩm cả.
Cho nên đến bây giờ tôi vẫn không biết là công mình nhiều hay tội mình nhiều và lúc nào tôi cũng nghĩ đến họ. Mà ở Việt Nam thì không có gì rõ ràng cả. Cái chữ nó rất neutre mà lại rất gay go, người ta gọi là liên quan. Liên quan là dính líu đấy thôi. Nhưng mà anh đã liên quan là anh... gay go lắm.
Liên quan với Nhân Văn, liên quan với địa chủ, liên quan với tư sản... thì tất cả những người này cũng là một thứ liên quan mới; liên quan với Nhân Văn là khổ lắm, nhất là lớp sinh viên trẻ, đi lao động, đi cải tạo... mà có phải chỉ Hà Nội đâu, ở những các nơi, các tỉnh đều có người ủng hộ cả. Thì những người đó mình không bao giờ biết thân phận họ ra sao.”
Một vụ án kỳ quặt
Vì có người bị tù tội, bị trừng phạt, nên Nhân Văn Giai Phẩm còn là một vụ án. Chỉ có trên dưới một chục người bị lãnh án, và không một ai bị nêu tội danh là Nhân Văn Giai Phẩm, cả mặc dù ai cũng biết đó là lý do đích thực.
Còn lại hầu hết không bị tuyên án chính thức, không bị bỏ tù, nhưng bị đưa đi lao động cải tạo tại các công nông trường. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sau này nhớ lại, trong cuộc chuyện trò với một phái viên của RFA:
“Lúc bấy giờ là năm 1958. Chúng tôi năm người là Nguyễn Huy Tưởng, bí thư đảng đoàn hội nhà văn, Hùynh văn Đứng phụ trách hội Mỹ thuật, là đại biểu quốc hội, Nguyễn Tuân, phó chủ tịch hội nhà văn, Văn Cao và tôi được lệnh đi thực tế lao động ở quân khu Tây bắc.
Khi đến nơi thì ông Chu Huy Mân đưa cho coi giấy của trung ương gửi, chỉ vỏn vẹn có mấy câu thôi, như thế này: Đây là năm người lãnh đạo có vấn đề, nhờ anh chăm sóc, dưới ký tên, Lành, tức là ông Tố Hữu. Đây là một chuyến đi lạ lùng vì văn nghệ sĩ chúng tôi không bao giờ phải đi lâu như thế cả, nhưng lần này là vì “có vấn đề”, vấn đề gì thì anh biết rồi đấy.”
Ngoài ra, họ đều bị kết án tử hình tinh thần. Đối với những người trực tiếp liên quan, thì tác phẩm của họ không được xuất hiện với công chúng 30 năm, 40 năm, tức là suốt thời gian mà sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, và có thể đóng góp nhiều nhất cho đời sống, cho xã hội. Khi họ được phục hồi trở lại, thì hầu hết sức khỏe đã tàn tạ và có những người tinh thần đã suy sụp.
Nhà văn Hoàng Tiến 40 năm sau vụ án phát biểu: “Vụ án này thật là kỳ quái trong văn học sử Việt Nam, tức là bắt đi lao động cải tạo. Ngoài lao động cải tạo, thì những sáng tác phẩm của mình không được đâu sử dụng, tức là các báo, các tạp chí, các nhà xuất bản không đâu chịu in cho các ông Nhân Văn Giai Phẩm cả.
Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Kéo dài hàng 30 năm trời. Không có cái vụ án nào mà kỳ quặc đến như thế. Đấy là cái nỗi oan khuất mà nhiều anh em văn nghệ sĩ trong giai đoạn ấy, tiếp quản Hà nội xong thì đến cái vụ Nhân Văn Giai Phẩm ấy thì không thể nào quên được.”
Trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ
Điều mà những người tham gia Nhân Văn Giai Phẩm mong muốn và đạo đạt lên Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ đầu chỉ là trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ. Họ đạo đạt một cách rất nhẹ nhàng, lịch sự, có rào trước đón sau và luôn luôn xác nhận sự lãnh đạo của đảng, nhưng đáp lại, đảng đã quyết tâm tiêu diệt không chỉ Nhân Văn Giai Phẩm, mà cả những gì được gọi là “nọc độc của Nhân Văn Giai Phẩm” nữa.
Không chỉ đánh tờ báo lúc nó đang sống, mà vài năm sau vẫn còn đánh. Không phải chỉ đánh bằng các biện pháp hành chính và cô lập, mà còn vận dụng tất cả mọi thế lực xã hội, từ các văn nghệ sĩ đến công nhân để dồn những ai dám chân thành góp ý, hay dám đồng tình với sự góp ý ấy vào chân tường. Còn yêu cầu được nêu ra từ 50 năm trước, thì nay, 50 năm sau vẫn chưa giải quyết, và những ai thẳng thắn góp ý xây dựng thì vẫn bị trù dập, mặc dù không toàn diện và triệt để như trước kia.
Đó chính là lý do khiến ban Việt ngữ chúng tôi mở lại hồ sơ này, hồ sơ của những vấn đề cũ mà vẫn mới, của những người ôm mối oan khuất trong suốt mấy chục năm trời. Có những người đã chết, có những người đã suy sụp hoàn toàn, nhưng cũng có những người còn đang sống những năm tháng cuối cùng của cụôc đời, và cần một trái tim thanh thản để về với vĩnh cửu. Họ xứng đáng được như vậy, bởi họ đã hành động theo lương tri.
Loạt bài này sẽ kéo dài 10 kỳ, mở đầu là phần bối cảnh với cụôc phỏng vấn nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng, sau đó là diễn tiến vụ án qua lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, khi đó là phó chủ tịch uỷ ban hành chánh Hà nội và cũng là chủ nhiệm báo Thủ Đô, của các vị chủ chốt trong Nhân Văn Giai Phẩm bao gồm nhà thơ Lê Đạt, ông Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hoàng Cầm, cũng như qua tài liệu “ Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc của cụ Hoàng Văn Chí,”
Chúng tôi cũng sẽ có phát biểu của một số văn nghệ sĩ mà chính bản thân, hay bằng hữu có liên hệ với phong trào như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Văn Cao, qua người con trai của ông là ông Văn Thao.
Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin trước hết cảm ơn các quý vị đã tích cực giúp đỡ trong việc mở lại bộ hồ sơ này, đặc biệt là nhà nghiên cứu, nhà báo Thuỵ Khuê của đài RFI tại Paris, Pháp quốc. Chúng tôi cũng mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. 
Trich theo tài liệu cua R.F.A 
Chú thich cuả MN:trò hề mà họ đã làm dến bây giờ hơn một nửa thế kỹ mà con khũng long tiền sữ Cộng Sãn vẫn không thay đổi!! các nơi khác trên thế giới chỉ còn vỏn vẹn 4 nước ,nạn nhân của lối cai trị ngu xuẫn,điên rồ và man rợ...sao họ không chết hết đi để đem lại cho dân tộc Việt nguồn sống mới ,ý nghĩ mới ,nhân đạo ,thông minh và nhân tính hơn!!