Dieses Blog durchsuchen

Montag, 9. Mai 2016

Cá chết nằm như ngả rạ trên sông Bưởi

MN đọc Blog hàng xóm......................!^^
VN Express:
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/ca-chet-nam-nhu-nga-ra-tren-song-buoi-3399170.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking 

Cá chết nằm như ngả rạ trên sông Bưởi

Sáng 7/5, người dân tiếp tục vớt những con cá 2-4 kg từ dưới lồng bè lên mang đi tiêu hủy. Ít nhất 14 tấn cá nuôi trên sông Bưởi (Thanh Hóa) đã chết trong vài ngày qua.
  • Cá chết trên sông Bưởi kéo dài hàng chục km  /  Cá chết hàng loạt ở thượng nguồn sông Bưởi
  
3 ngày qua, nguồn nước sông Bưởi bị ô nhiễm nặng khiến rất nhiều loài thủy sản chết bất thường. Sáng 7/5, nhiều tấn cá lồng của người dân các xã Thành Mỹ, Thành Vinh, Thạch Cẩm... (Thạch Thành, Thanh Hóa) tiếp tục chết, chủ yếu là loài trắm, gáy.

  "Từ 2h sáng nay, nhiều hộ nuôi phát hiện cá nhảy bất thường rồi nổi lập lờ trong lồng. Nước sông bắt đầu đổi màu, có mùi hôi khác lạ. Tiếng gọi nhau huyên náo nhằm cứu cá vang cả một quãng sông. Nhưng đến khi trời hửng sáng thì tất cả đều bất lực vì cá đã chết sạch, nổi trắng lồng...", bà Nguyễn Thị Báu, một hộ nuôi cá ở xã Thành Vinh nói. 

 
Nhà bà Báu có gần 3 tấn cá bị chết. Nếu tính theo giá thị trường khoảng 150 nghìn/kg, gia đình bà thiệt hại ít nhất 160 triệu đồng. Mất mát quá bất ngờ khiến bà Báu suy sụp. “Gia đình tôi dốc hết vốn liếng nuôi cá. Nếu để đến cuối năm, lượng cá bán sẽ lãi 300-400 triệu. Giờ mất sạch, biết sống sao đây”, người đàn bà nói trong nước mắt.

 
Theo thống kê sơ bộ của chính quyền địa phương, ít nhất 14 tấn cá lồng đã chết trong vài ngày qua. Xác cá được vớt lên xếp ngổn ngang ở khắp các bè cá. Không dám ăn hay đem bán, người dân đang gom cá chờ tiêu hủy.


 
Không chỉ cá lồng, những loài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên vẫn tiếp tục chết nổi trắng mặt sông. Trước đó từ sáng 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện cá chết nổi khắp lòng sông. Nước sông chuyển màu xanh đục và bốc mùi hôi.

 
Những ngày tiếp theo, cá lồng nuôi của nhiều hộ dân phía hạ lưu sông Bưởi cũng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận thủy sản chết ước tính 30 km dọc sông. Chính quyền đã phát thông báo khuyến cáo người dân không tự ý vớt cá chết về ăn, không lấy nước để tắm rửa sinh hoạt và cho gia súc, gia cầm đến khi cơ quan chức năng có kết quả kiểm tra.


 
Cá chết khiến nhiều hộ dân ở huyện Thạch Thành điêu đứng. Ông Nguyễn Văn Vững và người vợ già chỉ biết ngồi ngóng về phía lòng sông nơi lồng cá của gia đình đã chết sạch. 


 

Nhiều hộ nuôi xót ruột khi phải mang cả tấn cá đi tiêu hủy. Bước đầu, nhà chức trách xác định, "thủ phạm" gây ra hiện tượng cá chết trên sông Bưởi là do Công ty CP mía đường Hòa Bình (có trụ sở đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) xả thải bẩn ra môi trường.


 
Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa), cho hay trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở Tài nguyên Môi trường hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là nguyên nhân khiến cá trên sông chết hàng loạt.
 
Những lồng cá trên sông Bưởi giờ hiu hắt. Đây là lần thứ ba trong vài năm trở lại đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Trước đó vào tháng 12/2013, nước trên thượng nguồn sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm bỗng chuyển đen kịt, bốc mùi hôi, cá sau đó chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa) sau đó kết luận, cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi là do nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình (trụ sở ở xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) gây ra.

Lê Hoàng

Sài Gòn có nói gì đâu.......!

MN. một bài viết về thủ đô Sài Gòn thuơng mến...âm thầm chịu đựng cuả chúng ta qua bao năm vật đổi ssao dời cuả thế kỷ..............!
đọc trong e-mail cuả thông tín viên MN từ Paris.
<3
 

Sài Gòn có nói gì đâu.......!

Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với gia đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn nữa, từ năm 1941, khi chàng trai trẻ – là ông nội tôi – lặn lội từ Quảng Bình vô Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau Nhà Bưu điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia đình người Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông Dương?

Dù thế nào, tôi với Sài Gòn hẳn đã có duyên, trước khi tôi về làm dâu một gia đình miền Nam lâu đời.
Nhưng có một điều lạ lùng, đó là càng ngày tôi lại càng cảm thấy mình không phải là “người Sài Gòn”.
Đó là một cảm giác hơi khó lý giải, bởi đối với tôi, khái niệm “người Sài Gòn” không hề được đóng trong một cái khung nhỏ hẹp nào. Không cần bạn phải sinh ra ở Sài Gòn, chỉ cần bạn cảm thấy mình là người Sài Gòn thì bạn chính là người Sài Gòn. Thế thôi!
Vậy thì tại sao sau nhiều năm sống trong lòng thành phố mà tôi vẫn chưa cảm thấy Sài Gòn thuộc về mình, và ngược lại?
 
Đó là vì càng tiếp xúc với những thế hệ tiếp nối từng sinh ra, lớn lên và thậm chí chưa bao giờ bứt mình khỏi mảnh đất này trong suốt vài thế hệ thì tôi lại càng nhận ra rằng cái chất Sài Gòn của người Sài Gòn không dễ nắm bắt như những từ ngữ mà tôi thỉnh thoảng vẫn đọc đâu đó.
Có lẽ chính vì vậy mà nhiều năm qua tôi vẫn luôn tự hỏi: Cuối cùng thì linh hồn Sài Gòn nằm ở đâu? Vẻ đẹp của vùng đất này? Cái tinh thần cốt lõi của người Sài Gòn nằm ở đâu? Ở lối sống đô thị phóng khoáng của những năm trước 1975 hay vẻ lịch lãm duyên dáng vẫn còn đọng lại trong những hồi tưởng về thời thuộc địa? Hay chính là lối sống vội vã náo nhiệt và luôn biến đổi của thời hiện tại?
 
Người Sài Gòn không chỉ là những người đã ra đi, hay trở về, mà còn là những người ở lại và chưa bao giờ rời xa.
Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn…
Người Sài Gòn, không chỉ là các nghệ sĩ nổi danh thong dong tụ tập trong quán cà phê thời thượng, bàn chuyện thi văn nhạc họa, hay những cô gái xinh đẹp dạo phố trong tà áo lụa, mà còn là những con người không xuất hiện trước đám đông, chỉ lặng lẽ âm thầm dâng tặng đời mình cho thành phố này qua mấy thế kỷ thăng trầm.
Người Sài Gòn không cống hiến tài năng hay công sức của mình cho thành phố như một lý tưởng. Họ cống hiến một cách tình cờ vì đã làm việc tất phải làm đến nơi đến chốn.
Người Sài Gòn, họ không màng thổ lộ cho ai hay mình yêu sâu đậm ra sao và nhớ da diết thành phố của mình như thế nào.
Người Sài Gòn, không để ý đến việc bạn viết “Sài Gòn” hay “Saigon”, cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.
Người Sài Gòn không nhất thiết bắt bạn phải gọi đường phố theo tên mới hay cũ, miễn sao tìm thấy nhà là được. Bởi với họ, chẳng có gì phải cực đoan.
 
Với những người Sài Gòn mà tôi biết, nếu có điều gì cực đoan thì đó chính là nghĩa khí. Đất Sài Gòn ưa chuộng những con người đàng hoàng và có nghĩa khí. Có nghĩa khí là sống làm sao để những người mà mình xem trọng không coi thường mình. Có nghĩa khí là dám nói dám làm. Dám làm dám chịu.
Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần cao nhất nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt, nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần.
Giống như phần chìm của một tảng băng, chính cuộc sống lặng lẽ trong dân gian lại chứa đựng cái chất Sài Gòn đậm đặc nhất. Bắt nguồn từ tấm linh hồn của đất Gia Định thuở xa xưa, nó vẫn đang âm thầm chảy như một mạch nguồn mạnh mẽ của đời sống Sài Gòn hôm nay, dù không dễ vẽ nên hình hài và cũng không mấy ai nhận thấy.
 
Tôi không phải là người Sài Gòn. Dù giữa tôi và Sài Gòn có một mối tơ duyên. Tôi không hiểu hết Sài Gòn. Dù tôi đã sống với Sài Gòn rất nhiều năm tháng.
Chính vì lẽ đó mà tôi luôn muốn lắng nghe, lắng nghe, những câu chuyện đời thường của phố. Kể cả khi tôi biết rằng, thực ra thì Sài Gòn có nói gì đâu, chỉ có tôi – một người từ nơi khác đến – mới thường gán cho Sài Gòn những cái nhãn “thế này” hay “thế nọ”.
Sài Gòn có nói gì đâu. Vài thế kỷ đã trôi qua trên mảnh đất này, và Sài Gòn vẫn âm thầm sống.
Đặng Nguyễn Đông Vy

lũ chệt(ba tàu) hồi xưa .....Sài Gòn..1955-1975...

MN: lũ chệt(ba tàu) hồi xưa .....Sài Gòn..1955-1975.....yên phận với xe "hủ tiếu mì".............!^^
chớ đâu có lộng hành ky lạ tàn bạo như bây giờ ...!. khi bọn nguyễn phú trong và đảng cướp quang vinh cuả bọn cộng sản hà nội qùy lại trải thảm cho chúng lên phá nát ,đầu độc ,cướp phá dày xéo quê cha đất mẹ..như bây giờ...................!^^


Qua Đèo Ngang....................!^^

MN: đọc trong thơ E-mail cuả bạn từ Houston...............!:-)))