đọc trong e-mail cuả thông tín viên MN từ Paris.
<3
Sài Gòn có nói gì đâu.......!
Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt
đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với
gia đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên
trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn nữa, từ
năm 1941, khi chàng trai trẻ – là ông nội tôi – lặn lội từ Quảng Bình vô
Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau Nhà Bưu
điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia đình người
Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông Dương?
Dù thế nào, tôi với Sài Gòn hẳn đã có duyên, trước khi tôi về làm dâu một gia đình miền Nam lâu đời.
Nhưng có một điều lạ lùng, đó là càng ngày tôi lại càng cảm thấy mình không phải là “người Sài Gòn”.
Đó là một cảm giác hơi khó lý giải, bởi đối với tôi, khái niệm “người Sài Gòn” không hề được đóng trong một cái khung nhỏ hẹp nào. Không cần bạn phải sinh ra ở Sài Gòn, chỉ cần bạn cảm thấy mình là người Sài Gòn thì bạn chính là người Sài Gòn. Thế thôi!
Nhưng có một điều lạ lùng, đó là càng ngày tôi lại càng cảm thấy mình không phải là “người Sài Gòn”.
Đó là một cảm giác hơi khó lý giải, bởi đối với tôi, khái niệm “người Sài Gòn” không hề được đóng trong một cái khung nhỏ hẹp nào. Không cần bạn phải sinh ra ở Sài Gòn, chỉ cần bạn cảm thấy mình là người Sài Gòn thì bạn chính là người Sài Gòn. Thế thôi!
Vậy thì tại sao sau nhiều năm sống trong lòng thành phố mà tôi vẫn chưa cảm thấy Sài Gòn thuộc về mình, và ngược lại?
Đó là vì càng tiếp xúc với những thế hệ tiếp nối từng sinh ra, lớn
lên và thậm chí chưa bao giờ bứt mình khỏi mảnh đất này trong suốt vài
thế hệ thì tôi lại càng nhận ra rằng cái chất Sài Gòn của người Sài Gòn
không dễ nắm bắt như những từ ngữ mà tôi thỉnh thoảng vẫn đọc đâu đó.
Có lẽ chính vì vậy mà nhiều năm qua tôi vẫn luôn tự hỏi: Cuối cùng
thì linh hồn Sài Gòn nằm ở đâu? Vẻ đẹp của vùng đất này? Cái tinh thần
cốt lõi của người Sài Gòn nằm ở đâu? Ở lối sống đô thị phóng khoáng của
những năm trước 1975 hay vẻ lịch lãm duyên dáng vẫn còn đọng lại trong
những hồi tưởng về thời thuộc địa? Hay chính là lối sống vội vã náo
nhiệt và luôn biến đổi của thời hiện tại?
Người Sài Gòn không chỉ là những người đã ra đi, hay trở về, mà còn là những người ở lại và chưa bao giờ rời xa.
Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn…
Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn…
Người Sài Gòn, không chỉ là các nghệ sĩ nổi danh thong dong tụ tập
trong quán cà phê thời thượng, bàn chuyện thi văn nhạc họa, hay những cô
gái xinh đẹp dạo phố trong tà áo lụa, mà còn là những con người không
xuất hiện trước đám đông, chỉ lặng lẽ âm thầm dâng tặng đời mình cho
thành phố này qua mấy thế kỷ thăng trầm.
Người Sài Gòn không cống hiến tài năng hay công sức của mình cho
thành phố như một lý tưởng. Họ cống hiến một cách tình cờ vì đã làm việc
tất phải làm đến nơi đến chốn.
Người Sài Gòn, họ không màng thổ lộ cho ai hay mình yêu sâu đậm ra sao và nhớ da diết thành phố của mình như thế nào.
Người Sài Gòn, không để ý đến việc bạn viết “Sài Gòn” hay “Saigon”, cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.
Người Sài Gòn, không để ý đến việc bạn viết “Sài Gòn” hay “Saigon”, cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.
Người Sài Gòn không nhất thiết bắt bạn phải gọi đường phố theo tên
mới hay cũ, miễn sao tìm thấy nhà là được. Bởi với họ, chẳng có gì phải
cực đoan.
Với những người Sài Gòn mà tôi biết, nếu có điều gì cực đoan thì đó
chính là nghĩa khí. Đất Sài Gòn ưa chuộng những con người đàng hoàng và
có nghĩa khí. Có nghĩa khí là sống làm sao để những người mà mình xem
trọng không coi thường mình. Có nghĩa khí là dám nói dám làm. Dám làm
dám chịu.
Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên
đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự
tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần cao nhất
nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên
trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu
chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt,
nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần.
Giống như phần chìm của một tảng băng, chính cuộc sống lặng lẽ trong
dân gian lại chứa đựng cái chất Sài Gòn đậm đặc nhất. Bắt nguồn từ tấm
linh hồn của đất Gia Định thuở xa xưa, nó vẫn đang âm thầm chảy như một
mạch nguồn mạnh mẽ của đời sống Sài Gòn hôm nay, dù không dễ vẽ nên hình
hài và cũng không mấy ai nhận thấy.
Tôi không phải là người Sài Gòn. Dù giữa tôi và Sài Gòn có một mối tơ duyên. Tôi không hiểu hết Sài Gòn. Dù tôi đã sống với Sài Gòn rất nhiều năm tháng.
Chính vì lẽ đó mà tôi luôn muốn lắng nghe, lắng nghe, những câu
chuyện đời thường của phố. Kể cả khi tôi biết rằng, thực ra thì Sài Gòn
có nói gì đâu, chỉ có tôi – một người từ nơi khác đến – mới thường gán
cho Sài Gòn những cái nhãn “thế này” hay “thế nọ”.
Sài Gòn có nói gì đâu. Vài thế kỷ đã trôi qua trên mảnh đất này, và Sài Gòn vẫn âm thầm sống.
Đặng Nguyễn Đông Vy
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen