Dieses Blog durchsuchen

Mittwoch, 4. November 2015

Tuởng nhớ Nhạc sỹ mến thuơng cuả chúng ta !N.S Nguyễn Văn Đông

MN. tuởng nhớ Nhạc sỹ mến thuơng cuả chúng ta !Nguyễn Văn Đông,MN xin gởi đến một số ca khúc cuả nhà soạn nhạc mà những ca khúc cuả anh đã ghi vô tâm tuởng cuả mổi nguời Việt chúng ta, cuả đất nuớc thuơng yêu cuả VNCH ,cũng như một số bài viết về nguời  nhạc sỹ tài hoa này để nhớ về anh!
theo E mail cuả bạn và trng web sau:







Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ bốn mươi năm về trước.

 

Người Việt Nam Tự Do ở miền Nam đã mất quê hương đúng bốn mươi năm rồi.
 
Mặc dù đã chọn nước Úc là quê hương mới, nhưng mỗi năm, cứ đến Tháng Tư là tôi cũng như bạn đều cảm thấy bồn chồn, nhớ lại quê hương xưa, nhớ thành phố cũ, nhớ từ ngôi trường Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nhớ Quân Trường Thủ Đức, nhớ Quân Trường Dục Mỹ, nhớ núi đồi Pleiku, nhớ người bạn đã cùng một thời chiến đấu, có người còn đó, có người đã mất đi:
 
Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Xa nửa địa cầu thương nhớ mãi
Ôi những tàn xương ở cố hương..!
(Thục Vũ.)
 
Để hồi tưởng lại quá khứ, chúng ta thường mở lại những giòng thơ, những bản nhạc cũ. Đó là lý do tôi đi dự buổi “Chiều Nhạc Thính Phòng – Tưởng Niệm 40 năm – 1975 – 2015”
 
Bạn ạ, bản nhạc mà tôi thích nghe nhất, lời nhạc gợi lại cho tôi nhiều nhớ nhung nhất, tôi mời bạn cùng nghe lại với tôi:
 
“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng...”
 
Chỉ một câu hát đó thôi, đã làm cho tôi vẽ ra hình ảnh oai hùng, lãng mạn, tình tứ và nên thơ của người lính trẻ, đã chiến đấu oai hùng nơi trận tuyến. Khi chiến trận vừa kết thúc, được thưởng vài ngày phép để về thăm nhà, anh không kịp tắm rửa thay bộ chiến y mới, chỉ kịp tháo bỏ sợi dây ba chạc, nhờ bạn bè cất khẩu súng vào kho, anh đã vội vàng lên đường ngay cho kịp chuyến xe tiếp tế vừa mới lên hồi sáng.
 
Về đến nhà, người yêu nghe tiếng gọi của anh, đã thật là ngạc nhiên, hớn hở ra mừng đón... ôm lấy anh... áo anh còn đầy mùi thuốc súng...
 
Hào hùng thay! Lãng mạn thay!
 
Chỉ cần một lời thơ, một câu hát, mà người nhạc sĩ đã vẽ lên hình ảnh của một người Lính Trẻ, vừa làm tròn bổn phận người Trai Thời Chiến, vừa làm vừa lòng người yêu nhỏ ở hậu phương.
 
Tại sao tôi biết người Lính đó còn trẻ?
 
Đó là vì, anh đã hối hả đến thăm người yêu, mặc dù:
“Ngoài trời mưa lê thê, qua ngàn chốn sơn khê...”
 
Nếu người lính đã lớn tuổi, và đã có vợ con rồi, anh ta không có vội vã như vậy. Trời đang mưa tầm tã, đường về lại cong queo qua ngàn chốn sơn khê, về làm chi cho mệt, lỡ tài xế lạc tay lái, đạn bắn không chết, lại chết vì xe lật lãng nhách! Hãy đi tắm rửa thay quần áo cho khỏe rồi sáng mai tàn tàn đi về nhà có phải là có lý hơn không!
 
Tôi ngồi im lặng như chưa bao giờ im lặng như vậy (Nhạc thính phòng mà! Phải im lặng mới nghe được từng lời ca tiếng nhạc chứ!) để tiếp tục nghe bản nhạc tuyệt vời này. Người ca sĩ, chị Dương Hòa, với giọng hát trong trẻo, uốn theo từng lời ca nốt nhạc, giọng chị cao vút lên:
 
“Anh như làn gió... bay ngược xuôi,
Theo đường mây... tóc tơi bời... lộng gió bốn phương...”
 
Người lính trẻ về thăm người yêu được vài giờ ngắn ngủi rồi lại phải ra đi như một làn gió, bay ngược, bay xuôi, theo đường của mây trôi, mái tóc bồng lên vì lộng gió bốn phương. Nhưng dù có bay ngược bay xuôi, dù có gió lộng mưa nguồn, người trai vẫn chỉ có một tấm lòng yêu nước non và chung thủy với người yêu:
 
“Nước non còn đó, một tấm lòng,
Không mờ phai... cùng năm tháng...”
 
Người nhạc sĩ nào mà lại tài ba quá như vậy! Nhạc vừa hay, lúc thì cao vút lên tận trời mây, lúc thì chùng xuống mãi tận đáy của con sông, ngọn suối. Lời ca lại vừa tình tứ lại vừa oai hùng như vậy?
 
Người nhạc sĩ này phải là một người Lính!
 
Không những là Lính, anh phải là một người Lính Chiến Đấu, ở nơi trận tiền.
Đúng! Bạn đoán đúng rồi đó.
 
Người nhạc sĩ tài hoa này là Đại Tá Nguyễn Văn Đông, là nhà thơ Phượng Linh, Phương Hà, nhà viết tuồng cải lương Đông Phương Tử...
 


Nguyễn Văn Đông, với ba lô nón sắt hành quân.

 


Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932, tại Quận Nhất, Sài Gòn.

 

Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu (14 tuổi). Tại đây, ông vừa học làm lính, vừa được học nhạc với các giáo sư âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn sau, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay, bản nhạc “Thiếu sinh quân hành khúc” đã được chọn làm bài hát chính thức của Trường Thiếu Sinh Quân.

 

Sau khi tốt nghiệp trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, năm 1951, ông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy vào năm 1952. Năm sau, ông được cử đi học khóa huấn luyện “Ðại đội trưởng” tại Trường Võ Bị Đà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn Trưởng” tại Trường Chiến Thuật Hà Nội. Ra trường, ông nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trọng pháo 553, trở thành Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia Việt Nam khi mới 24 tuổi.

 

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, ông được chuyển vào Nam, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trung úy Trưởng phòng Hành quân. Thời gian này, ông còn kiêm nhiệm chức Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là, tham gia Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu 1956 do Tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh chiến dịch.

Những bài hát như Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê đều đã được ông sang tác ở nơi trận tiền miền Bắc và Đồng Tháp Mười miền Nam, khi ông còn rất trẻ, mới có người yêu, vì thế, những bản nhạc này mới đầy... Mùi Lính, lãng mạn và chứa đầy tình quê hương đất nước.

 

Hai MC chính trong buổi văn nghệ, một là Quốc Việt, một người mà đa số dân tỵ nạn chúng ta đều biết anh là ai, không cần nhìn mặt, chỉ cần nghe cái giọng trầm ấm phát lên là chúng ta đã biết chàng là ai. Lần này, anh không đọc thông tin nữa, mà giới thiệu từng bài hát với lời lẽ thật là chau chuốt mà trước đây, chỉ có Hà Huyền Chi, Văn Quang, Phan Nhật Nam viết mà thôi.

CHUYỆN XƯA NGÀY ẤY THÁNG TƯ

 

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc bốn mươi năm qua rồi, vết thương do chiến tranh tạo ra tưởng chừng như đã được phương thuốc thời gian xóa nhoà đi rồi. Thế nhưng, vì bọn Việt cộng xâm lược đã không ngừngtạo ra quá nhiều tang thương máu lửa cho đất nước, cho người dân Việt, cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa, làm cho người dân Việt, người Lính Cộng Hòa không thể nào quên được những hành vi giết chóc, trả thù dã man, những hành động cướp đất cướp nhà, mà lúc nào chúng cũng mở miệng ra là đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc nơi thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa.

 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một điển hình, sau ngày mất nước, ông và hầu hết những người Lính Cộng Hòa đã bị bắt đi tù trong cái nhà tù mà bọn Việt cộng gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo”, nhưng mục đích chính của chúng là để cho người Lính Cộng Hòa chết dần chết mòn giữa rừng sâu nước độc. Kết quả là sau hơn 9 năm ở trong tù, vì bị làm việc lao động quá sức, vì bệnh tật mà chúng không cho thuốc men điều trị, vì bị khủng bố tinh thần, Đại Tá Đông chỉ còn da bọc xương, chờ chết. Tới lúc đó, bọn chúng mới gọi người nhà lãnh ông về để chờ đem chôn. Khi được chính phủ Hoa Kỳ nhận cho đi định cư theo chương trình HO, ông đã không thể nào nhúc nhích tay chân, nên đành xin ở lại chờ chết trên quê hương nơi ông sinh ra. Khi thuốc tây không trị bệnh cho ông được, gia đình ông không còn con đường nào khác ngoài việc uống đại liều Thuốc Bắc, Thuốc Nam, đằng nào cũng chết. Nhưng, may mắn thay, căn bệnh thấp khớp, co quắp bắp thịt làm cho tay chân ông không cử động được, đã từ từ bớt đi, cho đến nay, mặc dù tính mạng ông không còn bị đe dọa nữa, ông cũng chỉ có thể đi đứng chút đỉnh mà thôi, và không bao giờ có thể sáng tác nhạc trở lại nữa (Tài liệu lấy trên nhiều nguồn internet).