Dieses Blog durchsuchen

Samstag, 2. Mai 2015

Vũ điệu Về Chàm,cuả con cháu Chế Bồng Nga !

MN:Vũ điệu Về Chàm,cuả con cháu Chế Bồng Nga !phần Forum ý kiến các bạn trong G+ ở phần cuối cùng ! :)

                                      Lể hội KaTê cuả dân tộc Chàm
                           
                                 Lể hội Katê rất ngoạn mục với kẻn và trống
               
                                    Nghệ Thuật điêu khắc cuả dân tộc Chàm
MN: một số tài liệu về nguời Chiêm Thành mà MN đọc đuợc trên Web:
dưói cái nhìn cuả một nguời Chiêm Thành ! :)


by Kaka

Chế Bồng Nga Và Họ Chế Ở ViệT Nam

Ja Inta

Nhân dịp tham dự lễ Kate 2009 ở San Jose và qua Dam Nưi vua Chế Bồng Nga của Dương Chi Mai, nhắc tôi nhớ đến vị vua anh hùng vĩ đại và lỗi lạc của dân tộc Champa nhưng ít nguời biết đến những chiến công hiển hách cụ thể của ngài vào thế kỷ XIV.  Tôi may mắn đã đọc đuợc những tư liệu quý của các học giả Pháp cũng như Việt, nay tôi mạo muội phỏng dịch, lượm lặt ghi lại nhằm góp phần tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của ngài. Nhất là sau cái chết của ngài, sự thể ra làm sao mà rất ít học giả nhắc đến như con, cháu của ngài chẳng hạn.

Trong bài tôi vẫn ghi lại nguyên vẹn tên các vị vua cũng như vùng miền không dấu theo tài liệu tiếng Pháp (và có dấu theo sự hiểu biết của tôi) vì nếu đối chiếu để ghi lại cho chính xác và rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian. Đây cũng là điều kiện và là nền tảng cho các thế hệ trẻ sưu tầm, nghiên cứu, tiếp nối và hoàn chỉnh.

Sở dĩ trong bài tôi dùng từ "chinh phạt đối với Đại Việt" vì vùng đất Vương quốc Champa xưa kia, phía Nam trải dài từ ranh giới tỉnh Mỹ Tho đến tận Thanh Hóa miền Bắc (Lộ Bác Đức nhà Tây Hán và Mã Viện nhà Đông Hán / Trung Hoa đã đánh chiếm và sáp nhập phần đất Thanh Hoá và Nghệ An vào quận Cửu Chân). Thanh Hoá đã bị Hán hoá sau đó bị Việt hoá và dân Champa còn sống rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Mã Viện, sau khi đánh tan cuộc nổi dậy của hai Bà Trưng và đã cắm cột trụ đồng phân chia ranh giới Trung Hoa và Champa, theo các nhà sử học Pháp là phía Nam sông Lam (Hà Tĩnh) nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy trụ đồng này.  Nay tôi tạm căn cứ vào ngôn ngữ nói của cư dân hiện tại từ Thanh Hóa trở vào Quảng Nam có tiếng nói mang âm trầm và nặng chứa đầy dấu ấn ngôn ngữ nói Champa.  Hơn nữa hiện nay, hai ngôi chùa ở Thanh Hoá còn tồn tại dấu ấn văn hoá Champa như chùa Báo Ân (núi An Hoạch, huyện Nghi Sơn ngày nay) có chim thần Garuda nơi bệ thờ Phật và ở các góc gian phòng thờ Phật. Còn một ngôi chùa khác (tôi đã quên tên) vẫn còn lưu giữ một tượng đá bò thần Nandin, được chạm khắc rất đẹp và tinh vi.

Sau khi Lý Thường Kiệt bình Chiêm (theo Sử sách Việt Nam), vị quan này được nhà Lý cho trấn giữ và ban phong ấp ở Thanh Hoá. Lý Thường Kiệt đã xây dựng nhiều ngôi chùa (thời nhà Lý đạo Phật rất thịnh), trong đó có nhiều ngôi chùa đã được xây dựng ngay trên nơi thờ phượng nguời dân Champa nhằm xoá sạch vết tích cũ của cư dân bản địa.

Trong suốt thời kỳ lịch sử chiến tranh giữa Đại Việt và Champa, các vua Champa luôn luôn tiến hành chinh phạt Đại Việt để thu hồi lại những vùng đất đã mất chứ không phải là cướp phá, quấy nhiễu như các sử gia Đại Việt đã viết không khách quan về Champa. Chúng ta khách quan thử nghĩ, một vương quốc Champa cường thịnh lúc bấy giờ lại đi cuớp phá, quấy nhiễu Đại Việt là một huyện nhỏ thuộc Trung Hoa chăng??? Trong khi ấy Champa có đội hải quân rất nổi tiếng, hùng mạnh và làm chủ vùng biển Đông Nam Á.

Chẳng lẽ vào thời gian trước và sau thế chiến thứ I , vương quốc Anh có đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới cũng là đội quân cướp biển chuyên quấy phá, cướp bóc các nước khác sao???  Người Champa đã có nền văn minh lúa nước lâu đời, họ đã giỏi thuần dưỡng đuợc giống lúa cho vụ thứ hai ngoài vụ mùa chính, không cần nhiều nước và được người dân Đại Việt lúc bấy giờ đem về cấy trồng gọi là “lúa Chiêm : lúa từ Chiêm Thành”.

Ngoài ra Champa là một đất nước đuợc thiên nhiên ưu đãi về khoáng hải sản như vàng, trầm hương … nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ.  Theo nhà sử học Ba Tư Ibn Abei Yak Kub viết vào khoảng năm 875 - 880 thì trầm hương Champa được đánh giá tốt nhất thế giới. Sách Thủy Kinh Chú của Trung Quốc viết rằng “người ta phải mua gỗ trầm hương của Champa bằng lượng vàng nặng tương đương” và sách Lương Thư Trung Quốc cũng viết rằng “ trữ lượng vàng của Champa lớn và nhiều vô số đến mức trở thành huyền thoại”.  Sách Tống thư Trung Quốc cũng viết rằng vào năm 446, thứ sử Trung Hoa tại Giao Châu là Đàn Hoa Chi đã kéo quân xâm chiếm Lâm Ấp và đã cướp đi vô số đồ thờ cúng bằng vàng từ các đền đài và nấu thành thỏi lên đến 100 ngàn cân vàng.  Vào năm 605 tướng Trung Hoa khác là Lưu Phương, sau khi xâm chiếm Lâm Ấp đã cướp đi 18 thần chủ bằng vàng từ các đền tháp Champa mang về Trung Quốc.  Vậy chúng ta khách quan thử nhận xét xem ai xâm chiếm ai và ai cướp bóc ai???

Như ai đó đã nói “Dân ta phải biết sử ta” nhưng tôi lại ước mong một điều lớn hơn nữa “dân ta phải viết sử ta “để trả lại sự thật cho lịch sử dân tộc Champa. Vì các dân tộc khác có ý viết sai lệch về sử ta nhằm tránh né sự thật, che đậy khéo léo bằng các mỹ từ hay bỏ qua các sự kiện hoặc tìm cách thêm bớt để cho logic và hoàn chỉnh. Ngoài ra họ còn khéo thêu dệt những mẩu chuyện hay huyền thoại không tốt về dân tộc khác. Ví dụ như Đại Việt xâm lược và tiêu diệt Champa thì sử gia Việt Namviết là cuộc Nam tiến. Còn việc Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam thì cho rằng là xâm lược. Vậy đâu là sự thật???. Trong Lịch sử giữa hai dân tộc Champa và Đại Việt còn rất nhiều chỗ ẩn khuất chưa được giải mã và phơi bày ra ánh sáng. Hiện nay số tư liệu đó đang nằm trong kho tư liệu ở Việt Nam, Trung Quốc và Pháp.

Truớc khi viết về nhà vua vĩ đại Chế Bồng Nga, tôi tạm sơ lược vài dữ kiện xuất thân và chiến công của ngài qua những cuộc chinh phạt Đại Việt.  Theo biên niên sử giòng họ CHẾ ở An Tịnh (Nghệ An ngày nay) như sau :

***Vào năm 1306 vua Champa là Che Man (Chế Mân) đã cưới Huyền Trân công chúa, em gái vua Traàn Anh Toân (Traàn Anh Toân: 1293-1314) vaø đã nhường 2 châu Ô và LÝ cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tôn đã đổi tên hai châu này là Thuan Chau và Hoa Chau (Thuận Châu và Hóa Châu), ngày nay là Thừa Thiên. Tuy nhiên người Champa ở 2 châu Ô và LÝ không chịu nổi sự thống trị của Đại Việt.

***Vào năm 1312, vua Anh Tôn tiến hành cuộc xâm lược Champa, vua Champa bấy giờ là Che Chi (Chế Chí) bị bắt đưa về Thăng Long. Em vua Chế Chí là Che Da (Chế Đa) lên ngôi vua Champa cai trị đất nước.

***Nhân cơ hội vua Tran Minh Ton (Trần Minh Tôn /1314 - 1329) mới lên ngôi, vua Champa là Che Nang (Chế Năng) đem quân sang đánh Đại Việt nhằm thu hồi lại 2 châu Ô và LÝ. Nhưng thất bại vua Chế Năng phải lánh nạn sang Java (1318).  Vua Minh Tôn bổ nhiệm phó vương Champa, nguời thống lĩnh quân đội, là Che A Nan (Chế A Nan) lên làm vua. Vua Chế A Nan băng hà (1342), nguời con rể là Tra Hoa Bo De (Trà Hoa Bồ Đề) tiếm ngôi lên làm vua. Con vua Chế A Nan là Che Mo (Chế Mỗ) đã lánh nạn sang Đại Việt và cầu xin sự giúp đỡ để chống lại việc tiếm ngôi ấy. Vua Tran Du Ton (Trần Dụ Tôn /1341 - 1369) đã thực hiện cuộc viễn chinh sang Champa và đưa Chế Mỗ lên ngôi vua.  Sau khi vua Chế Mỗ băng hà, con là Che Bong Nga (Chế Bồng Nga) lên ngôi vua, ngài là kẻ thù khủng khiếp nhất mà người Đại Việt chưa bao giờ biết đến qua những cuộc chinh phạt miền Bắc Trung Bộ (Nord - Annam) và Bắc Bộ (Tonkin) từ những năm 1361 đến 1390.

Tổng cộng trong lịch sử chiến tranh giữa Champa và Đại Việt, Champa đã từng đưa quân chinh phạt Đại Việt tới 43 lần. Trong đó chỉ tính riêng vua Chế Bồng Nga đã tiến hành chinh phạt Đại Việt đến 12 lần, trong đó có 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long.

Đoạn này có ý nhấn mạnh và là điều quan trọng để ghi nhớ bởi vì nó là chìa khóa bí mật của việc định cư và hình thành An Tịnh (huyện Nam Đàn / Nghệ An ngày nay) của 2 hoàng tử Chăm là Che Ma No (Chế Ma Nô) và Che Son No (Chế Sơn Nô) vào cuối thế kỷ XIV như sau :

Bắt đầu từ năm 1361, vua Champa Chế Bồng Nga khởi đầu với những trận chiến đầy thắng lợi liên tiếp hầu như không ngừng cho đến cái chết của ngài vào năm 1390.

Học giả Hippolyte Le Breton chỉ ghi lại những chiến công vang dội nhất và đặc biệt là nơi xảy ra ở An Tịnh.  Chế Bồng Nga chinh phạt miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ vào năm 1371 bằng đường biển.  Vào năm 1377, quân Đại Việt đã chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa Champa mà kết quả rất thảm hại là vua Đại Việt, Tran Due Ton (Trần Duệ Tôn) đã bị xử trảm tại kinh đô Vijaya và hoàng tử Huc (Húc) phải bị cầm tù.  Cùng năm ấy, Chế Bồng Nga đã tiến hành cuộc chinh phạt miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ bằng đường biển. Sau khi thắng lợi nhà vua đã gã một công chúa Champa cho hoàng tử Húc.  Vào năm 1378, vua Chế Bồng Nga đã đưa hoàng tử Húc vào An Tịnh và đưa lên ngôi vua với niên hiệu là Ngu Cau Vuong (Ngư Cầu Vương).

Vào năm 1380, vua Chế Bồng Nga trở lại An Tịnh, xuất quân chinh phạt Thanh Hóa và tiến thẳng ra Thăng Long.  Năm 1382, một lần nữa vua Chế Bồng Nga lại chinh phạt vùng Thanh Hóa nhưng đã bị đánh bại bởi Lê Quý Ly bên bờ sông Ngu Giang (Ngu Giang ngày nay là Lạch Trường, một phụ lưu của sông Mã) và Nguyễn Đá Phương ở bến cảng Trần Phú, ở ngay ranh giới Thanh Hóa và Bắc Bộ. Tuy nhiên nguời Champa vẫn làm chủ vùng An Tịnh.

Vào năm 1389, vua Chế Bồng Nga lại tiến hành cuộc chinh phạt mới đầy thắng lợi. Nhưng sau đó quan đại thần Trần Khắc Chân đã cứu nguy Đại Việt bằng trận thắng ở Hai Trieu (Hải Triều, ngày nay là Hưng Yên / Bắc Bộ). Trần Khắc Chân đã đem thủ cấp vua Chế Bồng Nga dâng cho vị vua già Tran Nghe Ton (Trần Nghệ Tôn /1390). Đại Việt đã được cứu thoát bởi cuộc xâm lăng của Champa mà nền độc lập có thể bị tiêu tan (Le Breton : Le royaume d’Annam était sauvé d’une invasion où peut-être son indépendance eût sombré).

Chúng ta nên nhớ rằng người Champa kéo dài được sự thắng lợi suốt cuộc chinh phạt của họ là nhờ ở đội hải quân hùng mạnh. Thủ lĩnh Champa là La Khai (La Khải) sau khi đã hỏa tán thân xác vua Chế Bồng Nga, đã tập hợp lại quân đội trở về Champa và tự xưng làm vua.  Do thất trận và Champa đã có vị vua mới La Khải nên hai nguời con trai vua Chế Bồng Nga đã xin nhà Trần tỵ nạn ở Đại Việt. Vua Thuận Tôn đã phong con trưởng là Chế Ma Nô phẩm hàm là Hiệu Chánh (Hầu nhất phẩm: prince feudataire de premier rang) và Chế Sơn Nô được phong là Á hầu nhị phẩm (prince feudataire du second rang)

Ngoài ra theo gia phả giòng họ Chế ở An Tịnh là vua Trần Thuận Tôn còn phong cho con vua Chế Bồng Nga làm Tổng trấn biên ải (grand Marquis) và chấp thuận cấp phong ấp Thụ Lũng và Cẩm Trường cho hai quan Hầu mới gốc Champa, tách rời khỏi lãnh thổ của nhà vua vì hai ngài đã có công cùng các tù binh Champa thành lập và xây dựng vùng An Tịnh.

Theo H. Le Breton để hoà đồng và không bị đối xử phân biệt trong xã hội, con cháu các tù binh Champa đã lấy họ Việt như Nguyễn, Trần ... nhưng vẫn giữ chữ lót từ họ Chăm như Chế chẳng hạng Nguyễn Chế Mân v.v...  Còn con cháu của vua Chế Bồng Nga vẫn giữ nguyên họ CHẾ vì giòng dõi hoàng tộc Chăm và cũng là con cháu của quan đại thần Việt gốc Chăm nên họ không sợ sự phân biệt và bức hiếp của cư dân Việt.

Qua các cuộc xâm lăng của Trung Quốc sau đó là Đại Việt tiếp theo việc mở rộng trồng trọt và thời gian đã hầu hết hủy hoại những dấu tích và văn minh Champa cổ ở hai vùng Nghệ An và Thanh Hóa.

                                                      Họ Chế ở Thụ Lũng (Nghệ An)


Những nét độc đáo của văn hoá Chàm
Dân tộc Chàm có khoảng trên 100.000 dân, sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Phần đến Ðông và Tây Nam phần.Hiện nay người Chàm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…

Những nét đặc sắc của văn hoá Chàm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Người Chàm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chàm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chàm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống.



Người Chàm luôn tự hào về những ngôi tháp Chàm cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chàm cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chàm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.

Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chàm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chàm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay.

Múa Chàm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chàm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ sỹ Chàm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chàm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Trong những nét đặc trưng của múa Chàm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa thương gồm hai trống ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Cham-pa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người.

 


Ảnh: Múa Chàm tại lễ hội Katê

Người Chàm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê… Trong đó, lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chàm được tổ chức thường xuyên vào đầu tháng 7 (lịch âm) tức là vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10 (dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên.

Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chàm. Thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải. Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Ðể có một tấm chăn, các cô gái phải cần mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác. Chỉ cần một mối chỉ bị rối, mặt vải sẽ không còn mịn nữa. Các sản phẩm dệt của người Chàm khá phong phú, đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm.

Vào dịp hội hè, lễ lạc, trai gái Chàm còn trang sức bằng các thắt lưng do người Chàm tự dệt. Hầu như phần lớn các sản phẩm vải của người Chàm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí, nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nữ.

Nghề truyền thống khác của người Chàm là nghề làm đồ gốm. Làng Chàm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chàm còn được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy rằng người Chàm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo. Nền văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kiến trúc; đó là kết quả của quá trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài.

(Theo muineonlines)


 MN: theo Wikipedia(Bách Khoa Toàn Thư)

Vương quốc Chàm (tiếng Phạn: चम्पा / नगर चम्पा, tiếng Chàm: Campadesa / Campapura / Đô thị Chàm Campanagar / Xứ Chàm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Cham Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Cham Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn ĐộJava đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chàm(Cham Pa) xưa.
Cham Pa (chữ Hán: 占婆) hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, dân tộc Chàm chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

          Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Phần của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Sài Gòn khoảng 350 km về phía nam, cách Nha Trang 105 km, cách Đà Lạt 110 km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Lịch sử hình thành của tỉnh Ninh Thuận:
Ninh thuận là một phần lảnh thổ của nước Chiêm Thành thời xa xưa - Năm 1653 Chúa trấn giữ Đàng Trong là Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) đem quân đánh chiếm Phan Lang (sau này là Phan Rang) đặt làm doanh Thái Khang.

- Năm 1692, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho sáp nhập Phan Rang và vùng đất còn lại vào nước ta và đặt tên là trấn Thuận Thành.

- Đến năm 1832, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.
- Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). - Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.
- Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.
- Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước). - Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.
- Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.
- Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước). - Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập. - Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập. - Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.
Vài nét văn hóa của Tỉnh Ninh Thuận
Dân số: 564.129 người (2009)
Dân tộc: Kinh, Chàm, Ra-glai, Cơ-ho, Hoa.Đơn vị hành chính: 1 Tỉnh lỵ (Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), 6 huyện
Hiện Ninh Thuận có 233 di tích được thống kê, phân loại gồm 46 đình, 11 đền, 85 chùa và 91 di tích khác, trong đó có 27 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Do vậy nơi đây còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17. Ngoài các giá trị vật thể, văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận cũng phong phú với hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến là lễ hội Ka-tê tổ chức ở tháp Chăm vào tháng 7 lịch Chăm hàng năm. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chàm, phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người địa phương.


Tháp Po Klong Garai

Nghệ thuật biểu diễn Ninh Thuận nổi tiếng với những điệu múa Chàm. Múa thường gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung… ở mỗi làng palei hay trên tháp. Đó là những dịp người Chàm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một hoặc một vài vị vua được thần hóa.
Đi kèm với múa là những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Bara nưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… nhưng phổ biến hơn cả vẫn là bộ ba Ginăng, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginăng, vì có âm thanh mạnh mẽ, hùng  hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như phản ánh được tính cách của người Chàm. Có thể phân chia múa Chàm thành 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình. 

Lễ Hội Kate Của Người Chàm
Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước).
Sự đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng. Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...
Đèo Ngoạn Mục, Tháp Pôrômê. Làng du lịch Cà Ná
Các món ăn nổi tiếng như: Dông 7 món, Nho Ninh Thuận và các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn du khách đến Ninh Thuận.
Forum


May Ngan
01:54

ja ! một dân tộc bị đồng hoá tội nghiệp họ !

02:15

chế bồng nga đã không chống giặc Tàu mà lại còn bắt tay giặc đánh mặt nam nước Việt kể cả cho giặc Tàu mượn bãi đổ bộ mượn đường tấn công Việtnam,

02:33


 ha ha ja! cái nhìn cuả bạn là cuả nguời Việt ! còn Nguời Chiêm Thành thì sao ? !

02:36

tui thấy hơi vô lý ! nếu tàu muốn đánh mình thì nó đi thẳng qua Lạng Sơn (biên giới Tàu việt) sao lại đi đuờng vòng ? :)

04:55

vậy mà trong lịch sử có nói đến nước Ch̀àm cho Tàu mượn đường để đánh Việtnam và còn đem quân đánh VN giùm cho Tàu nữa...

05:07

tui hông sống thời đó ! nhưng sử Việt có thể thiên vị ..dất cuả nguời ,mình không thể chiếm đoạt như bọn ba tàu chiếm hoàng sa cuả mình ! thì bạn nghĩ sao?!?

05:52

+May Ngan nếu VN đã đánh đến Bắc Kinh thì MN nghĩ nước T̀àu sẽ làm gì VN?
còn Chế Bồng Nga nhiều lần đãnh kinh thành Thăng Long nó còn in rõ trong sách sử, chẳng lẽ MN cứ cương quyết MN không sống vào thời kì đó rồi cứ đòi trả đất lại cho Chàm chăng? 

14:40

bạn thử nghĩ: mình mất có 2 hòn đảo nhỏ xíu mà chúng ta đau xót kinh hồn ! còn dân chiêm thành họ mất cả đất nuớc thì bạn biết họ đau đớn đến cở nào ! Phật dạy mình phải mở con mắt cuả tâm linh " đại bi" quán chiếu sanh linh  ,(không hạn hẹp,những gì thuộc mình mà là mọi chúng sinh mọi loài chứ hông phải con mắt tầm thuờng,hạn hẹp và ich kỷ  cuả mình bạn à !:)
thân
MN


May Ngan
16:02
tui hông lên án ai cả ! :)
tuy nhiên nếu con nguời chỉ quan tâm về lý ,mà coi nhẹ phần luơng tâm ,tình thuơng thì con nguời trở nên tàn ác,bạo nguợc ! bạn có biết bao nhiêu dân lành,trẻ thơ cuả Afghanistan(A phú Hãn) bị drones (maý bay không nguời lái)cuả Mỹ giết hại hông (theo Wikileak)! tận diệt một dân tộc xóa đi hết văn hóa ,di tích cuả một dân tộc thì là tàn ác bạn à !
thân
MN
+May Ngan tại sao MN ra sức cãi giùm cho Chế bồng Nga và người Chàm? nếu Chế bồng Nga và người Chàm có lương tâm thì đã không liên kết với giặc Hán đánh phá Việtnam. và nếu Bin Ladden + Sadam Hussen có lương tâm thì đã không khủng bố giết thường dân Mỹ.



tui đã nói hết  ý nghĩ cuả tui rồi ,tin hay không tùy ý bạn!mình có diễn đàn dân chủ mọi nguời đều có ý kiến cuả riêng mình và tôn trọng ý kiến lẫn nhau  ! khác lũ ngu cs chổ đó !
:)
MN đuối lí rồi à, là người Việt mà bênh người Chàm là ý gì?

May Ngan
17:46
tui nói một đàng ,bạn nói một nẽo làm sao gọi là đuối lý ?!?^^bạn có trái tim không ???mỗi ccon nguời phải có cá tính (character) không như tụi CS một thằng nói là cả triệu thằng nghe theo như cái máy ,như con vẹt !mà mình nhận định bằng tâm hồn bằng trái tim mình và đừng nghe ai cả như những kẻ tầm thuờng đã làm!"thiên thuợng thiên hạ duy ngã độc tôn " bạn đã từng nghe bao giờ chưa ! :)!!
thân
MN
+May Ngan 
hãy hỏi người Chàm có trái tim không, sao họ nỡ lòng nào liên kết với giặc Tàu để đánh Việtnam? người Việt bị giặc Tàu đánh ngàn năm đau khổ biết bao, sao người Chàm không động lòng thương người Việt mà lại còn tiếp hơi cho giặc toan diệt chủng người Việt. và vc có trái tim không? tại sao vc lại hận thù người Việt do Chúa Nguyễn đưa ḥọ di dân vào nam lập nghiệp, phải chăng vc là người Chàm hoặc là người Tàu nhận vơ là người Việt?




 May Ngan

nguời Chàm theo đạo Bà la Môn(Brahma) Ấn Giáo ,họ không bao giờ ăn thịt chó như bọn mọi rộ Cộng Sản Hà nội !

18:38
không phải vậy. thời đó Phật giáo được truyền bá sang các nước, chứ Bà La Môn không hề truyền ra khỏi Ấn Độ cho đến nhiều thế kỷ gần đây.
May Ngan
18:42
bạn còn wá con nít mà cải tui sao !! :))))



 +May Ngan đừng đem đạo Khủng ra bắt nạt nhau chứ. đã chắc gì ai nhỏ hơn ai. lúc thì nói như nhà sư Phật giáo, lúc thì dùng Khủng giáo để ăn hiếp người đời, đạo đời không phân minh thì nói lý ai tin.



DanToc Việtnam
18:59
vậy đi tụng klnh giải nghiệp đi rồi sẽ thấy đời đạo tuy hai là một, tuy một mà là hai, phân minh rõ rệt, giặc và bạn cũng thế. hiểu được thì ra đời hành đạo, hông thì ở chùa tu tiếp đi.



May Ngan
19:01
tui hông phải nhà sư! cũng không cần vô chùa ! bạn cần học hỏi nhiều thêm khi muốn tranh luận ,tui không thể giải thích khi bạncứ cái buớng ..vì không hiểu gì hết !!không biết thì hỏi ,đâu có sao !

May Ngan
01.05.2015
 hi ! VDCSĐQ ! :)
quoc nguyen
Gestern um 01:52
Ông cha ta tiêu diệt chiêm Thành... Và hậu quả là con cháu ngày nay tàn sát lẫn nhau. !
( VNCH # CSBV) ???
May Ngan
Gestern um 01:55
+
1
2
1
ja ! đúng 100%!nói đúng hơn Trời đất sinh ra bọn qũy Cộng sản để trả món nợ cho nguời Chiêm Thành !
thân !


03.05.2015


 +May Ngan người am hiểu sự việc thì cái gì cũng có thể diễn giải bằng lời nói câu văn, người không hiểu gì thì không biết nói sao, thôi đừng che đậy cái chỗ dốt của MN nữa. 

03.05.2015


 +May Ngan VÀO  THỜI  ĐÓ  CHƯA  CÓ  LUẬT  PHÁP  QUỐC  TẾ.  AI  AI  CŨNG  MUỐN  MỞ  MANG  BỜ  CỎI.  NHƯNG  HIỆN  NAY  LUẬT  PHÁP  QUỐC  TẾ  RÕ  RÀNG  ĐÓ  LÀ  MỘT  SỰ  KHÁC  BIỆT.  TẤT  CẢ  ĐỀU  PHẢI  CHIẾU  THEO  LUẬT  PHÁP  QUỐC  TẾ  MÀ  HÀNH  SỰ

03.05.2015


 ja đúng dzậy !tuy nhiên ngoài mặt còn VN nhưng tụi tàu nó nuốt VN bằng thủ đoạn mới ! bề ngoài thì VN nhưng bên trong ,thực chất là cuả tụi chệt từ lâu !

03.05.2015


ĐÓ  LÀ  CHUYỆN  CỦA  BỌN  PHẢN  ĐỘNG  ĐỘI  QUẦN  VGCS  HIỆN  NAY 
 MÀ  TẤT  CẢ  NHỮNG  NGƯỜI  YÊU  TỔ  QUỐC  ĐỀU  CĂM  PHẪN  LÊN  ÁN 

03.05.2015


 ja ! oki ! dồng bào chúng ta phải thức tỉnh!! đừng ngủ wên !!
Kommentar hinzufügen...