Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 24. März 2015

Tự miễn-cách dùng chữ kỳ lạ ngu xuẫn của Cộng sản Hà nội !!





http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LifeAndHealth/exposu-to-mercu-in-seafo-03232015053621.html

Thủy ngân từ lâu bị coi là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ dẫn đến các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch ở người. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa rõ ảnh hưởng này lớn đến mức độ nào so với những yếu tố khác và các cơ chế cụ thể liên quan ra sao. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho thấy, tiếp xúc với thủy ngân làm tăng nguy cơ bị bệnh tự miễn cao ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này do Việt Hà phụ trách mời quý vị tìm hiểu về vấn đề này.

Mối liên quan giữa thủy ngân và bệnh tự miễn.

Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 2 vừa qua trên tạp chí Environmental Health Perspective, của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan cho thấy một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến các bệnh tự miễn ở phụ nữ ở độ tuổi sinh nở là do tiếp xúc với thủy ngân từ các nguồn thủy hải sản, dù mức độ tiếp xúc không phải là quá lớn.

Theo bác sĩ Emily Somers, người đứng đầu nghiên cứu, cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nắm rõ được hết những nguyên nhân gây bệnh tự miễn ở người. Yếu tố gene di truyền được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng không phải là nguyên nhân chính yếu. Điều này đã khiến các nhà khoa học muốn tìm hiểu về vai trò của các yếu tố bên ngoài bao gồm thủy ngân, vốn có nhiều trong một số loại thực phẩm phổ biến của con người, đối với sự phát triển của các bệnh tự miễn.

BS. Emily Somers:  gene di truyền đóng một vai trò nhỏ trong bệnh tự miễn, đã có những nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của gene di truyền trong mối liên hệ với các bệnh tự miễn. Có những nhân tố có liên quan đến vấn đề gene di truyền nhưng nó không giải thích được phần lớn các ca bệnh tự miễn khác. Cho nên nhóm của chúng tôi muốn tập trung vào các yếu tố môi trường liên quan. Chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thủy ngân vì có những nghiên cứu trên chuột cho thấy thủy ngân có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Điều đáng ngạc nhiên mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu là loại thủy ngân có ảnh hưởng đến các kháng thể (auto antibodies) là methyl mercury, một loại thủy ngân tìm thấy trong cá. Đây là một loại thủy ngân khác hẳn so với các loại thủy ngân khác như thủy ngân hữu cơ tìm thấy trong môi trường.

Bệnh tự miễn là bệnh trong đó những kháng thể sinh ra trong cơ thể con người tấn công các tế bào lành khác của cơ thể. Những kháng thể này khi bình thường được ví như những người lính trên trận tuyến chống lại những vi khuẩn, vi rút lạ từ bên ngoài tấn công cơ thể. Tuy nhiên do có sự mất cân bằng trong hệ miễn dịch, chúng không thể phân biệt được đâu là tế bào lành và đâu là ‘kẻ ngoại xâm’. Chính sự ‘tấn công nhầm’ này gây nên những viêm nhiễm và đau đớn ở những người bị bệnh tự miễn.

Các bệnh tự miễn phổ biến bao gồm Lupus, bệnh viêm ruột do rối loạn hệ miễn dịch, đa xơ cứng, hội chứng Sjogren. Đây là những bệnh phổ biến ở phụ nữ và là một trong 10 nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong ở phụ nữ.

Nghiên cứu của các bác sĩ trường đại học Michigan tập trung chủ yếu vào phụ nữ ở độ tuổi sinh nở, tức là từ 16 đến 49 tuổi với độ lớn của nghiên cứu là 1,300 người. Các dữ liệu cho nghiên cứu được tập trung từ một điều tra về sức khỏe và dinh dưỡng của Hoa Kỳ kéo dài từ năm 1999 đến 2004. Nói về nghiên cứu này, bác sĩ Emily Somers cho biết:

BS. Emily Somers: nghiên cứu này nghiên cứu hệ miễn dịch của phụ nữ, phần lớn khuyến cáo về thủy ngân trong quá khứ chủ yếu nhắm vào trẻ em sinh ra từ những người mẹ ở độ tuổi sinh nở, và mọi người đều biết là có ảnh hưởng của thủy ngân lên bào thai. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào phụ nữ ở độ tuổi sinh nở vì đây là độ tuổi phụ nữ hay bị các bệnh tự miễn. Nếu nhìn vào các bệnh tự miễn nói chung thì đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ và có đến 9% phụ nữ Mỹ chịu ảnh hưởng của các bệnh tự miễn. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung những phụ nữ mà chúng tôi có sẵn để có thể nghiên cứu các mẫu tóc và máu của phụ nữ từ 16 đến 49 tuổi. Các bệnh tự miễn phổ biến ở nữ giới nhiều hơn là nam giới và bệnh cũng khác so với nam giới cho nên chúng tôi cần nghiên cứu riêng rẽ để tìm hiểu những gì đang diễn ra ở từng nhóm. Nếu chúng tôi nghiên cứu chung cả hai nhóm thì chúng tôi lo ngại là mình sẽ bỏ qua một yếu tố nào đó

Cơ chế tác động của thủy ngân lên hệ miễn dịch

Trong nhiều nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã xác định thủy ngân có thể làm yếu hệ miễn dịch ở người và vì vậy thủy ngân bị coi là chất độc đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu trước đây xác định thủy ngân kìm hãm chức năng hoạt động của hệ miễn dịch ở cả người và động vật. Khi hệ miễn dịch bị kìm hãm hoặc hoạt động yếu, người ta dễ có nguy cơ bị các bệnh lây nhiễm như cảm cúm, dị ứng, mẩn ngứa, những trường hợp nặng hơn là ung thư.

Trong nghiên cứu mới của các bác sĩ thuộc trường đại học Michigan, các nhà khoa học chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về cơ chế tác động của thủy ngân dẫn đến sự phát triển của các bệnh tự miễn ở phụ nữ. Tuy nhiên theo bác sĩ Emily Somers, có một số cơ chế tác động mà các nhà khoa học có thể cân nhắc.

BS. Emily Somers: từ nghiên cứu này chúng tôi mới bắt đầu những nghiên cứu sâu hơn trong phòng thí nghiệm. Vào lúc này chúng tôi không thể rút ra kết luận ngay về cơ chế cụ thể gây bệnh. Những số liệu thông tin mà chúng tôi có được từ nghiên cứu có thể liên quan đến lý thuyết mà chúng tôi biết là mất cân bằng oxy hóa (oxidative stress). Chúng tôi biết là mất cân bằng oxy hóa có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. …. Thủy ngân là một yếu tố có thể gây nên mất cân bằng oxy hóa. Nhưng chúng tôi cũng tin là có những cơ chế khác liên quan. Một cơ chế khác mà chúng tôi nghiên cứu là một số yếu tố về môi trường có thể làm thay đổi DNA do phản ứng lại tác động của môi trường và dẫn đến bệnh lupus và một số bệnh tự miễn khác.

Mất cân bằng oxy hóa trong tế bào có thể dẫn đến việc sản sinh những gốc tự do gây hại cho các thành phần của tế bào như chất đạm, béo và DNA. Mất cân bằng oxy hóa ở người có thể liên quan đến những bệnh như ung thư, bệnh Parkinson, Alzheimer, suy tim…

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là có những người khi thử máu để tìm kháng thể, một trong những yếu tố xác định bệnh tự miễn, có kết quả dương tính nhưng chưa hẳn đã mắc bệnh tự miễn. Trên thực tế, tại Mỹ có khoảng 13% dân số có kết quả dương tính trong xét nghiệm này nhưng rất đông trong số họ cả đời không phát bệnh. Đây là yếu tố khiến các nhà khoa học nghi ngờ về khả năng những yếu tố tác động bên ngoài như thủy ngân có thể làm những người này phát bệnh tự miễn.

Có nên ăn cá có  thủy ngân ?

Mặc dù nghiên cứu mới cho thấy những nguy cơ bệnh tự miễn từ việc ăn những loại thủy hải sản có thủy ngân ngay cả ở mức độ thấp, các nhà khoa học cũng không vì thế mà cho rằng tất cả mọi người, nhất là phụ nữ nên tránh ăn hoàn toàn những loại thủy hải sản có thủy ngân. Nguyên nhân là bởi vì những loại cá này thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể. Bác sĩ Emily Somers nói:

BS. Emily Somers: điều mà tôi có thể khuyên mọi người là có nhiều thông tin có sẵn về lượng thủy ngân trong cá, loại nào có nhiều thủy ngân, và có một số loại cá tôi khuyên họ nên tránh cũng giống như cảnh báo của cơ quan an toàn thực phẩm Mỹ. Ở Hoa Kỳ, phụ nữ có thai nên tránh những loại cá có thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Nhưng cá có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên cơ quan an toàn thực phẩm Hoa Kỳ khuyên moi người có thể ăn ở mức 12 ounces (tương đương khoảng 340 gram) cá một tuần hoặc 2 bữa trung bình của loại cá có thủy ngân thấp một tuần như cá hồi hoặc cá ngừ đóng hộp.

Những loại cá biển lớn và lâu đời thường được cho là những loại cá có lượng thủy ngân cao. Trong khi những loại cá nhỏ hơn như cá hồi, cá sardine, tôm, là những loại được coi là an toàn mà những phụ nữ có thai và đang cho con bú có thể ăn thường xuyên hơn so với những loại cá khác.

Theo bác sĩ Emily Somers, việc ăn thường xuyên những loại cá có thủy ngân dù ở liều thấp cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bác sĩ Somers cũng lưu ý là bên cạnh thủy ngân, còn nhiều yếu tố môi trường bên ngoài khác cũng có thể có tác động lên hệ miễn dịch và dẫn đến các bệnh tự miễn.

Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và những đóng góp về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

Ảnh minh họa, một số cá biển bán trong các chợ.
foodbeat


Forum





tự miễn?!? tiếng gì kỳ dzậy ???




16:43


co le tieng "vit cong" 




18:30



ha ha ! tiếng này cho dzô thùng rác !! :)))




18:35


MN coi google rồi tụi nó muốn nói bịnh Autoimmune diseases ! my god dịch như cứt ! bịnh tính miễn nhiễm chống lại cơ thể( thay vì chống vi trùng thì nó quay lại phá hoại tế bào cơ thể)


Vô niệm




Vô niệm

Ngồi đây trong suốt mùa đông

Nhắm đôi mắt lại chú thiền rổng không

Giọt sương rơi nhẹ đồi thông

Gió cuồng bảo tố hải triều dậm xa

Cây trơ trụi lá trong chiều

Gió đông lạnh uớt một vùng trời xa

Tóc em phủ ánh ngân hà

Giày nhung áo lụa buớc vào hội hoa

Dập dìu tha thuớc lụa đào

Tưng bừng tiếng hát hội hoa vuờn đào

Như ngàn giai điệu dặt dìu hư không

Tình em như sóng chập chùng

Biển xa réo gọi đôi chân mỏi mòn

Em về tháng bảy mưa ngâu

Cầu Ô thuớc đợi sầu lên bạt ngàn

Sao đi nhẹ khỏi đời rồi

Một  mình đi hết nổi buồn thiên thu

Tiếc thuơng chi nửa bờ mi

Quay đi lặng lẻ bóng ai mịt mờ

Đêm nay trăng sáng vô cùng

Đêm qua ai buớc dặm ngàn thâu đêm

Mâyngàn@ 14.tháng giêng hai ngàn muời lăm

 Tranh cuả họa sỹ Lê Thùy Vinh