Dieses Blog durchsuchen
Samstag, 18. April 2015
KHỐI 8406 VẬN ĐỘNG ĐẢNG TỰ DO ÚC-Nguyễn Quang Duy
MN:xin trân trọng giới thiệu với các bạn Blog cuả nguời Việt tại Melbourg Úc đại Lợi!!
Hình 2 - Cô Uyên Di trình bày trường hợp Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) và các bạn
Hình 3 - Ông Nguyễn Quang Duy trả lời bà INGA PEULICH'
Hình 4 - Gặp dân biểu đảng Xanh Liên Bang ông Adam Bandt.
Quý vj kính
mến,
Xin gởi đến
quý vị bản tin và một bài viết gần đây về Đệ Tam Cộng Hòa, rất mong quý vị giúp
phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang
Duy
KHỐI 8406 VẬN ĐỘNG ĐẢNG TỰ DO ÚC
Nguyễn Quang Duy
Quốc tế vận
là vai trò thiết yếu mà Khối 8406 Úc châu luôn quan tâm và đẩy mạnh. Vì thế
ngày 16-4-2015, Khối đã gặp 2 dân biểu đảng Tự do tiểu bang Victoria bà INGA
PEULICH Bộ trưởng đa văn hóa đối lập và ông BERNIE FINN Thư ký đối lập để cập
nhật tình hình nhân quyền Việt Nam và thảo luận về phương cách làm việc chung.
Ngòai việc giới thiệu sinh họat Khối chúng tôi đã trao đổi với hai dân biểu
4 đề tài (1) Chiến dịch Nhân Quyền 2015 (2) Công nhân đình công (3) dân oan và
(4) đặt biệt là trình bày vụ bắt các bạn trẻ trong nhóm Quân Lực VNCH thuộc
đảng Cộng Hòa.
Hình 2 - Cô Uyên Di trình bày trường hợp Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) và các bạn
Chủ trương của Khối là triệt để chuyển Việt Nam từ một nước độc tài cộng
sản sang một nước tự do dân chủ (theo thể chế Cộng Hòa). Nguyễn Viết Dũng (Dũng
Phi Hổ) và các bạn là những người trẻ theo khuynh hướng Cộng Hòa vì thế chúng
tôi đặc biệt quan tâm đến anh.
Hình 3 - Ông Nguyễn Quang Duy trả lời bà INGA PEULICH'
Khi được họ là những thanh niên trẻ xuất thân từ miền Bắc ôn hòa biểu lộ
chính kiến Cộng Hòa và vừa bị bắt hai dân biểu chia sẻ sự quan tâm. Họ hứa khi
được cung cấp thêm thông tin sẽ kêu gọi nhiều thành viên trong chính phủ cùng
họ lên tiếng cho Dũng và các bạn trong nhóm.
Dân biểu Bernie Finn hứa sẽ cùng Khối 8406 làm việc với chính giới Liên
Bang để lên tiếng buộc đảng Cộng sản phải tôn trọng quyền làm người.
Chúng tôi cũng ngỏ lời mời hai dân biểu tham dự và phát biểu trong sinh
họat nhân quyền trước Quốc Hội Victoria vào chiều 30-4-2015. Ban Chấp Hành Cộng
Đồng sẽ chính thức gởi thư mời.
Trước tiền đình quốc hội chúng tôi may mắn gặp dân biểu đảng Xanh Liên Bang
ông Adam Bandt. Chúng tôi trình bày với ông về Chiến Dịch Nhân Quyền 2015 ông
vui vẻ mời chúng tôi đến văn phòng để chia sẻ nhiều hơn.
Hình 4 - Gặp dân biểu đảng Xanh Liên Bang ông Adam Bandt.
Tuần tới Khối sẽ gặp một số dân biểu nữa chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về
việc bắt bớ tùy tiện Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ).
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
18-4-2015
VIỄN TƯỞNG VỀ CHÍNH THỂ
CỘNG HÒA CHO VIỆT NAM.
Nguyễn Quang Duy
Các bạn trẻ quan tâm đến tình trạng đất nước thường phân vân giữa chính thể
cộng hòa và thể chế dân chủ. Có bạn còn chưa rõ các quốc gia Đông Âu và Liên Xô
đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Cộng hòa - Cộng sản
Cộng hòa nghĩa là mọi công dân đều bình đẳng về chính trị. Có như vậy quyền
lực chính trị mới thực sự thuộc về tòan dân. Công dân có quyền và có bổn phận
bầu ra người đại diện quốc gia.
Nhờ bình đẳng về chính trị, nền cộng hòa khuyến khích sự phát triển của đa
nguyên, đa đảng tạo nền tảng xây dựng xã hội dân chủ.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946-76) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam (1976-) là quốc gia theo thể chế cộng sản. Đảng trên cả Tổ Quốc. Ngay trong
đảng Cộng sản các đảng viên đã bị đối xử bất bình đẳng về chính trị.
Ngòai xã hội người dân đã mất hẳn quyền tự do chính trị. Hiến Pháp chỉ là
hình thức. Phương thức “Đảng cử dân bầu” cũng là dân chủ hình thức nên không
thể xem là nước cộng hòa.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia Cộng Hòa trong thời chiến và đã trải hai
qua hai nền Cộng Hòa - Tổng Thống chế.
Đệ Nhất Cộng hòa (1956-63) do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo qua 2 nhiệm
kỳ và đã chấm dứt sau cuộc đảo chánh 1-11-1963.
Đệ Nhị Cộng hòa (1967-75) trải qua 3 đời Tổng thống.
1. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đắc cử 2 nhiệm kỳ và ông Thiệu đã
từ chức ngày 21-4-1975.
2. Tổng thống Trần Văn Hương chỉ được 7 ngày (21-4 đến
28-4-1975).
3. Tổng thống Dương Văn Minh chỉ được 3 ngày 30-4-1975 thì đầu
hàng quân đội Bắc Việt, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Hai nền Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-63) và Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-75) đã đi vào
lịch sử. Mỗi nền Cộng Hòa có nhiều điểm khác nhau, việc đánh giá và viết lại
trang sử là việc làm của những nhà viết sử.
Trong giới hạn bài viết chỉ xin đưa ra một số ưu điểm chung của cả hai nền
Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
Giá Trị Của Nền Cộng Hòa tại Miền Nam
Việt Nam Cộng Hòa là một nước cộng hòa non trẻ trong thời chiến nhưng đã
xây dựng dựa trên một nền tảng dân chủ: (1) công dân bầu Quốc Hội Lập Hiến (2)
Quốc Hội Lập Hiến sọan Hiếp Pháp (3) công dân bầu Quốc Hội Lập Pháp và bầu Tổng
Thống.
Quốc Hội Lập Hiến và Lập Pháp đều có sự tham gia của đa đảng chính trị. Các
đảng chính trị đóng một vai trò vô cùng quan trong trong việc xây dựng nền dân
chủ và pháp trị tại miền Nam. Cả Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều đã có đối lập
chính trị họat động trong nghị trường.
So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967
chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam. Hiến pháp vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa
nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập
chính trị. Hệ thống tam quyền phân lập cũng đã được đưa vào Hiến Pháp 1967.
Cũng so sánh với các quốc gia trong vùng, Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc
điểm nổi bật:
1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt
là quyền tư hữu;
2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân lập;
3. xây dựng thành công một nền giáo dục, lấy dân tộc, nhân bản
và khai phóng làm căn bản
4. theo kinh tế thị
trường tự do;
5. nhưng vẫn đảm
bảo được vấn đề dân sinh như y tế hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển
quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng
Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không
nói là sẽ vượt trội hơn người.
Sau 40 năm, đảng Cộng sản đã hủy họai tất cả những gía trị nền cộng hoà đạt
được. Tuy nhiên giá trị tinh thần vẫn còn đó và sẽ đựơc phục hồi.
Tinh Thần Cộng Hòa vẫn tồn tại
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần
cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi. Trong
nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể cho con em họ về lịch sử của họ và
của Việt Nam Cộng Hòa.
Ở hải ngọai tinh thần được những người tị nạn mang theo và gìn giữ. Biểu
hiện rõ ràng nhất là các sinh họat cộng đồng tại Hoa Kỳ, Tây Âu và Úc châu vẫn
tiếp tục sử dụng Quốc Kỳ, Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa và luôn gắn bó với cuộc đấu
tranh giành lại tự do tại Việt Nam.
Ngày nay nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại tinh thần cộng hòa đang
từng bước hồi phục tại Việt Nam.
Nhiều người sống ở miền Bắc hay trước đây theo cộng sản dần dần cũng nhận
ra những ưu điểm mà thể chế cộng hòa mang lại cho dân, cho nước.
Việc công nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng được ghi nhận trên những cơ quan
truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Ngày nay, ở hải ngọai có hằng triệu người thuộc thế hệ tiếp nối Việt Nam
Cộng Hòa. Nhờ học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc trên thế giới họ đã
tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sẽ là nền tảng xây dựng lại Việt
Nam. Một yếu tố mà Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa không hề có.
Một khi Việt Nam có tự do, những công dân gốc Việt cũng sẽ dùng lá phiếu,
sẽ nỗ lực vận động các cường quốc giúp đỡ xây dựng lại Việt Nam.
Viễn Tưởng Về Nền Đệ Tam Cộng Hòa.
Tình hình thế giới đang biến chuyển không ngừng, càng ngày càng nhiều quốc
gia trở thành các quốc gia Cộng Hòa. Úc trong 10 năm tới có lẽ cũng sẽ trở
thành một quốc gia cộng hòa.
Tình hình Việt Nam cũng thế: (1) bên trên Bộ Chính trị càng ngày càng phân
hóa, (2) bên trong đảng Cộng sản diễn biến hòa bình càng ngày càng khốc liệt,
(3) bên ngòai xã hội thì đòi hỏi thay đổi chính trị mỗi ngày một tăng thêm.
Các tổ chức tôn giáo, tổ chức đấu tranh chính trị, tổ chức xã hội dân sự đã
và đang liên kết tìm một hướng đi mới cho Việt Nam.
Khi chế độ sụp đổ, các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể
cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Muốn có một nền tảng vững chắc cho tương lai, cần hướng đến một Quốc hội
Lập hiến sọan một hiến pháp mới cho Việt Nam. Tên nước, cờ, thủ đô, mô hình thể
chế dân chủ sẽ được tòan dân quyết định.
Cho đến nay lá cờ vàng vẫn là biểu tượng của những người theo khuynh hướng
cộng hòa. Vì thế họ luôn tìm mọi cách vinh danh và hợp thức hóa lá cờ.
Quan điểm cho rằng phải bỏ màu cờ để có thể bàn chuyện dân chủ là một quan
niệm thiếu dân chủ. Trước đây ở miền Nam và sau này ở Hải Ngọai cũng đã từng
tranh luận công khai về việc thay đổi màu cờ.
Quan điểm dân chủ sẵn sàng chấp nhận phương cách đấu tranh dân chủ qua một
cuộc trưng cầu dân ý để có một màu cờ chung cho tòan dân tộc.
Kết Luận
Việt Nam đã từ bỏ chế độ Quân Chủ, đang từ bỏ chế độ độc tài cộng sản,
chính chế cộng hòa sẽ là thể chế tương lai Việt Nam. Các quyền tự do cơ bản và
giá trị cộng hòa sẽ được phục hồi.
Nền Đệ Tam Cộng Hòa sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng, giữ gìn đất nước và đưa
đất nước đi lên hội nhập vào thế giới văn minh.
Các bạn trẻ dấn thân đấu tranh cho dân chủ khi nắm được điều đơn giản bên
trên sẽ định được hướng đấu tranh một cách rõ ràng hơn.
Xây dựng lại đất nước là một việc rất khó, cần biết rõ phải làm gì để có
thể làm nhanh hơn với kết quả tốt hơn.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
17-10-2014
Abonnieren
Posts (Atom)