Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 30. Juni 2015

Thông báo

MN chuyẩn bị một bộ phim mới đang chiếu trên TV cuả đài truyền hình Pháp Đức gồm nhiều tập, tuờng thuật về  Tbet,Tây Tạng ,xứ sở cuả ngài Đạt Lai Lạt Ma ,đang bị khống trị ,đàn áp ,chiếm đóng và đang bị bóc lột khai thác tài nguyên một cách tàn nhẫn  duới nền đô hộ cuả bọn Tàu cộng ! một BÀI HỌC cho Việt Nam ,cho bọn cộng sản hà nội ,bọn đang bán đứng đất nuớc thân yêu cuả  chúng ta  cho bọn bành truớng Trung cọng ,cũng như cuộc kháng chiến anh dũng ,cuả cả trăm ngàn  tăng ni thanh thiếu nữ Tây Tạng và cả trăm cuộc tự thiêu ,biểu tình đòi dộc lập tự do cuả dân tộc Tây Tạng ! xin các bạn đón coi ! vì bản tin video rất dài nên Mây Ngàn SẼ CHIA THÀNH NHIỀU TẬP để gởi đến các bạn ! :)

Cuộc đời Của Ca Sỹ Phi Nhung

MN đọc trong email cuả bạn !
             
                      Cuộc Đời Cuả Ca Sỹ Phi Nhung



                                                          CA SĨ PHI NHUNG

Nếu cuộc đời Phi Nhung là cuốn phim buồn như chị nói thì ở phần cuối, chị đã tạo nên những mảng màu tươi sáng, đầy hy vọng cho người thân và cho chính mình.

Đầu thập niên 1990, khi đến một cửa hàng băng đĩa nhỏ tại tiểu bang ở California (Mỹ), khách hàng là người gốc Việt thường thấy cô nhân viên có gương mặt lai Tây tích cực quảng bá băng cho một cô ca sĩ mới không để hình lên băng đĩa. Không ai ngờ rằng cô nhân viên kia đang tự tiếp thị cho chính mình. Cô không dám lộ mặt vì sợ khi biết sự thật, khách sẽ đổi ý không mua.
Hai mươi năm trước, khi mới vào nghề, Phi Nhung không chỉ thiếu tự tin mà còn nhút nhát như thế. Xuất phát điểm trên con đường âm nhạc gần như từ con số 0, nếu không nhờ những may mắn và biết nắm lấy cơ hội có một không hai, chắc giờ đây chị vẫn là cô công nhân chăm chỉ.
"Ca sĩ miệt vườn" Phi Nhung.
Làm trụ cột gia đình ở tuổi 11
Phi Nhung không ngăn được nước mắt khi nhớ lại câu chuyện về sự ra đời của mình 43 năm trước. Bởi sự kiện này gắn liền với những kỷ niệm buồn, với người mẹ vắn số.

Mẹ Phi Nhung khi ấy là một thiếu nữ miền sơn cước Pleiku, vì lầm lỡ mà mang thai với lính Mỹ. Ông bà ngoại vì xấu hổ nên bắt con gái phá thai. Bị đánh đến ngất đi nhưng bà kiên quyết giữ giọt máu của mình, trốn vào chùa sinh con. Sau đó, bà kết hôn với người chồng quê Cam Ranh, Khánh Hòa, gửi con gái cho bố mẹ nuôi nấng.
Cô bé càng lớn càng lộ rõ những nét rất Tây, đi đâu cũng bị người ta xì xầm to nhỏ là “đứa con lạc loài” nên sớm hiểu được nỗi buồn thân phận. Mỗi lần mẹ về thăm, Phi Nhung chỉ đứng đằng xa nhìn chứ không muốn lại gần. Chỉ đến khi được mẹ đón về ở cùng gia đình riêng tại Cam Ranh, cô mới thực sự cảm nhận được tình mẫu tử.

Phi Nhung thời bé.

Từ đó, niềm vui của cô bé Phi Nhung chưa đầy 10 tuổi là những buổi chiều ngồi ngắm biển. Mảnh đất Cam Ranh đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ bằng gió biển và vị mặn của nước mắt. Cô bé bắt đầu mê làn điệu dân ca ngọt ngào qua tiếng hát của mẹ. Niềm vui đoàn tụ ngắn ngủi như cái chớp mắt. Chỉ một năm sau, năm 1982, mẹ Phi Nhung qua đời vì tai nạn giao thông.
Ban đầu tôi không khóc, lén giở tấm vải, sờ chân mẹ và gọi. Không nghe trả lời, tôi hiểu ra tất cả. 5 chị em tôi đứng bên xác mẹ nhưng có lẽ chỉ mình tôi thấm thía hết sự ly tan vì các em còn quá nhỏ, cô em út mới ra đời vài tháng. Mẹ tôi mất không bao lâu thì bố dượng đi tìm hạnh phúc mới. Tôi và các em chuyển về Gia Lai để nương nhờ bên ngoại. Nhà quá nghèo, tôi phải nghỉ học để học may, trở thành trụ cột nuôi năm đứa em” - Phi Nhung lặng lẽ lấy tay lau nước mắt.
Khi nỗi đau mất mẹ còn chưa kịp nguôi ngoai, Phi Nhung lại phải tiễn bà ngoại về thế giới bên kia. Nhưng cũng lúc này, mới 11 tuổi, chị lại tỏ ra mạnh mẽ lạ kỳ. Chị ý thức rằng nếu không vắt sức làm việc thì cả sáu chị em sẽ chết vì đói.
Với khối lượng hàng may gấp đôi một người bình thường, đôi khi mệt quá, Phi Nhung ngủ gục bên bàn may, tỉnh dậy ăn vội chén cơm rồi lại hì hụi làm.
Lấy âm nhạc làm bạn
Năm 1989, khi mới 17 tuổi, Phi Nhung tìm đường sang Mỹ để kiếm tiền lo cho các em. Những ngày đầu đặt chân đến tiểu bang Florida, chị ở nhờ nhà người bà con trong 3 ngày, sau đó tự tìm chỗ trọ.
Một mình nơi xứ người, tôi cảm thấy rất đơn độc, không biết phải bắt đầu từ đâu. Đêm đến, tôi không ngủ được vì lo lắng về tương lai, nghĩ đến năm đứa em nhỏ. May mắn, tôi được một tổ chức từ thiện hỗ trợ việc học tiếng Anh trong 6 tháng và học khóa về dọn vệ sinh để được cấp chứng chỉ, có thể đi làm ở khách sạn. Thời gian còn lại, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng Việt Nam.
Cơ cực, nghèo khó từ bé nên tôi không nề hà bất kỳ công việc gì, làm việc chăm chỉ, lại thật thà nên chủ quán thương. Ngoài thời gian làm ở quán, tôi còn nhận thêm việc may vá quần áo.
Sau một thời gian đã quen đường sá và cuộc sống tại Mỹ, tôi xin vào hãng làm công nhân sản xuất đèn cầy rồi đóng hộp thực phẩm. Ngày nào cũng làm hai việc cùng lúc nên một ngày tôi chỉ ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nhiều lúc cảm giác kiệt sức và cô đơn. Tuy nhiên, khi cầm những đồng tiền công vào cuối ngày, tôi lại cố gắng vượt qua.

Mười tám tuổi, tôi không dám mơ về những bộ cánh đẹp, son môi hay kiểu tóc mới. Tóc dài, tôi còn tự cắt cho đỡ tốn
chị nhớ lại.

Vất vả và cô đơn, Phi Nhung chỉ biết chọn âm nhạc làm bạn. Trên xe hay căn phòng trọ của chị đều có băng đĩa nhạc quê hương. Giai điệu của Mưa nửa đêm, Ngẫu hứng lý qua cầu, Bông điên điển giúp chị vơi đi nỗi nhớ nhà diệu vợi.
Gặp được ân nhân
“Nếu không tình cờ gặp Trizzie Phương Trinh, có lẽ giờ này tôi vẫn là cô công nhân nghèo khó. Cô ấy và gia đình không chỉ cho tôi một mái ấm, mà còn cho tôi tình thương” - Phi Nhung nhắc về ca sĩ Trizzie Phương Trinh với lòng biết ơn vô hạn.
Vợ cũ ca sĩ Bằng Kiều chính là người đã mở trang mới đầy tươi sáng trong cuộc đời của chị. Trong một lần đi hát thiện nguyện cho nhà thờ, Phi Nhung gặp Trizzie Phương Trinh, lúc ấy đã là ca sĩ được nhiều người biết tới tại hải ngoại.
Phi Nhung mỉm cười nhớ lại: “Nghe tôi biểu diễn trong dàn đồng ca, Trinh bảo giọng tôi rất truyền cảm, khuyên hãy theo nghiệp hát. Tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến việc trở thành ca sĩ nên nghe cô ấy ngỏ lời giúp thì rất hoang mang suy nghĩ.
Thương cho hoàn cảnh mồ côi, một mình tha hương của tôi nên cô ấy đưa tôi về ở nhà mình tại California, giới thiệu show diễn, mối quan hệ cho. Đến những bộ váy áo đi diễn, tôi cũng phải mượn Trizzie. Thời gian đầu, tôi chủ yếu đi hát tại quán nhỏ, những buổi tiệc cuối tuần với mức cát-xê khoảng 100 - 200 USD/đêm.

Với Phi Nhung, Trizie Phương Trinh là người bạn tri kỷ, là ân nhân của cuộc đời

Phi Nhung chinh phục khán giả không phải ở giọng hát kỹ thuật mà bằng chính sự giản dị, cảm xúc trong giọng hát ấm áp. Chị thể hiện cảm xúc thật từ nỗi lòng của đứa con xa xứ, mồ côi và nhận được sự đồng cảm của người nghe.
Bên cạnh đó, gương mặt lai Tây nhưng lại chọn dòng nhạc quê hương cũng giúp Phi Nhung nổi bật trong số rất nhiều ca sĩ đi cùng con đường. Chỉ một năm sau, với tính chịu thương chịu khó, Phi Nhung có mặt trên từng cây số các show diễn.
Một trong những bài hát tạo nên bước ngoặt cho chị là ca khúc Sông quêsong ca cùng Thái Châu. Cũng năm 1994, Phi Nhung ra mắt album đầu tay Những đóm mắt hỏa châu.
“Ban đầu tôi không dám in nhiều, chỉ khoảng 1.000 bản. Tôi thường mang theo đĩa của bên người để bán sau khi hát xong. Đĩa của tôi bán rất chạy, mang theo bao nhiêu là hết sạch” - Phi Nhung chia sẻ.
Trong vòng 4 năm, từ 1994 đến 1998, Phi Nhung cho ra mắt liên tục hơn 15 CD để đáp ứng nhu cầu khán giả. Chị hay được người trong giới gọi là “nữ hoàng băng đĩa” vì lượt phủ sóng dày đặc, có nhiều CD nhất trên thị trường. Ngoài những ca khúc hát riêng, sự kết hợp ăn ý của Phi Nhung với Mạnh Quỳnh, Trường Vũ, Như Quỳnh cũng giúp chị ngày càng được yêu mến.
Vì giọng hát đầy bản năng và thiếu kỹ thuật thanh nhạc nên dù đã là “con cưng” của nhiều hãng đĩa thì đến năm 1997, Phi Nhung mới trở thành ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga. Để nhận được lời đồng ý, chị đã kiên trì gửi hàng chục CD nhạc tự thu âm. Bên cạnh đó, chị còn mua nhiều sách, đĩa nhạc về để tập hát và bổ sung kiến thức chuyên môn.
Năm 2005, Phi Nhung bắt đầu trở về Việt Nam biểu diễn, thỏa lòng mong chờ của khán giả yêu mến chị hàng chục năm qua. Chị ký hợp đồng độc quyền với công ty Rạng Đông phát hành rất nhiều album, xuất hiện trong nhiều chương trình.
Gắn bó với dòng nhạc trữ tình quê hương, Phi Nhung không ngại đến những vùng sâu vùng xa hẻo lánh, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, mà không tính đến cát-xê nhiều hay ít. Khán giả yêu mến gọi Phi Nhung là “ca sĩ miệt vườn”, thường đứng chờ sau mỗi buổi diễn để tặng trái cây, gà vịt rồi mời chị về nhà ăn cơm.

Mới đây, Phi Nhung mở quán cơm chay để có thêm tiền lo cho 18 đứa con nuôi.


Không có duyên làm vợ
- Nhìn lại những gì mình có được hôm nay, chị nghĩ do nỗ lực hay do may mắn nhiều hơn?
- Tôi nghĩ may mắn chỉ là phần nhỏ. Nhiều lúc nhìn lại quá khứ tôi vẫn rùng mình, không hiểu sao mình có thể vượt qua tất cả. Có lẽ tình thương và trách nhiệm với 5 đứa em chính là động lực lớn nhất. Ông trời cũng công bằng, lấy đi của mình cái này lại cho mình cái khác. Một kẻ tay ngang như tôi lại có cơ hội trở thành ca sĩ nổi tiếng. Nhờ những trải nghiệm sống đó, tôi thấy mình có mắt nhìn người rất tốt.
- Gần 20 năm theo nghề, chị đã chịu không ít thiệt thòi, chèn ép và điều này đã rèn giũa nên một Phi Nhung cứng cỏi, khác xa sự hiền lành trước đây?
- Chuyện giành bài, chèn ép ca sĩ mới, giành giờ… tôi đã gặp nhiều. Tôi từng chờ cả giờ đồng hồ để được hát nhưng sau đó đành ngậm ngùi đi về vì một ngôi sao đến trễ giờ. Ban đầu tôi khóc nhiều nhưng rồi cũng quen. Đúng là showbiz không dành cho người “yếu bóng vía”.

- Chị từng có nhiều mối tình đẹp nhưng hiện tại vẫn cô đơn. Chị nghĩ lý do gì khiến đàn ông không gắn bó lâu với mình?
- Những người đàn ông tôi từng quen đều rất thương tôi, muốn tôi trở thành người phụ nữ của gia đình. Trong khi đó, tôi vẫn chọn ca hát là đam mê lớn nhất nên đành dang dở tình duyên. Đến giờ tôi vẫn có người để ý nhưng không còn trẻ để tìm hiểu. Vả lại nếu tôi tiến tới thì quả là bất công cho họ, bắt họ phải cùng lo cho 18 đứa con nuôi. Thôi thì để họ tìm hạnh phúc với người phụ nữ khác.


Sông Quê _   Nhạc : Đinh Trầm Ca _ Song ca:  Phi Nhung,Thái Châu. 

             https://www.youtube.com/embed/-OGHx0LAPr4

Phi Nhung và những đứa con "mồ côi"





Montag, 29. Juni 2015

Les Amoureux qui passe -Christophe

MN : tặng những nguời bạn cố tri ,những ngày xưa thân ái..để nhớ những ngày vui hội ngộ sau 32 năm..khi lang thang ,trên phố Boulevard Choisy-quận13 ! 
MN xin gởi tặng các bạn thuơng mến cùng chung mái truờng xưa- Khanh -Hiếu -Hiền -Hùng & Pauline,Nghĩa  :)




Je n'ai qu'un souvenir
Qui ne soit rien qu'à moi
Je revois son sourire
Mais ça ne suffit pas
 Il y a des gens heureux
Qui vivent autour de moi
Ce sont les amoureux
Mais ils ne savent pas
Refrain: x2}
Les amoureux qui passent
Ne se retournent pas
Mais il reste la trace
Dans mon cœur de leurs pas
On est aimé souvent
Mais on n'aime qu'une fois
J'aurais voulu longtemps
Mais elle ne voulait pas
Quand je vois ceux qui s'aiment
Passer tout près de moi
Ils me font de la peine
Car ils ne savent pas
Il me reste un espoir
C'est celui d'oublier
Mais j'y pense chaque fois
Que je les vois passer !


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư -1955-2015: Thảm Họa Bắc Thuộc-bọn bán nuớc cộng sản Hà Nội và âm mưu bĩ ổi của tên bành truớng quá khích Trung cộng !

MN : Đại Việt Sử Ký Toàn Thư -1955-2015:Thảm Họa Bắc Thuộc- bọn bán nuớc cộng sản Hà Nội và âm mưu bĩ ổi thâm hiểm của tên bành truớng quá khích Trung cộng !
đọc trong e-mail của bạn !


 

 


tên thủ phạm số mộtNguyễn tất thành tự "Lý Thụy", tay sai số một cuả bọn cộng sản hà nội trong cuộc bán nuớc Việt Nam cho bọn Tàu cộng

Sonntag, 28. Juni 2015

TIÊN TRI TRẦN DẦN : CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG SẼ XÀY RA NĂM 2015 !!!

MN: đọc từ e-mail cuả bạn !
TIÊN TRI TRẦN DẦN : CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG SẼ XÀY RA NĂM 2015 !!!
Nguồn: http://hoithanhphucquyen.org/ - 23/6/2015

Dưới đây là lời tiên tri mới nhất của ông Trần Dần. Theo dõi nhà tiên tri này đã lâu, tôi được biết nhiều tiên tri rất quan trọng đã có kết quả đúng, tuy nhiên cũng có một số tiên tri đã công khai trên mạng, rồi sau đó phải điều chỉnh và không xảy ra trên thực tế. Tôi xin đăng lại nguyên văn tin này chỉ để tham khảo với tất cả sự dè dặt thường lệ:
------------------------------
- Nhật Bản sẽ đánh phủ đầu Trung Cộng vì phải tự vệ và lo ngại Mỹ sẽ vì quyền lợi của Mỹ mà hòa hoãn với Trung Cộng. Mỹ bắt buộc phải can thiệp vì hiệp ước đồng minh với Nhật.
- Trung Cộng sẽ có sự yểm trợ của Putin nên cuộc chiến Biển Đông sẽ dậy sóng: "Tàu chiến - Hạm đội - Máy bay"
- Biển Đông sẽ là nấm mồ chôn tất cả. Máy bay tàu chiến và hạm đội Trung Cộng, Nga. Chư hầu Việt Cộng sẽ theo phe Tàu Cộng và Nga.
- Chiến tranh Biển Đông sẽ chết người vô số. Phía Trung Cộng, Nga và chư hầu chết 7. Mỹ và đồng minh chết 3. Chiến tranh Biển Đông kéo dài đến cuối năm 2017.
- Cuối cùng, Trung Cộng và nước Nga đầu hàng vô điều kiện. Tập Cận Bình và Putin sẽ bị bắt làm tù binh vì tội gây chiến tranh.
- Cuối năm 2016, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 sẽ là Jeb Bush của đảng cộng hòa.
- Cuối năm 2016, Đảng Cộng Sản độc tài Việt Nam sẽ bị 2 triệu nhân dân và tất cả các tôn giáo vượt qua sự sợ hãi, tổng biểu tình bất bạo động, vì cộng sản độc tài Việt Nam hèn với giặc ác với dân, cai trị nhân dân bằng họng súng AK và công an trị.
- Đảng Cộng Sản VN vì sợ nhân dân nước Việt đã cho công an đàn áp dã man cuộc biểu tình, có tất cả trên ngàn người dân bị bắn chết. Cuối cùng dân chúng Việt Nam có sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc giải cứu.
- Một vị thánh minh từ Mỹ sẽ về Việt Nam can thiệp và giải cứu người dân nước Việt và giải tán Đảng cộng sản độc tài Việt Nam.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhân dân giết chết. 15 nhân sự còn lại trong Bộ chính trị, một số bị giết một số bị bắt bỏ tù.
- Công an nào nợ máu nhân dân sẽ bị tuyên án tử hình và một số bị bắt. Lưới trời tuy thưa mà khó thoát. Làm ác sẽ bị quả báo. Một nước Việt Nam mới không cộng sản, tự do dân chủ nhân quyền và đa đảng.

Nhà Đệ nhất tiên tri vũ trụ Trần Dần phán và Ấn ký ngày 19 tháng 6 năm 2015.
(Ông Trần Dần là tham mưu đặc biệt của tổng thống Bush Cha và tổng thống Obama)


Chiến sỹ cuả Hoà Bình-Chuyện Ông Đạo Dừa

MN. đọc trong e-mail cuả bạn !



Chuyện Ông Đạo Dừa


Trước đây, ĐS15 (Đốc Sự khóa 15) (dường như Bác Cư) có chuyển một bài viết về Ông Đạo Dừa. Lê Thành Nghiêm gợi ý tôi viết kể chuyện Ông Đạo Dừa. Cách nay khoảng 2 tuần, trên diễn đàn Thụ Nhân 1-2, anh Kinh Nguyen có chuyễn bài viết “Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa” của tác giã Hoàng Ngọc Giao, viết theo lời kể của Ông Joseph Cao ở Paris. Tôi có vài nhận xét về bài viết này cũng như có đôi điều viết thêm về Ông Đạo Dừa, kể lại những gì tôi được biết về Ông Đạo Dừa, tức Tu Sĩ Nguyễn Thành Nam, các bạn có thì giờ rảnh xem chơi.
 

Kỹ sư Nguyễn Thành Nam lúc còn trẻ


Tôi sinh năm 1943, suốt thời niên thiếu đến khi hết trung học 1964 tôi sống ở Bến Tre.
Trong ký ức tôi còn nhớ, từ đầu thập niên 50, Bến Tre dưới thời Tỉnh Trưởng ngưi Pháp là Thiếu Tá Jean Leroy, phụ tá Nội An cho J. Leroy là Ông Tư Mưu, tức Thiếu Tá Võ Công Mưu, có biệt danh là “Hùm Xám Bình Đại”, thân phụ Ông Võ Long Triều (cựu dân biểu hạ viện đệ nhị CH, đơn vị Kiến Hòa). Ông Triều từng nói chuyện xưng hô “toi, moi” với Nguyễn Cao Kỳ. Trước 1975 Ông Triều là chủ nhiệm nhật báo Đại Dân Tộc, cùng vài “ báo chí bạn bè” như Điện Tín, Đối Diện... mấy tờ báo có nhiều ngòi bút được mài sắc nhọn “đâm sau lưng chiến sĩ” khi mũi súng họ đang hướng về phía quân thù. 

Khoảng gần cuối thập niên 50, chắc khoảng 1958, (hay 1959?), Ông tôi bệnh nằm điều trị ở BV Nguyễn Đình Chiểu (Kiến Hòa) dãy A, song song với đường chính trước BV. Một hôm ngưới ta đưa Ông Đạo Dừa vào dưỡng bệnh. Dãy nhà này mỗi phòng có 2 giường bệnh nhân. Ông Đạo Dừa không chịu vào nằm phòng mà yêu cầu được ngồi thiền tọa ngoài hành lang. (Nghe nói là trước đó Ông Đạo Dừa bị giữ ở Ty CSQG Kiến Hòa một thời gian).


Ông Đạo Dừa, tức Tu Sĩ Nguyễn Thành Nam

Ông Đạo Dừa ngồi trên tấm đệm vải có chổ tựa lưng, choàng chiếc áo vàng một tay để ra ngoài, tóc Cậu Hai rất dài, xoắn, quấn quanh đầu, phần cuối còn vấn thành búi tóc phía sau, có khi búi tóc nằm trên đỉnh đầu. Cậu không tịnh khẩu, vẫn nói chuyện bình thường, nhiều người hiếu kỳ đi ngang ngừng lại nhìn, có người hỏi chuyện. Cậu Hai đeo một “bình bát” ngang thắt lưng, có người hỏi, Cậu trả lời là đựng mấy thứ cần thiết, có vé máy bay từ Pháp về....Mỗi ngày Cậu Hai được BS khám bệnh như những bệnh nhân khác.

Ngồi tịnh thiền ở hành lang được ít hôm, có lẽ vì người hiếu kỳ làm bận rộn (?), Cậu Hai Đạo Dừa yêu cầu được lên ngồi trên auvent bên trên lối vào chính của dãy A. Đệ tử phải dùng thang để Cậu Hai leo lên. Tôi không rõ BS có leo thang lên để khám bệnh cho Cậu hay không, và tôi cũng không rõ việc vệ sinh cũng như ẩm thực của Cậu Hai như thế nào.



Khoảng đầu thập niên 60 tôi có nhiều dịp đi Mỹ Tho qua lại phà Rạch Miểu. Ngày ấy, phía đuôi Cồn Phụng còn là đất phù sa mới bồi, toàn là những cây bần và hai bên cồn giáp sông Tiền có xen cây lá dừa nước, cả phía trong cũng chưa có gốc dừa nào cao, dân cư không thấy ai. Hình ảnh Ông Đạo Dừa ngồi lơ lửng trên ngọn dừa đong đưa qua lại trong gió qua nhiều năm tháng (!) trên Cồn Phụng - như bài viết của Ông Hoàng Ngọc Giao :” Ổng ngồi như thế đã mấy năm trời...” tôi chưa bao giờ thấy. Hay là Ông Joseph Cao thấy trong giấc mơ? Tôi nghe nói lúc đó Ông Đạo Dừa ngồi trên ngọn dừa ở Phước Thạnh, sau có lúc Ông qua ấp 3 Xã Hữu Định. Còn bài viết thì nói ngồi ở Cồn Phụng từ thời thuộc Pháp (?!) mà chính nhân vật Joseph Cao
có thấy (?).

Xã Phước Thạnh là một cù lao dài chia đôi dòng chảy sông Ba Lai cho đến giáp Kênh Chẹt Sậy (chảy ra Vàm Giao Hòa), một bên là xã Hữu Định, một bên là xã An Phước. Vùng này thuở thanh bình vườn tượt trù phú, dừa lâu năm có những cây cao đến 15m, 20m như vùng Long Phụng Bình Đại. Thời chiến tranh, xã Phước Thạnh triền miên mất an ninh, nơi trú ẩn của du kích, nhiều mìn bẩy, có lúc là vùng oanh kích tự do, dân làng phải đi lánh nạn qua xã An Phước hay nơi khác.

Khoảng năm 1963, Ông Đạo Dừa dời cơ sở tu hành về Cồn Phụng. Phía đuôi cồn, đám cây bần được đốn đi, dựng lên một sàn gỗ khá rộng lộ thiên, là nơi các đạo hữu tập trung bái lạy tu tập. Nơi đây về sau được cải sửa lại qui mô, cừ beton, sàn được gia cố chắc chắn. Vài kiến trúc được dựng lên như “Cửu Trùng Đài”, vườn hoa, cây cảnh, có một độc bình cao khoảng 2 m vỏ ngoài được ghép bằng mảnh vở của chén đĩa kiểu rất công phu như kiến trúc trang trí chùa Vĩnh Tràng. Hai bên sàn lộ thiên có xây hai trụ tròn to, cao khoảng 10 m, trên đỉnh mỗi trụ có một tháp nhỏ để Cậu Hai tọa thiền ban đêm, trước 12 giờ đêm Cậu Hai tọa thiền trụ “Sài Gòn”, sau 12 giờ đêm Cậu sang trụ “Hà Nội”!Trụ Sài Gòn có cầu thang leo lên. Giữa hai trụ có cầu bắc ngang, có khung sắt hình vòm được gắn bên trên là “Chùa Nam Quốc Phật”, phía dưới có dòng chữ “BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH” bằng kim loại gắn chặt vào lan can cầu, không phải là tấm biểu ngữ (banderole) như Ông Hoàng Ngọc Giao viết.




Khách qua lại phà Rạch Miểu thường thấy đệ tử Cậu Hai tụ tập quì lạy theo tiếng chuông đánh vang rền trên mặt sông.

Sau nầy, chắc khoảng 1966, Cậu Hai có mua đấu giá một xà lan khá lớn (không phải tàu sắt như Ông Giao viết), của quân đội Đại Hàn, kéo về neo đậu trước mũi Cồn Phụng, được thiết kế sửa sang lại, thêm một ít công trình trang trí, cũng là nơi Cậu Hai tọa thiền ban ngày.

Có lần Cậu Hai rời Cồn Phụng vượt biên giới Tây Ninh sang Cam Bốt, nghe nói Cậu Hai định gặp Quốc Vương Sihanouk nhờ giúp phương tiện ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh “hiến kế hòa bình”. Bị cảnh sát Cam Bốt bắt, trục xuất về VN. Cậu Hai cũng dự định lên tọa thiền trước Dinh Độc Lập. Bởi lý do đó, Cậu Hai bị chính quyền quản thúc không chính thức, không cho đi khỏi Cồn Phụng.

Đầu năm 1974, tôi được thuyên chuyễn về quận Trúc Giang (Kiến Hòa). Cồn Phụng là ấp Tân Dinh (không phải “Tân Vinh”), xã Tân Thạch, thuộc lãnh thổ quận Trúc Giang, cũng vì thế mà tôi có lần gặp và nói chuyện với Ông Đạo Dừa.

Cồn Phụng tương đối nhỏ, là địa bàn an ninh tốt, vì chung quanh là sông nước, du kích VC không có đường thoát thân nếu bị truy bắt. Trong khu vực Ông Đạo Dừa, dù là vườn tượt với lối đi còn là đường đất, Ông cũng đặt tên đường Tự Do, đường Thống Nhất, đường Độc Lập, đường Hòa Bình.... Ở đó, việc tham mưu, an ninh, tiếp tân do “Dượng Tư” (em rễ Ông Đạo Dừa) và “Cô Diệu” (cháu Ông Đạo Dừa) phụ trách, có máy phát điện riêng, có hệ thống interphone nội bộ, hệ thống canh gác ngày đêm và chuông loa báo động....

Dân chúng những nơi mất an ninh đổ về đó định cư lánh nạn chiến cuộc khá đông, và phần lớn, thôi thì ở đó cũng làm đệ tử Ông Đạo Dừa luôn! Cũng có một ít người nước ngoài có lẽ vì hiếu kỳ đến “tham quan”, có khi ở lại đôi ba hôm, mặc áo nâu sậm, người ta lầm tương là đệ tử Ông Đạo Dừa! Mặt khác, Cồn Phụng cũng là nơi ẩn náu khá an toàn cho một số binh sĩ đào ngũ và thanh niên trốn quân dịch, năm 1974 ước tính có đến khoảng hơn trăm người, họ cũng qui y làm đệ tử Ông Đạo Dừa luôn! mặc áo màu nâu chàm có chữ “TU TÙ” sau lưng. Lương thực thực phẩm do gia đình tiếp tế. Biết thân không hợp pháp, nói chung họ không làm gì mất trật tự trị an tại Cồn Phụng.

Việc truy bắt để truy tố thành phần nầy không khó khăn gì, nhưng Cồn Phụng được coi như cơ sở tôn giáo nên đụng chạm đến thì khá phiền hà. Dù vậy, nhiều khi cũng có những cuộc khám xét lục soát phối hợp An Ninh Quân Đội (ANQĐ), Cảnh Sát Quốc Gia
(CSQG) quận, và xã ấp. Những cuộc bố ráp nầy thực ra là chỉ muốn “răn đe” để thành phần đào ngũ, trốn quân dịch không gia tăng ở đây, còn bắt bớ thì ít khi xảy ra, bởi mỗi lần bố ráp họ báo động và chạy nhanh đến chỗ sân cầu kinh, quì lạy, “đọc kinh” liên tục! Lực lượng an ninh thì không có lệnh lên nơi cầu nguyện đó để bắt họ! 

Có một lần tôi tham dự ”hành quân’ với muc đích là quan sát việc làm của anh em. Để tránh bị nhận diện tôi mặc quân phục, mũ lưỡi trai. Tuyến xuất phát là cầu bắc phía Tân Thạch lúc 12 giờ rưởi đêm. Khoảng hơn hai mươi nhân viên xuống hai chiếc ghe và âm thầm tách bến sang Cồn Phụng.

Ghe ra chưa được giửa sông, Cồn Phụng báo động, đèn điện bật sáng, chuông đánh vang rền, nhiều thanh niên từ khu dân cư ào ào chạy xuống nơi cầu nguyện lộ thiên trước xà lan ngoài đuôi cồn. Họ quì xuống, tiếng cầu kinh được khuếch đại âm thanh bằng mấy chiếc loa lớn:

“Nam mô Phật Chúa cứu khổ cứu nạn đồng đạo chúng con bị nhà cầm quyền Kiến Hòa bao vây tại chùa Nam Quốc Phật Cửu Long Giang Amen.”

Chỉ mỗi “câu kinh” duy nhất đó được lập đi lại nhiều lần cùng tiếng chuông vang rền trong đêm! Tôi cùng Ông Xã Trưởng Tân Thạch, Trưởng cuộc CSQG đi đến nơi họ cầu nguyện để quan sát, Cậu Hai xuất hiện, chống gậy đi tới lui. Trung Uý Thân (Trưởng Cuộc CSQG) nói: "Thôi mình đi, để Ổng lại nói chuyện lôi thôi mất công”! (Trung Úy Thân hiện ở Covina).

Việc giữ gìn quản thúc Cậu Hai Đạo Dừa có một tiểu đội giang cảnh, và 1 tàu giang cảnh do Trung Úy Huỳnh Quang Huỳnh (hiện ở Florida) đảm trách. Cũng trong năm 1974, có một lần Cậu Hai lẽn xuống chiếc ghe giả vờ chở trái cây đưa Cậu Hai rời Cồn Phụng. Ghe chạy hướng về Cồn Qui phía Nam. Một chập sau binh sĩ phát hiện, tàu giang cảnh đuổi theo, đến địa phận xã Quới Sơn, ghe chở Cậu Hai bị ép quay trở về Cồn Phụng. Không biết có toan tính gì trước không, binh sĩ thuật lại có tiếng súng du kích VC trong vườn bắn ra, nhưng vô sự.

Năm 1974, một hôm Xã Tân Thạch có phiếu trình, nội dung là Nhân Dân Tự Vệ (
NDTV) ấp Tân Dinh ban đêm đi tuần tra bị đệ tử Cậu Hai tịch thu 1 súng carbin.  Sáng hôm sau Xã sang lấy lại thì súng bị Cậu Hai ra lệnh cho đệ tử cưa mất phần nòng súng. Quận tiếp trình lên Tỉnh và nhận chỉ thị đi gặp Ông Đạo Dừa lưu ý đương sự về hành vi phá hoại vũ khí quân dụng. 

Ông Quận Trưởng (Thiếu Tá Nghê Hữu Cung, K17 VBĐL) bận hành quân, cử tôi đi gặp Ông Đạo Dừa.
Tôi sang Cồn Phụng cùng Xã Trưởng Nguyễn Văn Minh (sau 30/4, Minh bị bắt giam ở BCH CSQG quận khoảng vài tháng, bị đem thủ tiêu mất tích), và Trung Úy Thân, trưởng cuộc CSQG.

“Cô Diệu” và “Dượng Tư” hướng dẫn chúng tôi đi gặp Cậu Hai đang ngồi ở cuối xà lan. Chúng tôi ngồi ở mấy chiếc ghế đối diện Ông Đạo Dừa (Ông Đạo Dừa ngồi một mình, không có hai đệ tử đứng hầu hai bên như bài viết của Ông Giao). Tôi thực sự cũng không quan tâm những gì trên xà lan, chỉ thấy chiếc lồng trong đó có con mèo nhỏ và mấy con chuột nhốt chung.

Tôi mở đầu với lời chào xã giao và hỏi thăm sức khỏe Cậu Hai. Cậu Hai nói: “Cậu Hai không có bệnh hoạn gì hết, Trời Đất sinh Cậu Hai ra để mưu tìm hòa bình, Cậu Hai rất khỏe!”.

Tôi hỏi thêm: “Đêm Cậu Hai có ngủ được nhiều không?” – “Đêm Cậu Hai không ngủ, Cậu Hai tọa thiền đầu hôm ở Sài Gòn, qua nửa đêm ra Hà Nội.” (Ông Đạo Dừa đưa tay chỉ hai trụ cột Sài Gòn, Hà Nội).

Thấy trụ Sài Gòn có thang leo lên, tôi hỏi: “Cậu Hai tuổi cao sao Cậu Hai leo lên nỗi?”.

“Không, Cậu Hai đi bằng hỏa tiễn!” (Đệ tử Cậu Hai có hàn một lồng sắt hình khối tròn giống như phi thuyền Apollo, có ròng rọc, Cậu Hai vào ngồi bên trong và đệ tử kéo lên!).

Bắt đầu câu chuyện, tôi nói tôi đại diện Thiếu Tá Quận Trưởng đến gặp Cậu Hai để lưu ý Cậu Hai về việc cưa mất nòng súng như phiếu trình của Xã Tân Thạch. Hành vi phá hoại vũ khí quân dụng là phạm pháp và lưu ý Cậu Hai không để việc ấy tái diễn. Cậu Hai nói: “Cậu Hai biết chớ, phá hoại vũ khí là có tội, nhưng khu vực Cậu Hai là khu vực hòa bình, phi quân sự!”

Tôi nói: “Cậu Hai cũng biết là việc giữ gìn an ninh lảnh thổ, trật tự tri an là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền. Những ai gây trở ngại cho việc ấy là đối tượng bị truy tố, Quận mong rằng Cậu Hai lưu ý các đệ tử không được có hành vi cản trở.”

Có vẽ “bí lối”, Ông Đạo Dừa chuyễn sang chuyện khác. Ông nói:” Đệ tử Cậu Hai mặc áo sau lưng có chữ “TU TÙ”, nghĩa là đi tu cũng cực khó như ở tù vậy. Bây giờ Cậu Hai yêu cầu Ông Phó Quận điều này, Ông về làm phiếu trình lên Tỉnh, rồi theo hệ thống hành chánh, Tỉnh trình lên Bộ Nội vụ, Bộ Nội Vụ trình Thủ Tướng, Thủ Tướng trình Tổng Thống hỏi lý do tại sao quản thúc Cậu Hai ở Cồn Phụng, không cho đi đâu hết?”

Tôi cười nhẹ: ”Thưa Cậu Hai, chuyện này dễ quá, có gì đâu mà làm phiếu trình, Quận có thể trả lời ngay. Cậu Hai là nhà tu hành, có nhiều uy tín với tín đồ, đệ tử khá đông, Cậu Hai có thể là mục tiêu của VC và bọn phá hoại, chúng có thể ám hại Cậu Hai rồi vu cáo cho chính quyền, gây bất ổn, thế nên chính quyền phải giữ Cậu Hai ở đây cho an toàn!”

Ông Đạo Dừa có vẽ không hài lòng:  “Mà Cậu Hai không muốn như vậy!”

Nói chuyện với Ông Đạo Dừa khoảng hơn nửa giờ, chúng tôi cáo từ và nhắc lại việc Ông cần lưu ý các đệ tử.

Cũng trong năm 1974, Ông Đạo Dừa có cho in một tờ “bướm” khổ giấy A4 ( tôi có xem) ghi là “Thuyết Cửu Trùng”. Chẳng có chữ nào giải thích, nhưng qua nội dung có thể hiểu được như sau: Lấy hai chữ số của năm cộng lại kết quả là 9 thì năm đó có biến cố lớn. Nội dung tờ bướm chỉ có mấy dòng tôi còn nhớ:

1918: 1+8 = 9 ( Chấm dứt thế chiến thứ 1)
1945: 4+5 = 9 (chấm dứt thế chiến thư 2 )
1954: 5+4 = 9 (ký kết hiệp định Genève)
1963: 6+3 = 9 (Đảo chánh Ông Ngô Đình Diệm)
1972: 7+2 = 9 (Chiến cuộc dữ dội)
1973: 7+3 = 10 ??? (ký kết hòa đàm Paris) “
Tôi nực cười khi xem dòng cuối cùng: “7+3 = 10 ???”, cũng chẳng có lời giải thích nào cả!! Thật quả khôi hài!
Trong thời gian làm việc ở Trúc Giang tôi còn nghe nhiều chuyện về Ông Đạo Dừa, nhưng vì là tin đồn trong dân chúng, không kiểm được độ xác tín nên tôi không kể rõ. Vì dụ: Hòa đàm Paris kéo dài không kết quả, Ông cho đệ tử đóng một bàn dùng làm hội nghị gồm nhiều thứ gỗ như: gỗ “u” (có thể hiểu là: u nần), gỗ trắc (trắc trở), gỗ dừa (vừa phải), gỗ thông (thông suốt, giải tỏa), Ông hô hào kêu gọi 4 bên tham dự hoà đàm Paris dời nơi hội họp về Cồn Phụng, đổi tên là “Hòa Đàm Mỏ Neo Ba Lai” (nhái theo âm Genève và Ba Lê) thì mọi việc sẽ thông suốt! Chuyện khó hiểu nỗi !!!
o O o

Sau 30/4, khoảng giửa tháng 6/75, tôi cùng hầu hết anh em vào trại tù tập trung. Trại đầu tiên là Trại Bến Tranh, ít lâu sau có bảng đề “Trại Quảng Giáo” (chữ nghĩa từ rừng rú). Trại nầy nguyên là trụ sở HC và Chi Khu Quận Phước Hưng, trước đó là căn cứ hỏa lực pháo binh diện địa, xung quang mấy lớp rào kẽm gai đầy mìn bẩy.

Toán lao động của tôi gồm hầu hết là anh em HC: Anh Luận ĐS4 (qua đời), NV Thiện, ĐS11 (Oregon), Hồ Kim Sơn, ĐS12 (qua đời), Nguyễn Diệm, ĐS13 (Dallas), tôi ĐS15, Nguyễn Tấn Ngoan ĐS16 (N. Carolina), Bùi Quang Hiếu, ĐS18 (mất liên lạc), 1 sĩ quan biệt phái và 2 trưởng cuộc CSQG. Trại viên cuối cùng tôi muốn kể anh em nghe chơi là Nguyễn Thanh Vân, một bạn tù mà thoạt nhìn cũng đoán biết là đệ tử Ông Đạo Dừa.
Vân trạc tuổi tôi, đẹp trai, mày rậm, tóc dài túm lại bằng sợi dây thung phía sau ót, có khi búi thành cái chignon lủng lẳn. Bởi không quen ai, mấy ngày đầu anh lầm lì không nói chuyện, ăn cơm thì anh chỉ lấy 1 chén rồi ra ngồi riêng một mình ăn với muối tiêu, (mà thực ra thức ăn cũng chẳng có gì để chia xẻ). Vân thường mặc quần áo bà ba trắng nhạt màu, có khi màu nâu chàm.

Một buổi tối chúng tôi ngồi uống trà dưới khu nhà bếp, Vân ngồi thiền gần đó. Tụi tôi mời đương sự sang uống trà chơi. Tôi hỏi:

- Tôi thấy anh sao giống đệ tử Ông Đạo Dừa quá?
- Đúng vậy, tôi là đệ tử Cậu Hai lâu rồi, trốn quân dịch.
- Ủa vậy sao mấy Ổng bắt anh vô đây? Tội gì?
- Tội Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng!
- Trốn quân dịch mà sao làm Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng? Ai phong chức cho anh vậy?
- Mấy thằng cháu tôi!
- Tiểu Đoàn anh có bao nhiêu lính?
- 4 đứa! (Vân đưa bàn tay xòe 4 ngón ra).
- Được mấy cây súng?
- Chưa có, đang đi kiếm, mấy thằng cháu tôi dụ thằng du kích cũng cháu tôi có súng gia nhập, nhưng bị nó tố cáo nên tôi bị bắt!
- Cậu Hai có can thiệp gì cho anh không?
- Can thiệp gì? Ổng cũng bị bắt luôn rồì, giam ở Cần Thơ.
- Ủa Cậu Hai mà sao cũng bị bắt?
- Sau 30/4, mấy Ổng gặp Cậu Hai, nói Cậu Hai đi tu để mưu tìm hòa bình, bây giờ có hòa bình rồi Cậu Hai nên về quê nghỉ, giao Cồn Phụng lại cho cách mạng quản lý. Cậu Hai đâu có chịu, nhất định không giao. Vậy nên bị mấy Ổng bắt!
- Sao anh biết Ông Đạo Dừa bị giam ở Cần Thơ?
- Thì nghe người ta nói vậy!
Trại viên Nguyễn Thanh Vân trong toán chúng tôi được tụi tôi phong tặng là “đạo sĩ”, nhân vât khá đặc biệt, chuyện trò với Ổng cũng vui vui, (đở buồn những ngày ở tù!), chuyện gì trên trời dưới đất Ông ta cũng biết, nói năng hoạt bát như một người hùng biện. Ổng chỉ cho tụi tôi cách đối phó tay không bắt cướp, khi đi đường ban đêm gặp ma, chỉ tụi tôi cách phản ứng khi đi trong rừng gặp cọp, sư tử!
- “ Này, nếu đi đêm thấy ma, thường thì ma chỉ nhát người yếu bóng vía, còn ai “nặng” vía thì ma nó sợ. Nếu thấy ma thì bàn tay mình “ bấm ấn”như thế này (Vân đưa bàn tay ra chỉ cách bấm ấn), rồi miệng đọc thần chú: “Án ma ni mạc ri hồng” ???? (tôi cũng không biết là cái gì nữa!)...Ma nó sợ và biến mất!

“Còn nếu đi trong rừng gặp cọp, sư tử thì nhất thiết mình phải bình tĩnh, kiếm một cây tầm vông hoặc cây tre, mà tre đực mới được, dài chừng hai thước...không, không.. chắc phải hai thước hai (!), vạt nhọn một đầu, anh xuống tấn, ngồi thủ thế như thế này, (Vân đứng lên chỉ cách xuống tấn và thủ thế!), rồi đứng lên như mình sẳn sàng tấn công nó. Cọp sư tử nó cũng khôn, thậy vậy nó sợ và bỏ đi!..”
- Gặp cọp mà chờ mình đi kiếm cây tầm vông hay cây tre đực như anh nói thì nó đã thịt mình rồi?
- À há! Mình phải lo trước!
- Mà đạo sĩ có bao giờ thấy ma ban đêm và gặp cọp trong rừng chưa?
- Chưa! (Đạo sĩ lắc đầu trả lời ngắn gọn và tĩnh bơ)
Tụi tôi ngồi cười thoải mái, thán phục cái tài “nói dóc” của đệ tử Ông Đạo Dừa! (Sau một thời gian tôi được chuyễn trại, Vân còn ở lại. Khi ra tù nghe nói đạo sĩ Nguyễn Thanh Vân cũng được thả về ở Tân Thạch và qua đời vì bệnh lao phổi. Thôi viết mấy dòng để tưởng niệm đạo sĩ nhưng ngày ở tù chung!

Cơ sở Cồn Phụng sau này trở thành Nhà Nghỉ Công Đoàn, còn chiếc xà lan được kéo về làm Nhà Hàng Nổi trên sông Bến Tre cho quỉ ma và những kẻ có nhiều tiền nhậu nhẹt, xem mấy chiếc ghe dân nghèo xuôi ngược chở chuối, chở trái cây kiếm ăn...
o O o

Thưa các bạn, viết đến đây cũng khá dài dòng, tôi xin kết với mấy dòng sau:

Trong bài viết của Ông Hoàng Ngọc Giao, Ông tôn vinh Ông Đạo Dừa là một chí sĩ yêu nước(?). Tôi không biết Ông Giao căn cứ vào cái gì từ Ông Đạo Dừa mà lượng giá Tu sĩ Nguyễn Thành Nam cao như vậy?
Là một chí sĩ yêu nước tôi nghĩ phải có công trạng gì đáng kể vì dân tộc, vì đất nươc, có lý tưởng tranh đấu: độc lập, hòa bình, dân giàu nước mạnh.... phải có kế sách, phương pháp đấu tranh cho mục tiêu của mình...
Còn Tu sĩ Nguyễn Thành Nam, từ Pháp về, không rõ chính xác có bằng kỹ sư không nữa, ( bởi tôi có nghe Ông bị trục xuất vì tham gia các phong trào tả khuynh, phối kiểm việc này không khó gì nhưng đâu có ai làm chi cho mất công).

Ông ngồi trên ngọn dừa mưu tìm hoà bình, hô hào hòa đồng tôn giáo, chủ trương bất chiến tự nhiên thành. Tôn giáo nào cũng có Đức Tin riêng, hòa đồng tôn giáo là làm sao? Giáo lý Đạo Dừa là cái gì? Kinh kệ gì mà khởi đầu “Nam mô’ rồi kết thúc là “A men”? Bất chiến tự nhiên thành? Thành sao nỗi? Kẻ thủ ác quyết tâm dùng mọi thủ đoạn, bạo lực trấn áp và để thanh toán đối thủ thì ngồi im như Ông chỉ là chờ đợi cho nó “thịt” nhẹ nhàng!

Với tôi, tu sĩ Nguyễn Thành Nam chỉ là người lập dị. Ăn rau quả thì cũng được thôi, nhưng chỉ uống nước dừa, trong khi nhân loại uống nước lã; đun nấu thức ăn cũng dùng những ngọn nến đốt bằng dầu dừa, đầu hôm tọa thiền ở Sài Gòn, nửa đêm thì sang Hà Nội! Một năm tắm gội một lần!

Theo cá nhân tôi, Ông Nguyễn Thành Nam chỉ là một người hoang tưởng, tâm thần bệnh hoạn, không bình thường. Đã vậy, nghe nói trước khi “tịch” Ông còn dặn đệ tử phải táng Ông ở thế ngồi thiền, để vào một tòa tháp, và cũng nghe nói nhục thân Ông sau nhiều năm cũng không bị phân hủy(?). Sao Ông không dặn đệ tử ướp xác và xây lăng cho ngang hàng với người ta?!

Được biết Ông Đạo Dừa bị giam ở Cần Thơ một thời gian, sức khỏe yếu kém, Ông được thả ra về quê và qua đời sau đó ở quê nhà.
Mộ của tu sĩ Nguyễn Thành Nam

Thôi nhé! Các bạn thông cảm, hơi mất thì giờ. Hầu hết anh em bây giờ cũng quá tuổi 70 rồi. Thời gian không còn nhiều. Mới đây, trong bài viết về nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh của nhà văn Giao Chỉ (San Jose) có hai câu thơ ngẫm cũng hay hay: “Giải nắng hoàng hôn chưa vội tắt, Mà lời vĩnh biệt đã lên môi!”. Cũng may, chứ nếu hồi xưa lúc ở trại Bến Tranh tôi bị vong mạng trong dòng nước Hàm Luông khi đi xuồng qua vàm Rạch Heo giửa lúc mưa to gió lớn thì bây giờ đâu còn ngồi kể chuyện lang thang các bạn xem chơi.

Hôm nay, ngày 6/3. 40 năm trước, Cộng quân đang vượt biên giới Dak Mil với những trận địa pháo cường tập và tràn ngập quận lỵ Đức Lập của Nguyễn Thắng Hiền ngày 8/3, rồi BMT, rồi di tản Cao Nguyên. Và chỉ trong 10 ngày thôi, từ 16/3 đến 26/3, mời các bạn vào xem ký ức “Tháng Ba Gảy Súng” của Cao Xuân Huy - tôi không quảng cáo cho Cao Xuân Huy đâu - nhưng nếu chưa xem thì các bạn thử xem, có khi đang đọc bổng bật cười, rồi chợt nhận ra dòng lệ mình đã tuôn dài trên má, những ngày sau cùng bi tráng của những chiến sĩ anh hùng trên cửa biển Thuận An.