Dieses Blog durchsuchen
Mittwoch, 3. Dezember 2014
Biệt kich dù vị quốc vong thân
MN:
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt kich dù vị quốc vong thân!
M;N xin đật một tràng hoa tuởng niệm cho các chiến sỹ Biệt kích đã bỏ mình cho tổ quốc Việt Nam!! :((
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt kich dù vị quốc vong thân!
M;N xin đật một tràng hoa tuởng niệm cho các chiến sỹ Biệt kích đã bỏ mình cho tổ quốc Việt Nam!! :((
BIỆT KÍCH DÙ VNCH - Những nguời lính bất
khuất
Mùa Xuân năm
1975, CS Bắc Việt đã đem hơn 16 sư đoàn tấn công vào miền Nam. Sau khi chiến
thắng, năm 1976, CS lại đưa hàng trăm ngàn quân, dân, cán, chính miền Nam ra
tập trung cải tạo tại miền Bắc để trả thù một các độc ác, nhất là cho chết từ
từ và chắc chắn phải chết.
Trong năm đầu tại đây, chúng đã thanh lọc từ nhiều trại tập trung ra 48 tù nhân, gồm có 15 linh mục, và 33 tù nhân chính trị. Chúng ghép 48 tù nhân này là loại nguy hiểm, cứng đầu và không chịu cải tạo, tổ chức tuyệt thực và đả đảo CS ngay tại nơi giam cầm.
Cuối năm 1976, chúng lần lượt đưa các tù nhân này lên "Trại Cổng Trời". Đó là trại trừng giới kỷ luật đặc biệt của Bộ Nội Vụ Công an, một trại bí mật để tiêu diệt các thành phần chống đối CS. Tôi là 1 trong 48 tù nhân nói trên. Các tù hình sự miền Bắc, hễ nghe đến tiếng "Trại Cổng Trời" là sợ khiếp vía.
Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của CS Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.
Tháng 12/1977, chúng đưa tôi cùng với 8 anh em khác, trong đó có Đại Tá Nguyễn Vạn Thọ, Chánh án Tòa án Quân sư. Mặt trận thi hành luật số 10/1959 của TT Ngô Đình Diệm đặt CS ra ngoài vòng pháp luật, anh Lê Văn Khương, Phó Giám đốc giám thị phụ trách an ninh trại giam Côn Đảo.
Riêng Tiến sĩ Bùi Tường Huân của viện Đại học Huế, Tổng Trưởng Quốc phòng cuối cùng của chính phủ Dương Văn Minh cũng đi chung một xe nhưng đã được CS để ông ở lại tại trại Hà Tây gần Hà Nội.
Trại Cổng Trời thuộc tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang), cách biên giới VN - Trung Cộng độ 10 km đường chim bay. Trại nằm ở cao độ 2500m, quanh năm giăng mù, thỉnh thoảng mới có một ngày nắng ấm vào mùa hè, thời tiết luôn luôn từ 0-10 độ Celsius. Đến trại này chúng tôi bị nhốt chung với anh em biệt kích nhảy toán ra miền Bắc từ năm 1963-1968 và gần 300 tù biệt kích đã chết tại đây, chỉ còn lại vỏn vẹn 40 anh em khi chúng tôi đến.
Nói đến biệt kích cảm tử, chúng tôi phải đề cập đến anh Luyện, người anh đầu đàn của hàng trăm biệt kích bị bắt tại Bắc Việt. Anh Luyện tốt nghiệp khóa 4 Thủ Đức. Anh ra trường sau tôi 6 tháng cuối năm 1954 và tình nguyện vào binh chủng nhảy dù, binh chủng được xem là oai hùng nhất của QLVNCH. Anh nhảy toán ra Bắc vào năm 1966 khi còn là đại úy, tôi gặp anh, thì anh đã ở tù ngoài Bắc được 12 năm rồi, nếu không bị tù thì chắc anh cũng mang cấp bậc đại tá hay hơn.
Anh Luyện là người có cấp bậc cao nhất trong anh em biệt kích, vì thế CS đã tra tấn và di chuyển anh qua rất nhiều trại ở miền Bắc. Mỗi khi anh đến trại nào thì các anh em biệt kích hay được, họ liền tìm mọi cách, bất chấp nội qui trại giam để tiếp tế cho anh ngay trong trại kỷ luật.
Tinh thần bất khuất và nếp sống tương trợ của các anh em tù biệt kích đã làm chúng tôi cũng như các anh em khác từ miền Nam mới ra đều kính phục và khắc sâu vào tâm tư không thể nào quên.
Phương pháp tẩy não độc ác của CS đã áp dụng trên anh em của chúng tôi là hành hạ tàn bạo về thể xác, trừng phạt bao tử, cho ăn rất hạn chế, luôn luôn bị đói để người tù không còn tâm lực để suy nghĩ đến việc chống đối chế độ. Nếu các hình phạt trên không lay chuyển nổi ý chí của người tù, thì CS dùng đến hình phạt tâm lý tình cảm, không cho tù viết thư thăm gia đình và ngược lại.
Sau khi chiếm miền Nam được vài năm, Hà Nội mới bắt đầu cho phép tù biệt kích viết thư về gia đình. CS xem đó như là một đặc ân, một ưu đãi đặc biệt dành cho tù.
Do tình cảm gia đình thiêng liêng, nên anh em tù biệt kích nói riêng và tù nhân của chế đô. CS nói chung đều mong ước nhận được tin tức gia đình. Chỉ riêng có anh Luyện là cương quyết từ chối viết thư thăm gia đình. Anh biết sự nhân đạo ngụy tạo giả dối của CS là thủ đoạn để vuốt ve, mê hoặc làm xáo trộn tinh thần bất khuất của anh.
Đã 12 năm qua, kể từ ngày bị bắt, anh muốn gia đình không còn hy vọng anh còn sống mà là nghĩ anh đã hy sinh, và như thế gia đình anh sẽ nguôi ngoai dần sự buồn phiền.
Với suy luận đó, anh Luyện cương quyết từ chối không liên lạc viết thư cho gia đình. Mặc dầu trại trưởng trại giam cũng như các cán bộ chính trị nhiều lần khuyên dụ anh viết thư, nhưng không có kết quả, không lay nổi ý chí của anh. Hầu hết, cán bô. Bộ Nội vụ Công an Hà Nội, và nhiều cán bộ các trại giam miền Bắc đều biết anh Luyện biệt kích.
Chúng nó thù ghét anh về sự chống Cộng dứt khoát quá rõ rệt, nhưng chúng vẫn phải kính nể anh qua phong thái của một người bại trận mà còn giữ được khí phách.
Chúng tôi đã được nghe anh trả lời với một tên trại trưởng trại An Hòa (cách Hà Nội 10km về phía Nam) khi chúng di chuyển chúng tôi (tháng 8/1978) về Thanh Hóa để tránh cuộc tấn công của Trung Cộng. Tên đại úy công an này đã có một thời gian canh giữ anh Luyện lúc hắn còn là trung sĩ công an vũ trang. Tên trại trưởng hỏi :
"À anh Luyện đấy hả ?". Anh Luyện trả lời "chào ông".
Anh luôn luôn dùng chữ ông chứ không dùng chữ cán bộ.
- "Lâu lắm, có lẽ cũng gần 10 năm, thế nào anh mạnh khoẻ không ?"
- "Vâng, tôi vẫn mạnh khỏe, cám ơn ông "
- "Thế còn tư tưởng lúc này của anh ra sao ? Đã cải tạo tốt chưa ?"
- "Tư tưởng là thuộc về bản chất, mà bản chất thì làm sao thay đổi được ?"
Anh Luyện trả lời ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, nói lên lập trường bất khuất của anh đối với CS. Một lập trường bất di bất dịch của 1 sĩ quan nhảy dù nguyện hiến thân cho lý tưởng tự do. Tên đại úy công an trại trưởng trại giam lúng túng, sượng sùng trước câu trả lời của anh Luyện trước dám đông, nên bẽn lẽn bỏ đi .
* Một biệt kích bị cùm lâu nhất :
Tên anh là Công Thành, là 1 trong những người nhảy toán đầu tiên ra miền Bắc vào năm 1963 dưới thời TT Ngô Đình Diệm, người chiếm kỷ lục bị cùm, xấp xĩ 7 năm (2500 ngày) trong phòng kỷ luật. Trại giam nào của CS cũng đều có một khu kiên giam và phòng kỷ luật (cellule).
Những chiếc cùm sắt hình chữ u luôn luôn đe dọa đến sinh mạng của những người tù chẳng may bị kỷ luật. Bản thân tôi cũng bị gần 3 năm kỷ luật tại trại Thanh Cẩm về tội chống đối, tuyệt thực và trốn trại. Khi được thả ra khỏi phòng kỷ luật, tôi chỉ còn là một bộ xương biết đi.
Ghê sợ và kinh khủng nhất là phòng kỷ luật của Trại giam Cổng Trời. Cellule là một phòng rất nhỏ hẹp, dài 2m, ngang 1m, xây bằng đá dày 0.8m, một cửa sổ quay về hướng Bắc để gió rét đem sương mù và khí lạnh vào bên trong. Bị kỷ luật, tù nhân không được mang theo bất cứ vật gì ngoài bộ quần áo mỏng manh của trại phát, không có mền chiếu để đắp vào mùa đông (0-10 đô. Celsius).
Đêm đến, các tên công an canh gát đùa giỡn thoải mái bằng cách cầm gậy chọc vào thân hình nạn nhân khi 2 chân bị cùm vào thanh sắt dưới bệ xi măng. Thú vui đó đã phản ánh sự dã man của các tên công an trong một chế độ tàn ác, xem sinh mạng con người không bằng con vật.
Anh Công Thành không chỉ bịcùm một vài tháng của mùa đông, mà anh đã trải qua 7 mùa đông liên tiếp. Sức chịu đựng của anh quá quen thuộc đến nổi anh chẳng còn khiếp dảm sợ kỷ luật cellule nữa. Anh Thành không chịu ra khỏi phòng kỷ luật vì anh biết nếu được thả thì phải đi lao động, mà đi lao động là phải làm lợi cho CS nên anh rất bướng bỉnh.
Mỗi khi được tha khỏi phòng kỷ luật anh lại chửi mắng hơn nữa chế độ CS để chúng giam anh lại phòng kỷ luật.
Được tin có một số anh em từ miền Nam tới trại, anh cố chịu đựng ra vẻ ôn hòa để ra ngoài lao dộng với mục đích gặp anh em chúng tôi trò chuyện. Rời khỏi cellule, anh nhập vào chung đội với anh em miền Nam, anh vui mừng hỏi chuyện anh em chúng tôi trong lúc lao động. Cán bộ quản giáo đội thấy anh chỉ trò chuyện chứ không chịu làm việc nên nói :"Anh Thành lao động chứ, sao nói chuyện mãi thế." Anh Thành vẫn làm thinh như không thấy, không nghe gì cả.
Tên cán bộ quản giáo thấy thế liền đến bên cạnh và khuyên bảo anh nên cố gắng lao động một chút cho có sức khoẻ. Anh Thành bất ngờ giận dữ nói lớn : "Đ. mẹ cán bộ, tôi đã nói, tôi không làm lao động là làm lợi cho CS, cán bộ biết không ? Hãy bỏ tôi lại phòng kỷ luật, đừng đòi hỏi điều gì ở tôi nữa".
Chúng tôi được nghe kể lại những sự việc chửi mắng cán bộ từ giám thị trở xuống của anh Thành là chuyện bình thường. Những năm đầu, anh mắng chửi năng nề cán bộ và chế đô. CS làm chúng rất tức giận nên trừng phạt anh tối đa, sau đó chúng biết mục đích của anh là muốn chết cho xong, chứ không muốn sống nên chúng cũng bỏ lơ.
Anh Thành luôn luôn chửi CS với những lời lẽ thâm thúy, anh có dịp thổ lộ tâm sự cho chúng tôi :"Nằm cellule quá lâu như vậy mà còn sống được, tôi tin đó là phép lạ mà Thượng Đế ban cho tôi. Chúng nó độc ác lắm các anh ạ, ngoài sự đánh đập tàn nhẫn, chúng còn bỏ đói và rét để tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết tâm, hoặc chết sớm để thoát cảnh địa ngục trần gian, hoặc chống đối đến khi nào hết CS thì con cháu chúng ta mới được Tự Do, ấm no và hạnh phúc."
Chúng tôi chỉ đơn cử vài trường hợp của anh em Biệt kích cảm tử còn ở lại vẫn là những tấm gương sáng dũng cảm mà trong thời gian ở tù chúng tôi có nhận xét. Tuy nhiên, họ lại mang số phận hẩm hiu, bị lãng quên trong quá khứ và cho đến bây giờ.
Trịnh Tiếu
Trong năm đầu tại đây, chúng đã thanh lọc từ nhiều trại tập trung ra 48 tù nhân, gồm có 15 linh mục, và 33 tù nhân chính trị. Chúng ghép 48 tù nhân này là loại nguy hiểm, cứng đầu và không chịu cải tạo, tổ chức tuyệt thực và đả đảo CS ngay tại nơi giam cầm.
Cuối năm 1976, chúng lần lượt đưa các tù nhân này lên "Trại Cổng Trời". Đó là trại trừng giới kỷ luật đặc biệt của Bộ Nội Vụ Công an, một trại bí mật để tiêu diệt các thành phần chống đối CS. Tôi là 1 trong 48 tù nhân nói trên. Các tù hình sự miền Bắc, hễ nghe đến tiếng "Trại Cổng Trời" là sợ khiếp vía.
Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của CS Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.
Tháng 12/1977, chúng đưa tôi cùng với 8 anh em khác, trong đó có Đại Tá Nguyễn Vạn Thọ, Chánh án Tòa án Quân sư. Mặt trận thi hành luật số 10/1959 của TT Ngô Đình Diệm đặt CS ra ngoài vòng pháp luật, anh Lê Văn Khương, Phó Giám đốc giám thị phụ trách an ninh trại giam Côn Đảo.
Riêng Tiến sĩ Bùi Tường Huân của viện Đại học Huế, Tổng Trưởng Quốc phòng cuối cùng của chính phủ Dương Văn Minh cũng đi chung một xe nhưng đã được CS để ông ở lại tại trại Hà Tây gần Hà Nội.
Trại Cổng Trời thuộc tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang), cách biên giới VN - Trung Cộng độ 10 km đường chim bay. Trại nằm ở cao độ 2500m, quanh năm giăng mù, thỉnh thoảng mới có một ngày nắng ấm vào mùa hè, thời tiết luôn luôn từ 0-10 độ Celsius. Đến trại này chúng tôi bị nhốt chung với anh em biệt kích nhảy toán ra miền Bắc từ năm 1963-1968 và gần 300 tù biệt kích đã chết tại đây, chỉ còn lại vỏn vẹn 40 anh em khi chúng tôi đến.
Nói đến biệt kích cảm tử, chúng tôi phải đề cập đến anh Luyện, người anh đầu đàn của hàng trăm biệt kích bị bắt tại Bắc Việt. Anh Luyện tốt nghiệp khóa 4 Thủ Đức. Anh ra trường sau tôi 6 tháng cuối năm 1954 và tình nguyện vào binh chủng nhảy dù, binh chủng được xem là oai hùng nhất của QLVNCH. Anh nhảy toán ra Bắc vào năm 1966 khi còn là đại úy, tôi gặp anh, thì anh đã ở tù ngoài Bắc được 12 năm rồi, nếu không bị tù thì chắc anh cũng mang cấp bậc đại tá hay hơn.
Anh Luyện là người có cấp bậc cao nhất trong anh em biệt kích, vì thế CS đã tra tấn và di chuyển anh qua rất nhiều trại ở miền Bắc. Mỗi khi anh đến trại nào thì các anh em biệt kích hay được, họ liền tìm mọi cách, bất chấp nội qui trại giam để tiếp tế cho anh ngay trong trại kỷ luật.
Tinh thần bất khuất và nếp sống tương trợ của các anh em tù biệt kích đã làm chúng tôi cũng như các anh em khác từ miền Nam mới ra đều kính phục và khắc sâu vào tâm tư không thể nào quên.
Phương pháp tẩy não độc ác của CS đã áp dụng trên anh em của chúng tôi là hành hạ tàn bạo về thể xác, trừng phạt bao tử, cho ăn rất hạn chế, luôn luôn bị đói để người tù không còn tâm lực để suy nghĩ đến việc chống đối chế độ. Nếu các hình phạt trên không lay chuyển nổi ý chí của người tù, thì CS dùng đến hình phạt tâm lý tình cảm, không cho tù viết thư thăm gia đình và ngược lại.
Sau khi chiếm miền Nam được vài năm, Hà Nội mới bắt đầu cho phép tù biệt kích viết thư về gia đình. CS xem đó như là một đặc ân, một ưu đãi đặc biệt dành cho tù.
Do tình cảm gia đình thiêng liêng, nên anh em tù biệt kích nói riêng và tù nhân của chế đô. CS nói chung đều mong ước nhận được tin tức gia đình. Chỉ riêng có anh Luyện là cương quyết từ chối viết thư thăm gia đình. Anh biết sự nhân đạo ngụy tạo giả dối của CS là thủ đoạn để vuốt ve, mê hoặc làm xáo trộn tinh thần bất khuất của anh.
Đã 12 năm qua, kể từ ngày bị bắt, anh muốn gia đình không còn hy vọng anh còn sống mà là nghĩ anh đã hy sinh, và như thế gia đình anh sẽ nguôi ngoai dần sự buồn phiền.
Với suy luận đó, anh Luyện cương quyết từ chối không liên lạc viết thư cho gia đình. Mặc dầu trại trưởng trại giam cũng như các cán bộ chính trị nhiều lần khuyên dụ anh viết thư, nhưng không có kết quả, không lay nổi ý chí của anh. Hầu hết, cán bô. Bộ Nội vụ Công an Hà Nội, và nhiều cán bộ các trại giam miền Bắc đều biết anh Luyện biệt kích.
Chúng nó thù ghét anh về sự chống Cộng dứt khoát quá rõ rệt, nhưng chúng vẫn phải kính nể anh qua phong thái của một người bại trận mà còn giữ được khí phách.
Chúng tôi đã được nghe anh trả lời với một tên trại trưởng trại An Hòa (cách Hà Nội 10km về phía Nam) khi chúng di chuyển chúng tôi (tháng 8/1978) về Thanh Hóa để tránh cuộc tấn công của Trung Cộng. Tên đại úy công an này đã có một thời gian canh giữ anh Luyện lúc hắn còn là trung sĩ công an vũ trang. Tên trại trưởng hỏi :
"À anh Luyện đấy hả ?". Anh Luyện trả lời "chào ông".
Anh luôn luôn dùng chữ ông chứ không dùng chữ cán bộ.
- "Lâu lắm, có lẽ cũng gần 10 năm, thế nào anh mạnh khoẻ không ?"
- "Vâng, tôi vẫn mạnh khỏe, cám ơn ông "
- "Thế còn tư tưởng lúc này của anh ra sao ? Đã cải tạo tốt chưa ?"
- "Tư tưởng là thuộc về bản chất, mà bản chất thì làm sao thay đổi được ?"
Anh Luyện trả lời ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, nói lên lập trường bất khuất của anh đối với CS. Một lập trường bất di bất dịch của 1 sĩ quan nhảy dù nguyện hiến thân cho lý tưởng tự do. Tên đại úy công an trại trưởng trại giam lúng túng, sượng sùng trước câu trả lời của anh Luyện trước dám đông, nên bẽn lẽn bỏ đi .
* Một biệt kích bị cùm lâu nhất :
Tên anh là Công Thành, là 1 trong những người nhảy toán đầu tiên ra miền Bắc vào năm 1963 dưới thời TT Ngô Đình Diệm, người chiếm kỷ lục bị cùm, xấp xĩ 7 năm (2500 ngày) trong phòng kỷ luật. Trại giam nào của CS cũng đều có một khu kiên giam và phòng kỷ luật (cellule).
Những chiếc cùm sắt hình chữ u luôn luôn đe dọa đến sinh mạng của những người tù chẳng may bị kỷ luật. Bản thân tôi cũng bị gần 3 năm kỷ luật tại trại Thanh Cẩm về tội chống đối, tuyệt thực và trốn trại. Khi được thả ra khỏi phòng kỷ luật, tôi chỉ còn là một bộ xương biết đi.
Ghê sợ và kinh khủng nhất là phòng kỷ luật của Trại giam Cổng Trời. Cellule là một phòng rất nhỏ hẹp, dài 2m, ngang 1m, xây bằng đá dày 0.8m, một cửa sổ quay về hướng Bắc để gió rét đem sương mù và khí lạnh vào bên trong. Bị kỷ luật, tù nhân không được mang theo bất cứ vật gì ngoài bộ quần áo mỏng manh của trại phát, không có mền chiếu để đắp vào mùa đông (0-10 đô. Celsius).
Đêm đến, các tên công an canh gát đùa giỡn thoải mái bằng cách cầm gậy chọc vào thân hình nạn nhân khi 2 chân bị cùm vào thanh sắt dưới bệ xi măng. Thú vui đó đã phản ánh sự dã man của các tên công an trong một chế độ tàn ác, xem sinh mạng con người không bằng con vật.
Anh Công Thành không chỉ bịcùm một vài tháng của mùa đông, mà anh đã trải qua 7 mùa đông liên tiếp. Sức chịu đựng của anh quá quen thuộc đến nổi anh chẳng còn khiếp dảm sợ kỷ luật cellule nữa. Anh Thành không chịu ra khỏi phòng kỷ luật vì anh biết nếu được thả thì phải đi lao động, mà đi lao động là phải làm lợi cho CS nên anh rất bướng bỉnh.
Mỗi khi được tha khỏi phòng kỷ luật anh lại chửi mắng hơn nữa chế độ CS để chúng giam anh lại phòng kỷ luật.
Được tin có một số anh em từ miền Nam tới trại, anh cố chịu đựng ra vẻ ôn hòa để ra ngoài lao dộng với mục đích gặp anh em chúng tôi trò chuyện. Rời khỏi cellule, anh nhập vào chung đội với anh em miền Nam, anh vui mừng hỏi chuyện anh em chúng tôi trong lúc lao động. Cán bộ quản giáo đội thấy anh chỉ trò chuyện chứ không chịu làm việc nên nói :"Anh Thành lao động chứ, sao nói chuyện mãi thế." Anh Thành vẫn làm thinh như không thấy, không nghe gì cả.
Tên cán bộ quản giáo thấy thế liền đến bên cạnh và khuyên bảo anh nên cố gắng lao động một chút cho có sức khoẻ. Anh Thành bất ngờ giận dữ nói lớn : "Đ. mẹ cán bộ, tôi đã nói, tôi không làm lao động là làm lợi cho CS, cán bộ biết không ? Hãy bỏ tôi lại phòng kỷ luật, đừng đòi hỏi điều gì ở tôi nữa".
Chúng tôi được nghe kể lại những sự việc chửi mắng cán bộ từ giám thị trở xuống của anh Thành là chuyện bình thường. Những năm đầu, anh mắng chửi năng nề cán bộ và chế đô. CS làm chúng rất tức giận nên trừng phạt anh tối đa, sau đó chúng biết mục đích của anh là muốn chết cho xong, chứ không muốn sống nên chúng cũng bỏ lơ.
Anh Thành luôn luôn chửi CS với những lời lẽ thâm thúy, anh có dịp thổ lộ tâm sự cho chúng tôi :"Nằm cellule quá lâu như vậy mà còn sống được, tôi tin đó là phép lạ mà Thượng Đế ban cho tôi. Chúng nó độc ác lắm các anh ạ, ngoài sự đánh đập tàn nhẫn, chúng còn bỏ đói và rét để tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết tâm, hoặc chết sớm để thoát cảnh địa ngục trần gian, hoặc chống đối đến khi nào hết CS thì con cháu chúng ta mới được Tự Do, ấm no và hạnh phúc."
Chúng tôi chỉ đơn cử vài trường hợp của anh em Biệt kích cảm tử còn ở lại vẫn là những tấm gương sáng dũng cảm mà trong thời gian ở tù chúng tôi có nhận xét. Tuy nhiên, họ lại mang số phận hẩm hiu, bị lãng quên trong quá khứ và cho đến bây giờ.
Trịnh Tiếu
MN bình luận
tên chef cuả Stasi (Công an nhà nuớc)cuả chế độ cộng sãn tàn ác Đông Đức :Erich Mielke
Trong khi nuớc Đức thống nhứt bọn cộng sản Đông Đức không bị trả thù hoạc bị tù rất nhẹ hai năm như tên công an dã man khét tiếng Erich Mielke coi về An ninh nhà nuớc (Stasi) đã giết hại bắt nhốt tù những nguời vô tội ,tra tấn dã man những nguời yêu nuớc lên tiếng chống chế độ hà khắc cuả chúng ( DDR),thì ở Việ Nam bọn Cộng sản Bắc việt trả thù một cách hèn hạ các chiến sỹ anh hùng cuả VNCH ,bất chấp các thoả uớc đã ký kết trong hiệp định Paris và thoả UỚC CUẢ LIÊN HIẸP QUỐC VỀ ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH
tên chef cuả Stasi (Công an nhà nuớc)cuả chế độ cộng sãn tàn ác Đông Đức :Erich Mielke
Trong khi nuớc Đức thống nhứt bọn cộng sản Đông Đức không bị trả thù hoạc bị tù rất nhẹ hai năm như tên công an dã man khét tiếng Erich Mielke coi về An ninh nhà nuớc (Stasi) đã giết hại bắt nhốt tù những nguời vô tội ,tra tấn dã man những nguời yêu nuớc lên tiếng chống chế độ hà khắc cuả chúng ( DDR),thì ở Việ Nam bọn Cộng sản Bắc việt trả thù một cách hèn hạ các chiến sỹ anh hùng cuả VNCH ,bất chấp các thoả uớc đã ký kết trong hiệp định Paris và thoả UỚC CUẢ LIÊN HIẸP QUỐC VỀ ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH
Abonnieren
Posts (Atom)