MN đọc trong thơ e-mail của bạn !!và xin trả lời bạn qua forum duới đây !! thân mến :)
Một chọn lựa cay đắng.
Bà
bạn người công giáo gọi điện cho mình thở dài thườn thượt bảo, buồn quá
bà ơi, Đức Giáo Hoàng đầu hàng tụi ác ôn rồi, ngài không tiếp Đức Đạt
Lai Lạt Ma!
canhco
Bà bạn người công giáo gọi điện cho mình
thở dài thườn thượt bảo, buồn quá bà ơi, Đức Giáo Hoàng đầu hàng tụi ác
ôn rồi, ngài không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma!
Mình hụt hẫng, bàng hoàng và có phần trách móc. Hình ảnh nụ cười thánh thiện của ông hình như lịm tắt trong lòng mình.
“Hội
nghị các giải Nobel Hòa bình” lần thứ 14 sẽ được diễn ra ở Roma sau khi
công luận phản đối nó tại Nam Phi và một vài khôi nguyên hòa bình tẩy
chay vì chính phủ Nam Phi từ chối không cho Đức Đạt La Lạt Ma tham dự.
Sáng
hôm12 tháng 12, hãng tin Reuters cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ
chối không gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ vài tuần trước đây phái đoàn
Tây Tạng đã dàn xếp một buổi hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và
Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Tòa thánh Vatican đã từ chối lời đề nghị này.”
Đức Giáo Hoàng của người nghèo, bất hạnh nay bỗng nhiên quay mặt lại với người Tây Tạng bị bạc đãi ức hiếp và chà đạp.
Đức
Giáo Hoàng của niềm tin mới nơi người Công giáo sau bao năm chìm đắm
trong đức tin một chiều, đóng cửa với xã hội và chỉ làm những việc gì
trực tiếp cho Chúa.
Ngài đã mạnh mẽ nói với giáo dân khắp thế giới
rằng hãy tham gia vào các hoạt động chính trị, hãy hòa minh với xã hội
để thấm nỗi đau của người chung quanh và hãy bỏ nỗi sợ hãi phía sau vì
niềm tin vào công lý cuối cùng sẽ thắng.
Đức Giáo Hoàng với những cử
chỉ lay động quả tim nhân loại ấy nay lại quay mặt đi với một nhân vật
thánh thiện khác cũng theo đuổi những mục tiêu như ngài đặt ra. Đức Đạt
La Lạt Ma đã suốt đời vì nhân dân Tây Tạng mà đấu mặt với tập đoàn vô
nhân Bắc Kinh. Ngài không có một thứ khí giới nào trong tay, vũ khí duy
nhất là tiếng nói của những nguyên thủ quốc gia vì hòa bình và công lý
lên tiếng ủng hộ cho một đất nước bất hạnh nhất thế giới đang bị tiêu
diệt dần mòn dưới thứ chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Cả ngày
mình không yên. Cả ngày quần thảo với những ý nghĩ tiêu cực về con người
đáng kính ấy. Bỗng nhiên nổi lên câu hỏi nếu ngay lúc này được cho phép
diện kiến ngài và đặt một câu hỏi thì câu hỏi ấy sẽ là gì?
Trong
thời gian trước đây Vatican đã có nỗ lực hàn gắn ngoại giao với Bắc Kinh
nhằm tìm kiếm sự cho phép giáo hội Trung Quốc được tấn phong chức Giám
mục vốn hàng chục năm qua chưa bao giờ được công khai nghi thức quan
trọng này. Giám mục do nhà nước cộng sản dựng lên đã và đang hủy hoại
niềm tin trong Ki tô hữu và hơn 50 triệu tín đồ Công giáo đang thực hiện
niềm tin của họ dưới bóng tối của chủ nghĩa vô thần.
Mấy năm gần đây
Trung Quốc đã phần nào nới lỏng việc quản thúc giáo hội và khả năng cho
phép Vatican phong chức giám mục đang dần hiện rõ. Đây có phải là lý do
khiến một vị Giáo hoàng có tư tưởng và hành động khai sáng, dấn thân
như ngài phải chùn bước hay không? Và nếu phải chắc ông sẽ rất đau lòng
cho quyết định của mình, một quyết định có thể làm sụp đổ niềm tin hàng
tỷ người trên hành tinh này, kể cả người ngoại đạo như mình.
Nếu nhắm
mắt thả lỏng tư tưởng để tưởng tượng giáo hội công giáo trong đất nước
Trung Quốc hoạt động ra sao, và nhất là nó bị bao vây, cô lập sách nhiễu
như thế nào đối với hơn 50 triệu giáo dân âm thầm trong đất nước khổng
lồ ấy chắc chắn nhiều người như mình sẽ thấy được những hình ảnh không
khác gì đang xảy ra tại các giáo xứ xa xôi nhỏ bé tại Việt Nam. Nơi ấy
giáo xứ bị côn đồ ném vật dơ bẩn vào giáo đường, tu sĩ bị đánh đập, Giám
mục bị chặn đường không cho hành lễ, nữ tu bị cấm không được giúp trẻ
em nghèo khuyết tật và còn biết bao hình ảnh tối tăm khác nữa?
Nhân
lên những hình ảnh ấy chắc chắn bức tranh về tự do tôn giáo tại Trung
Quốc sẽ ảm đạm hơn rất nhiều và những hình ảnh đau lòng này buộc Đức
Giáo Hoàng phải hy sinh, và sự hy sinh ấy đang làm ông đau đớn.
Một
con người với đức tính nhân ái, khiêm nhường nhưng mạnh mẽ như ngài khó
mà chịu được sự dằn vặt khi đưa ra một quyết định phản lại sức mạnh nội
tâm của một chủ chiên vốn bị bó buộc vào mục tiêu truyền giáo khắc khe.
Tiếng rên xiết của giáo hội Trung Quốc không cho phép ngài giữ danh hiệu
một Giáo Hoàng của người người nghèo trong thế giới tư bản khi cùng lúc
người nghèo và bị áp bức trong thế giới cộng sản hiện diện song hành.
Ngài
phải chọn một trong hai. Phải hy sinh và chịu sự lên án của dư luận kể
cả lòng bất mãn của giáo dân trên khắp thế giới. Sức ép ấy không có gì
so sánh được và sự chịu đựng của ngài mới đáng cho mình suy nghĩ.
Ngài
từng mạnh mẽ nói với giáo dân khắp thế giới rằng hãy tham gia vào các
hoạt động chính trị, thì đây, ngài đang tham gia chính trị với một quyết
định nao lòng. Ngài hòa mình với xã hội Trung Quốc để thấm nỗi đau của
người Ki tô hữu và ngài bỏ mặc nỗi sợ hãi vì bị phán xét để tin rằng
công lý cuối cùng sẽ thắng.
Nhận thức được điều này làm mình choàng
tỉnh và ngay lập tức muốn tới hôn chân ông, một hình ảnh tỏa sáng hào
quang hơn nữa trong trái tim của một người ngoại đạo.
Mình thấy rõ
ngài quỳ gối cầu nguyện mà vai run bần bật. Đôi vai mạnh mẽ ấy phải vác
trên vai hàng tỷ tín đồ nay lại phải vác thêm một thách thức kinh khủng
của dư luận.
Mình cũng thấy sự hy sinh của ngài đang làm Bắc Kinh
toại nguyện vì cứ tưởng là đã hạ gục một sức mạnh mới của niềm tin. Mình
lại cả tin rằng sự toại nguyện ấy sẽ không bao lâu nếu bánh ít đi mà
bánh quy không lại.
Thế giới sau một lúc bàng hoàng vì Vatican từ
chối tiếp Đức Đạt La Lạt Ma sẽ theo dõi sự phản ứng của Bắc Kinh ra sao
trước sự hy sinh khó tưởng tượng này. Nếu nhỏ mọn, Bắc Kinh sẽ bị tẩy
chay khinh bỉ. Nếu thỏa hiệp thì Vatican là kẻ chiến thắng kéo vào lòng
mình hơn 50 triệu tín đồ, một sức mạnh không nhỏ chút nào đối với một
tôn giáo luôn bị o ép sách nhiễu và cưỡng bách hoạt động theo chủ trương
của một chế độ độc tài toàn trị.
Năm mươi triệu con người ấy có lẽ
đang cùng thầm thì cầu nguyện cho ngài, vị chủ chăn dám hạ mình chấp
nhận sự phán xét của toàn thế giới để hy sinh cho đàn chiên lưu lạc của
ông tại một đất nước mà không một sự thế chấp nào thô bỉ hơn khi công
chính bị đòi hỏi để trao đổi cho chủ nghĩa bành trướng vô nhân.
Tiếp
Đức Đạt La Lạt Ma là một chọn lựa dễ dàng, thế giới sẽ tung hô tinh thần
bất chấp cường quyền bạo lực của ngài và trong tâm tưởng nhiều người
Đức Giáo Hoàng sẽ được ghi thêm một điểm son. Không đưa tay ra với một
người như ngài, Đức Giáo Hoàng đã chọn lựa con đường thánh giá với những
viên đá nhọn ném vào mình. Sự chọn lựa ấy sẽ làm nhiều người đỗ vỡ và
giáo hội công giáo toàn cầu sẽ gồng mình chấp nhận bao nhiêu phán xét.
Mình
biết ngài sẽ khóc nhưng sau những giọt nước mắt ấy là hình ảnh sừng
sững của hy sinh để thế giới thấy rõ hơn sự nhỏ mọn hèn hạ của một đất
nước luôn tưởng rằng mình vĩ đại.
Hình ảnh nụ cười của ông từng là
chất liệu chữa trị mối hoài nghi của mình trước các vấn đề đạo đức xã
hội bỗng nhiên trở lại và mình cay đắng nói với lòng rằng cuộc sống còn
quá nhiều hiềm nghi này cần một sự tha thứ như ngài. Ngài đang tha thứ
cho chế độ ác tâm bằng những giọt nước mắt cũng như an ủi người lo âu
bởi nụ cười từng làm hàng triệu con tim sống lại sau những mất mát trong
cuộc sống.
Forum
long lê quang
Người này kg xứng danh đức giáo hoàng , bởi ông kg có đủ lý trí phán xét đâu tội ác đâu đạo lý làm người . từ nay tôi gọi ông là người ngoại đạo .
Gestern um 15:08
Phuoc Nguyen
04:36
Rat
la buon May Ngan oi ! anh em minh tuy dao PHAT, nhung lon len trong
truong dong cua may freres ,tham nhuan tinh than cong bang ,bac ai cua
DUC ME va chua BA NGOI .Thoi thi ….
- Kinh can kham phuc va nguong mo Pope BENEDICT XVI !
Rieng …ong Francis ! chuc ong thanh cong voi cai "dop " chinh tri moi co duoc . Chung toi …….
May Ngan
04:42
Đứng nhận xét wá vội vàng Long và Phuớc à ! Đức giáo Hoàng Francicus là một đức cha thuộc giòng tên (Jesuit) một giòng rất thánh thiện và đứng về phiá nguời nghèo khổ ,bị áp bức ,trong thời gain ngài làm Tổng Giám mục ờ Á căng đình , ông đã đứng về phiá nguời nghèo khổ bị áp bức , để chống bọn tham nhũng trong chính quyền Á căng Đình (Agentinia),giòng tên (Jesuit) là một giòng đặc biệt nhứt cuả Công giáo(Catholic) họ không chịu nắm quyền hành hay chức vị lớn lao mà chỉ hoạt động âm thầm ,và là một giòng có truyền thống kỷ luật rất cao ,nồng nhiệt với niềm tin cuả họ ,và chống lại mọi thế lực bất công , đàn áp dân nghèo! Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử giáo hội Công giáo(Thiên chúa giáo) thuộc dòng này (Jesuit) vì Giáo hội Công giáo đuơng thời đang khũng hoảng nặng vì nhiều thành phần Mafia ,trà trôn và nhiều chuyện xãy ra trong nội bộ không tốt cho giáo hội, nên vị giáo hoàng tiền nhiệm(nguời Đức) phải thối vị vì không giải quyết nổi ) nên hội đồng bầu cử,các Hồng Y mới đưa một nguời trong sạch cuả Giòng tên(Jesuite) để cứu vản tiếng tăm cuả Giáo hội Công Giáo ;Sự việc Đức Franciscus hông tiếp Dức Đat Lai Ma Ma vi nguyên do chinh sau đây :
Ông là nguời rất nhân từ ,và nghĩ đến hàng triệu nguời theo đạo Công Giáo(Catholic) ,những con chiên ngoan đạo đang bị kềm kẹp ,bỏ tù theo dõi và cấm đoán nghiêm nhặc,cũng như bị kỳ thị trong chế độ tàn ác cuả Tàu cọng cũng như hàng triệu giáo dân đang bị lũ cộng sản vô loài đang bỏ tù ,hành hạ sỹ nhục tàn bạo ở VN,nên Đức giáo Hoàng , ông Franciscus phải vô cùng thận trọng bạn à ,khi giao tiếp ngoại giao với bọn Cộng sản Tàu ,vì chúng rất và lo sợ và nổi nóng ,khi thế giới tự do ,dân chủ bang giao với ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma và vấn đề tự Ttrị cho Tây Tạng (Tibet) ! nên ông rất thận trọng vì số phận cuả hàng triệu con chiên người Trung hoa,Việt Nam đang nằm trong vòng tay sắt cuả bọn hung hăng hiễm ác đó!!
Thân mến!