Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 14. Juni 2015

Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ ăn cuớp Cộng Sản Hà nội

MN: đọc từ e-mail cuả bạn!!



Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN đòi 1 tỷ USD
Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - ...Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky. Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hoà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao...

*

Một nguồn tin thân cận cho chúng tôi biết là ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Den Haag-The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) - Hoà Lan.

Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015 phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Haà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.


Trịnh Vĩnh Bình
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947. Ông đến Hoà Lan tỵ nạn  và vào năm 1987 ông đã đem 3,5 triệu USD về Việt Nam đầu tư. Ban đầu ông đã rất thành công và nâng tổng số tài sản đầu tư lên đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nhà nước Việt Nam đã tịch thu tài sản của ông và đem ông ra xét xử 2 cấp sơ thẩm kết án 13 năm tù qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm tù. Sau khi bị giam tù ông tìm cách trốn qua Cambodia và về Hoà Lan kiện ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngay với các cam kết:

A. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:

1. Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005

2. Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.

3. Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.

B. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình:

Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.

Cho đến hết năm 2014 thì phía Việt Nam chỉ thực hiện được 2 việc là trả 15 triệu USD tiền mặt cho ông Bình. Không như nhiều nguồn tin nói là trả 150 triệu. Và cho ông vào ra Việt Nam làm từ thiện ở bãi biển tại Tuy Hòa- Phú Yên. Còn chuyện trao trả tài sản thì chưa trả bất cứ động sản hay bất động sản nhà kho phân xưởng nào cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp.

Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky.

Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.

Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừ các chi phí vụ kiện sẽ được dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp cá nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

Ban đầu tổ hợp Luật sư muốn ông Bình khóa toàn bộ vụ việc cho họ nhưng ông chọn phương án đồng hành cùng họ.

Chuẩn bị cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.

Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện khi nó bị nhà nước Việt Nam chà đạp trắng trợn các cam kết do chính họ đặt bút ký kết.


THUỐC HÔN MÊ !Hơi Thở Của Quỷ"

MN: đọc từ e-mail cuả bãn!! các bạn cẩn thận khi về VN (xứ cuả bọn qũy đỏ) !!





CHIA SẺ: THUỐC HÔN MÊ !
Có lẽ các bạn đã đọc nhiều tin về "Hơi Thở Của Quỷ" nhưng báo chí Việt Nam đưa tin không rõ ràng làm cho các bạn hoang mang không hiểu rõ về tính khoa học của nó.
Báo Việt Nam đưa tin: "Nếu vô tình nếm thử hay hít phải hương hoa hơi thở của quỷ sẽ rơi vào trạng thái vô thức và có thể làm theo sự sai khiến của người khác."
Thực ra không phải vậy, hương hoa của loại cây nầy Scopolamine nầy hửi vào không nhầm gì cả. Báo chí mà nói như vậy thì đừng đổ thừa là người Việt mình có "dân trí thấp".
Hôm nay Thùy Trang đưa vấn đề nầy ra là vì có một số bạn bè ở Việt Nam bị đánh thuốc mê để cướp tài sản. Có người ở nước ngoài cũng đưa tin là đã bị hôn mê, vào nhà bank (Ngân Hàng) rút tiền cho người lạ mà không hay biết.
Trước hết, các bạn cần hiểu là cây Scopolamine là một giống cây có nguồn ở Colombia (Nam Mỹ). Hương hoa của nó không phải là độc tố, nhưng mủ của loài hoa nầy mới là độc tố. Người ta lấy mủ của cây hoa nầy đem sấy khô làm thành bột. Khi Scopolamine ở dạng bột thì nồng độ rất cao.
Scopolamine cũng là một loại thuốc trong y khoa dùng để chữa các bệnh như: buồn nôn, ói mửa, co thắt đường tiêu hóa, co thắt thận hoặc đường mật...
Hiện nay theo tìm hiểu của Thùy Trang thì người Việt Nam mua được loại bột Scopolamine qua các tiểu thương người Trung Quốc.
Bột độc tố nầy không có mùi, do đó có thể hòa vào Sô-cô-la, chewing gum, nước uống, thức ăn v.v. Đây cũng là loại thuốc kẻ xấu sử dụng để hiếp dâm phụ nữ mới quen.
Người bị tiêu thụ một lượng nhỏ của loại bột nầy sẽ bị hôn mê mất trí nhớ vì trong não bộ chúng ta được hỗ trợ thông qua một hóa chất não gọi là acetylcholine. Khi scopolamine lên tới não thì nó giành phần xúc tác với acetylcholin, và ngăn chặn các thụ thể acetylcholine trong não, vì vậy làm cho chúng ta bị ảo giác và mất trí trong thời gian ngắn.

Lợi dụng độc tố của Scopolamine, bọn cướp sẽ tìm cách dụ dỗ nạn nhân uống nước hoặc thổi loại bột nầy vào mũi nạn nhân lúc tới gần.
Có một vài trường hợp nghe kể lại là có người lạ vào máy ATM lấy cớ là không biết sử dụng thẻ, nhờ bạn rút tiền dùm, hoặc có người lượm được Iphone nhờ bạn tắt dùm rồi khi bạn sờ vào phone hoặc sờ tay vào thẻ ATM thì bị hôn mê v.v
Thực ra KHÔNG phải vậy, những tên cướp tìm cách gần bạn để thổi bột Scopolamine vào mũi bạn chứ không có loại hóa chất nào mà sờ tay vào gây ra hôn mê cả.
Nhớ kỹ là hiện nay ở Việt Nam, loại bột Scopolamine tràn lan trên thị trường, do đó khi người lạ tới gần mà bạn nghi ngờ thì bạn hãy "nín thở nhanh" và quay đi hướng khác, tránh xa người lạ trong vài giây rồi thở lại.
Trường hợp bạn bị người khác thổi bột vào mặt thì nín thở liền và quay mặt hướng khác, đi xa ra khu vực, dùng tay phủi loại bột đó ra khỏi mũi và miệng. Nếu có nước để rửa mũi và mặt lúc đó thì rất tốt trong tình trạng khẩn cấp nầy.
Các bạn hãy chia sẻ thông tin nầy cho bạn mình để biết rõ về loại thuốc Hôn Mê nầy.
Nguyễn Thùy Trang

Những cái chết 'lạ lùng' của Việt kiều khi về thăm quê

MN: đọc trong e-mail cuả bạn!



Những cái chết 'lạ lùng' của Việt kiều khi về thăm quê
>
> WESTMINSTER (NV) - Chỉ riêng trong Tháng Bảy, 2013, có ít nhất 4 người Việt ở hải ngoại về thăm Việt Nam, và chết tại đây do đủ mọi nguyên nhân.
>
> Những cái chết có lý do:
>
> Lý do mà Việt Kiều Pháp 36 tuổi, Liêm Quốc Vinh, bị tước đi mạng sống vào ngày 19 Tháng Bảy, 2013 khi về thăm quê hương, đơn giản chỉ là “cãi nhau trong lúc nhậu.”
>
> Theo báo Pháp Luật, anh Vinh đến thuê phòng tại nhà nghỉ Thanh Hoa ở Vũng Tàu để ở trọ. “Thấy một nhóm vài nhân viên của nhà nghỉ đang ngồi nhậu, anh Vinh cũng tham gia vô.”Rượu vào lời ra, anh Vinh lời qua tiếng lại cùng một nhân viên của nhà nghỉ. Khi anh Vinh rời khỏi nhà trọ, người thanh niên kia đuổi theo “dùng dao bấm đâm anh Vinh.”
>
> Dù đã cố sức gọi điện thoại cho người nhà đến chở đi cấp cứu, nhưng mọi chuyện đã muộn màng.
>
> Bà Trần Thị Minh, Việt kiều Mỹ, sinh năm 1964, khi quyết định trở về Sài Gòn
để bán căn nhà ở Gò Vấp có lẽ cũng không bao giờ ngờ đó là chuyến đi định mệnh của mình.
>
> Bà Minh được thân nhân phát hiện chết trong nhà vệ sinh vào sáng ngày 31 Tháng Bảy, 2013, sau 19 ngày trở về quê nhà, trên người “đang mặc đồ thể thao, nằm ngửa, đầu quay vào tường và
trên người có nhiều vết thương.” Công an nghi đây là
> “vụ án giết người, cướp tài sản.”
>

> Trong khi đó, một Việt Kiều Hồng Kông, bà Trần Thị Thu Hương, chấm dứt cuộc sống của mình ở tuổi 42 vào ngày 8 Tháng Giêng, 2013, chỉ vì lý do “muốn xóa đi một vết sẹo trên mặt.”
>
> Đi tìm cái đẹp ở thẩm mỹ viện Linh Nhung - Hà Nội nhưng đâu ai ngờ Thu Hương lại
bị chết trong lúc chụp thuốc mê  (BS gây mê bên Mĩ rất quan trọng, nên BS nào khg có quốc tich Hoa Kì, thì khg được hành nghề).
>
> Và làm sao có thể hình dung được cảnh bà Hồ Mộng Điệp, 55 tuổi, cũng một Việt Kiều từ Mỹ về Sài Gòn ăn Tết Nguyên Đán cùng gia đình, lại có thể chết cháy một cách đau đớn ngay trong ngôi nhà của em gái mình, chỉ mới sau một ngày về nước?
>
> Theo báo VNExpress, trưa ngày 25 Tháng Giêng, 2013, trong lúc bà Điệp ngồi ăn cơm mừng ngày hội ngộ ở tầng trệt cùng con cháu thì lầu 3 của ngôi nhà bốc cháy.
>
> Trong khi mọi người chạy ra ngoài
thì bà Điệp lại chạy ngược lên lầu 2 để lấy nhieu` USD, giấy tờ tùy thân. Đây chính là lý do khiến bà Điệp tử vong do ngạt khói.
>
> Tuy nhiên, trong số những cái chết “có lý do” thì có lẽ cái chết của Việt kiều Mỹ Nguyễn Hữu Nhơn vào ngày 27 Tháng Bảy vừa qua là cái chết “lãng nhất trên đời.”
>
> Ông Nhơn về thăm gia đình 2 tháng, phần lớn thời gian ông ở Sài Gòn. Khi chỉ còn vài ngày nữa là quay trở lại Mỹ, ông Nhơn về Biên Hòa-Đồng Nai thăm gia đình thì gặp nạn.
>
> Một chiếc nồi hơi được chế tạo để hấp bánh tráng cách nhà ông Nhơn ở 7 căn, phát nổ. Phần lõm của chiếc nồi bay vút lên cao theo hình chữ C rồi rớt xuống trúng ngay
xuống đầu ông, trong lúc ông đang đứng nghe điện thoại dưới hiên nhà!
>
> Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu, người Việt kiều này tử vong trước khi đến bệnh viên do vết thương đầu quá nặng.
>
> Dẫu biết rằng sống chết có số, nhưng chết như thế này thì quả là hy hữu.
>
> Quay ngược thời gian, trong cùng Tháng Tư, 2012 có hai Việt Kiều Mỹ chết chưa rõ nguyên nhân.
>
> Người chết vào tối ngày 12 Tháng Tư là ông Nguyễn văn Thẩm 65 tuổi. Ông Thẩm được nhân viên khách sạn A. Trình ở Thuận
> An-Bình Dương phát hiện “chết tự khi nào” trong phòng. Nhiều người chỉ biết là chiều hôm đó ông Thẩm đi đâu đó rồi trở về khách sạn bằng taxi.
>
> Trong khi đó, Việt kiều Trần Văn Lạc, 58 tuổi, được phát hiện
chết ngay tại nhà người tình của ông vào trưa ngày 15 Tháng Tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
>
> Cho đến nay cũng chưa ai nói về lý do vì sao ông Lạc qua đời.
>
> Nhưng gây ồn ào và hoang mang nhất cho nhiều người là cái chết của cô Cathy Huỳnh, 26 tuổi,Việt kiều Canada và người bạn Mỹ đi cùng cô tên là Kari Bowerman, 27
> tuổi.
>
> Sở dĩ cái chết không rõ lý do của hai cô gái trẻ này được biết nhiều là bởi đài CNN nhập cuộc bằng bài viết “Mysterious tourist deaths in Asia prompt poison probe.”
>
> Cathy và Kari cùng dạy tiếng Anh ở Nam Hàn và họ bay sang Nha Trang nghỉ Hè vào ngày 29 Tháng Bảy, 2012. Nhưng tối ngày hôm sau, cả hai đều được đưa vào bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa
trong tình trạng “ói mửa, khó thở, và có dấu hiệu mất nước trầm trọng.”Khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi vào bệnh viện, cô Kari qua đời.
> Cathy được cho về. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Cathy cũng “nhắm mắt xuôi tay.”
>
> Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada, chết tại Nha Trang với nguyên nhân chết “Choáng, không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”.
> Gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman, cư dân tiểu bang Wisconsin, nêu ra giả thiết là hai cô có thể chết vì
trúng chất độc của thuốc trừ sâu.
>
> Trả lời phỏng vấn của đài CNN, cô Jennifer Jaques, chị của Kari cho biết, “Thật là ác mộng khi cố đi tìm thông tin về cái chết của em tôi. Không có báo cáo của bệnh viện. Không có báo cáo của công an. Không có cái gì hết. Bất cứ điều gì đã xảy ra cho em tôi, tôi muốn chắc là nó không xảy ra cho ai khác hết.”
>
> Bà Huỳnh Thị Hương, mẹ của Cathy Huỳnh, từ Ontario, Canada bay về Việt Nam lo hậu sự cho con gái, tỏ ra tức giận khi phát biểu với báo chí, “Tôi thật sự tức giận về
> sự vô trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. ( ở VN ,Khi nhập Viện, bịnh nhân haY thân nhân phải làm thủ tục ĐẦU TIÊN, mà là VK thì khg có thân nhân, VK nàY có tiền, nhưng bị hôn mê rồi, thế thì chỉ có 1 đường là lên thiên đàng thôi)

Con tôi chết bởi nó không nhận được sự chăm sóc, điều trị cần thiết khi được đưa vào bệnh viện.”
> Do không nhận được lời giải thích nào từ nhà cầm quyền Việt Nam hay từ các giới chức lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman đã phát
> động chiến dịch viết thư để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra.
>
> Theo báo Dân Trí, ngày14 Tháng Tám, 2012, tức hai tuần sau khi Kari qua đời, mẫu bệnh phẩm của cô mới được gửi ra Hà Nội để xét nghiệm tại Viện Pháp Y Trung Ương. Và kết luận cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cô Kari Bowerman là “suy hô hấp tuần hoàn do hậu quả của phù não.”
>
> Trường hợp Cathy Huỳnh, theo đề nghị của gia đình và Tổng Lãnh Sự Quán Canada, thi thể cô được bàn giao nguyên vẹn cho gia đình đưa về Ontario mai táng, không qua thủ tục mổ khám nghiệm tử thi.
>
>
>

Mới đây nhất là cái chết của anh Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, một Việt kiều sống tại SanJose, miền bắc California, cũng khiến nhiều người quan tâm, nhất là khi câu chuyện này được báo San Jose Mercury News tường thuật.
>
> Theo lời kể của cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, chị ruột của anh Nguyễn Xuân Cảnh thì anh về Sài Gòn đi dạy kèm Anh Văn tại trường Anh Ngữ ILA từ cuối Hè 2012 và dự trù trở về San Jose vào Tháng Tám, 2013.
>
> Thế nhưng, ngày 1 Tháng Bảy, 2013, gia đình Sharon bàng hoàng nhận được tin người con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em đã qua đời tại Sài Gòn.
>
> Nói chuyện với phóng viên Người Việt, cô Sharon cho biết lý do cái chết của em trai cô được ghi trong hồ sơ tại bệnh viện Pháp-Việt là “phù phổi cấp” và “họ cũng nói thêm là anh qua đời vì chứng tim đột tử
do thân thể chứa quá nhiềuchất lỏng không tống ra ngoài được.”
>
> Tuy nhiên, đến giờ phút này, dù anh đã được gia đình đưa xác về chôn cất tại SanJose, nhưng cô Sharon vẫn cảm thấy cái chết của người em trai duy nhất trong
> gia đình
“có quá nhiều bí ẩn”.
>
> Những gì mà thân nhân của anh Nguyễn được biết là: chiều ngày tối Chủ Nhật, 30 Tháng Sáu, 2013, anh cùng người bạn thân ở Sài Gòn tên Nguyễn Chấn Phương đi ăn
> uống và sau đó rủ nhau đến quán nhậu sang trọng Banana Pub and Restaurant ở Quận 7
để uống rượu.
>
> Tối đó, Phương đưa anh, trong tình trạng say xỉn, về nhà mình ở Phú Mỹ Hưng để nghỉ ngơi.Tại đây,
anh đã trải qua một đêm ói mửa, tiểu tiện và đi cầu không ngừng.
>
> Khoảng 9 giờ sáng sáng ngày hôm sau, 1 Tháng Bảy, Phương đưa anh vào một nhà trọ và để anh ở đó, dù anh
“vẫn còn say xỉn, không tỉnh táo để tự mình đi đứng được.”
>
> Nhân viên nhà trọ ch
o biết người Việt kiều này đã mua rất nhiều nước uống từ quầy tiếp tân và yêu cầu mang đến tận phòng.
>
> Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, nhân viên nhà trọ báo cho Phương biết “họ để ý thấy anh bất động và cơ thể bị lạnh.” Phương quay trở lại nhà trọ đưa anh vào bệnh viện.
> Sau 40 phút làm “hồi sức cấp cứu”, bệnh viện tuyên bố anh Nguyễn Xuân Cảnh đã chết.
>
> “Đến giờ này tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao Phương cũng đi nhậu với
> anh mà Phương không bị gì? Tại sao Phương lại không đưa em tôi vào bệnh viện?” Sharon nói qua điện thoại.
>
> Sharon nói thêm một cách chán nản, “Luật bên đó không giống ở đây. Hình như họ chỉ làm có lệ, hồ sơ chứng tử chỉ có một tờ giấy,
trong khi ở Mỹ thì cả một xấp giấy dày ghi đầy đủ chi tiết. Mình yêu cầu công an điều tra nhưng họ không có ý giúp đỡ thì mình cũng không biết làm gì hơn. Gia đình cũng đã gửi thư đến Tổng Lãnh Sự Mỹ, họ gửi về Việt Nam nhưng cũng không thấy ai trả lời gì hết.”
>
> Dù đã từng trở về Việt Nam hai lần vào năm 2000 và 2012, nhưng sau lần trở lại Sài Gòn để đưa xác em trai mình sang Mỹ vào đầu Tháng Bảy vừa qua, cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, 38 tuổi, cho rằng “
Tôi không bao giờ còn muốn trở về Việt Nam
> nữa.”
>
> Một người bạn thời trung học của Cathy Huỳnh, người được Sở Tư Pháp Khánh Hòa cấp giấy chứng tử với nguyên nhân chết là “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”, tên Jetty Lý, nói với đài CNN rằng,

 “Tôi thiết nghĩ ít nhất chúng ta cũng cần phải để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra… để có thể khi đứa con trai hay con gái của một ai đó nói rằng chúng trở về South Asia, thì đó sẽ không phải là lời chia tay vĩnh biệt