Dieses Blog durchsuchen

Freitag, 22. November 2013

Câu Chuyện Của Giòng Sông-Siddhartha-Herman Hesse




Câu Chuyện Cuả Giòng sông-Siddhartha
Lời Người Dịch
Quyển "Câu chuyện dòng sông" dịch từ chuyện "Siddhartha" trong tập "Weg
nach Innen" (Đường về nội tâm) của Herman Hesse.
Hermann Hesse là một văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng
một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E.Vl Salomon.
Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác
giả nhiều tập thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenzind
(1904), Demian (1919), Der Steppenwolf (1927), Narziss und Goldmund
(1930), Das Glaserlenspiel (1943).
Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của
con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi
tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn
lên mọi ràng buộc của thân phận làm người.
Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời,
vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời
của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát
ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại
này".
Und allem Weh zum Trotze bleib ich.
Verliebt in die verruckt Welt
Khi viết dòng thơ trên phải chăng Hermann Hesse đã muốn nói lên tất cả ý
nghĩa của sự nghiệp văn chương ông giữa cơn biến động phũ phàng của thời
đại? Ý nghĩa thâm trầm ấy cũng bàng bạc trong quyển"Câu chuyện dòng
sông".
Đọc "Câu chuyện dòng sông" chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và
chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và
đánh mất giữa đời sống thường nhật. "Câu chuyện dòng sông" là câu chuyện
của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian
và của mộng đời bất tuyệt.
Bùi Giáng 
câu chuyện cuả giòng sông-Hermann Hesse:

TUỆ SĨ - BI TRÁNG MỘT HỒN THƠ




Hồn thơ khốc liệt u ẩn, ngân dài trên giai điệu trầm tư tối thượng:

Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về
Để cho trời thơ phiêu phưỡng, bước đi lồng lộng, độc hành ca giữa đỉnh cao và hố thẳm, trầm hùng vô uý khi biết mình đang giáp mặt với thập tử nhất sinh. Một mình lẫm liệt hiên ngang bất khuất, dấn bước lên đường dưới gầm trời bão loạn cuồng si. Đi về đâu hỡi Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng(1) hỡi Giấc Mơ Trường Sơn(2) rờn máu lệ ngậm ngùi?

Cuộc lữ khởi sự từ đâu chẳng biết, chỉ hay rằng từ lúc nghe đồng vọng những trận gió phong trần tận chốn miền thiên thu vạn đại vi vu thổi tới:

Nghìn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
Đan sa rã mộng phi thường
Đào tiên trụi lá bên đường tử sinh

Sinh tử là một việc trọng đại như thi nhân đã có lần nói tới trong lời tựa Vô Môn Quan(3): “Lẽ sống và lẽ chết cứ mãi bập bềnh trên hư ảo. Tâm hồn miệt mài nóng cháy nhưng không cháy tan nổi những giấc mộng hãi hùng của hư vô và huỷ diệt.” Hư vô đã trở thành một thứ chủ nghĩa đang hủy diệt mặt đất một cách trầm trọng đau thương, khiến thi sĩ nghe ra nghèn nghẹn tận đáy hồn:

Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc
Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu
Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc
Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào

Nghe tiếng gào kêu thống thiết của nhân gian, của thập loại chúng sinh đang quằn quại rên siết trong bao đổ nát đoạn trường giữa cuộc vô thường dâu bể tan hoang đầy thảm họa tồn sinh bức bách, khiến cho nhà thơ phát tâm đại nguyện yêu thương nhân loại trong vô ngôn lặng lẽ âm thầm:

Ta sống lại trên nỗi buồn ám khói
Vẫn yêu người từng khoảnh khắc chiêm bao
Từ nguyên sơ đã một lời không nói
Như trùng dương ngưng tụ ánh hoa đào
Nghe khúc điệu rộn ràng đôi cánh mỏi
Vì yêu người ta vói bắt ngàn sao

Vô biên vô lượng thương yêu con người tha thiết mà không bao giờ nói mình yêu thương gì hết cả, đó mới chính là thương yêu đích thực nhất. Phải chăng chỉ có những tấm lòng Bồ-tát mới có thứ tình yêu vô điều kiện, vô phân biệt như vậy? Một tình yêu rộng rãi Đại Bi Tâm nhập diệu, kết tinh thành bản tình ca mà thi sĩ thường lắng nghe từ hun hút núi sông, rừng biển, đất trời:

Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông phương

Bản tình ca ấy, thi nhân vẫn nghe hoài rung ngân bất tuyệt trên những dặm dài long đong lữ thứ giữa những chuỗi ngày lênh đênh bên ghềnh suối truông ngàn Vạn Giã hoang vắng tịch liêu, tiều tụy nỗi u hoài:

Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy
Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây

Em ở đây là hình ảnh cuộc đời. Cuộc đời vốn dĩ lao đao khổ lụy từ nghìn xưa đến ngày nay. Khổ đế là sự thật thứ nhất mà đức Phật đã chỉ bày cách đây gần ba nghìn năm rồi. Giống như đại văn hào Hermann Hesse phát biểu: “Dù bị đau đớn quằn quại tôi vẫn yêu thương trần gian điên dại này.” Nhà thơ Tuệ Sỹ cũng vậy, cũng hết lòng  thương yêu con người, dù kiếp người có tàn xiêu hiu hắt:

Ai biết mình tóc trắng
Vì yêu ngọn lửa tàn
Rừng khuya bên bếp lửa
Ngồi đợi gió sang canh

Một hình một bóng cô đơn ngồi trên tuyệt đỉnh núi lạnh xanh rờn, đôi mắt thi nhân cúi nhìn xuống cuộc đời đang chìm trong bóng tối mù sa mà cảm thương một nỗi u sầu xót xa vô hạn:

Ta không buồn còn ai buồn hơn nữa?
Người không đi sông núi có buồn đi?
Tia nắng mỏng soi mòn khung cửa
Để ưu phiền nhuộm trắng hàng mi

Sầu khúc thê lương kéo dài suốt mười lăm năm trường đọa đày viễn mộng như lời thơ tiên tri thấu thị trước cuồng phong bão tố phủ trùm xuống mịt mù u tối:

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
Như sương mai như ánh chớp mây chiều

“Như sương mai như ánh chớp mây chiều ” Một câu thơ làm bay dậy âm vang sấm sét, mặc như lôi trong kinh Kim Cang làm phấn chấn bất khả tư nghì:

Tất cả pháp hữu vi
Như huyễn mộng bọt nước
Như ánh chớp sương mai
Thường quán tưởng như thị.”

Khi thi nhân lãnh hội, quán chiếu sâu xa, thấy tất cả vạn pháp như mộng huyễn thì hoát nhiên hiển lộ một phương trời Tự Tánh thanh tịnh nên hết thảy mọi khổ nạn điêu linh đều chuyển hóa thành lửa tịch mịch, tự nhiên đốt cháy hết những kinh hoàng khủng khiếp của địa ngục trần gian và sầu khúc thê lương trở thành “Bản tình ca vô tận của Đông phương” hay biến thành Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm(4) thâm thúy dưới ngàn trăng:

Ồ! Nguyệt quế trắng mờ đôi mắt
Ồ! Sao Em sao ấn mãi cung đàn?
Giai điệu cổ thoáng buồn u uất
Xưa yêu Em xao động trăng ngàn

Từ xưa đến nay vẫn cung cầm Đại Bi Tâm trầm lặng ngân rung trên cung bậc thượng thừa Bất Nhị giữa cõi người ta vô thủy vô chung

Trên ngõ về cố quận, bỗng nghe văng vẳng lời nói của Phạm Công Thiện, một người bạn thâm tình chí cốt của Tuệ Sỹ: “Anh không thể cảm thơ người ta thì anh hãy im lặng, còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những kẻ phê bình thơ mà chỉ nên có những người ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người, không có ai làm thầy ai cả.”

Bắt chước Phạm Công Thiện, người viết cũng muốn ca ngợi tán thán Tuệ Sỹ, một thiền sư thi sĩ vĩ đại, một trái tim Kim Cang bất hoại vô úy nhưng ngợi ca làm chi nữa, khi mà tiếng thơ của thi nhân đã làm chấn động rung chuyển cả thế giới hoàn cầu và lan tỏa diệu thường ra khắp vũ trụ mười phương rồi.

Ôi nỗi buồn từ ngày ta lạc bước
Cố quên mình là thân phận thần tiên.

Chú thích:

(1) Tuệ Sỹ. Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng. Tái bản lần thứ ba. Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn. 2008
(2) Tuệ Sỹ. Giấc Mơ Trường Sơn. An Tiêm xuất bản. Paris 2002
(3) Vô Môn Quan. Trần Tuấn Mẫn dịch. An Tiêm xuất bản. Sài Gòn 1973
(4) Tuệ Sỹ. Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm. NXB Phương Đông. 2009

http://hoavouu.com/D_1-2_2-128_4-20444_5-45_6-1_14-2_17-50_15-2/#nl_detail_bookmark 

MN  bình luận: những bài thơ tuyệt diệu ,đầy cảm xúc ,đấy tình thuơng đồng loại cuả một nhà thơ anh dũng ,nhân từ ,bất khuất,không úy sợ truớc bạo quyền độc ác ,làm cho tui vô cùng cảm động và mến mộ!!

Trang dành cho các bạn bị Áp Huyết cao(Blood pressure)




Huyết Áp-Blood pressure-Blutdruck
Ein perfekter Blutdruck beträgt 120/80 und niedriger.(Huyết áp rất tốt)
1-Bis zu 130/85 wird als normal betrachtet. (Huyết áp bình thuờng)
Als gerade noch normal ist ein Blutdruck von 130-139/85-89. (Huyết áp bình thuờng)
2-In der Blutdruckwerte-Tabelle wird der Blutdruck von 140-159/90-99 als leichte Hypertonie bezeichnet.(Huyết áp hơi cao)
3-Bedenklich ist ein Blutdruck von 160-179/100-109. Bei diesen Werten spricht man bereits von einer mittelschweren Hypertonie.(Huyết Áp cao,nguy hiểm)
4-Eine schwere Hypertonie ist laut Blutdruckwerte-Tabelle ein Blutdruck von 180 und höher / 110 und höher.(Huyết áp rất cao,nguy hiểm tính mạng)
MN:từ điểm 3 và 4 các bạn phải tức thì tìm bác sỹ chữa trị!

XUÂN CƯƠNG (Mùa Xuân mới về)



XUÂN CƯƠNG (Mùa Xuân mới về)
Nguyên tác : Bạch Thủy (Đời Tống)
Dịch thơ : Đào Hành Giả

Hàn phong xuy khởi vấn cô sàng
Nhạn vũ phân phi tuyết mãn giang
Đào hoa khai lộ xuân cương đáo
Thức đắc tha hương đạn biệt ly

Dịch là:
Tuyết buồn gõ cửa mùa đông tới
Xuân dến rồi di ai có hay*
Gió khóc phiêu du cửa ải xa
Trông chờ cánh nhạn buồn ly biẹt*
Hoa đào hé nụ mùa xuân tới
tuyết trắng xa xa cửa ải buồn*
Đêm trắng xa nhà nhớ chơi vơi...
ngồi buồn nhớ Tết có ai hay?*
Mây Ngàn:  những câu có hoa thị là của M.N họa theo!:)