MN: xin các bạn coi kỷ cuốn video này ! nói về Bắc Kinh cấm thành (Beijing ) !thủ đô cuả bọn Tàu cộng bây giờ không phải cuả bọn Tàu mà là do Mông cổ (Mongolia) tạo ra khi họ chiếm đóng và đô hô! thế kỷ thứ 10 năm 936 vì quá sợ một bộ tộc Mông cổ tên là Titan ,vua Tàu triều cống,dâng miếng đất Bắc Kinh và các vùng phụ cận cho họ ,nhung sau đó bộ tộc này bị bộ tộc Ching đánh bại và họ lập nên nhà Ching dynasty,đến thế kỷ thứ 13 một bộ tộc Mông cổ mạnh hơn đánh hạ nhà Chinh và chiếm đóng Bắc Kinh(Beijing) bộ tộc này do Thành Cát tư Hản ( Gingis Khan) ,ông ta có giấc mơ đánh toàn bộ thế giới cho đến tận vùng Trung Á Ba Tư (Iran), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) gần cửa ngỏ cuả Âuchâu! nhưng đến thời Hốt Tất Liệt ( Kublei Khan) cháu cuả Thành Cát Tư Hản mới chiếm đuợc Bắc Kinh(Beijing) và đô hộ Trung Hoa ,ông này Hốt Tất Liệt (Kublei Khan) là một nhà chiếc luợc khôn ngoan ,ông ta sử dụng nguời Tàu và đổi tên nuớc là Yuan theo tiếng Tàu để thu phục dân tình ,những tuồng kịch Hồ Quang (Peking Opera) cuả Tàu là phát sinh ra từ thời này! ông ta cho một nhà kiến trúc sư tài ba tìm địa điểm để xây Kinh đô cho ông ta tên là Bắc Kinh (Beijing) khoảng 1 triệu nguời đã đến đây để sinh sống làm ăn ,Kubei Khan cho một nhà điạ lý và chiêm tinh gia Tàu nổi tiếng Qua Sao Shinh để tìm điạ điểm tạo một con kinh đào dẫn nuớc!
MN muốn đưa chuơng trình này lên để cho bọn cộng sản hà nội ( lũ vô học) biết thêm về lũ tàu cộng ,mà chúng tôn thờ một cách ngu xuẫn,bọn hèn hạ đó bị Mông cổ và nhà Mãn Thanh (Manchuria) đô hộ cai trị nhiều thế kỷ,trong khi Hung Đạo Đại Vuơng cuả chúng ta đã 3 lần đánh bại quân Mông cổ và vua Quang Trung đã đánh bại bọn MãnThanh và đánh qua dến Quãng đông và Quãng Tây cuả Tàu các bạn à (theo tài liệu cuả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) !!
MN tạm dịch theo đài truyền hình ZDF-info canal cuả Cộng Hoà Liên Bang Đức !
-
Hốt Tất
Liệt
Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia
Nguyên Thế Tổ Tiết Thiện Hãn
(元世祖 薛禪汗)
|
|
|
|
Tại vị
|
|
Tiền nhiệm
|
Sáng lập
triều đại
|
Kế nhiệm
|
|
|
Tại vị
|
|
Tiền nhiệm
|
|
Kế nhiệm
|
|
Thông tin chung
|
Thê thiếp
|
Sát Tất
Tegulen
Nam Tất
|
Tên đầy đủ
|
Hốt Tất
Liệt (Khubilai, Хубилай, 忽必烈)
|
Niên hiệu
|
|
Thụy hiệu
|
Thánh đức
Thần công Văn vũ Hoàng đế(聖德神公炆武皇帝)
Tiết Thiện Hãn (Setsen Hãn, ᠰᠡᠴᠡᠨ ᠬᠠᠭᠠᠨ, Сэцэн
хаан)
|
Miếu hiệu
|
Thế Tổ (世祖)
|
Hoàng tộc
|
Dòng họ Borjigin (Боржигин), Bột Nhi Chỉ
Cân (孛兒只斤)[2],
Bác Nhĩ Tề Cát Đặc (博爾濟吉特)[3]
của thị tộc (yasun)[4]
Khiyad (Хиад) hay Kì Ác Ôn (奇渥溫)[5]
hoặc Khất Nhan (乞顏)
|
Thân phụ
|
|
Thân mẫu
|
|
Sinh
|
|
Mất
|
|
Hốt Tất Liệt (23/9/1215[6]
- 18/2/1294[7])
(tiếng Mông Cổ: Хубилай хаан, chữ Hán: 忽必烈; bính âm: Hūbìliè) là đại
hãn thứ năm của Mông Cổ đồng thời là người sáng lập ra nhà
Nguyên. Ông là con trai thứ hai của Đà Lôi
với vợ cả là Sorghaghtani Beki (Toa Lỗ
Hòa Thiếp Ni), nhưng là con trai thứ tư[8]
khi tính cả các con của các bà vợ bé, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1260, Hốt
Tất Liệt đã trở thành đại hãn của đế quốc Mông Cổ sau khi anh trai ông là đại hãn Mông Kha
chết năm trước đó, mặc dù em trai ông là A
Lý Bất Ca (Ariq Böke) cũng tự xưng là đại hãn tại kinh đô của đế quốc Mông
Cổ vào thời điểm đó là Karakorum. Cuối cùng ông đã giành
thắng lợi trước A Lý Bất Ca vào năm 1264, và mặc dù cuộc tranh giành quyền kế
vị đã đánh dấu sự kết thúc của sự thống nhất chính trị trong nội bộ đế quốc
Mông Cổ, nhưng đế quốc này về tổng thể vẫn là thống nhất và hùng mạnh[9].
Ảnh hưởng của Hốt Tất Liệt vẫn còn mạnh tại hãn quốc Y Nhi và Kim Trướng hãn quốc, các phần phía tây của đế
quốc Mông Cổ[10].
Năm 1271, Hốt Tất Liệt thành lập nhà
Nguyên, vào thời gian đó kiểm soát các khu vực ngày nay thuộc Mông
Cổ, Hoa
Bắc, phần lớn miền tây Trung
Quốc và các khu vực cận kề, và ông có địa vị của một Hoàng đế Trung Hoa. Năm 1279, quân đội nhà
Nguyên cuối cùng đã đánh bại Nam
Tống và như thế Hốt Tất Liệt đã trở thành hoàng đế Trung Hoa một cách đầy
đủ. Miếu hiệu của ông là Nguyên Thế Tổ (tiếng
Trung: 元世祖).
Dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng
thịnh. Ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô tức Bắc Kinh
ngày nay. Vào năm 1271
ông đã lập triều đại của người Mông Cổ mang tên nhà
Nguyên. Năm 1279
quân đội của ông tiêu diệt nhà
Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc.
Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước
chư hầu lệ thuộc. Hốt Tất Liệt còn có ước mộng thôn tính cả Nhật
Bản, Đại Việt, Bagan và Java nhưng không thành. Mặc dù rằng Hốt Tất Liệt theo đạo
Phật nhưng ông lại cũng để ý đến sự phát triển của đạo
Kitô trên thế giới và đã mời các sứ giả truyền đạo này vào Trung
Quốc. Ông cũng chú trọng đến việc phát triển các nghề thủ công, khoa học và
nghệ thuật. Một trong những người ngoại quốc đã đến thăm triều đình này là Marco Polo.
Thời kỳ đầu
Yếu tố có ảnh hưởng đáng kể và rõ nét nhất tới cuộc sống của Hốt Tất Liệt
trong thời kỳ trẻ tuổi của ông là sự nghiên cứu và ưa thích nền văn hóa Trung
Hoa đương thời. Năm 1251, anh trai ông là Mông Kha,
một người theo Hồi giáo, trở thành Đại hãn của đế quốc Mông Cổ và Hốt Tất
Liệt được giao quản lý các lãnh thổ phía nam của đế quốc. Trong những năm cai
quản này, ông quản lý tốt vùng lãnh thổ đó, làm tăng sản lượng lương thực tại
tỉnh Hà Nam và gia tăng các chi phí cho phúc lợi xã
hội sau khi nhận thêm Tây An. Những hành động này nhận được sự ủng hộ lớn từ các
lãnh chúa Trung Hoa và nó chính là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nhà Nguyên
sau này.[11]
Năm 1253, Hốt Tất Liệt được lệnh tấn công Vân Nam và
ông đã tiêu diệt Vương quốc Đại Lý. Năm 1258, Mông Kha giao cho
Hốt Tất Liệt làm chỉ huy cánh quân miền đông và yêu cầu ông hỗ trợ các cuộc tấn
công vào Tứ Xuyên và một lần nữa vào Vân Nam. Trước khi Hốt Tất
Liệt có thể tới đây vào năm 1259 thì ông nhận được tin là Mông Kha đã chết. Ông
tiếp tục tấn công Vũ Hán, nhưng ngay sau khi nhận được tin rằng em trai ông là
A Lý Bất Ca đã tổ chức một kurultai tại kinh đô của đế quốc ở
Karakorum và lên làm đại hãn. Phần lớn các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đều chọn A Lý Bất Ca làm đại hãn;
tuy nhiên, hai người anh ruột của ông này là Hốt Tất Liệt và Húc Liệt Ngột (Hulegu) lại phản đối.
Hốt Tất Liệt nhanh chóng đạt được thỏa thuận đình chiến với quân đội Nam
Tống và quay trở về vùng bình nguyên Mông Cổ ở phương bắc nhằm chống lại
tuyên bố của A Lý Bất Ca về chức vụ đại hãn.
Sau khi trở về vùng lãnh thổ của mình, Hốt Tất Liệt triệu tập kurultai của
chính mình. Chỉ một lượng nhỏ các thành viên hoàng tộc ủng hộ tuyên bố của Hốt
Tất Liệt về quyền thừa kế chức vụ và họ vẫn công bố ông là đại hãn, cho dù đã
có tuyên bố dường như là hợp pháp của em trai ông (A Lý Bất Ca).
Điều này sau đó dẫn tới nội chiến giữa hai anh em, dẫn tới sự phá hủy hoàn
toàn kinh đô của đế quốc tại Karakorum. Hốt Tất Liệt chỉ giành
được thắng lợi sau 4 năm, vào năm 1264. Tuy nhiên, sự kiện này cuối cùng đã
đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Mông Cổ thống nhất. Các hãn quốc miền tây trở
thành độc lập trên thực tế (de facto) và hãn Hải Đô của hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), người cai trị
phần lớn khu vực Tân Cương và Trung Á
ngày nay, còn tiếp tục chống đối ông cho tới tận khi ông này mất vào năm 1301.
Trong thời kỳ nội chiến với A Lý Bất Ca, người quản lý Ích Châu là Li Tan
đã nổi dậy chống lại sự cai trị của người Mông Cổ vào tháng 2 năm 1262. Hốt Tất
Liệt đã ra lệnh cho Shi Tianze và Shi Shu dẹp loạn Li
Tan. Hai đội quân này đánh bại cuộc nổi dậy của Li Tan sau vài tháng và Li Tan
bị tử hình. Tử hình cũng là kết cục của Wang Wentong, cha vợ của Li Tan,
người từng được chỉ định làm bình chương chính sự (tiếng
Trung: 平章政事) của trung thư tỉnh (tiếng Trung: 中書省) trong giai đoạn đầu thời kỳ trị
vì của Hốt Tất Liệt và là một trong số các quan lại người Hán được tin cậy nhất
của ông. Sự kiện này đã làm ông mất niềm tin vào người Hán. Sau khi trở thành
hoàng đế, ông cấm chỉ việc giao các chức vụ quan trọng cho các lãnh chúa gốc
Hán.
Hoàng đế nhà Nguyên
Tranh vẽ Hốt Tất Liệt khi đi săn, của họa sĩ cung đình Lưu Quán Đạo (刘贯道), khoảng năm 1280.
Hốt Tất Liệt chấp nhận các mô hình chính trị và văn hóa Trung Hoa, cố gắng
giảm thiểu ảnh hưởng của các lãnh chúa địa phương, những người đã nổi lên nắm
quyền lực trong thời kỳ cuối của nhà Tống. Tuy nhiên, do mất niềm tin vào người
Hán nên ông đã chỉ định người Mông Cổ, người Trung Á,
người Hồi giáo và một ít người châu Âu vào các vị trí cao hơn người Hán. Hốt
Tất Liệt bắt đầu nghi ngờ người Hán khi con rể của một vị bình chương chính sự
người Hán lại nổi dậy chống lại ông trong khi ông đang phải quyết đấu với A Lý
Bất Ca tại Mông Cổ[12]
cho dù ông vẫn tiếp tục mời và sử dụng một số cố vấn người Hán như Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diêu Xu.
Năm Chí Nguyên thứ 8 (1271), Hốt Tất Liệt chính thức tuyên bố lập ra nhà
Nguyên và đặt kinh đô tại Đại Đô (tiếng
Trung: 大都; Wade-Giles:
Ta-tu, nghĩa là "kinh đô lớn", ngày nay là Bắc Kinh)
hay còn gọi là Hãn Bát Lý (Khanbaliq) vào năm sau đó. Kinh đô mùa hè của ông
đặt tại Thượng Đô (tiếng
Trung: 上都, nghĩa là "kinh đô trên", hay Xanadu, gần với Đa Luân
(多伦) ngày nay). Để
thống nhất Trung Quốc[13],
Hốt Tất Liệt bắt đầu một chiến dịch rộng lớn chống lại những lực lượng còn sót
lại của Nam Tống vào năm Chí Nguyên thứ 11 (1274) và cuối cùng tiêu diệt Nam
Tống vào năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), thống nhất toàn bộ Trung Hoa.
Nội Trung Hoa và Mông Cổ[14][15]
được chia thành 10 hành trung thư tỉnh (行中書省) hay hành tỉnh (行省) trong thời kỳ
trị vì của ông với 1 hành thượng thư tỉnh và 1 hành thị lang tỉnh đứng đầu. Bên
cạnh 10 hành tỉnh là khu vực trung tâm (tiếng
Trung: 腹裏 = Phúc Lý), bao gồm phần lớn Hoa Bắc
ngày nay, được coi là khu vực quan trọng nhất của nhà Nguyên và do trung thư
tỉnh tại Đại Đô trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Tây
Tạng cũng do một cơ quan cấp cao khác là Tuyên chính viện (tiếng
Trung: 宣政院) quản lý trực tiếp.
Ông quản lý điều hành công việc triều chính khá tốt, khuyến khích phát
triển kinh tế với việc cho xây dựng lại Đại Vận Hà, sửa chữa các tòa nhà công và mở rộng đường
đi lối lại. Tuy nhiên, chính sách đối nội của Hốt Tất Liệt cũng bao gồm một số
khía cạnh của các truyền thống Mông Cổ cũ, và trong khi Hốt Tất Liệt tiếp tục
công việc trị vì của mình thì những truyền thống này va chạm ngày càng thường
xuyên hơn với kinh tế và văn hóa xã hội Trung Hoa truyền thống.
Năm 1273, ông cho phát hành một loạt mới các giấy bạc được nhà nước bảo
đảm, được sử dụng trong khắp đất nước, mặc dù cuối cùng do thiếu các kỹ năng,
kỷ luật tài chính và lạm phát đã làm cho bước đi này trở thành thảm họa kinh tế
đối với triều đại này trong những năm sau đó. Việc thanh toán được thực hiện
bằng tiền giấy gọi là sáo. Để đảm bảo việc sử dụng nó,
chính quyền Hốt Tất Liệt đã sung công vàng, bạc từ các cá nhân cũng như từ
thương nhân ngoại quốc. Thay vì thế, các thương nhân được nhận giấy bạc do nhà
nước ban hành theo tỷ lệ quy đổi. Điều này giải thích tại sao Hốt Tất Liệt được
coi là người đầu tiên tạo ra tiền pháp định. Giấy bạc làm
cho việc thu thuế và quản lý một đế quốc rộng lớn trở nên dễ dàng hơn trong khi
làm giảm chi phí vận chuyển tiền kim loại[16].
Sau này Gaykhatu (Hải Hợp Đô) của hãn quốc Y Nhi cũng có ý định áp dụng hệ thống này
tại Ba Tư và Trung
Đông, nhưng đã hoàn toàn thất bại và ông này bị ám sát ngay sau đó.
Ông cũng cho phát triển các bộ môn nghệ thuật châu Á và chấp nhận những
khác biệt về tôn giáo, ngoại trừ khi đề cập tới Đạo
giáo. Một số người châu Âu đã từng đặt chân tới đây, đáng chú ý trong số
này có Marco
Polo trong thập niên 1270, người có thể đã từng nhìn thấy kinh đô mùa hè
tại Thượng Đô.
Đối ngoại
Hốt Tất Liệt buộc Cao Ly (Triều
Tiên) phải trở thành chư hầu vào năm 1260. Nhà Nguyên giúp Nguyên Tông (원종) của Cao Ly bình
ổn sự kiểm soát của ông này tại Triều Tiên vào năm 1271. Hốt Tất Liệt cũng có ý
định thiết lập mối quan hệ triều cống với các quốc gia khác, nhưng bị cự tuyệt.
Dưới áp lực từ các cố vấn người Mông Cổ, Hốt Tất Liệt quyết định xâm lăng Nhật
Bản, Myanma,
Đại Việt và Java. Những cố gắng thất bại và tốn kém này, cùng với sự lưu
thông tiền giấy đã gây ra lạm
phát. Tuy nhiên, ông cũng đã buộc các lãnh chúa từ tây bắc và đông bắc phải
đầu hàng, đảm bảo sự ổn định tại các khu vực này.
Xâm lược Nhật Bản
Samurai Suenaga
đối mặt với cung tên của người Mông Cổ. Moko Shurai Ekotoba (蒙古襲来絵詞), khoảng năm
1293.
Hốt Tất Liệt hai lần có ý định xâm chiếm Nhật Bản; tuy nhiên, cả 2 lần,
người ta tin rằng thời tiết xấu hoặc các lỗi kỹ thuật trong chế tạo tàu thuyền
đã phá hủy hạm đội thủy quân của ông. Ý định xâm chiếm thứ nhất diễn ra vào năm
1274, với hạm đội gồm 900 tàu thuyền. Lần xâm chiếm thứ hai diễn ra vào năm
1281, với hạm đội có trên 1.170 thuyền chiến lớn, mỗi chiếc dài tới 73 m
(240 ft). Chiến dịch này được tổ chức không tốt và hạm đội của người Triều
Tiên đã tới Nhật Bản trước hạm đội của nhà Nguyên khá lâu.
Tiến sĩ Kenzo Hayashida, một nhà
khảo cổ học biển, người đứng đầu nhóm điều tra đã phát hiện ra các mảnh vỡ của
hạm đội xâm chiếm lần thứ hai ngoài khơi miền tây Dokdo. Các vật tìm thấy của nhóm này chỉ ra rằng Hốt
Tất Liệt rất vội xâm chiếm Nhật Bản cà cố gắng xây dựng hạm đội hùng mạnh chỉ
trong vòng 1 năm (một công việc mà đúng ra phải mất ít nhất 5 năm). Điều này
buộc nhà Nguyên phải sử dụng mọi loại thuyền có thể, từ những thuyền nhỏ chuyên
chạy trên sông, nhằm đạt được sự sẵn sàng sớm hơn. Quan trọng nhất, người Trung
Quốc, khi đó dưới sự thống trị của Hốt Tất Liệt, buộc phải dựng ra nhiều tàu
thuyền nhanh hơn nhằm đảm bảo góp đủ cơ số tàu thuyền cho cả hai lần xâm chiếm.
Hayashida giả đinh rằng, nếu Hốt Tất Liệt sử dụng các tàu thuyền đi biển tiêu
chuẩn, được chế tạo tốt, với sống thuyền cong để ngăn cản sự lật úp thì thủy quân
của ông có thể đã vượt qua được cuộc hành trình dài này tới Nhật Bản và có thể
đã có khả năng chiếm được đất nước này.
David Nicolle viết trong The Mongol Warlords rằng "Những mất
mát lớn cũng phải gánh chịu khi nói về số thương vong và chi phí vô ích, trong
khi huyền thoại về sự bất khả chiến bại của người Mông Cổ đã bị tiêu tan trong
khu vực Đông Á". Ông cũng viết rằng Hốt Tất Liệt đã có ý định xâm chiếm
lần thứ ba vào Nhật Bản, cho dù phải trả một giá đắt khủng khiếp cho nền kinh
tế cũng như cho tiếng tăm của ông và của đội quân Mông Cổ thiện chiến trong 2
lần xâm lược đầu tiên và chỉ có cái chết của ông cùng sự nhất trí của các cố
vấn về việc không xâm chiếm nữa mới ngăn được ý định lần thứ ba này.
Năm 1293, thủy quân nhà Nguyên bắt được 100 người Nhật từ Okinawa.
Xâm lược Đại Việt
Quân đội nhà Nguyên cũng hai lần xâm chiếm Đại Việt. Lần xâm chiếm đầu tiên (lần thứ hai của đế quốc
Mông Cổ) bắt đầu vào tháng 12 âm lịch năm 1284[17]
khi quân đội Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương Thoát
Hoan (con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt) và A Lý Hải Nha,
vượt qua biên giới và nhanh chóng chiếm được Thăng
Long (nay là Hà Nội) vào đầu tháng 1 âm lịch năm 1285 sau thắng lợi của
đội quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tại Vạn
Kiếp và Phả Lại (đông bắc Thăng Long)[17].
Cùng thời gian đó, đội quân do Toa Đô
chỉ huy sau khi tấn công Chiêm
Thành bằng đường qua Lão Qua cũng di chuyển về phía bắc và nhanh chóng tiến tới Nghệ An
(phía bắc miền Trung Việt Nam ngày nay) vào cuối tháng 1 âm lịch[17],
tại đây đội quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần
Kiện nhanh chóng đầu hàng. Tháng 2 âm lịch, Trần Bình Trọng đánh quân Nguyên tại bãi Đà Mạc, bị
thua và bị giết. Tháng 3 âm lịch, Trần Lộng, Trần Ích Tắc và gia thuộc cũng đầu hàng quân Nguyên.
Tuy nhiên, hai vua Trần và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã thay đổi chiến thuật từ phòng ngự
sang phản công và một lần nữa đánh bại quân Mông Cổ. Tháng 4 âm lịch, tướng Trần Nhật Duật giành thắng lợi trong trận Hàm Tử
(nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Tháng 5 âm lịch, tướng Trần Quang Khải đánh bại Toa Đô
tại Chương Dương (nay thuộc Hà Nội)
và sau đó các vua Trần đã giành thắng lợi trong trận chiến lớn tại Tây Kết nơi
Toa Đô bị giết chết. Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua Trần đuổi
theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư đảng đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một
chiếc thuyền vượt biển trốn thoát[17].
Trong khi đó, đội quân của Thoát
Hoan và Lý Hằng bị Trần Hưng Đạo đánh bại tại Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về
Tư Minh. Lý Hằng bị bắn chết còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát
được[17].
Hốt Tất Liệt đã thất bại trong cố gắng đầu tiên của mình nhằm xâm chiếm Đại Việt.
Lần xâm chiếm thứ hai vào Đại Việt của quân đội nhà Nguyên diễn ra vào cuối năm 1287[17]
và được tổ chức tốt hơn so với lần trước, với việc đưa vào lực lượng thủy quân
lớn hơn và nhiều lương thực thực phẩm hơn. Quân đội Mông Cổ, dưới sự chỉ huy
của Thoát Hoan, tiến tới Vạn Kiếp và hội quân tại đây với quân đội của Ô Mã Nhi
và quân Nguyên cũng nhanh chóng giành được thắng lợi ban đầu rồi xuôi dòng về
phía đông. Thủy quân của nhà Nguyên nhanh chóng giành được thắng lợi tại Vân
Đồn (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) nhưng thuyền chở lương thực, thực
phẩm nặng nề đi sau lại bị tướng Trần Khánh Dư đánh tan[17].
Kết quả là quân Mông Cổ tại Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm trầm
trọng. Không có lương thực, thực phẩm tiếp tế, Thoát Hoan buộc phải rút quân
khỏi Thăng Long về Vạn Kiếp. Các nhóm bộ binh của nhà Trần được lệnh tấn công
quân đội Mông Cổ tại Vạn Kiếp.
Đầu tháng 3 âm lịch năm 1288 thủy quân của Ô Mã Nhi tiến tới sông Bạch Đằng để đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy[17].
Một đội thủy quân nhỏ của Đại Việt ra khiêu chiến và nhanh chóng rút lui để nhử
thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc nhọn. Quân Nguyên trúng kế và rơi vào trận địa
mai phục sẵn của Đại Việt. Hàng nghìn thuyền nhẹ của Đại Việt từ hai bên bờ
nhanh chóng xuất hiện, tấn công dữ dội và đánh tan sức kháng cự từ quân Nguyên.
Quân đội Mông Cổ cố gắng rút lui ra biển trong sự hoảng loạn. Bị va phải cọc,
thuyền của họ bị vỡ hay mắc kẹt, nhiều thuyền bị chìm. Quân Nguyên phải nhảy
xuống sông để bơi vào bờ, bị chết đuối rất nhiều. Các tướng như Áo Lỗ Xích, Ô Mã
Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp v.v bị bắt sống. Cùng
thời gian đó, quân đội Đại Việt liên tục tấn công và đánh tan đội quân của
Thoát Hoan trên đường rút chạy qua Lạng
Sơn. Cố gắng lần hai của Hốt Tất Liệt trong việc xâm chiếm Đại Việt cũng tan thành mây khói.
Mặc dù các thất bại này đã kết thúc giấc mơ của Hốt Tất Liệt trong việc mở
rộng lãnh thổ về phía nam, đặc biệt nhằm để kiểm soát con đường gia vị. Tuy nhiên
trong giai đoạn 1288-1293, các quốc gia như Đại Việt, Chiêm
Thành và Sukhothai
đều lần lượt công nhận uy quyền tối cao của Hốt Tất Liệt để tránh xảy ra chiến
tranh thêm nữa.
Cuối đời
Lãnh thổ nhà Nguyên khi Hốt Tất Liệt chết, năm 1294
Hốt Tất Liệt ban đầu có ý định đưa con trai thứ hai là Chân Kim (真金) làm người kế
vị ông. Chân Kim đã trở thành người đứng đầu của trung thư tỉnh và tích cực
điều hành công việc triều chính theo kiểu Nho giáo.
Thật không may, Chân Kim chết năm 1285, 9 năm trước khi Hốt Tất Liệt qua đời.
Mặt khác, Hốt Tất Liệt cũng bị bệnh
gút nặng trong những năm cuối đời. Ông tăng cân nhanh vì ưa thích ăn các
món đặc sản nguồn gốc động vật. Điều này làm gia tăng nhanh lượng purin trong máu của ông, dẫn tới việc
làm trầm trọng thêm các vấn đề với bệnh gút và cuối cùng dẫn tới cái chết năm
1294. Việc ăn quá nhiều của ông có thể có liên quan tới cái chết của bà vợ yêu
quý nhất của ông cũng như của người ông đã chọn làm người kế vị là Chân Kim.
Trước khi chết năm 1294, Hốt Tất Liệt đã chọn con trai của Chân Kim là Thiết Mộc Nhĩ làm thái tử và ông này đã trở thành
vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyên, tức là Nguyên Thành Tông.
|
Tài liệu cuả Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia):
Kublai was the fourth son of
Tolui, and his second son with
Sorghaghtani Beki. As his grandfather
Genghis Khan advised, Sorghaghtani chose a
Buddhist Tangut woman as her son's nurse, whom Kublai later honored highly. On his way home after the
conquest of the
Khwarizmian Empire, Genghis Khan performed a ceremony on his grandsons Möngke and Kublai after their first hunt in 1224 near the
Ili River.
[9] Kublai was nine years old and with his eldest brother killed a rabbit and an antelope. His grandfather smeared fat from killed animals onto Kublai's middle finger in accordance with a Mongol tradition.
After the
Mongol–Jin War, in 1236,
Ögedei gave
Hebei Province (attached with 80,000 households) to the family of Tolui, who died in 1232. Kublai received an estate of his own, which included 10,000 households. Because he was inexperienced, Kublai allowed local officials free rein. Corruption amongst his officials and aggressive taxation caused large numbers of Chinese peasants to flee, which led to a decline in tax revenues. Kublai quickly came to his
appanage in Hebei and ordered reforms. Sorghaghtani sent new officials to help him and tax laws were revised. Thanks to those efforts, many of the people who fled returned.
The most prominent, and arguably most influential, component of Kublai Khan's early life was his study and strong attraction to contemporary
Chinese culture. Kublai invited Haiyun, the leading Buddhist monk in North China, to his
ordo in Mongolia. When he met Haiyun in Karakorum in 1242, Kublai asked him about the philosophy of Buddhism. Haiyun named Kublai's son, who was born in 1243,
Zhenjin (True Gold in English).
[10] Haiyun also introduced Kublai to the former
Taoist and now Buddhist monk, Liu Bingzhong. Liu was a painter, calligrapher, poet, and mathematician, and he became Kublai's advisor when Haiyun returned to his temple in modern
Beijing.
[11] Kublai soon added the
Shanxi scholar Zhao Bi to his entourage. Kublai employed people of other nationalities as well, for he was keen to balance local and imperial interests,
Mongol and
Turk.
Victory in North China
Portrait of young Kublai by
Anige, a Nepali artist in Kublai's court
In 1251, Kublai's eldest brother
Möngke became Khan of the Mongol Empire, and Khwarizmian
Mahmud Yalavach and Kublai were sent to China. Kublai received the
viceroyalty over North China and moved his ordo to central
Inner Mongolia. During his years as viceroy, Kublai managed his territory well, boosted the agricultural output of
Henan, and increased social welfare spendings after receiving
Xi'an. These acts received great acclaim from the Chinese warlords and were essential to the building of the Yuan Dynasty. In 1252, Kublai criticized Mahmud Yalavach, who was never highly valued by his Chinese associates, over his cavalier execution of suspects during a judicial review, and Zhao Bi attacked him for his presumptuous attitude toward the throne. Möngke dismissed Mahmud Yalavach, which met with resistance from Chinese Confucian-trained officials.
[12]
In 1253, Kublai was ordered to attack
Yunnan, and he asked the
Kingdom of Dali to submit. The ruling Gao family resisted and killed Mongol
envoys. The Mongols divided their forces into three. One wing rode eastward into the
Sichuan basin. The second column under Subutai's son Uryankhadai took a difficult route into the mountains of western Sichuan.
[13] Kublai went south over the grasslands and met up with the first column. While Uryankhadai travelled along the lakeside from the north, Kublai took the capital city of
Dali and spared the residents despite the slaying of his ambassadors. Duan Xingzhi, the last king of Dali, was appointed by
Möngke Khan as the first
local ruler; Duan accepted the stationing of a pacification commissioner there.
[14] After Kublai's departure, unrest broke out among certain factions. In 1255 and 1256, Duan Xingzhi was presented at court, where he offered Mengu, the Yuan Emperor Xienzhong, maps of Yunnan and counsels about the vanquishing of the tribes who had not yet surrendered. Duan then led a considerable army to serve as guides and vanguards for the Mongolian army. By the end of 1256, Uryankhadai had completely pacified
Yunnan.
[15]
Kublai was attracted by the abilities of
Tibetan monks as healers. In 1253 he made
Drogön Chögyal Phagpa, of the
Sakya order, a member of his entourage. Phagpa bestowed on Kublai and his wife,
Chabi (Chabui), a
Tantric Buddhist initiation. Kublai appointed
Uyghur Lian Xixian (1231–1280) the head of his pacification commission in 1254. Some officials, who were jealous of Kublai's success, said that he was getting above himself and dreaming of having his own empire by competing with Möngke's capital
Karakorum (Хархорум). The Great Khan Möngke sent two tax inspectors, Alamdar (Ariq Böke's close friend and governor in North China) and Liu Taiping, to audit Kublai's officials in 1257. They found fault, listed 142 breaches of regulations, accused Chinese officials and executed some of them, and Kublai's new pacification commission was abolished.
[16] Kublai sent a two-man embassy with his wives and then appealed in person to Möngke, who publicly forgave his younger brother and reconciled with him.
The Taoists had obtained their wealth and status by seizing
Buddhist temples. Möngke repeatedly demanded that the Taoists cease their denigration of Buddhism and ordered Kublai to end the clerical strife between the Taoists and Buddhists in his territory.
[17] Kublai called a conference of Taoist and Buddhist leaders in early 1258. At the conference, the Taoist claim was officially refuted, and Kublai forcibly converted 237 Taoist temples to Buddhism and destroyed all copies of the Taoist texts.
[18][19][20][21] Kublai Khan and the
Yuan dynasty clearly favored
Buddhism, while his counterparts in the
Chagatai Khanate, the
Golden Horde, and the
Ilkhanate later converted to Islam at various times in history - Berke of the Golden Horde being the only Muslim during Kublai's era (his successor did not convert to Islam).
In 1258, Möngke put Kublai in command of the Eastern Army and summoned him to assist with an attack on Sichuan. As he was suffering from gout, Kublai was allowed to stay home, but he moved to assist Möngke anyway. Before Kublai arrived in 1259, word reached him that Möngke had died. Kublai decided to keep the death of his brother secret and continued the attack on
Wuhan, near the
Yangtze River. While Kublai's force besieged
Wuchang,