Dieses Blog durchsuchen

Montag, 31. August 2015

Nam Giao -Ni & Na -my sweet nieces-Album Italia Summer 2015

MN: meinen süßen Nichten-Nam Giao Ni & Na Album-Italien Sommer 2015 ! :)

                          


                                  

Album Nam Giao ! :)


Ni & Na thả diều-làm bằng gấy báo ! :-)
                                  
                                    

                      con diều VN bằng giấy báo trên bầu trời hải ngoại ! :-)

Phỏng Vấn võ sỹ vô địch thế giới-Lê Cung(Cung Le) đánh gục tên v.s tàu cộng tại xứ sở của chúng

MN:Phỏng vấn võ sỹ vô địch thế giới-Lê Cung(Cung Le) đánh gục tên tàu cộng tại xứ sở của chúng !
MN trích 1 đoạn trong Asia 44-Mùa hè rực rỡ:






 theo tài liệu Bách khoa toàn thư (Wikipedia)
Größe 1.78 cm
Gewicht 84 kg
Nationalität  VNCH & Hoa kỳ
Geburtsdatum 25. Mai 1972
Geburtsort Saigon,  Vietnam
Kampfstil San Shou, Kickboxen, Taekwondo

Sonntag, 30. August 2015

con tim thứ hai” của cơ thể: Bàn chân

MN: đọc trong  E-mail của bạn ! :)

 con tim thứ hai” của cơ thể: Bàn chân


 
Ảnh hưởng của chân lên các cơ quan khác trong cơ thể (nguồn: internet)

Hàng ngày bạn tiêu tốn thời gian để dưỡng da, tập thể thao, thiền, yoga…với mục đích giữ gìn cơ thể khỏe mạnh nhưng lại bỏ quên đôi chân, nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể của cả ngày.
Chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não. Tất cả máu lưu thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch máu dưới chân. Bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt , cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh được bệnh tật. Mà chân lại là nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung nhiều huyệt đạo, nên giữ cho khí huyết lưu thông ở chân rất quan trọng.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giúp khí huyết lưu thông ở chân một cách hiệu quả.
1. Để bàn chân được tự do
Hàng ngày khi đi làm, đi học, bàn chân đều được bọc kín trong tất, giày làm mồ hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn.
Lúc ở nhà, nên đi chân trần, như vậy các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động, giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu dễ mỏi.
Theo Trung y, khi chân trần tiếp đất cũng là lúc cơ thể và mặt đất cân bằng âm dương, giúp cơ thể giải phóng những khí dương dư thừa và bổ sung tính âm còn thiếu.
2. Ngâm chân bằng nước ấm
Chân có hệ thống mạch máu phức tạp và dày đặc, là nơi phần lớn máu của cơ thể tập trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua. Vì vậy chân được mệnh danh là trái tim thứ hai, tuy nhiên trái tim này ở xa trung tâm và dễ bị nhiễm lạnh nhất. Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu.
Vì vậy ngâm chân bằng nước ấm vào ban đêm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Nước ấm giúp mạch máu nỡ ra, giúp cơ thể trao đổi chất được nhiều hơn.
Cách thức: Ngâm chân với lượng nước ấm vừa phải từ 40-50 độ C, nước ngang mắt cá chân , ngâm từ 5-10 phút trước khi đi ngủ. Có thể rắc 1 chút muối, có tác dụng diệt khuẩn, sẽ giúp làm sạch bề mặt da và các khoé móng. Sau khi ngâm nhớ lau thật khô bàn chân cũng như khoé móng.

Ngâm chân bằng nước ấm (nguồn: internet)
3. Tắm nắng cho chân
Cũng giống như ngâm chân bằng nước ấm, tắm nắng cho chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để sưởi ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, trao đổi chất hiệu quả. Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng.
Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30 phút, các chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được phát huy dồi dào.
Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương v.v.
4. Massage chân
Như đã trình bày ở trên, chân là nơi tập trung của hầu hết các đường kinh mạch lớn của cơ thể, và tập trung nhiều huyệt quan trọng bổ trợ cho ngũ tạng. Vậy nên xoa bóp, bấm huyệt giúp kinh mạch lưu thông, có thể gián tiếp điều chỉnh những bất ổn hay thiếu xót trong cơ thể, tránh được bệnh tật.
Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì massage toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút.
                                     

Massage chân bảo vệ sức khỏe (nguồn: internet)
5. Vận động ngón chân tốt cho bao tử
Các nhà y học Nhật bản gần đây đã nghiên cứu và phát hiện, thường xuyên vận động ngón chân có thể làm mạnh khỏe bao tử. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của bao tử cũng nằm ở vị trí đốt ngón chân. Vì vậy, chúng ta nên luyện tập ngón chân thứ 2 và thứ 3 giúp 2 ngón có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng bao tử mạnh, khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc. Người có chức năng dạ dày yếu thì nên thường xuyên luyện tập các ngón chân.
Cách làm rất đơn giản mỗi ngày bất cứ khi nào rảnh bạn cho các ngón chân cử động, dùng 2 ngón thứ 2 và 3 gắp đồ… Cứ luyện tập dần dần như vậy chức năng của bao tử sẽ mạnh dần lên.
6. Đấm chân luyện tập sức khỏe
Sau mát xa, ngâm chân nước ấm thì đấm chân cũng là 1 cách tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông.
Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái, làm cho chúng ta có cảm giác nhức, tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.
7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi
Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt
Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ.
                             

Massage chân bằng bóng tennis (nguồn : internet)
9. Ấm chân phòng bệnh
Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió. Nếu bạn bị nghẹt mũi, cảm lạnh, có thể dùng dầu gió thoa một ít ở lòng bàn chân, cũng là 1 cách giữ ấm và chữa bệnh hiệu quả.
                                   

Giữ ấm đôi chân trong mùa đông (nguồn: internet)
10. Chăm sóc chân đuổi bệnh
Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Để tránh trường hợp này chúng ta có thể thường xuyên cắt móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong.
Qua 10 phương pháp đơn giản trên bạn đã có thể chăm sóc bàn chân để cơ thể khỏe mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, massage chân trước khi đi ngủ.
Chúc bạn luôn có 1 sức khỏe tràn trề.
Thư Hùng (tổng hợp)


Samstag, 29. August 2015

Thuyền nhân tỵ nạn Cộng sản (Boatpeople )

MN năm 2015 là năm cuả những nguời  thuyền nhân tỵ nạn(Boatpeople )khắp nơi trên thế giới ! nơi mà con nguời không sống nổi vì nhiều lý do khác nhau nhưng cùng hoàn cảnh ,khi mà họ bị chính quyền hà hiếp xua đuổi hay bắt bớ ,giết hại! nhân cơ hội này MN xin gởi đến một đoạn Video trong cuốn Asia 44-mùa hè rực rở  về những đồng bào vuợt biển tìm tự do ,đồng bào chúng ta phải bỏ nuớc ra đi vì chế độ áp bức tàn ác ,thù hằn ngu xuẫn của bọn cộng sản Bắc Việt trong thập niên 1975-1990 !


Cảnh lều chõng đi thi ở Việt Nam thời Chúa Nguyễn

MN:đọc theo email cuả bạn !




Cảnh lều chõng đi thi ở Việt Nam thời Chúa Nguyễn


Nho sinh phải mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành.

Giáo dục khoa cử ở Việt  Nam  có từ thời nhà Lý, kì thi đầu tiên vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Đến năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn, dù là một triều đại trong thời kì cận đại nhưng nhà Nguyễn vẫn duy trì Nho học bởi tư tưởng Nho giáo vẫn còn là công cụ cai trị hữu hiệu cho một triều đình phong  kiến.


Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 đều có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học.
                                                


Thầy đồ làng


Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng, còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

                             



Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan Giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi Đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi.

Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu và tư nghiệp.
                                         


Trường Quốc học Huế

Về tổ chức khoa thi, đời vua Gia Long chỉ tổ chức thi Hương, nhưng đến đời vua Minh Mạng khoa cử được chỉnh đốn lại và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ.

Vua Minh Mạng cũng ra thêm học vị Phó bảng năm 1829 để chọn đỗ thêm người. Đặc biệt, việc thay đổi thời này là việc bỏ Đệ nhất giáp, học vị Trạng Nguyên, Bảng nhãn không còn trên khoa bảng nữa. Những thay đổi ở đời Minh Mạng kéo dài mãi đến năm 1919, thể chế khoa bảng chính thức bị bãi bỏ.
                                                      


                                     



Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược ở nước ta, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương, cách tổ chức thi cử,giáo dục từ đó cũng thay đổi theo. Trong giai đoạn đầu (1862-1917) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có sự tồn tại song song giữa một chế độ khoa cử kiểu Nho giáo, và chế độ giáo dục của Pháp ở Nam Kỳ.

Như vậy, nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng áp dụng hình thức thi cử theo lối nho giáo tồn tại cả ngàn năm. Cùng nhìn lại khoa cử, giáo dục thời Nguyễn:
                                


Nho sĩ thời Nguyễn


Trường thi Nam Định năm 1897.



Cảnh lều chõng đi thi.





Giám khảo coi thi.


Bảng vàng.



Sĩ tử và thân nhân nghe xướng danh.



Tổng đốc thay mặt nhà vua ban yến tiệc cho các tân khoa.


Tân khoa dự tiệc.


Tân khoa dạo phố
final
  ! :)
Lê Trang - Hữu Phước