Thành tích cuả bọn Cộng Sản Hà Nội:Bán Nuớc từ năm 1945....đến 2016
Việc bán nước Việt Nam đã có từ thời Hồ Chí Minh, ngày
nay đảng CSVN tiếp tục lộ trình còn lại. Mối quan hệ đồng đảng
Việt-Trung, anh nói em nghe, đặc biệt Hồ Chí Minh tự ý dâng cống phẩm, gồm rừng,
núi, biên giới, biển Đông, những nơi chiến lược trọng yếu, thành trì phòng thủ
tối quan trọng với khả năng bảo vệ đất nước Việt Nam. Ấy mà nhân dân Việt
Nam nào có hay, phần lãnh thổ, lãnh hải đã bị mất trong thầm lặng.
Lần thứ nhất (1), Hồ Chí Minh tận tay
trao lãnh thổ, lãnh hải cho nhà Hán:
‒ Năm 1953, nhượng khu vực Trà Mần và Suối
Lũng, huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, tại cột mốc biên giới số
136-137. Và nhượng đất cho Trung Quốc đưa dân xâm cư với tên xã mới
"Si Lũng" sâu trong lãnh thổ Việt Nam.
‒ Năm 1955, nhượng 300 mét, xây dựng đoạn
đường sắt khu vực Hữu Nghị Quan, từ biên giới Trung-Việt đến Yên Viên, gần Hà
Nội. Cùng năm ấy, nhượng thêm vùng đất của xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng
thuộc tỉnh Lạng Sơn trên 3,100 km, chiều sâu 0,500 km.
‒ Năm 1956, nhượng đất xã Trình Tường,
huyện Ðông Hưng để Trung Quốc lập công xã "Ðồng Tâm", và sau đó sáp
nhập vào khu tự trị Choang-Quảng Tây.
Hồ Chí Minh tiếp tục thầm lặng nhượng thêm đất, và san
bằng núi Khâu Thúc tại xã Thanh Loa thuộc huyện Cao Lộc, phá hủy ba cột mốc
biên giới số 25, 26, 27. Cùng năm, nhượng xã Khẳm Khau thuộc tỉnh Lạng Sơn,
Trung Cộng phá hủy hai cột mốc biên giới số 17-19.
Nhượng thêm Khu vực xã Nặm Chay thuộc tỉnh Hà Tuyên, phá hủy hai cột mốc biên giới số 2-3. Tiếp theo nhượng đất của tỉnh Hoàng Liên Sơn, chiều dài hơn 4 km, sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 1 km; diện tích hơn 300 héc ta. Nhượng đất còn hơn cả "tằm ăn dâu", gồm hai thôn Minh Tân, Tả Lũng và một làng Phù Phìn, thuộc tỉnh Cao Bằng, phá hủy cột mốc biên giới số 14.
‒ Năm 1957, nhượng quặng mõ than chì từ
thị trấn Ái Ðiểm, Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, đến xã Bình Mãng và xã Sóc Giang,
tỉnh Cao Bằng, phá hủy thêm hai cột mốc biên giới số 43-114, và khu vực Phia Un
hai cột mốc số 94-95, thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nhượng thêm 500 mét
biên giới trên đỉnh núi Phia Un, khu vực Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đất của ba
xã Kùm Mu, Kim Ngân, Mẫu Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng mất trắng, phá hủy bốn cột mốc
biên giới số 136, 41, 42, và 43 thuộc tỉnh Lạng Sơn, chiều dài 2,5 km, diện
tích gần 1.000 héc ta đã hoà tan vào đất Hán. Khu vực Nà Pảng, Kéo Trình
thuộc tỉnh Cao Bằng, phá hủy ba cột mốc số 29, 30, 31, chiều dài 6,450 km, sâu
vào lãnh thổ Việt Nam 1,300 km; diện tích gần 200 héc ta, nay thuộc về Trung
Quốc.
‒ Ngày 14/9/1958 Công hàm Phạm Văn Đồng,
nhượng vùng biển Đông.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Xinhua.
‒ Năm 1967-1968, nhượng cho Trung Cộng xóm
dân Mèo, tại khu vực giữa cột mốc biên giới số 2 và số 3, thuộc xã Nậm Chảy,
huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn, với tên mới "Sìn Sài Thàng"
sáp nhập vào tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Lần thứ hai, ĐCSVN bán nước cho Trung
Cộng.
Hồ Chí Minh qua đời đã để lại cho đảng
CSVN bản sao cung cách ứng xử của một trung thần đối với Bắc triều, và tiếp tục
nhượng lãnh thổ:
‒ Năm 1974 cho phép Trung Cộng phá đường
biên giới của Công ước Pháp˗Thanh 1887, xây dựng công xưởng, lập công xã trong
lãnh thổ Việt Nam.
‒ Ngày 29/2/1976, nhượng cho Trung Quốc,
khu vực thác Bản Giốc xây dựng đập nước bằng bê tông cốt sắt, ngang qua nhánh
sông Cồn Pò Thoong trên sông Qui Thuận. Sau hội nghị Thành Đô, Trung Cộng
sửa lại thác Bản Giốc thay vào cột mốc biên giới số 53, tại xã Ðàm Thủy, huyện
Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng.
‒ Tháng 10/1976 đến 1977, nhượng khu vực
huyện Trà Lĩnh, giữa cột mốc số 63-65, thuộc tỉnh Cao Bằng, và hai (2) cột mốc
1-2, tại Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên có chiều dài 7 km, sâu vào đất Việt Nam
3 km.
‒ Ngày 18/1/1974, Trung Cộng chính thức
xăm chiếm khu vực hình chữ nhật giữa vĩ tuyến 18 độ-20 độ, kinh tuyến 107
độ-108 độ, độc quyền khai thác tài nguyên, dầu khí và đánh bắt cá trong Vịnh
Bắc Bộ.
‒ Ngày 15/8/1974, tiến hành đàm phán tại
Bắc Kinh, theo Công ước Pháp Thanh 1887. Điều 2, đã ghi chép rõ:
"Kinh tuyến Pa-ri 105 độ 43’ kinh độ Đông (nghĩa là kinh tuyến Grin-uých
108 độ 03’13") được xem đường biên giới giữa hai nước trong Vịnh Bắc
Bộ. Đảng CSVN rộng tay đã nhượng cho Trung Quốc Vịnh Bắc Bộ.
Lần thứ ba, ĐCSVN bán nước cho Trung
Cộng.
‒ Ngày 17/2/1979, Chiến tranh giữa
đồng đảng Việt-Trung Cộng tranh quyền anh hùng CS, kẻ ảnh hưởng Đông Dương,
người chỉ đạo CS quốc tế. Nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam với 60 vạn quân gồm 11 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc
lập, hơn 500 xe tăng và thiết giáp, hơn 700 máy bay các loại. Tiến đánh
vào 6 tỉnh của Việt Nam giáp với Trung Quốc, gồm Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Hà
Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
‒ Ngày 2/4/1984-1990. Trung Quốc cho
20 Sư đoàn chiếm dãy núi Lão Sơn.
‒ Ngày 3/9/1990, Hội Nghị Việt Nam-Trung
Cộng tại Thành Đô Tứ Xuyên đảng CSVN, nhượng toàn bộ vùng núi biên giới Tây
Bắc, Đông Bắc và vịnh Bắc Bộ cho Trung Cộng. Để tiếp tục tồn tại, đảng
CSVN cho ra đời khái niệm "Còn đảng còn mình". Cho phép đời sau
của đảng tiếp tục sinh tồn theo gương triều cống Hồ Chí Minh.
Hội nghị Thành Đô Tứ Xuyên 1990 đã xác nhận, đảng CSVN
dâng cho Trung Cộng 16 thị trấn từ Tây Bắc đến Đông Bắc thuộc 6 tỉnh, gồm Lai
Châu, Lào Cai, Hà giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vịnh Bắc Bộ.
Chiếu theo bản đồ biên giới những phần đất lãnh thổ biên giới của Việt Nam, hoà
tan vào Trung Quốc gồm những thị trấn như sau:
1 ˗ 江檳城 Giang Thành. 2 ˗ 春祿 Wenshan Xuân Lộc - Vân Nam Trung Quốc. 3 ˗ 金平 Kim Bình. 4 ˗ 哈口Hà Khẩu và Lão Sơn (崂山 - Laoshan). 5 ˗ 马关 Mã Quan. 6 ˗ 马红巴 Ma Hồng Ba. 7 ˗ 富头 Phú Trụ. 8 ˗ 班巴 Ban Ba. 9 ˗ 欄西 Thanh Tây. 10 ˗ 大新 Đại Tân. 11 ˗ 南头 Nam Trụ. 12 ˗ 洲 Long Châu. 13 ˗ 头明 Trụ Minh. 14 ˗ 吧墙 Thanh Tường. 15 ˗ 尊供 Tôn Cung. 16 ˗ 東興 Đông Hưng. Ngày nay biên giới của 16 địa danh
này, Trung Cộng mở cửa khẩu khai thác kinh tế Việt Nam.
Lần thứ tư (4), ĐCSVN bán nước cho Trung
Cộng.
Ngày 19˗21/6/2013. Đánh dấu trang
lịch sử mới của đảng CSVN, và trước đó đảng ra chỉ thị "mọi việc đều có
đảng lo", người dân rờ mó vào sẽ bỏng tay. Chỉ có đảng mới được
quyền bán nước trên 10 văn kiện. Ông Trương Tấn Sang đã hạ "bút sa
gà chết", không cần biết đến tinh thần kiên định bảo vệ đất nước của Cha
Ông ta ngày xưa.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đi công
tác đảng, dưới mỗi bước chân ông đi qua, đều in đậm bản đồ của từng mãnh đất
cho phép Trung Quốc khai thác toàn diện (tự do) Việt Nam, còn trình tấu chi
tiết hơn về nội dung của bản kế hoạch khai thác sức sản xuất, nguồn lợi của
đất, của biển, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, và sinh hoạt của người dân Việt
Nam. Từ nay 10 văn kiện Việt Nam ký kết với Trung Cộng, đã hưởng ứng tinh
thần "Ngu công di sơn" của Mao Trạch Đông, và Chủ tịch nước Trung
Cộng Tập Cận Bình sắp đặt một sân chơi mới, đưa đất nước Việt Nam vào kế hoạch
khai thác vô tư.
Sau ngày ký kết 10 văn kiện cho phép Hán
Triều khai thác toàn diện, Tập Cận Bình tuyên bố trước đảng :
‒ "某些慢性睡眠越南,内陆南中国海与波,没有土地 (Mỗ tá mạn tính thụy
miên Việt Nam, nội lục Nam Trung Quốc hải dư ba, một hữu thổ địa) - Nhất định
Việt Nam ngủ triền miên, từ nội địa đến biển Nam Trung Quốc không còn "đất
bằng sóng dậy".
Ngày nay Việt Nam mất nước là chuyện nhỏ,
đảng CSVN xin gia nhập làm thành viên một chi bộ đảng Trung Cộng mới là chuyện
vinh quang!. Đảng CSVN vờ như không thấy một sự bất biến từ cổ chí kim
Trung Quốc chưa bao giờ chân thực với bất cứ lân bang nào, Việt Nam cũng không
ngoại lệ! Đảng CSVN mở cửa cho phép Trung Cộng tiến hành tàn phá tài nguyên đất
nước và cướp sức lao động của người dân Việt, khai thác từ trên mặt đất, đến
cày sâu dưới lòng đất không bỏ qua nơi nào, và vùng 120 hải lý biển Đông của
Việt Nam nay đã thuộc Trung Cộng. Họ độc quyền khai thác nên ngư dân Việt
Nam không còn biển sống; khi ra khơi đương nhiên bị trừng trị bởi Ngư giám, Hải
giám và Cảnh sát biển của Trung Cộng.
Việt Nam lại thêm bất hạnh gặp phải lãnh
đạo đảng nhà nước thiếu tầm nhìn, đem họng súng bắn vào dân tộc Việt Nam bằng
10 văn kiện khai thác toàn diện.
Huỳnh Tâm