Dieses Blog durchsuchen

Sonntag, 15. September 2013

Minh Canh & Le Thuy_ TA AO CUOI -CLVN. info


Duyên Quê - Minh Cảnh & Lệ Thủy


Thuyền không..




Thuyền không..


Thuyển ai đậu bến sông này
Như chờ ai đó bước dần hư không!
Dấu chân ngàn dặm hoang đường
Bước qua song ấy thoát vòng biệt ly
Dấu châu đi, mõi gót về
Cho anh thương vọng cõi lòng bi ai
Sao không thoát kiếp hinh hài
Đi về cõi đó lòng trần còn đây
Thuyền oi đứng đợii lâu rồi
Nhủ chờ ai đó đang còn vấn vương
Vấn vương chi, lệ hai hàng
Ta về cõi do bẽ bàng thương ai…
Tiếng chuông vang vọng trên cao
Giục ta hóa kiếp lên thuyền hư không

(Mây Ngàn thao but 23.40 05Sept.2012) viet luc dang nghe kinh cua Tay tang(tibet):Tibetang Singing Bowl Meditation
Ps: theo tich Phật con thuyền không đáy mà Đường Tam Tạng khi thinh kinh từTây Tạng(Tibet) về, Phật co nói : hãy bước lên thuyền! ,Đuờng Tam Tạng lúc đầu lưỡng lự không dám bước lên vi thuyền không đáy,nhưng sau dó ngài bước lên thuyền ,và thành Phật!

Ai Lên Xứ Hoa Đào


Đây Thôn Vĩ Dạ-V K


Những bài ca cuả các ca sỹ mến thuơng cuả Sài Gòn thuở xưa -Đây thôn Vĩ Dạ


Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng

 

Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng

Bánh num, bánh num chô, bánh num khnhây, bánh num niêng thôn... là những loại bánh độc đáo của người Khmer ở Sóc Trăng mà bạn không thể bỏ qua khi đến nơi này.

Chiếm gần 30% dân số của tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khmer có phong tục, tập quán và nền văn hóa nghệ thuật dân tộc độc đáo. Về mặt ẩm thực, những món ăn đặc trưng của người Khmer ở Sóc Trăng cũng rất phong phú, đặc biệt là các món bánh cổ truyền.
Bánh num còn khuyên của người Khmer được Việt hóa thành bánh rế. Bánh được làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp - mỗi thứ trọng lượng bằng nhau - vo sạch, để ráo rồi rang riêng từng loại.
Khi rang để lửa nhỏ, khi các loại hạt vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn đều, xay thành bột rồi cho vào nước đường thốt nốt đã thắng kẹo lại, quậy đều, xong nắn thành hình tròn giống như cái rế. Lấy bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ xay để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái rế nhúng vào rồi chiên giòn với dầu hoặc mỡ.
Bánh vàng, vớt ra để ráo, ăn giòn, thơm và ngon. Num cọp thnô tiếng Khmer có nghĩa là bánh hột mít, được làm từ đậu xanh nấu mềm, đãi vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với đường thốt nốt. Sau đó vắt từng viên như hột mít, lăn vào lòng đỏ trứng vịt, trứng gà, đem chiên giòn.
Còn loại bánh num chô có nghĩa là… bánh ăn trộm! Bánh làm bột bằng gạo thật nhuyễn - bột càng nhuyễn, bánh càng nổi. Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột gạo vào quậy đều rồi đem nắn từng cái hình tròn hay vuông, lớn nhỏ tùy ý, bỏ vào chảo mỡ chiên. Bánh sẽ nổi lớn như bánh tiêu của người Tiều (Triều Châu).
Bí quyết độc đáo của loại bánh này nằm ở lượng đường ngào, nếu không ngọt thì bánh sẽ tan trong chảo chiên, ngược lại ngọt quá bánh sẽ chai, không nổi, ăn không ngon.
Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng 1
Bánh gừng
Num khnhây hay bánh gừng được làm bằng nếp vo sạch, để ráo rồi xay hay giã thành bột thật nhuyễn giống như làm bánh ăn trộm, xong đem phơi khô. Lòng trắng trứng vịt đánh thật nổi rồi cho bột vào quậy sền sệt, nắn thành hình củ gừng (hoặc hình cá, chim, cua, tôm…).
Đem chiên bánh cho đến khi nở lớn rồi ngào với nước đường thốt nốt. Bí quyết để có bánh gừng ngon là lượng bột cho vào lòng trắng trứng sao cho vừa phải và khi chiên phải trở bánh qua lại thật đều tay.
Thêm nữa, bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Bánh gừng thường không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer.
Cũng có mặt trong ngày cưới của người Khmer là bánh num niêng thôn, hay còn gọi là bánh tơ hồng, được làm bằng lòng đỏ trứng vịt trộn đường thốt nốt, kéo sợi rồi thả vào chảo mỡ nóng, khi chín dùng đũa quấn thành lọn tréo nhau.
Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng 2
Bánh ống ăn với dừa nạo, muối đậu
Để làm bánh ống - loại bánh dân dã của người Khmer, phải có khuôn bánh làm bằng ống tre dài cỡ 20cm, đáy là một đồng xu, gắn với chiếc que nhú lên. Bột gạo xay mịn trộn với đường, nước cốt dừa, nước lá dứa để bánh có màu xanh nhẹ và có hương thơm.
Cho hỗn hợp bột đã trộn vào ống, đặt ống thẳng đứng trong nồi, chưng cách thủy chừng hai phút bánh đã chín. Khi bánh chín kéo chiếc que lên, đặt bánh vào miếng lá chuối.
Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng 3
Làm bánh ống
Bánh ống ăn kèm dừa nạo, muối mè hoặc đậu phộng giã nhỏ. Bí quyết làm bánh ngon ở chỗ bột nếp trộn đường và nước cốt dừa sao cho không quá ngọt, khi bánh chín vừa dẻo vừa xốp.
Ngoài các loại bánh kể trên, người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long còn có đặc sản cốm dẹp. Khi tiết trời se lạnh (từ tháng 11 Âm lịch), người Khmer chọn loại nếp ngon - thường là nếp bà bóng, nếp mỡ - vừa gặt về, rang trong nồi đất cho vừa chín tới rồi giã trong cối bồng (cối làm bằng gỗ, lòng hẹp và sâu, khi giã cần hai người đứng đối mặt).
Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng 4
Rang lúa trong cà ràng để làm cốm dẹp
Cốm mới giã rất giòn và dẻo, ngâm vào nước dừa cứng cạy (có độ cay nồng) khoảng vài tiếng đồng hồ cho mềm. Nạo cơm dừa khô vừa rám vỏ trộn chung vào cốm và đường thốt nốt, để thêm ít giờ nữa cho cốm thấm ăn mới ngon.
Muốn để ăn lâu ngày hoặc đem làm quà, người ta lấy cốm dẹp trộn với đậu xanh nấu nhừ tán nhuyễn để nguội, trộn thêm ít đường thốt nốt để làm nhân bánh tét cốm dẹp. Cốm dẹp là món ăn không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-bok hay còn gọi là lễ đưa nước, chuẩn bị thu hoạch lúa mùa.

Em co yeu mua Thu




  •                        
    Em co yeu mua Thu
    Em co yeu mua thu mien dat la
    Hang bach Duong xanh tham moi thu ve
    Nang chan hoa quan café nho anh ngoi
    Nang yeu thuong nhu tinh yeu nong am
    Am long ai trong khoang khach buon hiu
    Em co yeu mua thu xu la
    La vang roi phu kin hon anh
    Anh muon mo noi long nhung khong the…
    Dep lam sao anh nang lung linh
    Nhu nhip dieu kinh cau duong the
    Tue Minh 22.Sep.2012
    Ps: Cam hung (inspiration) theo bai tho lung danh cua The Lu:
    Em khong nghe mua thu
    La thu roi xao xac
    Con nai vang ngo ngac
    Dap tren la vang kho

Em xa thật rồi ( you went away)





     Em xa thật rồi ( you went away)
Em đi xa rồi thật hở em ?
Chiều nay anh đợi mãi không thôi
Chiều hoang ủ rủ bóng em đi
bông hồng xưa mit mờ qua ngày tháng
Giọt sương rơi còn đọng trên cành
Mùa chia biệt đến rồi em hở ?
Chiều lặng thinh không nói một lời
Gió ngừng bay không gian buồn trống vắng
Thời gian trôi lặng lẽ mấy mùa thu
Mùa biệt ly đêm dài buồn cô quạnh
Con phố buồn còn ngủ mãi giấc nồng
Tiếng chân ai còn rảo bước trên đường
Em xa rồi thật hở em ?
Gio thì thào,cây ủ rủ gật đầu
TuệMinh 3.Dez.2012

                              

Khúc đồng dao (Folksong)







    •  Khúc đồng dao (Folksong)


      Chiều ơi nhắn gió đi chiều
       

      Gió qua hướng bắc, 

      chiều về đồng hoang

      đồng hoang cỏ mọc xanh xao

      trâu bò thoãi mái gậm đầy hàm sau

      ai ơi dừng bước qua cầu

      cho ta nhắn với cô nàng vườn cau

      ràng cô xing đẹp quá chừng!

      sao cô không nói, mĩm cười mà thôi

      gió đưa cây chuối sau hè

      nhìn qua vườn đó thẹn thùng ngóng ai

      bóng ai dưới rạng trâm bầu

      cho ta gởi ít bầu non cho nàng

      mạ xanh trổ ngọn trên đồng

      chiều qua em hát đồng dao tặng chàng

      Mây Ngàn@ 18..oct.2012



      Bốn mùa (four Seasons)




      •            
        Bốn mùa (four Seasons)
        Hạ ơi sao đến muộn
        Cho ta buồn ngẫn ngơ!
        Muà hè nào em đến
        Muà hè nào em đi
        Mây bay qua song Hậu*
        Bước chân buồn anh đến
        dặm ngàn khơi chia ly

        Thu đến lá vàng rơi
        Anh nhìn em xa lạ
        Em nhìn anh ngẫn ngơ
        Anh ngồi buồn chợt nhớ
        Muà hạ xưa bên nhau

        Đông về từ tây bắc
        Gió buốt thắm hồn ta
        Xa rồi miền viễn xứ
        vắng xa nguời xưa đó
        Biền biệt mấy mùa xuân
        Mây Ngàn cuối hạ 26,Aug.2012
        *nhớ ngày ra đi tư Hậu giang