Nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc
Nữ hạm trưởng Amy Graham, chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur.
Một
nữ hạm trưởng Hoa Kỳ đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần
đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng
hộ.
Nữ
sĩ quan hải quân Mỹ Amy Graham có hàng chục năm kinh nghiệm và mới chỉ
nhận nhiệm vụ chỉ huy chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường hồi tháng
Chín năm ngoái.
Bà
được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc đưa USS Curtis Wilbur
trở lại khả năng hoạt động tác chiến ở mức tối đa sau thời kỳ bảo dưỡng
kéo dài.
Chiến
hạm của Mỹ này hôm 30/1 đã áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa trong một
chuyến hải hành mà quan chức quốc phòng Mỹ nói là để “thách thức tuyên
bố chủ quyền” của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam mà theo họ là “giới
hạn quyền
tự do hàng hải” của Mỹ.
Washington cho biết đã không thông báo trước cho Bắc Kinh, Đài Bắc và Hà Nội về hoạt động của Curtis Wilbur ở biển Đông.
Cho
dù quan chức Mỹ nói vậy, việc một nữ chỉ huy đưa tàu chiến Mỹ áp sát
hòn đảo mà Trung Quốc được cho là chiếm từ tay Việt Nam đã khiến nhiều
người Việt quan tâm.
Trên
một diễn đàn, bạn đọc có tên tiếng Anh là Sarah viết rằng “dùng phụ nữ
chỉ huy để thách thức một nước vốn trọng nam khinh nữ như Trung Quốc mới
là đòn thâm sâu của Mỹ”.
Trong
lễ bàn giao nhiệm vụ hôm 1/9 năm ngoái, người tiền nhiệm Hans De For
bày tỏ sự tin tưởng rằng bà Graham “sẵn sàng đối phó với các thách thức
phía trước” cũng như “khả năng ứng phó của thủy thủ đoàn” trên tàu trong
tương
lai.
Còn
về phần nữ chỉ huy, bà cam kết sẽ duy trì Curtis Wilbur đi đúng hướng.
Trong sự nghiệp hải quân kéo dài từ năm 1998 tới nay, bà Graham đã nhiều
lần nhận được huy chương các loại của
Hải quân Mỹ.
Sáu
ngày trước khi Curtis Wilbur tới biển Đông, tàu khu trục hiện đại của
Hoa Kỳ này đã cập bến ở Vịnh Manila, ghé thăm Philippines lần thứ ba.
Khu trục hạm trang bị phi đạn dẫn đường USS Curtis Wilbur (DDG 54).
Phản
ứng ngay sau khi chiến hạm Curtis Wilbur băng qua bên trong phạm vi 12
hải lý của Đảo Tri Tôn, tại Bắc Kinh, ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên
Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng Mỹ
đã “khiêu khích” và “phá hoại hoà bình và ổn định ở Biển Đông”.
Còn
hôm 1/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tiếp tục
lên tiếng phản đối việc làm của Mỹ mà ông cho rằng đã “vi phạm luật lệ
của Trung Quốc” vì Bắc Kinh “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với
Hoàng Sa
và các vùng lãnh hải lân cận.
Ông
Lục cũng nói rằng “đơn vị của Trung Quốc trên hòn đảo [Tri Tôn] cũng
như các tàu bè của hải quân đã ngay lập tức đã hành động để xua đuổi tàu
Mỹ”.
Phát
ngôn viên này còn cho rằng Mỹ đã “giương oai diễu võ và gây căng thẳng ở
biển Đông nhân danh tự do hàng hải”, và ông nói thêm rằng đây là “một
trong các nguyên nhân gốc rễ quan trọng
dẫn tới quân sự hóa ở biển Nam Trung Hoa [biển Đông]”.
Curtis
Wilbur, một trong 7 khu trục hạm lớp Arleigh Burke trong Đội tàu khu
trục 15, được giao nhiệm vụ duy trì an ninh biển và ổn định ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Trong
khi Bắc Kinh không hài lòng với Mỹ, dường như Việt Nam lại có thái độ
ủng hộ chuyến hải hành qua biển Đông của Curtis Wilbur.
So
với lần chiến hạm của Hoa Kỳ USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của
Trung Quốc ở biển Đông hồi tháng Mười năm ngoái, lần này Hà Nội thể
hiện quan điểm rõ ràng hơn.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 31/1 ra tuyên bố nói
rằng Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực
hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc
biệt là
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17)”.
Còn
Nhật Bản hôm 2/1 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với hành động của chiến hạm
Mỹ. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tái khẳng định quan điểm
tích cực của Tokyo đối với những cuộc
tuần tra trên biển của Washington xung quanh những hòn đảo có tranh
chấp.
Ngay
sau đó, Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng một bài xã luận chỉ trích
Tokyo, viết rằng “kể từ đầu năm nay, chính quyền Abe đã gia tăng nỗ lực
can thiệp vào biển Nam Trung Hoa”.
Tờ
báo có chủ trương cực đoan này cho rằng Nhật làm vậy “không những để đi
cùng hướng với chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ mà còn giúp củng
cố vị thế của Nhật Bản ở châu Á cũng như trên trường quốc tế”.
Dù
vấp phải phản đối của Trung Quốc, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip
Goldberg nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tiễu ở biển Đông, và không
loại trừ khả năng sẽ tiến hành hoạt động này với Manila.