Dieses Blog durchsuchen

Montag, 4. Januar 2016

Những khoảnh khắc tuyệt vời ở XỨ SỞ đẹp như chuyện Thần Tiên .....!

MN theo E-mail cuả bạn từ Paris...............!

 Những khoảnh khắc tuyệt vời ở 
     XỨ SỞ đẹp như chuyện Thần Tiên 

 MN :BHUTAN
Dân xứ Buthan không muốn..phát triễn và huớng về vật chất hay tiếng bộ khoa học như những xứ Á châu khácmà là hộ sống hoà hợp với thiên nhiên ,với truyền thống ngàn năm mà  họ cố bảo vệ,bảo tồn.....và từ khuớc.. .ngay cả với những phuơng tiện văn minh Âu châu ,cơ bản tầm thuờng nhứt....
Buthan nằm trong vị trí giửa Nam Á giửa ranh giới cuả Ấn Độ và Tây Tạng trong rạng Hy Mã Lạp Sơn(Himalaysa)
..toàn bộ nuớc họ nằm trên độ cao khoảng 2000m.Buthan là một nuớc Quân chủ lập hiến,theo truyền thống lâu đời hiện nay trị vì duới triềuvua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck từ năm 2006..nuớc Bhutan nghèo nhưng họ sống rất hạnh phúc...và có khoảng 700.000 dân đa số là theo Phật giáo như Tây Tạng(Tibet.).và một số nhỏ là theo Ấn Giáo...



Các tác phẩm như vẽ truyện cổ tích có thật về những ngôi làng nhỏ trên khu rừng nghìn năm, tu viện yên bình bên sườn núi tuyết và người dân ở vương quốc trên dãy Himalaya.
 "Chúng tôi đi ngang ngôi làng nhỏ này ở thị trấn Paro, Bhutan vào buổi chiều nắng vàng sau gần một ngày leo núi lên TigerNest. Khi nhìn thấy những cây đào cổ thụ bên nhà, bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết. Các em bé học sinh đi học về, đùa vui nói chuyện trong một không gian thật yên bình như cổ tích", nhiếp ảnh gia Hải Piano kể.
Giây phút cảnh vật xoay chuyển nhanh chóng trong ánh bình minh ở đèo Dochula. Ảnh:Nguyễn Thanh Tùng.
 Anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, anh chụp tấm hình này vào buổi sáng khi trên đường từ Thimphu sang cố đô Punakha, thấy toàn dải núi tuyết Himalaya rực sắc mặt trời khi bình minh lên quanh khu rừng thông cổ thụ trên đèo Dochula. 
Những người sẽ hóa thân thành nhân vật "Mũ đen" quây quần trước giờ lễ hội. Họ sẽ nhập vai những hiệp sĩ thần thoại. Ảnh: Hải Piano.
    
Pháo đài ở cố đô Punakha với kiến trúc hùng tráng nhưng gần gũi. ​Trong hầu hết các pháo đài, một nửa diện tích là cơ quan hành chính địa phương, nửa kia là tu viện Phật giáo. Ảnh: Hải Piano.
    Tsechu là lễ hội phổ biến ở các miền của Bhutan, trong đó chủ yếu là các điệu vũ mặt nạ mang tính xua đuổi ma quỷ và mang lại bình an. Ảnh chụp tại Bumthang, miền Trung Bhutan. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải.
     Phật giáo Himalaya hay Kim Cang Thừa là quốc giáo của Bhutan. Phật giáo tạo nên những bản sắc riêng cho văn hóa, lối sống và cả cách trị quốc của người Bhutan. Họ thường sẽ cầu nguyện 3 lần trong ngày: buổi sáng trước khi đi làm đi học, buổi chiều khi đi làm về và buổi tối trước khi đi ngủ. Và khác với một số nước châu Á, bài nguyện của họ không cầu xin cho cá nhân mình mà cầu an cho chúng sinh, nhân loại. Ảnh: Hải Piano.
    Làng Radi ở phía đông bắc Bhutan được mệnh danh là thảm vàng hay giỏ lúa, bởi cấu trúc ruộng bậc thang trên núi uốn lượn bao quanh ngôi làng. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
         Các học sinh ở Bumthang - miền Trung Bhutan chơi đùa bên gốc đào gần hoàng cung. Ảnh: Hải Piano.
    
Khung cảnh như trong thần thoại với gốc anh đào cổ thụ, các cô gái mặc trang phục truyền thống Kira nền nã. ​Chàng trai lịch lãm trong bộ Gho. Ảnh: Hải Piano.
                
                  Thung lũng Punakha vào mùa lúa chín. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
                        Từ Bumthang sang Mongar, cảnh sắc giống vùng ôn đới như châu Âu, với những khu rừng thông đại cổ thụ ở độ cao trên 3.000 m. Rừng lá phong chuyển sắc đỏ sắc vàng rực rỡ xen kẽ với màu xanh lá thông và những đỉnh núi tuyết trắng xa xa. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
                 Pháo đài ở làng Drukgyel​, một trong những ngôi làng cổ nhất Bhutan - trong ánh hoàng hôn, phía sau là dãy núi biên giới giữa nằm giữa biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và Bhutan. Pháo đài trên đỉnh đồi được xây năm 1649. Ảnh: Hải Piano.
    
            
Khi lần đầu leo núi lên tu viện huyền thoại Tiger Nest ở vách núi có độ cao 3.200 m với không khí loãng thiếu oxy, nhiều người Việt gắng sức đến đích bằng niềm tin rằng nếu đặt chân đến nơi Guru Rinpoche từng thiền tịnh sẽ có được sự an lành và hạnh phúc. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Lễ hội ở Khaling, miền đông Bhutan mừng ngày mùa. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Hải An
 

TÓC TAI DỰNG ĐỨNG

MN: theo thông tín viên MN từ Paris..............!
 MN: bàn về lich sử Đại Nam...di tích..Trụ Đồng cuả tên Thái thú Tàu Mã Viện................!^^

TÓC TAI DỰNG ĐỨNG


Năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ nước Đông Hãn sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân sang đánh Trưng Vương ; với sự chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng vương Mã Viện buộc phải kí hoà ước cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động cổ Sâm thuộc Khâm châu .

Trên trụ đồng phân ranh Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất.

Xét ra biên giới cực nam của Hán quốc kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận ngày nay vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm châu  Quảng Tây .

Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược”của Lê Tắc, đều chép cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.

Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.

Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?

Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:

Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” .

(Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)

Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí”  của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.

Cái gọi là ranh giới phía Nam của Hãn quốc tưởng đã quá rõ ràng vậy mà vô số các bậc học gỉa không học thật người Tàu vẫn đang gân cổ về 1 vùng biển lịch sử của Trung quốc từ thời nhà Hán …

Hồi sửa hồi xưa thì như thế còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được cái gọi là ‘thế giới văn minh’ công nhận .

Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.

Bất kể công ước công éo của loài người văn minh văn meo gì …chuyện xảy ra vẫn  xảy ra .

Đọc tin trang BBC tiếng Việt lướt qua thì tưởng tầm thường như chuyện xe cán chó , chó cắn xe nhưng đọc kỹ lại thì lập tức mắt nổ đom đóm tóc tai dựng ngược …
 

Hình chụp người Trung quốc đang đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 nói là  đem về chưng ở nhà bảo tàng  , nhìn kỹ trên cột đá khắc hàng chữ “Đại Nam quốc giới”.

Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Tàu Cọng ???.

Cột mốc khác ở Vân Nam


Trên còn ghi rõ 1 bên là lãnh thổ Chine  và 1 bên là Annam. Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung quốc ???.

Quan trong hơn hết là cột đá tưởng là vô tri vô giác thực ra :


Hàng chữ “Đại Thanh quốc Khâm châu giới” đã làm rúng động lòng người …lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra rõ mồn một ….Khâm châu …Cổ Sâm …Mã Viện …Quang vũ …ranh giới cực nam  nước Đông Hán …, mà sao ‘Khâm châu giới’ nay lại nằm bên trong lãnh thổ Tàu Cộng…??? .

Đường biên liên tục từ Vân Nam phía Tây cho tới Quảng Đông đều như thế sao ??? (Khâm châu trước thuộc Quảng Đông nay điều chỉnh thuộc về Quảng Tây) .

Nhớ lời vua Lê Thánh Tông khi xưa :

…“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.” …

Bao nhiêu ‘thước núi tấc sông’ đã rơi vào tay giặc ???. nói sao với tiền nhân đây???.

Thống kê thế giới về Việt Nam > > sau 40 năm bị chiếm đóng,đô hộ bởi bọn thổ phỉ cộng Sản Hà Nội ,tay sai Tàu cọng

MN theo thông tín viên MN từ Paris...........!**

Thống kê thế giới về Việt Nam 
sau 40 năm bị chiếm đóng đô hộ bởi bọn thổ phỉ cộng Sản Hà Nội ,tay sai Tàu cọng

1- Dân số
 
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.


2- Diện tích:
image
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.


3- Duyên Hải:

Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém. 


4- Rừng cây:

Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.


5- Đất canh tác:
image
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.
Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:


1. Giáo dục:
image
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.


2. Bằng sáng chế:
image
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.


3. Ô nhiễm:
image
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.


4. Thu nhập tính theo đầu người:
image
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất. 


5. Tham nhũng:
image
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.


6. Tự do ngôn luận:
image
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.


7. Phát triển xã hội:
image
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.


8. Y tế:
image
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tồi tệ nhất.

Việt nam có đầy đủ tiềm năng để trở thành một quốc gia giàu mạnh nhưng tại sao lại tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác mặc dù đã hòa bình, thống nhất hơn 40 năm? Xin các bạn tự tìm câu trả lời cho thích hợp.