Dieses Blog durchsuchen

Samstag, 29. August 2015

Thuyền nhân tỵ nạn Cộng sản (Boatpeople )

MN năm 2015 là năm cuả những nguời  thuyền nhân tỵ nạn(Boatpeople )khắp nơi trên thế giới ! nơi mà con nguời không sống nổi vì nhiều lý do khác nhau nhưng cùng hoàn cảnh ,khi mà họ bị chính quyền hà hiếp xua đuổi hay bắt bớ ,giết hại! nhân cơ hội này MN xin gởi đến một đoạn Video trong cuốn Asia 44-mùa hè rực rở  về những đồng bào vuợt biển tìm tự do ,đồng bào chúng ta phải bỏ nuớc ra đi vì chế độ áp bức tàn ác ,thù hằn ngu xuẫn của bọn cộng sản Bắc Việt trong thập niên 1975-1990 !


Cảnh lều chõng đi thi ở Việt Nam thời Chúa Nguyễn

MN:đọc theo email cuả bạn !




Cảnh lều chõng đi thi ở Việt Nam thời Chúa Nguyễn


Nho sinh phải mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành.

Giáo dục khoa cử ở Việt  Nam  có từ thời nhà Lý, kì thi đầu tiên vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Đến năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn, dù là một triều đại trong thời kì cận đại nhưng nhà Nguyễn vẫn duy trì Nho học bởi tư tưởng Nho giáo vẫn còn là công cụ cai trị hữu hiệu cho một triều đình phong  kiến.


Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 đều có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học.
                                                


Thầy đồ làng


Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng, còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

                             



Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan Giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi Đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi.

Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu và tư nghiệp.
                                         


Trường Quốc học Huế

Về tổ chức khoa thi, đời vua Gia Long chỉ tổ chức thi Hương, nhưng đến đời vua Minh Mạng khoa cử được chỉnh đốn lại và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ.

Vua Minh Mạng cũng ra thêm học vị Phó bảng năm 1829 để chọn đỗ thêm người. Đặc biệt, việc thay đổi thời này là việc bỏ Đệ nhất giáp, học vị Trạng Nguyên, Bảng nhãn không còn trên khoa bảng nữa. Những thay đổi ở đời Minh Mạng kéo dài mãi đến năm 1919, thể chế khoa bảng chính thức bị bãi bỏ.
                                                      


                                     



Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược ở nước ta, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương, cách tổ chức thi cử,giáo dục từ đó cũng thay đổi theo. Trong giai đoạn đầu (1862-1917) ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có sự tồn tại song song giữa một chế độ khoa cử kiểu Nho giáo, và chế độ giáo dục của Pháp ở Nam Kỳ.

Như vậy, nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng áp dụng hình thức thi cử theo lối nho giáo tồn tại cả ngàn năm. Cùng nhìn lại khoa cử, giáo dục thời Nguyễn:
                                


Nho sĩ thời Nguyễn


Trường thi Nam Định năm 1897.



Cảnh lều chõng đi thi.





Giám khảo coi thi.


Bảng vàng.



Sĩ tử và thân nhân nghe xướng danh.



Tổng đốc thay mặt nhà vua ban yến tiệc cho các tân khoa.


Tân khoa dự tiệc.


Tân khoa dạo phố
final
  ! :)
Lê Trang - Hữu Phước


Cô Võ Thị Thanh Hải, một giáo viên trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thuộc phường Bình Trưng Tây, quận 2, Sài Gòn, bị ngụy quyền Cộng sản sách nhiễu và trù dập

MN: một bọn hèn hạ ! :((
theo Email cuả bạn Hùng


SÀI GÒN (NV) - Cô Võ Thị Thanh Hải, một giáo viên trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thuộc phường Bình Trưng Tây, quận 2, Sài Gòn, bị ngụy quyền cộng sản hà nội sách nhiễu và trù dập vì viết trên facebook cá nhân về lá cờ vàng ba sọc đỏ, những người lính Việt Nam Công Hòa (VNCH) và ca ngợi VNCH.
Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với cô, để nghe cô trình bày lại toàn bộ đầu đuôi sự việc và nổi oan ức của một giáo viên sống trong lòng chế độ cộng sản, nhưng không khuất phục bạo quyền.


*Tuổi thơ đầy nghiệt ngã
Khuôn mặt toát lên sự mệt mỏi sau nhiều khó khăn mà cô vừa gặp phải trong thời gian qua, cô bắt đầu câu chuyện với những tình tiết từ tuổi thơ đầy bất hạnh của mình.
“Cô mồ côi cha từ lúc mới 3 tháng tuổi. Cái tuổi chưa biết gì đến những mất mát khi không có cha. Tuổi thơ của cô gắn liền với những buổi đi mò cua bắt ốc. cuộc sống vất vả là thế, nhưng cô vẫn rất chăm học và ước mong sau này sẽ trở thành một cô giáo để dạy các học trò nghèo.”
“Sau này nghe mẹ kể lại, cha cô từng là lính Việt Nam Cộng Hòa thuộc sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Ông tử trận tại Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) vào năm 1968. Bỏ lại người vợ 28 tuổi cùng 5 đứa con thơ,” cô Hải bùi ngùi nói.
Sau ngày “giải phóng,” cô thường hay bật khóc mỗi khi xem những thước phim có cảnh giội bom lên miền Bắc, gây nên sự chết chóc, tang thương. Cô tâm sự: “Vì xem qua nhiều những bộ phim như thế và đọc sách ở nhà trường tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn đối với đất nước.”

Cô Hải tâm sự: “Khi học đến trung học, tôi quyết tâm phấn đấu vào đoàn, thậm chí ước mơ cao hơn nữa, sau này sẽ là một đảng viên đảng Cộng Sản, để thực hiện theo lời dạy của ‘bác Hồ’ - xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.” Nhưng “sự đời không đẹp như mơ,” trưởng thành hơn một chút, cô đã hiểu ra những gì cô từng được dạy, được học, được thấy, được nghe đều không phải sự thật.

Và rồi cô bắt đầu tìm đọc những cuốn sách nói về Việt Nam Cộng Hòa, chủ yếu là trên mạng internet, vì những sách đó không được bày bán công khai ở Việt Nam. Sau đó cô công khai đăng những status có liên quan đến cờ vàng ba sọc đỏ, những người lính VNCH và ca ngợi chế độ VNCH.

Chẳng hạn như status đăng trên facebook cá nhân mang tên “Thanh Hai” ngày 25 tháng 6 năm 2015. Cô tuyên bố: “Mỗi người một lý tưởng. Tôi chọn VNCH. VNCH Muôn năm.” Hay status ngày 17 tháng 6 năm 2015, cô không ngần ngại: “Tôi yêu quân lực VNCH.”

Ngoài ra cô còn đăng công khai những bài hát ca ngợi người lính VNCH và những hình ảnh người lính VNCH. Chính điều này đã khiến cho cô phải gặp rắc rối với phía nhà cầm quyền.

                           

Một status của cô Hải trên facebook mà phía chính quyền cho là “phản động.” (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

*Bị sách nhiễu và trù dập

Cô Hải bùi ngùi kể về những ngày khó khăn mà cô đã gặp phải trong thời gian vừa qua: “Sau 2 lần từ chối đến trụ sở gặp công an theo giấy mời, ngày 23 tháng 7 năm 2015, cảm thấy cần phải nói rõ ràng với chính quyền, tôi đã đến trụ sở công an Phường Bình Trưng Tây. Trong suốt buổi “làm việc,” phía công an họ không hề nói về “vấn đề nhân khẩu” như trong giấy mời đã thông báo mà lại chất vấn về các bài đăng trên facebook cá nhân của tôi.”

Cô Hải cho biết: “Mọi chuyện tưởng đã chấm dứt vì không thấy họ mời gọi gì nữa. Nhưng đến sáng ngày 10 tháng 8, 2015 trong buổi họp Hội Ðồng Sư Phạm đầu năm thì tôi được bộ Ban giám hiệu thông báo là Trưởng phòng giáo dục vừa gọi điện yêu cầu Nhà trường không được phân lớp cho tôi, và tôi phải chờ quyết định của Phòng điều động tôi đi nơi khác.”

“Ðến ngày 17 tháng 8 năm 2015, họ có quyết định chuyển tôi về trường Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên (những giáo viên, cán bộ bị kỷ luật thường bị chuyển về đây) để phụ việc quản lý về chuyên môn của ngành. Và không cho tôi đứng lớp để giảng dạy,” cô Hải nói.


                        
Một status khác trên facebook của cô Hải khiến cô bị trù dập. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Khi được hỏi mong muốn trong lúc này, cô rất chân thành nói: “Bản thân tôi là một giáo viên, tôi yêu nghề và mong muốn đào tạo được thế hệ trẻ biết điều ngay lẽ phải, biết yêu thương giùm bọc lẫn nhau và chăm chỉ học tập để trở thành người tốt cho xã hội.”
“Thế nhưng việc họ không cho tôi tiếp tục dạy, như một hành động khủng bố tinh thần tôi. Chưa kể họ đã có cắt 35% tiền lương của tôi (hiện nay cô chỉ còn nhận khoảng 3.5 triệu VNÐ, tức khoảng $150/ tháng). Ðây là hành động mà tôi cho là hèn hạ từ phía chính quyền.”
Ðã thế, ông trưởng phòng Giáo Dục Quận 2 còn “nhắn nhủ” với tôi “mình làm cha mẹ cần chú ý làm những gì để không ảnh hưởng đến tương lai của con cái.” Và tôi trả lời, tôi là người mẹ tuyệt vời, các con tôi luôn tự hào về mẹ của chúng. Tôi cũng luôn dạy các con tôi rằng, không được làm những điều trái với lương tâm và trách nhiệm của một con người.
“Tôi biết, con đường phía trước của mình rất nhiều khó khăn thậm chí hiểm nguy. Xét thấy tôi không làm gì vi phạm pháp luật, không làm gì
trái với đạo đức của một nhà giáo. Nhưng chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa mà tôi bị trù dập, sách nhiễu.”
“Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo,” cô Hải nói.
 
Việt Hùng/Người Việt