Trong
bài viết này tôi xin chia sẻ cùng quý vị một câu chuyện ngắn về “Tấm
thẻ bài” và kể lại tình trạng hấp hối của những chiến binh Quân Lực VNCH
bị thương nặng ngoài trận tuyến. Ðây là một câu chuyện của muôn ngàn
chiến sĩ đã phải chịu đựng sự đớn đau cả thể xác lẫn tinh thần khi bị
thương nặng trong hoàn cảnh thập tử nhứt sinh ngoài chiến trường xa.
Chúng ta thường đọc những bài viết kể lại những trận chiến thắng oanh liệt và hào hùng của các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến. Nhưng sau những trận chiến đó, có biết bao chiến sĩ đã trở về với đôi “nạng gỗ,” nhiều người trở về trên chiếc “xe lăn” và những chiến sĩ bất hạnh hơn đã về trong chiếc “hòm gỗ” trên phủ lá Quốc kỳ.
Chúng ta thường đọc những bài viết kể lại những trận chiến thắng oanh liệt và hào hùng của các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến. Nhưng sau những trận chiến đó, có biết bao chiến sĩ đã trở về với đôi “nạng gỗ,” nhiều người trở về trên chiếc “xe lăn” và những chiến sĩ bất hạnh hơn đã về trong chiếc “hòm gỗ” trên phủ lá Quốc kỳ.
***
Những
kỷ niệm đau thương đã để lại cho vợ con hay người thân là “Vành khăn sô
với tấm thẻ bài.” Quí vị cũng thừa hiểu là tỷ lệ thương vong của hàng
binh sĩ luôn luôn là cao hơn cấp chỉ huy nhiều lắm. Binh thư có câu:
“Nhứt tướng công thành vạn cốt khô.” Tôi xin trích ghi vài dòng đơn giản
trong bài thơ ”Tạ Ơn Chiến Sĩ” của vợ tôi để ghi ơn những anh hùng đã
hy sinh vì tổ quốc:
Rất thương những trẻ còn thơ
Cha chưa thấy mặt con đà để tang
Rất thương cô gái tóc thề
Tình thương chưa thỏa tóc đà quấn khăn
Rất thương anh lính thương binh
Góp phần thân thể điểm tô nước nhà
Rất thương anh chết chiến trường
Ðôi khi mất cả dù là mảnh xương
Hay anh trở lại quê nhà
Thân trong hòm gỗ, phủ trên Quốc kỳ.
(TN)
Cha chưa thấy mặt con đà để tang
Rất thương cô gái tóc thề
Tình thương chưa thỏa tóc đà quấn khăn
Rất thương anh lính thương binh
Góp phần thân thể điểm tô nước nhà
Rất thương anh chết chiến trường
Ðôi khi mất cả dù là mảnh xương
Hay anh trở lại quê nhà
Thân trong hòm gỗ, phủ trên Quốc kỳ.
(TN)
Nhưng
rồi vận nước đổi thay, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người thương
binh ấy bị bỏ rơi lại quê nhà phải chịu sự ngược đãi bạo tàn của bọn
Cộng Sản cầm quyền. Ngay sáng ngày hôm ấy, bọn chúng đã tàn nhẫn xua
đuổi tất cả thương binh của QLVNCH ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa và bịnh
viện Lê Hữu Sanh mà tôi được biết rõ và còn rất nhiều bịnh viện khác nữa
trên toàn cõi miền Nam mà nơi đó các thương binh cũng cùng chung một số
phận bất hạnh này.
Thật là tội nghiệp cho những anh em thương binh chân tay bị cưa cắt chưa lành mà phải cố lê lết, dìu dắt hoặc cõng nhau rời bịnh viện. Những thương binh với vết mổ còn rỉ máu cũng phải ứa nước mắt ra đi về với gia đình, nhưng rồi ai sẽ chữa những vết thương đó cho họ nay!?... Các y sĩ và y tá của các bệnh viện phải đành bó tay và ngậm ngùi rơi lệ khi nhìn anh em thương binh bị xua đuổi ra đi. Thật là vô nhân đạo, thật là man rợ với hành động ra tay đánh người ngã ngựa của lũ người Cộng Sản. Lúc trước ngoài chiến trường bọn thương binh Cộng Sản đã được chúng ta băng bó và được trực thăng tải thương về bịnh viện của chúng ta để điều trị tiếp. Bây giờ anh em chiến sĩ chúng mình bị bắt buộc phải thua trận chiến mà chúng nó đối xử hèn hạ như thế này. Thật là một sự khốn khổ vô cùng do bọn dã nhân Cộng Sản đê hèn gây ra.
Tôi ngẫm nghĩ rằng: Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại, Miền Nam chiến thắng và chế độ Cộng Sản miền Bắc sụp đổ thì chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ngay trong lúc còn chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, tại nơi mà tôi đã làm việc từ cơ hành chánh đến quân đội chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu cuộc sống hay khủng bố tinh thần của các thân nhân bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong bàn tay quyền lực của chúng tôi. Tôi còn nhớ có một bà vợ bé của một tên tướng Việt Cộng tập kết vẫn được chúng tôi để sống rất bình yên tại ngôi nhà phía trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Trong khi đó, ngay từ lúc chế độ miền Nam bị Cộng Sản thống trị, bọn chúng trả thù dã man những người của chế độ cũ và cả thân nhân của chúng mình cũng bị ảnh hưởng vì sự ngược đài tàn tệ. Chỉ có bọn man ri mọi rợ mới hèn và vô liêm sỉ như thế.
Thật là tội nghiệp cho những anh em thương binh chân tay bị cưa cắt chưa lành mà phải cố lê lết, dìu dắt hoặc cõng nhau rời bịnh viện. Những thương binh với vết mổ còn rỉ máu cũng phải ứa nước mắt ra đi về với gia đình, nhưng rồi ai sẽ chữa những vết thương đó cho họ nay!?... Các y sĩ và y tá của các bệnh viện phải đành bó tay và ngậm ngùi rơi lệ khi nhìn anh em thương binh bị xua đuổi ra đi. Thật là vô nhân đạo, thật là man rợ với hành động ra tay đánh người ngã ngựa của lũ người Cộng Sản. Lúc trước ngoài chiến trường bọn thương binh Cộng Sản đã được chúng ta băng bó và được trực thăng tải thương về bịnh viện của chúng ta để điều trị tiếp. Bây giờ anh em chiến sĩ chúng mình bị bắt buộc phải thua trận chiến mà chúng nó đối xử hèn hạ như thế này. Thật là một sự khốn khổ vô cùng do bọn dã nhân Cộng Sản đê hèn gây ra.
Tôi ngẫm nghĩ rằng: Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại, Miền Nam chiến thắng và chế độ Cộng Sản miền Bắc sụp đổ thì chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ngay trong lúc còn chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, tại nơi mà tôi đã làm việc từ cơ hành chánh đến quân đội chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu cuộc sống hay khủng bố tinh thần của các thân nhân bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong bàn tay quyền lực của chúng tôi. Tôi còn nhớ có một bà vợ bé của một tên tướng Việt Cộng tập kết vẫn được chúng tôi để sống rất bình yên tại ngôi nhà phía trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Trong khi đó, ngay từ lúc chế độ miền Nam bị Cộng Sản thống trị, bọn chúng trả thù dã man những người của chế độ cũ và cả thân nhân của chúng mình cũng bị ảnh hưởng vì sự ngược đài tàn tệ. Chỉ có bọn man ri mọi rợ mới hèn và vô liêm sỉ như thế.
Tìm hiểu về tấm thẻ bài:
Trước
năm 1975, bài ca “Tấm Thẻ Bài” do tiếng hát truyền cảm và rất hay của
Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong quần chúng và mãi đến bây giờ mỗi
lần được nghe lại bài hát này hoặc là nhìn thấy lại hình tấm thẻ bài
chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh
trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược đã gây ra chiến tranh tàn ác.
Mỗi quân nhân đều bắt buộc phải mang hai tấm thẻ bài làm bằng kim loại không rỉ sét. Mỗi tấm được ghi khắc họ tên và số quân để trường hợp người chiến sĩ tử trận nếu không nhận dạng được thi thể đơn vị hành quân cũng có thể biết tên tuổi, số quân để biết người tử trận là ai. Trên tấm thẻ cũng có ghi loại máu để khi cần tiếp máu biết ngay là máu loại gì? Khi người chiến sĩ tử trận thì đơn vị hành quân sẽ giữ lấy một tấm để làm tài liệu báo cáo.
Và mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh tấm thẻ bài hay nghe bản nhạc này, tôi nhớ ngay đến tấm thẻ bài của tôi luôn được cài vào túi áo trận và cũng không bao giờ quên được câu chuyện tấm thẻ bài của tôi tẩm đầy máu trong những lần bị thương nặng.
Mỗi khi lên đường hành quân là vợ tôi luôn luôn nhắc nhở tôi mang sợi dây thẻ bài vào cổ và tự tay vợ tôi cài kỷ lưỡng hai tấm thẻ và cái túi vải nhỏ vào túi áo ngụy trang.
Ðây là vật kỷ niệm vô cùng quí giá của đời quân ngũ mà tôi rất tiếc là đã mất nó, vì tấm thẻ bài đó đã theo tôi suốt đời binh nghiệp hai mươi mốt năm. Bây giờ tôi vẫn còn luyến tiếc mãi vì tôi đã không nghe lời vợ tôi cất giấu thay vì tôi ném bỏ nó đi.
Sau lịnh đầu hàng, tinh thần tôi quá thất vọng và chán nản mà tôi nghĩ rằng mọi người lính đều cũng mang một tâm trạng nhục nhã và đau đớn như tôi, nên chẳng còn tha thiết muốn giữ lại bất cứ thứ gì của đời binh nghiệp. Ðất nước mất là mất tất cả rồi! Hơn nữa ai cũng đều sợ bọn quỉ đỏ với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn, sẽ thấy những thứ đó rồi hãm hại cá nhân mình, và vợ con mình cũng sẽ bị liên lụy.
Lịnh trên buông súng rã hàng
Xé tan đời lính vạn người khổ đau!!!
(Thơ TN)
Mỗi quân nhân đều bắt buộc phải mang hai tấm thẻ bài làm bằng kim loại không rỉ sét. Mỗi tấm được ghi khắc họ tên và số quân để trường hợp người chiến sĩ tử trận nếu không nhận dạng được thi thể đơn vị hành quân cũng có thể biết tên tuổi, số quân để biết người tử trận là ai. Trên tấm thẻ cũng có ghi loại máu để khi cần tiếp máu biết ngay là máu loại gì? Khi người chiến sĩ tử trận thì đơn vị hành quân sẽ giữ lấy một tấm để làm tài liệu báo cáo.
Và mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh tấm thẻ bài hay nghe bản nhạc này, tôi nhớ ngay đến tấm thẻ bài của tôi luôn được cài vào túi áo trận và cũng không bao giờ quên được câu chuyện tấm thẻ bài của tôi tẩm đầy máu trong những lần bị thương nặng.
Mỗi khi lên đường hành quân là vợ tôi luôn luôn nhắc nhở tôi mang sợi dây thẻ bài vào cổ và tự tay vợ tôi cài kỷ lưỡng hai tấm thẻ và cái túi vải nhỏ vào túi áo ngụy trang.
Ðây là vật kỷ niệm vô cùng quí giá của đời quân ngũ mà tôi rất tiếc là đã mất nó, vì tấm thẻ bài đó đã theo tôi suốt đời binh nghiệp hai mươi mốt năm. Bây giờ tôi vẫn còn luyến tiếc mãi vì tôi đã không nghe lời vợ tôi cất giấu thay vì tôi ném bỏ nó đi.
Sau lịnh đầu hàng, tinh thần tôi quá thất vọng và chán nản mà tôi nghĩ rằng mọi người lính đều cũng mang một tâm trạng nhục nhã và đau đớn như tôi, nên chẳng còn tha thiết muốn giữ lại bất cứ thứ gì của đời binh nghiệp. Ðất nước mất là mất tất cả rồi! Hơn nữa ai cũng đều sợ bọn quỉ đỏ với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn, sẽ thấy những thứ đó rồi hãm hại cá nhân mình, và vợ con mình cũng sẽ bị liên lụy.
Lịnh trên buông súng rã hàng
Xé tan đời lính vạn người khổ đau!!!
(Thơ TN)
Bị thương nặng và câu chuyện tấm thẻ bài:
Sợi
dây thẻ bài và “cái túi vải” lúc nào đã được đeo vào người tôi trong
suốt thời gian hành quân khắp bốn miền chiến thuật. Trong túi có tượng
Ðức Mẹ Maria của chị tôi thỉnh nơi nhà thờ Fatima, tượng Phật do vợ
tôi thỉnh ở chùa và một nanh heo rừng rất quí của Thượng Sĩ Dương Khuol
tặng tôi. Thượng Sĩ Khuol sau lên trung úy, ông chiến đấu rất gan dạ,
ông đã đụng nhiều trận sanh tử mà chưa bao giờ bị thương. Ðiều này làm
cho tôi có lòng tin, nên tôi xem hai tấm thẻ bài và cái túi vải này như
“vật bất ly thân.”Vào khoảng cuối năm 1966, Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển có tham dự cuộc hành quân phối hợp với một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ tại vùng rừng núi Ashau phía Nam Khe Sanh. Ðơn vị của chúng tôi bị pháo của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt gây cho một số chiến sĩ tử trận và bị thương. Một số bị thương rất nặng mà trong đó có tôi. Vì bị quá nhiều mảnh đạn nên chiếc áo trận của tôi bị loan lỗ và tẩm đầy máu.
Tôi thường nghe nói khi một người gần chết sẽ cảm thấy lạnh từ đôi chân lên tới trên rồi sẽ đi. Vì bị thương quá nặng, máu ra lênh láng nên đôi chân tôi bắt đầu lạnh. Tôi nói thầm: “Em và các con ơi! Chắc anh chết mất!” Trong khi Bác Sĩ Chẩn đang băng bó vết thương, tôi chợt nhớ sợi dây thẻ bài và cái túi vải được cài trong trong túi áo trận. Tôi liền nhờ ông lấy ra mang vào cổ và lấy tấm thẻ và cái túi vải để lên ngực tôi. Tôi cầu nguyện các đấng thiêng liêng và Mẹ tôi cứu độ cho tôi qua cơn nguy biến.
Sau khi sợi dây thẻ bài được mang vào người và với vài câu khấn vái tự nhiên tôi thấy toàn thân ấm trở lại. Có phải những điều này giúp tôi có đức tin để hy vọng vượt qua được cơn nguy biến chăng? Sau đó không bao lâu, theo yêu cầu của niên trưởng, cựu Ðại Tá Nguyễn Năng Bảo, TÐT/TÐ3 Sói Biển, trực thăng đến tải thương một số anh em chiến sĩ và tôi vào bịnh viện của Ðồn Mang Cá tại Huế. Lúc bấy giờ tôi là tiểu đoàn phó của ông.
Trên đường bay đến Huế các anh em thương binh chúng tôi nằm chen chúc nhau trong một chiếc thăng nặc nồng mùi máu và khói súng làm anh em chúng tôi muốn tắt thở vì ngộp và đã quá kiệt sức rồi. Tội nghiệp cho một số chiến sĩ của tôi bị thương quá nặng cũng như tôi, anh em bị đau đớn nên rên la rất thảm thiết. Có một chiến sĩ nằm bên cạnh mà tôi nghĩ là ông bị thương rất trầm trọng và có lẽ sắp chết, ông ta rên xiết dữ dội và đạp đá loạn xạ đôi chân của ông tứ tung và trúng vào mặt tôi, hình như ông đang giẫy chết. Vào lúc ấy tay chân tôi đã hoàn toàn không cử động được nên không thể tránh né và phải lãnh đủ một trận đòn đau điếng và nhừ tử trong khi toàn thân tôi cũng đau nhức dữ dội do những vết thương đầy người. Rồi sau đó tôi bất tỉnh lúc nào không biết. Mấy ngày sau tôi tỉnh lại BS bịnh viện Ðồn Mang Cá tại Huế cho biết là tôi đã mất quá nhiều máu mà kiệt sức và bất tỉnh.
Lúc đó vợ tôi đang gần ngày sanh cháu gái út nên không thể ra thăm nuôi tôi được. Tôi nghĩ rằng những đồng đội của tôi cũng rất đau đớn thể xác và tinh thần vì không biết liệu có đủ sức qua cơn nguy biến này để về gặp mặt vợ con không? Trong khi chúng tôi nằm cô đơn hiu quạnh trên giường bịnh không có một người thân bên cạnh chăm sóc. Ðây là tâm trạng đau khổ nhứt của người thương binh trong cơn hấp hối.
Sau lần bị thương này tôi đã bị tàn phế vì mảnh đạn chạm vào tủy xương sống sau ót, lúc tôi mới vừa được ba mươi ba tuổi đời. Cũng vì cái miểng đạn oan nghiệt này mà bịnh stroke gây ảnh hưởng hệ thống thần kinh tủy sống, nên tôi phải ngồi xe lăn đã sáu năm hơn. Ðây là hậu quả của chiến tranh làm cho cuộc đời quá nghiệt ngã cũng như với biết bao chiến sĩ khác.
Quê hương tôi bị chia đôi ngả
Chiến tranh điêu tàn phá nát thân tôi!
Trong khi anh em đồng đội cùng tôi nằm chờ đợi tải thương trong cơn đau đớn và tuyệt vọng thì nghe văng vẳng tiếng máy trục thăng từ hướng Huế tới. Lúc bấy giờ chúng tôi rất vui mừng và tưởng chừng như những vị thiên thần sắp hạ xuồng trần thế để cứu giúp chúng tôi đang gặp cơn nguy biến.
Tôi rất cảm phục sự can đảm của những anh hùng Không Quân đã từng yểm trợ các đơn vị của chúng tôi trong các trận chiến khắp bốn miền Chiến thuật. Tôi không bao giờ quên hình ảnh những cánh chim đại bàng không ngại ngùng lao mình vào lửa đạn của địch quân để ném những quả bom và xạ kích chính xác vào đầu bọn chúng. Những anh hùng trực thăng tải thương cũng rất anh dũng, chẳng ngại hiểm nguy đáp xuống ngay chiến trường để tải thương binh. Họ thật sự là những thiên thần của thương binh ngoài chiến trận.
Vợ chồng chúng tôi luôn mang ơn Hạ Sĩ I Nguyễn Văn Liễn đã theo tôi và chăm sóc rất tận tình trong thời gian tôi nằm mê man trên giường bịnh ở Huế. Sau đó vài năm, ông Liễn đã được BTL Sư Ðoàn TQLC cho đi học khóa Hạ Sĩ Quan rồi ra trường với cấp bực trung sĩ. Ông cũng đã bị tử trận tại Bồng Sơn năm 1969. Vợ chồng chúng tôi vô cùng thương tiếc. Sau ngày quân đội bị rã hàng, kẻ đi tù người về xứ, chúng tôi mất liên lạc và không biết hoàn cảnh gia đình ông và gia đình các đồng đội ra sao ra sao?
Tôi xin đốt một nén hương để tưởng niệm những đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh cho đất nước Việt Nam trong cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc.Chiến hữu Nguyễn Minh Châu
TÐ 3 Sói Biển và cựu QT Dĩ An, Biên Hòa
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen