Dieses Blog durchsuchen

Freitag, 3. Juni 2016

Hiện tình nguy ngập cuả Việt Nam hiện nay

MN...đọc trong E-mal cuả bạn My Thi Huynh blog G+ ,cho những nguời việt còn nhiệt huyết yêu thuơng quê huơng và đất nuớc,tiền đ mà ông cha ,các bật tin nhân đã bao công khó ,hy sinh ngày đêm qua bao thế hệ, để lại cho chúnh ta,cho tụi mình......!
trân trọng 

Một bài bình luận phân tích rất tận tường về mọi vấn đề của đất nước hiện nay.
 
1- Đồng bằng sông Cửu Long đã khô kiệt. Nhiễm mặn theo những con sông đã lấn sâu vào đất liền 90 km. Gần 90% lúa và hoa mầu trên toàn bộ đồng bằng sẽ mất trắng. Hơn 20 triệu con người đang bị đói và khát từng ngày. Việt Nam đang từ quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đang có nguy cơ phải nhập gạo cứu đói. Nền đất tiếp tục lún sụt, ngày càng xuống thấp. Nước biển thâm nhập ngày càng sâu trong nội địa. Hơn 10% đất trồng lúa của cả nước sẽ trở thành đất phi canh tác. Hơn 20 triệu con người đang bị đe dọa không còn nguồn sống. Sẽ có cuộc di tản hướng tới các thành phố. Sẽ có bất ổn và rối loạn.


Đồng bằng sông Cửu Long đã chết. Không ai, không có biện pháp nào cứu vãn được ngoài Trung Quốc. Chỉ có cách xả đủ nước cho sông Mê kông, chỉ có cách trả lại lượng phù sa và lượng cát như trước đây mới cứu được nạn khô kiệt, mới làm cho đất toàn bộ đồng bằng ngừng lún sụt, và mới cứu được nạn xâm mặn từ biển.



Giáo sư Marvin Ott, từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, nói: “Các con Đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa“.


Với 8 con đập khổng lồ đã xây, 5 con đập đang xây, và 7 con đập khác nằm trong kế hoạch sẽ tiếp tục xây trên suốt chiều dài 2.200 km sông Lan Thương thuộc địa phận Trung Quốc, lưu lượng nước sông Mêkông sẽ bị chặn lại trên đất Trung Quốc, dòng chảy trên dòng sông Mê kông hòan toàn do các đập nước của Trung Quốc đóng hay mở quyết định. Đồng bằng sông Cửu Long có thể sống hay chết hòan toàn phụ thuộc vào ý chí của những người nắm quyền ra lệnh Trung Quốc.
MN: trang link về bài bình luận cuả gíáo sư Marvin Ott:


2- Đảo Chữ Thập có đường băng dài 3.250m m là đảo nhân tạo lớn nhất khu vực Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát, một đường băng dài 2644m trên đảo đá Vành Khăn, nếu so với Trường sa lớn, thủ đô của huyện đảoTrường sa Việt Nam, có chiều dài toàn đảo chưa đến 600m, đường băng không qúa 500m, với tiềm lực quân sự vượt rất xa Việt Nam trên toàn bộ bảy hòn đảo nhân tạo được bồi đắp, cơi nới, khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ khu vực Trường sa là không thể chối cãi. Trong tình huống chiến sự xảy ra, Việt nam lập tức mất quyền kiểm soát đối với đảo Trường Sa lớn ngay sau một loạt hoả lực áp đảo đầu tiên, tất cả những gì Việt Nam có thể kháng cự không kéo dài quá một giờ. Những đảo đá và những nhà giàn còn lại, Trung Quốc không phải mất thêm súng đạn. Cùng với tên lửa chiến lược và tầu ngầm hạt nhân của căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, vòng cung Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát toàn bộ biển Đông.


Thực chất thì đến thời điểm này, Hoàng sa của Việt Nam đã mất hẳn, Trường Sa không có cách gì giữ được. Biển sát bờ thì chất thải từ các khu công nghiệp từ Quảng Ninh, Hải Phòng xuống Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế có thể sẽ được sử dụng cho mục đích xâm lược, sẽ đầu độc cá chết và môi trường sống của con người bất cứ lúc nào, gây hoảng sợ, tạo ra rối loạn xã hội. Biển xa bờ thì Trung Quốc chặn suốt vòng cung Hoàng Sa và Trường Sa bằng tàu tuần duyên sẵn sàng bắt giữ và tịch thu ngư cụ, phạt tiền, bằng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương. Việt Nam đã trở thành quốc gia không có biển

3-Đất chết, biển mất, nội địa khắp các vùng hiểm yếu trên cả nước, người Trung quốc chiếm giữ dưới danh nghĩa đầu tư 50 năm, 70 năm. Nếu kết hợp với khu vực VũHải Vân, Hội An, Đà Nẵng, khu du lịch Thưà thiên Huế của các chủ đầu tư do chính quyền Trung Quốc trá hình quản lý, cùng với vùng Tây nguyên với Bôxít Nhân cơ và Tân Rai, thì toàn bộ miền Bắc Việt Nam bị cô lập và cách ly hòan toàn.


Sau khi oanh tạc Hà Nội bằng hoả lực chiến lược, từ căn cứ tên lửa Quảng Tây và căn cứ hải quân Du Lâm, đủ để cắt đứt mọi liên lạc giữa Hà Nội với các quân khu, hơn 2 triệu bộ binh Trung Quốc, ém sẵn từ hàng trăm km đường hầm, âm thầm chuẩn bị từ sau cuộc chiến 1979, dọc suốt 1640 km biên giới phía Bắc, chỉ trong vòng 3 tiếng, sẽ tràn ngập lãnh thổ. Biển Đông bị cách ly. Tầu ngầm sẽ khép kín vịnh Bắc bộ từ căn cứ Du Lâm tới Vũng Áng. Hoành Sơn bị kiểm soát. Toàn bộ Tây Nguyên bị khống chế. Trong vòng ba ngày, toàn bộ miền bắc Việt Nam từ Nam Hà Tĩnh trở lên lọt hòan toàn vào tay Trung Quốc. Không một sức mạnh nào kịp can thiệp. Không một lực lượng nào có thể đảo ngược tình huống. Trung Quốc sẽ tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc thu hồi lãnh thổ chủ quyền theo Hiệp định Pháp Thanh năm 1885, biên giới nước cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa kéo xuống tới dãy Hoành Sơn, Hà Tĩnh.


4- Đó là một nguy cơ, một âm mưu được Trung Quốc chuẩn bị từ rất lâu và thực hiện từng bước, không còn ai nghi ngờ, nhưng không thể ngăn chặn. Một câu hỏi được đặt ra với mỗi người dân Việt, là phải làm gì, làm như thế nào hay ngồi nhìn đất nước từng tí một đang mất dần từng ngày vào tay Trung Quốc? Với tiềm lực quân sự không bằng một phần hai mươi, Việt Nam không thể tự bảo vệ. Nếu phải hy sinh phát triển kinh tế, giành hết phần ngân sách quá sức cho quốc phòng, thì Việt Nam chỉ vài năm cũng sẽ chết do tự sụp đổ. Việt Nam cần hòa bình, Việt Nam muốn có hòa bình và của cải tài lực tập trung cho phát triển kinh tế, để nhanh chóng thành một quốc gia hùng cường. Nhưng Việt Nam cần một sức mạnh hạt nhân, một sức mạnh quân sự đủ để răn đe và đối diện với sức mạnh dã tâm của Trung Quốc. Như Nhật Bản, như Nam Hàn, như Đài Loan, và như Philipinnes, không có con đường nào khác là liên minh với Mỹ. Và cũng vì có Mỹ, có sự có mặt của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam, với vai trò người bảo vệ tự do trên toàn thế giới mà chiến tranh xâm lược còn chưa diễn ra, còn phải chờ thời.


– Ngày 2/9/1945, ngay sau Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn văn tiếp theo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta… nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”, theo tư liệu Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Tập 1 (1945—1955), NXB Chính trị Quốc gia.


– Trải bao thăng trầm trong quan hệ đầy khó khăn giữa hai nước, ông John Kerry không che dấu sự xúc động: “Không ai có thể tưởng tượng nổi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay cùng mười quốc gia khác để đạt được một cơ hội giao thương vô giá”, ông nói về Hiệp định TPP như thế.


– Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khi chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng , đã lẩy hai câu Kiều đầy ý nghĩa, chân thành như hai người thân quen:


“Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”.


– Người Mỹ đã sẵn sàng, chỉ còn đợi một thiện chí, một quyết tâm từ phía Việt Nam, để dứt khoát đi cùng đường vì một nền hòa bình, ổn định cho khu vực, vì một nền tự do hàng hải phục vụ lợi ích của mỗi quốc gia, vì một thế giới bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế, chống lại một cách hiệu quả mọi ý đồ và hành vi bành trướng nước lớn, tham lam và ích kỷ, trong quan hệ quốc tế.



5- Trước một Trung Quốc không che đậy dã tâm xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Trước một Trung Quốc luôn chủ trương một chính sách thù địch với toàn bộ phần còn lại của thế giới, thèm khát mộng bá chủ siêu cường, Việt Nam không thể cứ giữ quan điểm làm bạn với tất cả. Trong khi Trung Quốc cố thủ chủ trương đối đầu và giành giật ngôi bá chủ thế giới với Mỹ, nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ, những vũ khí tối tân mà Mỹ giúp Việt Nam, có khả năng lọt vào tay Trung Quốc thông qua cơ chế láng giềng hữu nghị Trung – Việt. Đấy là điều không thể chấp nhận đối với lợi ích của Mỹ.


6- Một chính phủ Việt Nam chưa thực sự dân chủ, quyền quyết định tối cao vẫn nằm trong tay một số ít nhà lãnh đạo, đó là nguy cơ rủi ro, là tính bất ổn định, tính dễ thay đổi, khó đoán trước của chính sách, là điều không phù hợp đối với một Hiệp định An ninh cao cấp luôn mang tính nhạy cảm. Vì vậy, cho dù không thay đổi thể chế chính trị, lập trường chính trị không thể không dứt khoát giữa hòa bình, phát triển và sinh mệnh quốc gia. Cho dù thể chế chính trị có thể khác biệt, nhưng bạn và thù là lập trường phải được thống nhất. Không thể cùng lúc là bạn với tất cả các phía đối kháng. Không đối đầu với bất cứ ai, không là kẻ thù của ai, nhưng bạn thì không thể là với tất cả. Với truyền thống nhân văn 4000 năm, người Việt Nam yêu tự do và trân trọng tự do của mọi dân tộc. Chính phủ Việt Nam cam kết thả ngay lập tức, vô điều kiện và triệt để các tù nhân chính trị, từng bước khắc phục tình trạng cảnh sát hoá chế độ hiện tại, cùng với các cải cách theo hướng dân chủ khác

  7- Việt Nam là một nước yêu hòa bình. Việt nam không chủ trương gây chiến tranh với bất cứ ai. Việt Nam không liên minh với người này để chống người khác. Việt Nam không liên minh với bất kỳ nước nào để chống lại nước thứ ba, nhưng Việt Nam có quyền và Việt Nam cần liên minh với những sức mạnh chính đáng để tự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Trước nguy cơ mất chủ quyền biển đảo và nguy cơ mất nước vào tay chủ nghĩa bành trướng, Việt Nam cần một Hiệp định an ninh chung với Mỹ. Đó là một nhu cầu thiết yếu và phù hợp với hoàn cảnh và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam


8- Mỹ là nước không có tham vọng lãnh thổ và không có truyền thống xâm lược và nô dịch dân tộc khác. Nước Mỹ có lợi ích gắn với chủ quyền của từng dân tộc và tự do trên toàn thế giới. Nước Mỹ là nước duy nhất hiện nay quan tâm và tự chịu trách nhiệm với nền hòa bình ổn định vì phát triển và thịnh vượng của mỗi nước. Nước Mỹ hiện là nước duy nhất trên thế giới có mối quan tâm và tự có trách nhiệm bảo vệ tự do toàn cầu. Nước Mỹ là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế và quốc phòng đủ để trấn áp mọi tham vọng phi lý, mọi hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.


9- Trung Quốc biết điều đó. Trung quốc biết rất rõ rằng Mỹ là người duy nhất và đang là người nguy hiểm nhất đối với âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Một Hiệp định An ninh chung giữa Việt Nam và Mỹ sẽ là lưỡi gươm cắt đứt cái lưỡi bò tham vọng ngông cuồng nhưng ngu dốt của Trung Quốc. Bằng các thủ đoạn, vừa tung con bài hữu nghị láng giềng vừa uy hiếp trừng phạt kinh tế, vừa chặn nước gây hạn và nạn đói cho đồng bằng sông Cửu Long, vừa cho Formosa và thuyền đánh cá thả, xả hóa chất độc làm chết cá suốt bờ biển bốn tỉnh miền Trung, vừa đe dọa bằng âm mưu gây bạo loạn lật đổ chế độ nếu theo Mỹ. Nhưng Trung Quốc đã sai. Cách xử sự thâm độc và hèn hạ đã làm thức tỉnh những cái đầu còn lú lẫn cuối cùng trong những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đẩy những người này tới quyết tâm nhượng bộ Mỹ để đạt bằng được một Hiệp định hợp tác toàn diện thực sự với chính phủ Mỹ, bắt đầu bằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.


10- Mỹ tuyên bố dỡ bõ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cố gắng bảo vệ chủ quyền chính đáng và hợp pháp của mình.


11- Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương biểu hiện lòng tin chiến lược giữa hai nước cựu thù Việt – Mỹ, là cản trở cuối cùng để hai nước tiến tới Hiệp định đối tác toàn diện, tạo điều kiện để hai nước phát triển đồng đều các mối quan hệ tương quan, tiến tới nhất thể hoá các khác biệt về thể chế chính trị và các đặc điểm về nhân quyền.


12- Chúng ta không chống nhân dân Trung Quốc. Nhưng một chính sách gắn kết với Trung Quốc chỉ có thể thực hiện với một Trung Quốc dân chủ, ủng hộ hòa bình, tôn trọng chủ quyền của quốc gia láng giềng. Chúng ta sẽ cùng nhân loại và cùng nhân dân Trung Quốc đấu tranh để Trung Quốc trở thành một siêu cường dân chủ, giàu có và xứng đáng. Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ lạc hậu, chủ nghĩa Đại Hán ích kỷ sẽ bị tiêu diệt cùng với sự hoàn thiện nền dân chủ và chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Người Việt Nam và người Trung quốc sẽ sống mãi trong một nền hòa bình thịnh vượng chung. Cương giới lãnh địa sẽ không còn là giới hạn ngăn cách hai dân tộc rất gần nhau về truyền thống văn hóa và cũng như những gắn kết với các dân tộc Bách Việt anh em. Không có độc đảng, không có chủ nghĩa Mác, chỉ có quyền tự do, hòa bình và thịnh vượng.


13- Việt Nam quyết tâm bằng mọi giá liên minh với Mỹ và cùng với Mỹ từng bước hoàn thiện đưa quan hệ hai nước thành mẫu mực cho mối quan hệ nhân văn hiện đại


 MN: một bài bình luận cuả đài BBC:




Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen