MN theo bản tin cuả thông tín viên MN từ Paris...............!^^
quê huơng bị bỏ rơi bởỉ bọn đê hèn ......bán nuớc...tay sai cho lũ Chệt................!^
Tin cho hay tàu cá của Bình Định bị ̣tàu nước ngoài đâm chìm rồi bỏ chạy khi đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa hôm 9/1.
Báo
Dân Trí dẫn nguồn Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho hay
vào lúc 14 giờ ngày 9/1, tàu cá số hiệu BĐ 95207TS, trên tàu có 8
thuyền viên, đã bị tàu vận tải nước ngoài (chưa rõ số hiệu) đâm chìm rồi
bỏ chạy tại vùng biển có tọa độ 160 33’N – 1130 44’E, cách Đông Nam đảo
Linh Côn thuộc Quần đảo Hoàng Sa khoảng 60 hải lý.
Được biết tàu BĐ 95207TS làm nghề câu cá ngừ. Các thuyền viên may mắn được tàu cá BĐ 96667 TS cũng của Bình Định cứu thoát.
Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã có văn bản đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ
Ngoại giao, thông báo và đề nghị Trung Quốc chỉ đạo các cơ quan chức
năng giúp đỡ tìm tàu gây nạn.
Vùng biển Hoàng Sa là nơi đã xảy ra nhiều vụ liên quan tàu Trung Quốc, kể cả tàu chấp pháp, và tàu cá Việt Nam.
Ngư
dân Việt Nam hoạt động tại Biển Đông cho hay ngày càng gặp nhiều vụ
bị đe dọa, thậm chí đâm chìm. Gần đây nhất, ngày 1/1, tàu cá QNg 98459
của ông Huỳnh Văn Thạch tại Đức Phổ, Quảng Ngãi bị một tàu cá vỏ thép
được cho là của Trung Quốc đâm chìm.
Ngư dân trên tàu kể lại với báo chí trong nước đã bị "tàu sắt" đâm vào giữa thân tàu, và "trên tàu có ghi chữ Trung Quốc".
Tàu QNg 98459 bị đâm bể nát phần giữa và phải nhờ đến một tàu cá khác đưa vào bờ.
Bộ
chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Trị nói với báo Tuổi Trẻ vị trí tàu QNg
98459 bị đâm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Gần đây các vụ tai nạn liên quan ngư dân được cơ quan chức năng và báo chí trong nước đưa tin nhanh chóng.
(Báo Dân Trí)
===
Trung Quốc đóng tàu hải giám khổng lồ thứ hai để phục vụ tranh chấp Biển Đông
Cali Today News - Trung Quốc vừa đóng xong con tàu
hải giám khổng lồ thứ hai, với trọng tải 10.000 tấn dùng để tuần tra
trên biển Đông, theo truyền thông chính phủ đưa tin. Đây được xem là tàu
hải giám lớn nhất thế giới.
Hải giám 3901, “vừa mới được hoàn tất, và sẵn sàng bắt đầu bảo vệ chủ quyền hàng hải của Trung Quốc,” tờ Global Times đưa tin.
Chị em với chiếc tàu này là hải giám 2901 đã được Bắc Kinh triển khai trên biển Đông vào năm 2015.
Tàu hải giám 3901 được đóng tại Nhà máy đóng tàu Jiangnan ở Thượng
Hải, được truyền thông đặt tên là “con quái vật” vì kích thước khổng lồ
so với một con tàu tuần tra duyên hải thông thường. 3901 có lượng giãn
nước từ 12.000 đến 15.000 tấn, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 25
hải lý/h.
Rõ ràng, hải giám 3901 là chiếc tàu đầu tiên, và trên hết được Bắc
Kinh sử dụng phục vụ cho những tranh chấp, và tuyên bố chủ quyền trên
biển Đông.
Văn phòng Tình báo Hải quân của Ngũ Giác Đài đã tóm tắt đánh giá về
lực lượng hải quân Trung Quốc qua việc mở rộng, phát triển liên tục các
lớp tàu tuần tra của Bắc Kinh như sau: “Chương trình xây dựng và đóng
tàu hiện tại được bắt đầu từ năm 2012 sẽ bổ sung thêm 20 tàu hải giám cỡ
lớn và hơn 20 tàu tuần tra chiến đấu vào lực lượng. Việc này sẽ gia
tăng 25% mức tổng thể lực lượng hải giám Trung Quốc, cũng như cải thiện
chất lượng lực lượng nhanh chóng.”
Phúc trình cũng lưu ý, “Trung Quốc sử dụng Hải giám làm lực lượng
chấp pháp thực thi các tuyên bố về hàng hải.” Tổng cộng, hiện tại Hải
giám Trung Quốc có 205 tàu các loại.
Trong khi đó, Tối cao Pháp viện Phi Luật Tân vào hôm thứ ba đã
tuyên bố thỏa thuận an ninh với Hoa Kỳ là hợp hiến, cho phép gia tăng
hiện diện quân sự của Mỹ ở những thuộc địa của Hoa Kỳ trước đây trước
tình hình căng thẳng trên biển Đông tăng cao.
Manila từ lâu đã là đồng minh kiên cường của Mỹ, và hiệp ước được
nhìn nhận quan trọng cho cả hai quốc gia trước quan ngại Trung Quốc ngày
càng hung hăng, theo đuổi những tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển
Đông.
Tại Washington, Ngoại trưởng John Kerry gọi đây “là quyết định rất
quan trọng” khi ông cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter bắt đầu buổi
hội đàm song phương với đồng nhiệm Phi Luật Tân, bàn về những vấn đề an
ninh, kinh tế, bao gồm căng thẳng biển Đông và Hiệp ước Thương mại Xuyên
Á Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Hiệp ước được ký kết chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Obama công
du sang Phi Luật Tân vào năm 2014, cho phép binh sĩ Hoa Kỳ xây dựng căn
cứ hậu cần cho an ninh hàng hải, cho các hoạt độn cứu trợ nhân đạo và
thiên tai, ngoài ra còn cho phép Hoa Kỳ sử dụng các căn cứ quân sự của
nước sở tại rộng rãi hơn.
Các quan chức quan sự Phi Luật Tân cho biết về sự gia tăng tập trận
với Hoa Kỳ, huấn luyện và các chuyến viếng thăm không quân, hải quân
trong năm qua, dưới chính sách cân bằng lực lượng và nỗ lực ngoại giao
của Hoa Kỳ đối với châu Á của chính quyền Obama trước sự trỗi dậy của
Trugn Quốc. Tuy nhiên, hiệp ước sẽ nâng mối quan hệ giữa hai quốc gia
lên một tầng mới.
Hương Giang
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen