theo thông tín viên MN từ Paris
HÀ NỘI (NV)
- Việt Nam đứng thứ 11 thế giới, thứ ba ở Á Châu-Thái Bình Dương về
lượng kiều hối năm 2015, mà gần hai phần ba trong số này là kiều hối từ
Mỹ giúp nuôi sống chế độ Hà Nội.
Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay. (Hình: Đất Việt)
Theo
một phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố mới đây được tờ Thời
Báo Kinh Tế Việt Nam thuật lại hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Mười Hai, 2015,
Việt Nam “đón lượng kiều hối 12.25 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 11
thế giới.”
TBKTVN
dẫn bản tường trình mang tên “Migration and remittances factbook 2016”
của WB về di cư và kiều hối cho biết, lượng kiều hối mà Việt Nam đón
nhận trong năm nay tăng khoảng 0.25 tỷ USD so với năm 2014. Năm 2014,
Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối, tương đương 6.4% GDP. Mức kiều hối vào
Việt Nam trong năm 2013 và 2012 tương ứng lần lượt là 11 tỷ USD và 10
tỷ USD.
Tờ
Kinh Tế Sài Gòn ngày 8 tháng Mười Hai, 2015 dẫn phúc trình của Ủy Ban
Thành Phố Sài Gòn tại kỳ họp Hội Đồng cùng ngày cho biết, tính đến cuối
năm 2015, lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn ước đạt khoảng $5.5 tỷ USD,
tăng 10% so với năm 2014. Hồi đầu năm 2015, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN dự
đoán kiều hối của năm sẽ khoảng 13 tỷ USD, nay thì không tới.
Nếu
kể từ năm 1991 đến nay, 25 năm qua, số lượng kiều hối đã đổ về Việt Nam
khoảng 105 tỷ USD, theo bản tin báo Đất Việt ngày 26 Tháng Mười Hai,
2015.
Ngân
Sách Nhà Nước nuôi guồng máy đảng và hệ thống công quyền CSVN năm 2015
ước tính khoảng 57 tỷ 355 triệu USD trong khi dự thu chỉ có khoảng
45.555 tỷ USD theo con số Quốc Hội của chế độ biểu quyết thông qua cuối
năm 2014. Như vậy, lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2015 lên khoảng
26.89% của tổng số (ước lượng) thu ngân sách.
Nếu
nói cho gọn thì hơn một phần tư số thu vào cho ngân sách nhà nước CSVN
nếu không có cái nguồn kiều hối từ bên ngoài đổ vào sẽ khó tránh được
khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Theo
bản phúc trình của WB được TBKTVN viện dẫn, Mỹ là nguồn kiều hối gửi về
Việt Nam lớn nhất năm nay, theo báo cáo của WB, với khoảng 7 tỷ USD.
Bởi vậy, khi tiền đô gửi về nước ào ào thì thì những kẻ “có nợ máu với
nhân dân” chạy sang Mỹ để hưởng “bơ thừa sữa cặn” bị chế độ Hà Nội
nguyền rủa ngày nào, nay trở thành “những khúc ruột ngàn dặm” cho “quê
hương là chùm khế ngọt.”
Theo
một bài phân tích của ông Vũ Quang Việt (cựu chuyên viên thống kê của
LHQ) hồi cuối Tháng Sáu 2015 đăng trên tờ Đất Việt, trong khi lượng kiều
hối từ bên ngoài đổ về Việt Nam mỗi ngày mỗi nhiều thì có đến 33 tỷ USD
đã “chảy ra khỏi Việt Nam” trong 6 năm từ 2008 đến 2013.
Đại
đa số quần chúng khố rách áo ôm làm gì có tiền tẩu tán ra nước ngoài
giấu đút, mua nhà mua cơ sở thương mại, ngoại trừ những kẻ có quyền và
có cơ hội tham nhũng, ăn hối lộ trong hệ thống đảng và nhà nước CSVN.
Ngày
21 Tháng Mười, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin “Chính phủ đã
trình Quốc hội đề nghị cho phép phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu chính
phủ ra thị trường quốc tế để đảo nợ trong giai đoạn 2015-2016” mà báo
này nói rằng “quá cấp bách.”
Nhiều
món nợ quốc tế đáo hạn nhưng nguồn dự trữ ngoại tệ của nhà nước CSVN
không có khả năng chi trả nên cần phải vay nợ mới, trả nợ cũ. Người dân
Việt Nam ngày càng phải cong lưng gánh những món nợ lớn hơn để nuôi chế
độ.
Theo
đồng hồ nợ công toàn cầu (Global Debt Clock), cứ sau một năm, nợ công
của Việt Nam tăng hơn 8 tỷ USD. Nếu chỉ tính đến ngày 11 Tháng Mười,
2015, tổng số nợ công mà Việt Nam đang gánh lên tới 92.641 tỷ đô la. Với
dân số khoảng 91.8 triệu dân, đổ đồng mỗi đầu người gồm cả già trẻ lớn
bé mỗi người phải cõng hơn một ngàn đô la nợ công. (TN)
*
Kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục tăng
Sổ
dữ liệu di dân và kiều hối 2016’ của World Bank vừa công bố xếp Việt
Nam ở vị trí thứ 11 trong danh sách các nước trên toàn cầu nhận kiều hối
nhiều
Tờ giấy bạc 100 đôla Mỹ. Hoa Kỳ hiện là nguồn cung cấp kiều hối lớn nhất trên thế giới.
Tờ giấy bạc 100 đôla Mỹ. Hoa Kỳ hiện là nguồn cung cấp kiều hối lớn nhất trên thế giới.
Việt Nam nhận kiều hối cao hàng thứ ba Châu Á trong năm nay, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới.
‘Sổ
dữ liệu di dân và kiều hối 2016’ của World Bank vừa công bố xếp Việt
Nam ở vị trí thứ 11 trong danh sách các nước trên toàn cầu nhận kiều hối
nhiều nhất trong năm qua. Tính riêng trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và Philippines.
Mức kiều hối rót về Việt Nam trong năm nay được dự kiến sẽ lên mức 12,3 tỷ đôla, tức tăng so với mức 12 tỷ đôla hồi năm ngoái.
Gần 2/3 trong số này là kiều hối từ Mỹ, chiếm 7 tỷ đôla.
Hoa
Kỳ hiện là nguồn cung cấp kiều hối lớn nhất trên thế giới và nhịp cầu
kiều hối Mỹ - Việt năm nay được xem là lớn hàng thứ 9 trên toàn cầu.
World
Bank ước tính, các di dân trên thế giới sẽ gửi về gia đình và quê hương
xứ sở của họ trên 600 tỷ đôla trong năm nay, hơn 440 tỷ trong số này đổ
về các nước đang phát triển bao gồm Việt Nam.
Theo World Bank, Thanh Nien News
Năm 2014, kiều hối về Việt Nam hơn $11 tỷ
HÀ NỘI (NV) - Trong
vòng 14 năm, lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam
đã vượt mức $90 tỷ. Riêng năm 2014 đã đạt hơn $11 tỷ, lớn hơn cả vốn
viện trợ phát triển.
Theo
tờ Người Lao Ðộng, kết quả “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt
Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước” do
Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Trung Ương vừa công bố cho thấy,
lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 1991-2013 đạt trên $80.38 tỷ USD.
Kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2014 đạt hơn $11 tỷ. (Hình: Internet) |
Dự
đoán hết năm 2014 nhận thêm hơn $11 tỷ, nâng tổng lượng kiều hối đã
nhận trong 14 năm vượt mức $90 tỷ. Ðây là dòng vốn lớn thứ hai chỉ sau
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lớn hơn cả vốn viện trợ phát
triển (ODA) mà các định chế tài trợ quốc tế và nhiều nước cung cấp giúp
Việt Nam thoát đói nghèo lạc hậu.
Bản
nghiên cứu trên cũng cho biết, năm 2014, kiều hối đầu tư cho sản xuất,
kinh doanh giảm đi so với giai đoạn 3-5 năm gần đây. Chẳng hạn, tỉ trọng
người nhận kiều hối sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh chỉ chiếm
15.9%, trong khi tỉ lệ này của 3-5 năm trước là 16.2%.
Trên
lĩnh vực đầu tư, tỉ trọng người nhận kiếu hối dùng để gửi ngân hàng
nhận tiền lãi chiếm cao nhất với 30%, sản xuất và dịch vụ chiếm 27-30%,
đầu tư kinh doanh vàng chiếm khoảng 20% và 16-17% đổ vào bất động sản.
Ông
Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Trung
Ương cho biết, kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với phúc trình
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Sài Gòn, khi cho rằng xét về
giá trị, kiều hối được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, còn bất động sản chỉ khoảng 2-3 năm trở lại đây.
Theo
số liệu phúc trình của Western Union, Việt Nam là một trong những quốc
gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Hiện có khoảng 4 triệu người
Việt Nam ở hải ngoại, hằng năm chuyển tiền về từ 187 quốc gia và vùng
lãnh thổ. (Tr.N)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen