Dieses Blog durchsuchen

Donnerstag, 31. Dezember 2015

CON BƯỚM ĐEN Bút ký của Nguyễn quang Thành Nguyên Giáo sư trường Nữ trung học Đà nẵng

MN : đọc trong E-mail cuả Thông tín viên MN từ Paris............!



CON BƯỚM ĐEN Bút ký của Nguyễn quang Thành Nguyên Giáo sư trường Nữ trung học Đà nẵng
 

Lời người viết:
Bài viết này là nén nhang thắp lên để tưởng nhớ anh tôi là Nguyễn quang Khóa, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng kế hoạch Không đoàn 41 Chiến thuật, xuất thân khóa 61A SVSQKQ đã chết tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.-Chân thành cảm ơn anh Phan Trừng,và anh Dan Hoài Bửu, nguyên Trung tá phi công phản lực, bạn học cùng khóa của anh tôi, đã giúp tôi hoàn thành bút ký này.


Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: nguyenpierre24@yahoo.com. Xin đa tạ.
Gia đình tôi ít anh em. Không phải do ba mẹ tôi hiếm muộn mà do thời gian ba tôi ở Pháp khá lâu. Hơn mười năm từ khi mẹ tôi sinh ra anh, hai ông bà mới gặp lại nhau, nên tôi kém anh tôi đúng một con giáp.Mặc dù khoảng cách tuổi tác sai biệt khá nhiều, nhưng anh em tôi đều có điểm tương đồng là yêu thích toán học và ôm mộng viễn du. Vì thế chúng tôi đều học ban khoa học Toán và tình nguyện gia nhập quân đội sau khi đậu tú tài toàn phần:


Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai, nam bắc đông tây.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.


Mùa hè 1960, anh tôi nhập học khóa 61A SVSQKQ. Khoảng tháng sau lại có giấy báo nhập học ban Toán của trường Đại học sư phạm gửi về nhà, ba tôi mở ra, đọc đi đọc lại nhiều lần, mặt đăm chiêu, ra chiều nghĩ ngợi nhiều lắm.Mười năm sau, tôi cũng vừa thi vào đại học sư phạm, đồng thời làm đơn xin gia nhập trường Võ bị Đà lạt để được sống và học tập trong khung cảnh hào hùng và thơ mộng của vùng đất cao nguyên, mà tôi đã bị quyến rũ trước đây qua bài Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và một số hình ảnh của người sinh viên sĩ quan Đà lạt trong đoạn phim giới thiệu về trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, đã chiếu tại trường vào dịp cuối năm lớp Đệ nhất ( lớp 12 ) tại trường Quốc học, Huế.
 

Tôi đã trúng tuyển vào trường đại học sư phạm nhưng không thấy giấy báo nhập học trường Võ bị Quốc gia Đà lạt gửi về nhà. Vì thế, sau này tôi đã trở thành một giáo sư khoa học tại một trường nữ trung học đúng theo ý nguyện của ba mẹ tôi, nhưng tôi không bao giờ quên được hình ảnh hào hùng và lịch lãm của người trai thế hệ mà mình mơ ước.Sau khi học đại học sư phạm được vài tháng, nhân một buổi ăn tối của gia đình, ba tôi mới ôn tồn cho tôi biết là ông đã nhận được giấy báo của trường Võ bị Quốc Gia Đà lạt gửi về nhà, nhưng ông không cho tôi biết, vì anh tôi đã là pilote de guerre vào sinh ra tử trên bốn vùng chiến thuật ( ba tôi có thói quen nói nửa Việt nửa Pháp, như ông thường viết các toa thuốc cho bệnh nhân ).
 

Anh tôi du học tại Hoa kỳ năm 1961. Gia đình tôi đều đặn nhận được thư từ và hình ảnh của anh tôi, chụp tại các trường huấn luyện phi công, luôn luôn kèm bên chiếc phi cơ đã bay, hoặc các hình ảnh chụp tại các tiểu bang đã đi qua nhân dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Tôi ước mơ một ngày nào đó mình cũng được như vậy. Ngoài thư từ gửi cho gia đình, anh tôi còn gửi cho chị M.T., sinh viên trường CSYT, con gái của một người bạn của ba tôi, mà ba tôi đã chấm theo tiêu chuẩn: Công-Dung-Ngôn-Hạnh cho anh tôi, trong lúc hai người chưa một lần gặp gỡ.Nhiều lần tôi cảm thấy xót xa cho chị, khi chị đưa lá thư anh gửi cho tôi xem với hai câu thơ mở đầu: Người ơi, gặp gỡ làm chiTrăm năm biết có duyên gì hay không Năm 1963 anh về nước.
Hai câu thơ trên trích trong tập truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà anh đã lồng vào trong bức thư, gửi cho chị M.T. như một định mệnh đã an bài.Ba tôi đã phải nói lời xin lỗi với cha mẹ chị, vì việc đi hỏi chị là do ba tôi đơn phương quyết định.Một lần nữa, ba tôi lại đăm chiêu, suy nghĩ nhiều lắm.Dĩ nhiên, anh tôi từ đó không về nhà, cứ ở mãi Sài gòn. Lúc đầu, anh ở Liên Phi đoàn 33 Vận tải tại căn cứ Tân sơn nhất, sau đó chuyển qua Phi đoàn 518 Khu trục tại căn cứ Biên hòa.Thỉnh thoảng anh gửi thư cho ba mẹ tôi nói rằng anh quen một người con gái gốc Bắc, con của một sĩ quan cấp tá, bạn của cậu tôi. Chị là sinh viên trường Đại học Luật khoa Sài gòn và cũng là bạn cùng học tại ĐHLK với anh tôi ( sau khi ở Hoa kỳ về, anh lại ghi danh học ĐHLK).Chị có tên rất ấn tượng: Phạm Chất L. Thư từ giữa hai anh chị chất đầy như núi. Một lần vào cư xá thăm anh, tôi tò mò đọc được một lá thư của chị gửi cho anh, với bài thơ mà tôi chỉ nhớ được hai câu:


Đời phi công có mấy người chung thủy.

Mỗi đường bay thay một cánh hoa yêu 
Hay một lá thư khác:


Oublie, c'est le nom d'une fleur

N'oubliez pas, c'est la fleur;de mon coeur 
Xin người giữ lấy hoa quên.
Và đừng quên nhé lời nguyền trong tâm
 

Chị cũng không quên ép vào những trang thư tình màu tím một con bướm đen đậu trên nhánh hoa Forget Me Not. Điều này làm tôi liên tưởng đến sự trùng hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên: Bộ áo bay của anh tôi màu đen với khăn quàng cổ màu tím, tôi thường thấy anh tôi mặc trong những phi vụ đặc biệt. Đời phi công thật hào hùng và bay bướm.
 

Trong tủ sách anh tôi để lại cho tôi học, tôi thích thú khi đọc cuốn Đời phi công của Toàn Phong, Chuyến bay đêm (Vol de nuit ), Cõi người ta (Terre des hommes) của nhà văn phi công Saint Exupery. Càng thích thú hơn, khi biết Toàn Phong là bút hiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tác giả cuốn Hình học Không gian không thua kém gì các cuốn Géométrie dans L'espace của Le Bosse hoặc của Caronner mà anh em tôi xem như là quyển Tự điển Toán Hình học Không gian. Suy cho cùng, toán học và văn chương tuy thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng luôn luôn có sự tương quan logic. Toán học tuy khô khan, nhưng nhà toán học lại là người rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm là khởi đầu cho bao đề tài lãng mạn trong văn chương.
 

 Thời gian dần trôi, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, anh tôi được điều động ra căn cứ Đà nẵng. Ác liệt nhất là trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và sau đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân, chiếc Khu trục cơ Skyraider AD6 do anh tôi lái bị bắn với chi chít lỗ đạn phòng không của Bắc quân, đặc biệt là bánh đáp bị bắn gãy nhưng anh tôi đã đáp bụng an toàn. Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cổ thành Quảng trị, chiếc phản lực cơ A 37 của anh tôi bị bắn rơi trên bầu trời cổ thành, anh đã nhảy dù thoát hiểm và may mắn được một trực thăng cứu thoát, đưa về căn cứ Đà nẵng an toàn. Năm đó, tôi đang học năm thứ hai. Vừa ra khỏi giảng đường, một con bướm đen to bằng bàn tay, bay lởn vởn và đậu trên vai tôi vài tích tắc rồi biến mất. Sau đó tôi gặp một viên thiếu úy phi công trực thăng đến trường tìm một người bạn, vô tình kể lại chuyên anh ta vừa cứu thoát một thiếu tá phi công phản lực A 37 bị bắn rơi tại Quảng trị, tôi nghe chuyện và hỏi tên người phi công lâm nạn, thì ra người phi công phản lực đó chính là anh tôi.
Sau này, trong tập san Lý Tưởng của binh chủng Không quân có đăng bài Cánh Thiên Thần Trên Bầu Trời Cổ Thành Quảng Trị của ký giả L.R.viết về anh lúc cánh dù bung ra từ chiếc phản lực cơ lâm nạn trên vùng trời lửa đạn.Bạn bè cùng khóa 61 A SVSQKQ và các khóa sau đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại như tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch không hẹn ngày về. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mác, đau thương, cô đơn và giá lạnh: 

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi......
Chinh phu, tử sĩ mấy người.
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn.
 

Biến cố khó quên đối với gia đình tôi xảy ra vào ngày 29/3/1975 sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp và sự vụ lệnh bổ nhiệm làm giáo sư tại trường trung học được vài tháng. Đà nẵng đang trong cơn hấp hối. Tình hình chiến sự vô cùng căng thẳng. Anh tôi một mình lái xe jeep ra nhà, hối hả chở cha mẹ tôi vào phi trường Đà nẵng, còn tôi không liên lạc được phải chạy một mình ra cảng Tiên sa mong thoát thân bằng đường biển.Vừa đến cảng thì bị pháo kích dồn dập, tôi chỉ kịp nằm bẹp xuống một mương nước, và chiếc vali trong tay tôi rơi lúc nào cũng không hề hay biết. Một quả đạn pháo kích rơi ngay trước mặt tôi chừng mươi thước, đúng lúc một chiếc xe jeep trờ tới, mọi người trên xe bị hất tung lên và trở thành tro bụi trong phút chốc.
 

Quá hoảng sợ, tôi chạy lùi theo một số người tìm đường ra biển Sơn trà.Lúc này có một vài chiếc phi cơ bay vút qua, hướng ra biển Đông. Tôi ngửa mặt lên trời, ước gì ở trên cao có anh tôi thấy để cứu vớt tôi. Thế nhưng, tất cả đều đã bay xa cho đến khi chỉ còn là vài chấm đen trên nền trời ảm đạm.Lúc này tôi đã ra đến bờ biển Sơn trà, gặp được một chiếc tàu đánh cá đang đậu cách bờ chừng vài trăm thước. Mừng quá, tôi cởi vội quần áo và lao nhanh xuống biển. Lúc tay tôi chạm vào mạn tàu cũng là lúc trên bờ xuất hiện vài người có vũ khí cầm tay, ra hiệu cho tàu vào bờ. Một số người trên tàu vội vã kéo tôi lên đồng thời tàu nổ máy chạy thẳng ra khơi.Nhóm người võ trang nhắm thẳng vào tàu bắn liên tục nhưng chỉ làm bị thương một người trên tàu, còn lại đều vô sự.
Một tiếng sau, tàu này được tàu hải quân Việt nam Cộng hòa cứu vớt và chuyển lên một chiến hạm của hải quân Hoa kỳ.Trên boong tàu, tôi đưa mắt nhìn vào phía đất liền. Mịt mù trùng khơi. Biển vây kín biển cả. Tiếng sóng vỗ ào ào. Tàu lắc lư chao đảo. Tôi ngửa mặt lên trời, tự nhủ: Có phải đây là giờ phút vĩnh biệt của anh em tôi? Đột nhiên bầu trời trở nên u ám, vài hạt mưa đã rơi nhanh xuống sàn tàu.
Sau này, qua một người quen cho biết: khuya 29/3/1975 anh tôi đã lên và lái một chiếc phản lực cơ A 37 ra phi đạo nhưng không thể cất cánh được vì đã bị hư hại. Vì thế anh tôi đã trở thành tù binh tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.Hơn một năm sau, trong lúc gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nhiên có một con bướm đen to bằng bàn tay, bay vòng vòng trong phòng và đậu trên vai từng người rồi cuối cùng đậu ngay chính giữa bàn thờ gia đình. Năm phút sau, nhận được tin báo là anh tôi đã chết, nằm trong một bụi cây bên ngoài trại tù chừng 800 mét. Mọi người đều sửng sốt, bàng hoàng nhưng không dám bật thành tiếng khóc.Đến khi bình tĩnh lại, nhìn về phía bàn thờ, con bướm đen cũng đã vỗ cánh bay ra khỏi nhà.Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi mặc bộ áo bay màu đen với khăn quàng cổ màu tím, đang lái chiếc xe jeep về nhà nhưng máu đã đẫm ướt phi bào.Sáng dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi cảm thấy một vị đắng, chua cay tràn ngập cổ họng.

Tôi nghe như đâu đây phảng phất tiếng hát .của một nữ ca sĩ nỗi tiếng một thời:
Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời.
Mẹ yêu noi gương người trước đặt lời......
Người phi công giữa khung trời.
Vẫn còn mang số phận con người.
Bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào lúc nào không hay.Hai mươi năm sau, một mình tôi trở lại vùng rừng thiêng nước độc, nơi anh tôi đã bị lưu đày, khổ nhục. Trại tù giờ đây chỉ là một vùng lau lách đầy cỏ dại, rất khó xác định. Nghĩ mình đã vượt núi, băng rừng, lội suối trong mùa nước lũ, chẳng lẽ bó tay trở về.Trời đã nhá nhem tối, tôi thì thầm khấn nguyện anh tôi. Bỗng từ đâu một con bướm đen to bằng bàn tay bay đến trước mặt tôi, như có ý dẫn đường. Tôi tiếp tục khấn nguyện. Con bướm đen bay vòng vòng, tôi chạy theo và bị té sấp vào một bờ đất.
Sau phút hoảng hốt, tôi lồm cồm bò dậy và nhận ra một số nấm mộ nho nhỏ nằm khuất dưới đám cỏ dại. Tất cả gồm 12 nấm mộ vô chủ. Người dân địa phương cho biết đó là mộ của tù binh tại trại 3 Kỳ sơn. Tôi vội vàng hốt 12 nắm đất bỏ vào 12 bao nilon nhỏ và đánh dấu theo số thứ tự, rồi đến nhà dân xin ngủ tạm qua đêm.Sáng hôm sau về lại Tam kỳ, tìm đến nhà một thầy ngoại cảm. Thầy cho biết anh tôi nằm ở ngôi mộ số 3.Tuy nhiên tôi vẫn mong trong tương lai, khi bài viết này của tôi được nhiều người biết đến, tôi có thể có nhiều tin tức hữu ích và cụ thể để xác định chính xác mộ phần của anh tôi. Con Bướm Đen - Gia Đình KQVNCH
Con Bướm Đen - Gia Đình KQVNCH CONBƯỚM ĐEN 

Bút ký của Nguyễn quang Thành







































































Xì dầu do TQ làm, vô chai tại VN, ghi made in France

MN theo thông tín viên MN từ Hamburg.....!
Posted by: Viet VungVinh Posted date: 1:56 PM / comment : 0


Cách Nhìn "Bên Dưới" Hàng Chữ In Trên Nhãn Một Sản Phẩm
Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn, hôm nay xin gởi đến các bạn một chuyện xó bếp nhưng chắc là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn:

Đó là cách "Nhận diện Chân Dung Của Một Sản Phẩm" nói rõ hơn là chân dung thật sự của một thực phẩm Trung Quốc hay là do người Trung Quốc ở ngoài lục địa làm ra mập mờ gạt bà con ta. Tại sao gọi là gạt bà con Việt Nam ta, thưa chúng thường chỉ bán tại tiệm thực phẩm (tại Mỹ) của người Hoa và người Việt (hay trên Internet). Tôi tin là những tiệm buôn ngoại quốc không lầm. Trường hợp điển hình bên dưới.
HCD (20-Apr-2014)

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi thật hay giả. Theo lời một bằng hữu nầy thì nhiều người quen biết còn cải lại là đồ thiệt chánh tông.

bây giờ mời các bạn đi mua thực phẩm cùng với tôi. Tôi được lịnh cấp trên phải nghiên cứu về thực phẩm mọi mặt cho gia đình từ mấy chục năm nay. Do vậy tuy tôi không đi chợ nhưng các bạn đưa món nào ra tôi đoán được nó có những thứ gì không nên ăn pha trong đó.

Người Tàu biết rằng hễ để nhãn hiệu Tàu hay ghi Made In China, ghi Made in P.R.C.(P.R.C=Popular Republic of China=Làm tại nước Trung Hoa (Lục Địa) thì người ta không mua, nên tìm cách ghi né hợp pháp. (Để khi nào có dịp tôi sẽ nói về hàng chữ Made In "đủ thứ chữ mập mờ" của các người Trung Hoa. Họ tìm mọi cách né chữ Made In China và tìm cách "mập mờ" để bà con ta đọc sơ qua tưởng là sản phẩm của Mỹ).

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi thật hay giả làm tại đâu. Hỏi thì tôi nói theo ý tôi. Còn phần các bạn thì suy xét theo ý mình. Bây giờ chúng ta đi chợ mua nước chấm thử coi nghe. Đây chỉ là một thí dụ về cách chọn mua thực phẩm của tôi xưa nay. Chọn thôi, còn mua thì tôi ít khi tự tay mua.

Hình chụp nhãn phía tay trái cả ba chai
Hình chụp nhãn phía tay mặt cả ba chai

Hai chai hai bên thì tạm coi như không giả đi, đế tính sau. Bây giờ chúng ta chú trọng tới chai nhỏ. Tôi phóng đại nhãn nó để các bạn xem. Đã được cho biết là "không thật", có thể nó cũng là hàng thật nhưng "mập mờ" gạt bà con. Các bạn đọc nhãn nó và nhận xét coi sao, làm y như khi các bạn lựa mua nước "tương" trong tiệm thực phẩm Việt Nam hay của người Trung Hoa.

Đọc thử hàng chữ dưới cùng. In chữ Paris và in hình tháp Eiffel coi ngon lành. Ghi cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây chung.
Các bạn chú ý tới nơi tôi ghi mủi tên trắng, nghỉ một chút đừng đọc tiếp coi có thấy chi lạ không (trừ hai mủi tên trên cùng sẽ nói sau).
Và đây là hình phóng đại cái nhãn dán bên tay trái của chai giữa (chai nhỏ):

Các bạn thấy chi lạ không?

Các bạn dừng lại tính toán y như khi đi mua nó trong tiệm coi bao lâu thì các bạn quyết định được nên mua hay không.
...........chờ ...
...........chờ tính coi....

Tôi đưa cái chai nầy cho con tôi coi, chỉ trong vòng một phút nó nhìn thấy sai hai thứ:

- Cái sai đầu tiên là ghi Product of French: Không đúng chữ đúng tiếng Anh.

Phải ghi là Product of France. Chữ France (danh từ) là nước Pháp, chữ French là tĩnh từ, ghi như nhãn là sai. Các bạn để ý đi ít tháng nữa chai nầy ghi lại đúng văn phạm ngay. Rồi thì cũng có thêm nhiều người lầm, mà tôi cũng e rằng sẽ sập tiệm nếu cơ quan US FDA (hay chi đó) để mắt vào. Phải ghi thế nầy: Product of France hay thế nầy:

- Cái sai thứ hai thật rõ nét

Hình trên ghi là 200ml (200cc). Hình trên nữa ghi là 13 serving và mỗi serving là 150ml (150cc). Hai cái nầy chưởi nhau.

Chai chỉ có dung tích là 200 phân khối, thế mà ăn được 13 lần, mỗi lần 150 phân khối, vị chi theo bàn toán Tàu thì ăn được tới 13x150=1950 phân khối. Sơ ý tới mức đó thì chắc không phải là do người Pháp làm ra cái nhãn đâu.

Các bạn nghĩ sao về hàng chữ: "Vegetable and salty meals are used" trên cái nhãn chánh chai giữa (nhỏ). Tiếng Anh nầy ba trợn quá chừng. Tôi đoán ý của tác giả cái nhãn nầy muốn nói "ăn chay ăn mặn gì cũng dùng được hết". Ông Tây ơi, nếu quả cái món nầy do mấy ông làm thì tôi lấy làm buồn giùm cho nước Pháp. Buồn là sao? Thưa buồn rằng (thìa là) cho tới bây giờ nước Pháp chỉ mới đuổi theo kịp nước Tàu về tiếng Anh.

Bây giờ tôi hỏi quí bạn vậy chớ người Pháp có thể nào in cái nhãn lỗi nhiều như vậy không?

***
Tới đây mà ngưng quả là vô duyên. Tôi tiếp tục nghiên cứu cho ra xuất xứ món nước tuơng nầy. Tìm hai câu trả lời cho hai câu hỏi:

1. Nó sản xuất nơi đâu? Nó ghi là Product of French mà, bạn nào tin nó do Pháp sản xuất thì đưa tay tôi đếm coi.

2. Và do ai làm ra? Tức là do ai: thí dụ người Pháp, người Hoa, người Việt, người Nhật... làm ra.

Tôi tin là phần lớn các bạn không thể biết được. Tôi thì cũng nhìn nhãn như quí bạn mà thôi, nhưng có kinh nghiệm hơi các bạn tới 20 năm về mua thực phẩm, nên tôi biết được.

Hẳn xưa nay các bạn biết đã nhiều lần tôi nói rằng đừng có tin những gì in trên nhãn mà phải đắn đo nghi ngờ. Ngoài chữ Product Of French (ba trợn không đúng văn phạm) ra, nó còn in mập mờ gạt các bạn hay quí bạn nội trợ thuộc nhóm thấy chữ là tin liền:

Thấy chữ USA thì tin ngay là hàng hóa Mỹ, không đâu tụi nó mánh lắm, nó ghi hợp pháp là "Phân phối bởi hãng V.L. Trading, USA" tức trụ sở hãng phân phối tại USA. Đại lý tại USA thôi, đại lý không phải là hãng làm ra món hàng.

Bây giờ trở lại câu hỏi cái món nầy sản xuất nơi đâu?

Nó nói là tại Pháp, đại lý phân phối tại Mỹ,

Bây giờ thì sai lung tung như vậy, sau nầy chúng ta sẽ thấy cái nhãn được in lại đúng mà mọi chuyện được hoàn hảo tươm tất hơn và lúc đó bà con ta lầm xuất xứ sâu hơn.

Hàng chục lần tôi nới với các bạn là barcode không nói được xuất xứ với kiểu làm ăn đa quốc gia hiện giờ. Thí dụ nước mắm Trung Quốc làm dõm mang sang Phú Quốc vô chai, chở qua Mỹ ghi rên chai sản xuất tại Phú Quốc Việt Nam ai mà kiện.
Tuy nhiên với món chúng ta thấy thì cái barcode nó ghi là


Ba số đầu barcode là 893. Và chúng ta dò trong list barcode (đúng phần nào thôi, đừng tin hẳn) sẽ thấy sản xuất tại Việt Nam.

Vậy thì chai nước tương nầy làm tại Việt Nam ghi là sản xuất tại Pháp, dùng chữ Tây và chữ Mỹ trên nhãn.

Câu hỏi số 1 trả lời rồi, sang câu hỏi thứ hai là do người nước nào làm ra?
Cái nầy bí mật bật mí do kinh nghiệm. Chúng ta nhìn đáy cái chai. Mời các bạn nhìn hình chụp:


Nhường hàng chữ Hoa cho quí vị biết đọc, thấy chữ Vạn Lợi Trading ở đây.

Nếu người Việt Nam làm sao lại có chữ Tàu trên chai, nếu người Tàu làm thì làm tại Việt Nam là nơi cầu chứng cái nhãn.

Kết luận về chuyện ai làm: Các bạn tự suy tính theo mình, tôi không biết người nước nào sản xuất.
Xin hiểu cho rằng, tôi chỉ trình với các bạn cách tôi lựa thực phẩm. Tôi không có nói là món nước tương nầy không phải sản phẩm của Pháp. Tôi cũng không nói nó ngon hay dở, không có khuyên nên mua hay không chi hết. Quí bạn hãy tin ở chính mình, đừng có tin tôi. Cái chai bạn tôi mua còn giữ đây để làm bằng.

20-4-2014
Huỳnh Chiếu Đẳng

Mittwoch, 30. Dezember 2015

How to Use Apple Cider Vinegar for Eczema

MN: theo một bài viết trong blog G+ cuả bạn My Thi Huynh...MN tạm dịch ra Việt ngữ ..
xin cám ơn bạn My Thi Huynh




Làm thế nào để sử dụng của Dấm từ trái táo(Apple Cider VineVinegar) cho Eczema

Ở Mỹ, gần 10% đến 20% trẻ sơ sinh và gần 3% người lớn và trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm(Eczema). Các eczema hạn dùng để chỉ một nhóm các điều kiện y tế gây ra nhiều cảm hoặc kích ứng da. Các eczema, mà là phổ biến nhất, được gọi là dị ứng hoặc viêm da dị ứng Eczema. Những người bị bệnh về da này thường bị nổi mẩn ngứa, viêm và đỏ ở một số bộ phận như mặt, phía sau đầu gối, cổ tay, bàn tay hoặc trên khắp cơ thể. Eczema l2m da có một cảm giác ngứa dữ dội và đôi khi nó làm cho bạn làm xước da đến bị chảy máu.

Có loại kem dưỡng da và kem có sẵn trên thị trường để điều trị tình trạng da rất ngứa này. Nhưng ở đây chúng ta không thể loại trừ các tác dụng phụ của các loại thuốc OTC và các loại kem. Vì vậy, ở đây chúng tôi đã mang lại cho bạn một thành phần kỳ diệu gọi là giấm táo mà bạn có thể sử dụng để điều trị rối loạn da ngứa này.
Liệu của Apple Cider Vinegar thực sự làm việc để điều trị Eczema

Chúng tôi sẽ tìm hiểu ở đây để chuẩn bị các cách thức  giấm táo khác nhau để điều trị bệnh chàm. Nhưng trước đó chúng ta nên biết về các tính kháng bệnh  của giấm táo mà công hiệu có kết quả tốt đẹp hơn,hiệu quả hơn

1.-Dấm táo có tính kháng đuợc nấm: Các tính chất kháng khuẩn và kháng nấm của giấm táo diệt các vi khuẩn gây bệnh chàm. Vì vậy, việc sử dụng nó dừng sự tăng trưởng hơn nữa của các vi khuẩn eczema gây.

2.-Làm tế bào da tăng truởng mạn hơn: Dấm rượu táo có chứa beta-carotene, thúc đẩy tái tạo tế bào. Vì vậy, việc sử dụng nó làm cho da bị eczema bị ảnh hưởng sức khỏe.

3.-Chứa nhiều khoáng chất Kali: Dấm rượu táo cũng chứa một số lượng tốt của kali, giúp điều trị bệnh dị ứng khác nhau. Ngoài kali mà hoạt động như một chất làm se và duy trì sự cân bằng độ pH của da, do đó đối xử với eczema thành công.
Chứa sợi quang: Ngoài các vitamin và khoáng chất, giấm táo cũng chứa rất nhiều chất xơ, rất có ích cho cơ thể  thanh lọc các chất độc gây ra bệnh chàm(Ezcema)

4.-Tăng cường  tính kháng thể cuả cơ thể  nguời bệnh :sức kháng thể là một một yếu tố chính chống căn bệnh này. Giấm táo chứa nhiều muối khoáng, acid acetic, Vitamin B1, riboflavin, pectin, chất khoáng, trong đó kích thích cho Kháng thể cuả bệnh nhân , do đó việc sử dụng nó ngăn ngừa cũng như chữa bệnh chàm thành công.

5.-Trí gải ngứa thuờng trực : Các ứng dụng của dấm táo trên da đối xử với da khô, đó là một trong những nguyên nhân chính của bệnh chàm. Nó giảm bớt cảm giác ngứa  thuờng đi theo căn bịnh eczema.
Cách pha chề Apple Cider Vinegar cho Eczema:
Giấm táo có thể được sử dụng một mình hoặc với một số thành phần khác để chuẩn bị các cách thức trị bịnh Eczema.
Cách pha chế:
1. ACV pha loãng trong nước

Các ứng dụng của dấm táo trên da eczema giúp điều trị cho những nạn nhân rất tốt.. Ngoài ra, khả năng diệt trùng của nó cũng như tính kháng nấm tác động trực tiếp trên da ,làm cho bệnh nhân mau lành bịnh hơn..

Nguyên bản từ tiếng anh:
 http://www.rapidhomeremedies.com/apple-cider-vinegar-for-eczema.html

How to Use Apple Cider Vinegar for Eczema

In America, nearly 10% to 20% infants and nearly 3% of adults and children get affected by eczema. The term eczema refers to a group of medical conditions that inflames or irritates the skin. The eczema, which is the most common, is known as Atopic Dermatitis or Atopic Eczema. The person who suffers from this skin disease often gets itchy, inflamed and red rashes in some parts like face, back of the knees, wrists, hands or all over the body. Eczema-affected skin causes an intense itching sensation and sometimes it become so bad that it makes you to scratch your skin till you bleed. There are various creams and lotions available in the market to treat this extremely itchy skin condition. But here we cannot rule out the side effects of these OTC drugs and creams. So here we have brought for you one wonder ingredient called apple cider vinegar that you can use to treat this itchy skin disorder.

Does Apple Cider Vinegar Really Work to Treat Eczema

We will learn here to prepare various apple cider vinegar remedies to treat eczema. But before that we should know about the eczema-fighting properties of apple cider vinegar, which will make the remedies more convincing.
Anti-fungal Properties: The antibacterial and antifungal properties of apple cider vinegar kill the bacteria that cause eczema. So its use stops the further growth of the eczema-causing bacteria.
Promotes Cell Renewal: Apple cider vinegar contains beta-carotene, which promotes cell renewal. So its use makes the eczema-affected skin healthy.
Contains Potassium: Apple cider vinegar also contains a good amount of potassium, which helps to treat various allergic conditions. Apart from that potassium works as an astringent and maintains the pH balance of the skin, which in turn treats eczema successfully.
Contains Fiber: Apart from vitamins and minerals, apple cider vinegar also contains a lot of fiber, which are helpful for the body to flush out the toxins that may cause eczema.
Strengthens the Immune System: A weak immune system is also known as a major cause of eczema. Apple cider vinegar contains various mineral salts, acetic acid, Vitamin B1, riboflavin, pectin, minerals, which promote a strong immune system, thus its use prevents as well as cures eczema successfully.
Treats Itching Sensation: The application of apple cider vinegar on the skin treats dry skin, which is one of the main causes of eczema. It also offers relief from the related itching sensation that comes with eczema.

How to Use Apple Cider Vinegar for Eczema

Apple cider vinegar can be used alone or with some other ingredients to prepare the home remedies for eczema.  Let’s know about them.



Đầu năm đọc chuyện .thần tiên..cuả Anderson văn hào Đan Mạch....

MN:  Đầu năm đọc chuyện thần tiên kỳ ảo...cuả Anderson văn hào Đan Mạch....








Ai trong chúng ta lại chẳng từng đọc những chuyện thần tiên của văn hào Đan Mạch Andersen. Ông được toàn thế giới biết đến như một người đầy lòng nhân ái và một tài năng vĩ đại. Tài năng ấy đã hiến tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời không chỉ làm mê say hàng triệu trẻ em mà còn làm rung động trái tim bao nhiêu người lớn tuổi. Trong những truyện nổi tiếng nhất của ông phải kể đến  “Cô bé bán diêm”. Chuyện ấy ra đời trong trường hợp nào? Cô bé bán diêm đến với chúng ta hoàn toàn do trí tưởng tượng của Andersen hay đó là một nhân vật có thực? Hẳn các bạn cho đấy chỉ là một nhân vật tưởng tượng của văn hào Đan Mạch. Nhưng không, cô bé ấy đã thực sự có mặt trên đời này và đã từng đi qua cuộc đời Andersen...
*
*      *
        Một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhague, Đan Mạch.
        Sau khi  đi dạo, Andersen lững thững quay về theo con đường lớn. Các nhà hai bên đã lên đèn từ lâu. Vài cửa hiệu sắp đóng cửa. Những cơn gió thu lạnh lẽo thỉnh thoảng lại kéo nhau đùa chạy vào đây, làm giật mình những cây thiêm thiếp ngủ và rắc xuống đường những chiếc lá héo khô. Gió lùa lá rụng chạy lao xao trên đường. Trong bầu trời đen thăm thẳm, vài vì sao lẻ loi run rẩy như hỗ thẹn cho cái ánh sáng yếu ớt của mình.
        Vào giờ này, phố xá chỉ còn ít người qua lại. Với Andersen, điều ấy chẳng hề chi. Ngược lại càng khiến chàng thêm thú vị, bởi những nơi yên ả, những tối thanh  vắng với chàng bao giờ cũng là người bạn thân yêu. Chúng khêu gợi hồi tưởng cho chàng những ý nghĩ diệu kỳ. Chính những lúc ấy chàng sáng tác rất dễ dàng. Nhiều chuyện cổ tích của chàng đã ra đời thế đó.
        Tối nay là tối cuối cùng Andersen còn ở khu phố này. Đây là nơi cư trú của một người bạn thân xưa cùng học một trường, người mời chàng tới thăm hơn tuần nay. Đó là một khu phố khá đẹp với phần lớn là những con đường rộng rãi chạy qua những dãy nhà tiện nghi, những hiệu buôn giàu có bán đủ loại hàng xa hoa. Nhiều nhà giàu đi đâu đã có sẵn cổ xe song mã. Thỉnh thoảng mới thấy vài căn nhà cũ kỹ nằm khép nép bên cạnh những ngôi nhà lộng lẫy kiêu kỳ. Cao vút lên giữa phố là tháp chuông của giáo đường cổ kính mỗi sớm tinh mơ lại buông vào khoảng không tĩnh mịch những hồi chuông ngân nga.
-        Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!
Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng tới tai Andersen. Đằng kia, trước mặt chàng hơn mười bước là một người đang ngồi co ra trên thềm cửa một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã nói ra những lời vừa rồi.
- Tối lắm rồi, sao cháu chưa về nhà ngủ? Andersen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé chừng hơn mười tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu, bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ ra  chiếc vai gầy  còm. Nhìn gương mặt hốc hác của em, có thể đoán em phải chịu cảnh thiếu ăn thiếu uống từ lâu.
- Xin chú, mua hộ cháu bao diêm! Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng bên cạnh, khẩn nài. Cả ngày cháu chẳng bán được gì. Cũng chẳng ai bố thí cho cháu  đồng nào.
Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy, ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.
- Thế sao? Andersen chạnh lòng. Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xõa thành búp trên lưng cô bé. Gia đình cháu đâu cả? Không ai lo cho cháu sao?
Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái  nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
- Không có tiền, cháu không dám về nhà vì bố sẽ đánh cháu mất thôi. Cô bé nhìn Andersen, ánh mắt cầu khẩn. Thực vậy , em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con chen chúc nhau trên một gác xép tồi tàn, gió rét vẫn lùa được vào dù đã bịt kín những chỗ thủng trên vách.
Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng. Chân em mang đôi giày vải cũ mòn, rộng thình do mẹ em để lại.
- Cháu đừng lo. Andersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em. Còn bấy nhiêu, chú cho cháu cả. Cháu mau về nhà kẻo chết cóng mất thôi.
- Ôi lạy chúa. Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng. Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no.
        Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu:
- Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại. Khi ấy, chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.
- Ồ  thích quá. Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ?
- Chú là Andersen. Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé. Cháu có bao giờ nghe cái tên ấy chưa?
- Tên chú nghe quen lắm. Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng. Chú có phải là thợ mộc không?
- Không phải. Andersen mỉm cười lắc đầu.
- Thợ may?
- Cũng không
- Hay chú là thầy thuốc?
- Ồ , không phải đâu.Thế này này...
Chàng đưa ngón tay trỏ viết viết vào không khí, vẻ  đùa cợt.
- A, Cô bé reo lên. Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút !
Andersen chỉ tủm tỉm cười. Chàng yêu cô bé quá. Em khiến chàng nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua.Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay vào bất cứ việc gì ngoài mỗi việc là mơ mông liên miên. Cậu bé ấy lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy bên bờ con sông hiền lành của thành phố quê hương.
*
*      *
Thế là chuyến đi đã qua. Một cuộc du lịch kỳ thú và đáng nhớ. Không kỳ thú sao được khi được chiêm ngưỡng những cung điện tráng lệ của Paris, được tận mắt nhìn thấy những đền đài hùng vĩ của Roma do chính bàn tay con người tạo dựng nên hàng ngàn năm trước. Không đáng nhớ sao được khi được bơi thuyền trong kinh thành Venise, được hít thở bầu không khí tuyệt diệu của bờ biển Địa Trung Hải luôn mịn màng cát trắng và lộng gió bốn phương...
Nhưng thôi, xa rồi Paris, xa rồi Roma..., giờ đây chàng lại về thăm khu phố hôm nào. Khu phố vẫn thế, có gì khác trước đâu. Có khác chăng là phố phường giờ này đang run lên cầm cập vì những cơn mưa tuyết và những luồng gió lạnh cắt da. Trời đã sang đông. Bông tuyết bay vần vũ khắp nơi. Tuyết ôm ấp cây cối bên đường, tuyết phủ trên các mái nhà, tuyết đậu lên vai lên cổ mấy chú xà ích gà gật. Đông này có phần lạnh hơn đông trước. Mưa tuyết khoác lên khu phố một tấm áo choàng trắng muốt như bông.
Ô kìa ... Sao Andersen bỗng đăm chiêu thế? Có chuyện gì chăng?
Thôi  rồi, chàng đã quên ... phải, chàng đã quên lời hứa với cô bé bán diêm rồi. Chàng vẫn định bụng tặng em một món quà đặc biệt. Để cho cô bé một bất ngờ, chàng không hề nói trước. Đây chính là câu chuyện cổ tích mới nhất của chàng với lời đề tặng của chính tác giả dành cho một em bé bán diêm. Ở tuổi này, có lẽ em chưa thể hiểu hết ý nghĩa của món quà. Nhưng khi lớn lên, khi đã là một thiếu nữ mơn mởn yêu đời, em sẽ hiểu ra giá trị của nó, sẽ ghi nhớ  suốt đời những phút giây hạnh phúc được trò chuyện với văn hào Andersen mà tên tuổi đã vang lừng khắp châu Âu. Em sẽ thấy ngay một người như Andersen cũng không bỏ rơi em. Và cuộc đời dù gì vẫn còn tươi đẹp lắm.
Có thế cũng quên mất. Tệ quá, chàng tự  trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy  lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi  đầy diêm.
Nhưng thôi, chắc gì cô bé còn nhớ lời hứa ấy. Việc trước tiên là phải mua ngay cho em một chiếc áo len. Phải, một chiếc bằng lông cừu thật dày, thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...
- Thế cháu cỡ bao nhiêu, thưa ông? Ông chủ tiệm quần áo ở đầu đường lớn hỏi Andersen khi chàng tỏ ý muốn mua một chiếc áo lông loại nhỏ.
- Tôi  muốn mua cho cô bé bán diêm.
- Cô bé bán diêm...cô bé bán diêm nào nhỉ? Ông chủ tiệm ngẫm nghỉ vài giây. Có phải con bé lôi thôi lếch thếch ngày ngày đi rong với chiếc túi đầy diêm đấy không?
Thế rồi, vẻ mặt áy náy, ông khẽ vỗ vai Andersen:
- Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy nó chết cóng từ lúc nào ở một góc tường giữa hai ngôi nhà. Cái xác cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó một bao đã đốt hết nhẵn. Có lẽ nó muốn sưởi ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và đôi môi giống như đang mỉm cười.
- À, này...ông ta lại tiếp trước khuôn mặt chết lặng của  Andersen. - Khi mang xác nó đi, người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút  làm bằng những que diêm. Hẳn nó dành sẵn để  tặng ai vì kèm theo  chiếc quản bút là mảnh giấy có ghi mấy chữ:  Tặng chú Andersen.
*
*      *
Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ đến lời hứa của mình với vị khách tốt bụng buổi tối mùa thu. Hàng thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà tặng hương hồn cô bé bán diêm?

Trần Thế Kỷ

Đừng bao giờ về xứ thuộc địa cuả bọn Tàu cộng ..vì mình sẽ nuôi cái chế độ ăn cướp, bóc lột..đàn áp dân lành và tội ác ghê tởm nhứt cuả chúng..Tội Bán Nuớc Cho Ngoại Bang.............!

MN: Đừng bao giờ về xứ thuộc địa cuả bọn Tàu cộng ..vì mình sẽ nuôi cái chế độ ăn cướp, bóc lột..đàn áp dân lành và tội ác ghê tởm nhứt cuả chúng..Tội Bán Nuớc Cho Ngoại Bang.............!
theo thông tín viên MN từ Paris



HÀ NỘI (NV) - Việt Nam đứng thứ 11 thế giới, thứ ba ở Á Châu-Thái Bình Dương về lượng kiều hối năm 2015, mà gần hai phần ba trong số này là kiều hối từ Mỹ giúp nuôi sống chế độ Hà Nội.

Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay. (Hình: Đất Việt)

Theo một phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố mới đây được tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam thuật lại hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Mười Hai, 2015, Việt Nam “đón lượng kiều hối 12.25 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 11 thế giới.”
TBKTVN dẫn bản tường trình mang tên “Migration and remittances factbook 2016” của WB về di cư và kiều hối cho biết, lượng kiều hối mà Việt Nam đón nhận trong năm nay tăng khoảng 0.25 tỷ USD so với năm 2014. Năm 2014, Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối, tương đương 6.4% GDP. Mức kiều hối vào Việt Nam trong năm 2013 và 2012 tương ứng lần lượt là 11 tỷ USD và 10 tỷ USD.
Tờ Kinh Tế Sài Gòn ngày 8 tháng Mười Hai, 2015 dẫn phúc trình của Ủy Ban Thành Phố Sài Gòn tại kỳ họp Hội Đồng cùng ngày cho biết, tính đến cuối năm 2015, lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn ước đạt khoảng $5.5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014. Hồi đầu năm 2015, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN dự đoán kiều hối của năm sẽ khoảng 13 tỷ USD, nay thì không tới.
Nếu kể từ năm 1991 đến nay, 25 năm qua, số lượng kiều hối đã đổ về Việt Nam khoảng 105 tỷ USD, theo bản tin báo Đất Việt ngày 26 Tháng Mười Hai, 2015.
Ngân Sách Nhà Nước nuôi guồng máy đảng và hệ thống công quyền CSVN năm 2015 ước tính khoảng 57 tỷ 355 triệu USD trong khi dự thu chỉ có khoảng 45.555 tỷ USD theo con số Quốc Hội của chế độ biểu quyết thông qua cuối năm 2014. Như vậy, lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2015 lên khoảng 26.89% của tổng số (ước lượng) thu ngân sách.
Nếu nói cho gọn thì hơn một phần tư số thu vào cho ngân sách nhà nước CSVN nếu không có cái nguồn kiều hối từ bên ngoài đổ vào sẽ khó tránh được khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Theo bản phúc trình của WB được TBKTVN viện dẫn, Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm nay, theo báo cáo của WB, với khoảng 7 tỷ USD. Bởi vậy, khi tiền đô gửi về nước ào ào thì thì những kẻ “có nợ máu với nhân dân” chạy sang Mỹ để hưởng “bơ thừa sữa cặn” bị chế độ Hà Nội nguyền rủa ngày nào, nay trở thành “những khúc ruột ngàn dặm” cho “quê hương là chùm khế ngọt.”
Theo một bài phân tích của ông Vũ Quang Việt (cựu chuyên viên thống kê của LHQ) hồi cuối Tháng Sáu 2015 đăng trên tờ Đất Việt, trong khi lượng kiều hối từ bên ngoài đổ về Việt Nam mỗi ngày mỗi nhiều thì có đến 33 tỷ USD đã “chảy ra khỏi Việt Nam” trong 6 năm từ 2008 đến 2013.
Đại đa số quần chúng khố rách áo ôm làm gì có tiền tẩu tán ra nước ngoài giấu đút, mua nhà mua cơ sở thương mại, ngoại trừ những kẻ có quyền và có cơ hội tham nhũng, ăn hối lộ trong hệ thống đảng và nhà nước CSVN.
Ngày 21 Tháng Mười, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin “Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị cho phép phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế để đảo nợ trong giai đoạn 2015-2016” mà báo này nói rằng “quá cấp bách.”
Nhiều món nợ quốc tế đáo hạn nhưng nguồn dự trữ ngoại tệ của nhà nước CSVN không có khả năng chi trả nên cần phải vay nợ mới, trả nợ cũ. Người dân Việt Nam ngày càng phải cong lưng gánh những món nợ lớn hơn để nuôi chế độ.
Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global Debt Clock), cứ sau một năm, nợ công của Việt Nam tăng hơn 8 tỷ USD. Nếu chỉ tính đến ngày 11 Tháng Mười, 2015, tổng số nợ công mà Việt Nam đang gánh lên tới 92.641 tỷ đô la. Với dân số khoảng 91.8 triệu dân, đổ đồng mỗi đầu người gồm cả già trẻ lớn bé mỗi người phải cõng hơn một ngàn đô la nợ công. (TN)

*

Kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục tăng

Sổ dữ liệu di dân và kiều hối 2016’ của World Bank vừa công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 11 trong danh sách các nước trên toàn cầu nhận kiều hối nhiều


Tờ giấy bạc 100 đôla Mỹ. Hoa Kỳ hiện là nguồn cung cấp kiều hối lớn nhất trên thế giới.

Việt Nam nhận kiều hối cao hàng thứ ba Châu Á trong năm nay, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới.
‘Sổ dữ liệu di dân và kiều hối 2016’ của World Bank vừa công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 11 trong danh sách các nước trên toàn cầu nhận kiều hối nhiều nhất trong năm qua. Tính riêng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và Philippines.
Mức kiều hối rót về Việt Nam trong năm nay được dự kiến sẽ lên mức 12,3 tỷ đôla, tức tăng so với mức 12 tỷ đôla hồi năm ngoái.
Gần 2/3 trong số này là kiều hối từ Mỹ, chiếm 7 tỷ đôla.
Hoa Kỳ hiện là nguồn cung cấp kiều hối lớn nhất trên thế giới và nhịp cầu kiều hối Mỹ - Việt năm nay được xem là lớn hàng thứ 9 trên toàn cầu.
World Bank ước tính, các di dân trên thế giới sẽ gửi về gia đình và quê hương xứ sở của họ trên 600 tỷ đôla trong năm nay, hơn 440 tỷ trong số này đổ về các nước đang phát triển bao gồm Việt Nam.

Theo World Bank, Thanh Nien News

Năm 2014, kiều hối về Việt Nam hơn $11 tỷ

HÀ NỘI (NV) - Trong vòng 14 năm, lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam đã vượt mức $90 tỷ. Riêng năm 2014 đã đạt hơn $11 tỷ, lớn hơn cả vốn viện trợ phát triển.
Theo tờ Người Lao Ðộng, kết quả “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước” do Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Trung Ương vừa công bố cho thấy, lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991-2013 đạt trên $80.38 tỷ USD.


Kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2014 đạt hơn $11 tỷ. (Hình: Internet)
Dự đoán hết năm 2014 nhận thêm hơn $11 tỷ, nâng tổng lượng kiều hối đã nhận trong 14 năm vượt mức $90 tỷ. Ðây là dòng vốn lớn thứ hai chỉ sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lớn hơn cả vốn viện trợ phát triển (ODA) mà các định chế tài trợ quốc tế và nhiều nước cung cấp giúp Việt Nam thoát đói nghèo lạc hậu.
Bản nghiên cứu trên cũng cho biết, năm 2014, kiều hối đầu tư cho sản xuất, kinh doanh giảm đi so với giai đoạn 3-5 năm gần đây. Chẳng hạn, tỉ trọng người nhận kiều hối sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 15.9%, trong khi tỉ lệ này của 3-5 năm trước là 16.2%.
Trên lĩnh vực đầu tư, tỉ trọng người nhận kiếu hối dùng để gửi ngân hàng nhận tiền lãi chiếm cao nhất với 30%, sản xuất và dịch vụ chiếm 27-30%, đầu tư kinh doanh vàng chiếm khoảng 20% và 16-17% đổ vào bất động sản.
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho biết, kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với phúc trình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Sài Gòn, khi cho rằng xét về giá trị, kiều hối được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, còn bất động sản chỉ khoảng 2-3 năm trở lại đây.
Theo số liệu phúc trình của Western Union, Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Hiện có khoảng 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, hằng năm chuyển tiền về từ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Tr.N)