§ nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát.........!!
ÁO
LỤA HÀ ĐÔNG...
Lụa Hà Đông – Việt Nam
Lụa Hà Đông có nguồn gốc từ Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước của Việt Nam. Lụa Hà Đông có nhiều mẫu hoa văn, lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho triều đình.
Người dân phơi lụa
ngoài đồng.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc
vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ,
giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. “Lụa Hà
Đông” cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội,
thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn
được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Công đoạn dệt lụa
Lụa Hà Đông được giới thiệu lần đầu
ra quốc tế tại các hội
chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp
đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958
đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ
1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt
Nam.
Lụa Hà Đông được
người Pháp đánh giá là sản phẩm “Đệ nhất tinh xảo.
Mặt hàng dệt tơ lụa Hà Đông có nhiều
loại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ
vải thường là 90–97 cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất
trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên
mặt lụa mượt. Lụa vân nói riêng và lụa Hà Đông nói chung có đặc điểm
ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa
dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý.
Lụa Vân
Đây sẽ là một món quà lưu
niệm mang ý nghĩa và giá trị văn hóa Việt Nam để du khách làm
quà cho người thân, bạn bè khi trở về nhà.
Áo dài được may từ
vải lụa Hà Đông.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen