Một người nghèo chạy đến phía trước Đức Phật vừa khóc vừa hỏi Ngài: “Tại sao con làm việc gì cũng không thành công, đó là do duyên cớ gì ạ?”
Đức Phật nói với anh ta: “Đó là bởi vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người kia thưa: “Nhưng con là một người nghèo khó không có tiền, làm sao có thể bố thí!”
Đức Phật dạy: “Đều không phải như thế. Một người cho dù hoàn toàn không có tiền, vẫn có thể cho người khác 7 thứ:
1. Nhan thí – Cho đi bằng nét mặt. Chúng ta có thể cho đi nụ cười
niềm nở đến những người xung quanh hàng ngày mà mình gặp trong cuộc
sống.2. Ngôn thí – Cho đi bằng lời nói. Chúng ta có thể nói nhiều những lời nói ấm áp, khiêm nhường, khen ngợi, an ủi, khích lệ, cổ vũ và động viên người khác.
3. Tâm thí – Cho đi bằng tấm lòng. “Sưởng khai tâm phi, thành khẩn đãi nhân”, có nghĩa rằng mở rộng tấm lòng, chân thật, thành tâm đối đãi với người khác.
4. Nhãn thí – Cho đi những ánh mắt, những cái nhìn hiền từ. Dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.
5. Thân thí – Cho đi bằng hành động nhân ái. Dùng hành động nhân ái để đi giúp đỡ người khác.
6. Tọa thí – Cho đi bằng nhường chỗ ngồi cho người cần. Khi đi xe hay trên thuyền có thể nhường chỗ ngồi của mình cho người cần.
7. Phòng thí – Bố thí nơi ở: Đem phòng còn trống cho người khác nghỉ ngơi.
Cuối cùng Đức Phật nói: “Cho dù là ai, chỉ cần tập thành 7 thói quen này thì vận may sẽ đi theo “như hình với bóng”!
Đức Phật nói với chúng ta hạnh của bố thí có rất nhiều cách, chỉ cần dùng chân tình và thiện tâm là có thể làm được.
– Ví như trong cuộc sống hàng ngày, mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, kỳ thực nuôi gia đình cũng là một dạng bố thí!
– Nếu như bạn cảm nhận thấy bản thân là làm trâu làm ngựa, hay kiếm tiền trả khoản nợ nào đó cho người ta, thế thì chính là bạn đang ôm giữ trong lòng một bụng khí oán giận, bạn sẽ cảm nhận thấy cuộc sống rất khổ! Một khi bạn chuyển ý niệm đầu tiên “nuôi gia đình” thành là bố thí, là cho đi, là chăm sóc, nuôi dưỡng, cung phụng; bạn là cần cho gia đình này, gia đình này cần bạn và bạn là đang cho đi, đang bố thí, đang cung phụng nuôi dưỡng mọi người trong nhà, khi đó bạn sẽ cảm thấy ấm áp nhẹ nhàng và vui vẻ thoải mái.
– Đây chính là giác ngộ và trong mê, tỉnh và thức, khi mê thì thấy rõ ràng xác thực là như bị đòi nợ, trả nợ, một khi giác ngộ ra rồi thì không phải là đòi nợ, trả nợ nữa mà là thực hành bố thí, cung phụng phụng dưỡng cho đi.
– Đừng tưởng rằng đến đền chùa bỏ một chút tiền vào đó mới là bố thí, bởi vì trong vô lượng phương diện bố thí thì bạn mới chỉ hiểu được có một mặt. Bạn có biết rằng, trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, hết thảy các hành động và việc làm của chúng ta đều là bố thí, là cung phụng, phụng dưỡng.
– Thí dụ như bạn sắp xếp thu dọn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ giúp cho cuộc sống những người trong cả nhà được thoái mái, dễ chịu, thì chính là bạn đang tu dưỡng bố thí trong gia đình. Bạn là đang thực hành hạnh Bồ Tát Đạo! Tại công ty bạn tận lực tận tâm làm việc đó là hạnh bố thí trong công việc, và là cung phụng, cung dưỡng đối với xã hội.
– Chúng ta có đủ khả năng khởi lên những niệm đầu này, chúng ta sẽ sống tự tại!
– Chúng ta vất vả chăm chỉ làm việc, có thể tính là không nhận được quyền lợi gì tới mình, nhưng cũng sẽ không còn cảm thấy khó sống, tại sao lại thế ? Bởi vì chúng ta bằng sức lao động và bằng chính thể lực, trí tuệ của bản thân mình để bố thí, cung phụng, phụng dưỡng cho người, cho nên tâm chúng ta hoan hỷ hài lòng và sẽ vô cùng vui vẻ.
– Chúc bạn có thể tu thành hạnh bố thí, cung phụng. Trên bề mặt trước mắt nếu mà bạn có thể chưa thấy ngay được phúc báo, nhưng rồi quả của nó sẽ báo đáp không thể nghĩ bàn.
Chia sẻ bài viết này
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen