ps:video Hà Nội xưa theo tài liệu cuả thông tín viên MN từ Hamburg
cầu Thê Húc
chợ Đồng xuân
nhà Hát Lớn Hà Nội
Đác Nguyệt Lầu
Văn miếu trường Quốc Tử Giám
cầu Long Biên
thiếu nữ Hà Nội -1940
chân dung một thiếu nữ Hà Nội 1945
chợ Đồng Xuân .1930
Hà Nội -1930
MN: trích trong trang link sau:
TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC (Hoàng Văn Chí): Phần I: CUỘC NỔI DẬY CỦA TRÍ THỨC MIỀN BẮC – Chương 2: Lịch trình đấu tranh của trí thức ở miền Bắc
Chương 2: Lịch trình đấu tranh của trí thức ở miền Bắc
Chúng ta đều biết rằng trí thức ở miền Bắc mới nổi dậy tấn công ào ạt
vào lãnh đạo từ mùa Xuân 1956, nhưng nếu ta kể cả những cuộc chống đối
lẻ tẻ và ngấm ngầm thì ta phải công nhận rằng cuộc đấu tranh giữa Đảng
và quần chúng văn nghệ đã có từ lâu. Sở dĩ ta không nghe nói đến là vì
trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ không dám đứng lên công
khai chống chọi với Đảng, vì hồi đó hơi một tí là Đảng có thể khép vào
tội Việt gian phản quốc.Vả lại, lúc bấy giờ
đa số trí thức tham gia kháng chiến cũng chưa muốn công khai chống lại
Đảng. Họ vẫn biết Đảng là Đảng Cộng sản, ông Hồ Chí Minh là tên nguỵ
trang của Nguyễn Ái Quốc, nhưng vì lòng chân thành ái quốc, và vì chưa ý
thức được cái nguy cơ cộng sản, họ vẫn thụ động để cho cộng sản lãnh
đạo, vì họ quan niệm rằng, sau khi đánh đuổi được Pháp ra khỏi bờ cõi,
thì sẽ quay trở lại chống cộng cũng vừa.
Điển hình của thái độ này là kỹ sư Hồ Đắc Liên, em ông Hồ Đắc Điềm. Ông Liên trong lúc mới tham gia kháng chiến có giơ cao nắm tay trước mặt người bạn thân mà tuyên bố rằng: “Còn phải chống Pháp thì tôi còn đi với chúng (ám chỉ cộng sản), khi nào độc lập rồi thì chúng sẽ biết tay tôi“.
Ông Liên là một trí thức du học ở bên Pháp về nên ngây thơ đến mức đó. Những người khác sinh trưởng trong nước, không đến nỗi ngây thơ như ông. Tuy nhiên, ai cũng mắc phải cái lỗi là không ngờ rằng chế độ cộng sản dã man quá mức. Nhiều người đã đọc cuốn Retour de l’ URSS của André Gide, nhưng ai cũng hy vọng rằng cộng sản ở Nga lúc xưa khác, cộng sản ở Việt Nam bây giờ khác.
Nói chung ai cũng nghĩ rằng Việt Minh tuy là cộng sản, nhưng nhiệm vụ của họ là kháng chiến chống Pháp trước đã, khi nào độc lập rồi mà Việt Minh thực hiện chủ nghĩa cộng sản, lúc bấy giờ họ xoay sở cũng kịp. Ít ai ngờ rằng Cộng sản sẽ phản bội Quốc gia trước khi kháng chiến thành công, vì không mấy người nhớ rằng ngày xưa, khi cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc dân Đảng trong cuộc Bắc phạt, họ đã bị Quốc dân Đảng trở tay trước và tiêu diệt họ.
Ít ai nhớ rằng Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ phải chạy long tóc gáy mới thoát nạn, nên rút kinh nghiệm, lần này họ liên kết với những người kháng chiến có tinh thần quốc gia, họ Hồ phải trở mặt trước. Cũng vì sự xao nhãng đó nên giới trí thức ở miền Bắc, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người chỉ tham gia kháng chiến vì lý tưởng quốc gia, ngày nay lâm vào tình trạng khó khăn.
Tình hình văn nghệ trong vùng kháng chiến 1956-1954
Thời kỳ ấy là thời kỳ kháng chiến của nước ta, nhưng nếu đem so với lịch cộng sản quốc tế thì có thể gọi thời đại ấy là Triều đại Stalin. Ngay từ thời bấy giờ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đã chia làm hai phái. Một phái đảng viên, và một phái không đảng viên. Tuy chưa có xung đột công khai, nhưng hai phái vẫn không ưa nhau.
Phần lớn những văn nghệ sĩ đảng viên như Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu đều tập trung ở Việt Bắc, gần Trung ương, gần Đảng để nắm vai lãnh đạo. Còn quần chúng văn nghệ sĩ thì phần đông đều cố ý muốn tránh Trung ương, tránh Đảng, nên họ vẫn lẩn quất ở miền xuôi, miền đồng bằng, gọi là khu Ba, và sau khi khu Ba bị quân Pháp chiếm cứ thì họ tản cư vào Thanh Hoá.
Lúc bấy giờ các văn nghệ sĩ không Đảng này được Nguyễn Sơn, một thiếu tướng Việt cộng trọng dụng, biệt đãi, nên họ có dịp tụ hội lại một nơi và gây thành một sức mạnh. Ngày nay nói đến vụ án Nhân văn tưởng cũng nên nói đến vai trò của Nguyễn Sơn, vì nhóm Nhân văn coi Nguyễn Sơn như một ân nhân. Chứng cớ là hồi Nguyễn Sơn chết tháng 10 năm 1956,báo Nhân văn có đăng một bài khóc Nguyễn Sơn.
Tuy Nguyễn Sơn là một tay cộng sản đã nổi danh ở bên Trung Quốc, nhưng Nguyễn Sơn vẫn chưa gột hết tinh thần quốc gia. Thấy nước nhà kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn nằng nặc xin với Mao Trạch Đông cho về để giúp nước, và khi về nước thì chỉ chú trọng đến việc đánh Pháp, không chú trọng đến việc bành trướng Đảng. Sau này Nguyễn Sơn ngang nhiên chống lại Đảng vì phản đối chủ trương nhận viện trợ của Trung cộng. Nói cho đúng thì Nguyễn Sơn là một thứ Tito trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam.
Khi Nguyễn Sơn làm khu trưởng khu Bốn, ông ta tập trung tất cả các văn nghệ sĩ ở khu Bốn lại một nơi rồi giúp cho họ phương tiện để sinh sống, để sáng tác vì Nguyễn Sơn đề cao văn nghệ, và yêu mến văn nghệ. Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi Nguyễn Sơn bị đuổi về Tàu thì cuộc đời của nhóm văn nghệ sĩ khu Bốn bắt đầu đen tốị Họ bị bạc đãi nên họ không chịu sáng tác nữa.
Mỗi lần cấp bộ lãnh đạo đòi hỏi thì họ cứ khất lần, họ nói rằng họ còn “đương thai nghén” chưa sản xuất được, và cuối cùng trong mấy năm, từ 1950 cho đến 1954 chẳng có văn nghệ sĩ nào sản xuất gì hết. Thái độ “đình công tập thể” này được chứng minh bằng một câu của cụ Phan Khôi trong bài: “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của cụ. Nói về Thế Lữ, cụ viết: “Còn Thế Lữ, có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia. Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh ‘chỉnh’ được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm”. Thái độ này không phải chỉ riêng Thế Lữ. Văn Cao, tác giả bài “Tiến quân ca” cũng đã thốt ra rằng: “Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai còn biết đường nào mà sáng tác”.
Nói chung từ 1950 trở đi, nghĩa là từ khi chính sách của Việt cộng thay đổi và các cố vấn Tàu đã sang Việt Nam thì các văn nghệ sĩ không Đảng đã đình chỉ mọi công việc sáng tác. Vì vậy nên từ 1950 trở đi các văn nghệ sĩ kháng chiến không sản xuất được một tác phẩm nào có giá trị, ngoài những bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần lãnh đạo viết. Tuy có viết, có xuất bản, nhưng những thơ văn nịnh hót đó cũng chẳng có ai đọc.
Đây là một bài Tố Hữu tán dương Hồ Chí Minh và Sít-ta-lin:
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng vô sản
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ cách mạng
Hoan hô Sít-ta-lin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hoà bình.
Hoặc là:
Chúng ta có Bác Hồ
Thế giới: Sít-ta-lin
Đảng ta phải mạnh to
Thế giới phải đỏ mình.
Ở một chỗ khác, thi sĩ khát máu hô:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin… bất diệt.
Trên đây là thơ của Tố Hữu, còn sau đây là thơ của Xuân Diệu:
Mỗi lần đấu tranh gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm,
Nghe lời Bác dạy khuyên răn,
Chúng con ước muốn theo chân của Người…
Chúng con thề nguyện một lời:
Quyết tâm thành khẩn… lột người từ đây .
Trên đây là thơ Xuân Diệu nịnh Bác, còn sau đây là lời Xuân Diệu nạt nhân dân. Ta hãy nghe lời hò hét:
Anh em ơi! Quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đoạ đày chết thôi…
Đại khái thì từ 1950 cho đến 1954, trong vùng cộng sản kiểm soát chỉ có một lối thơ khát máu như vậy thôi. Là những người văn nghệ sĩ chân chính, còn giữ vững bản tính cao quý của con người, dĩ nhiên ai cũng phải tạm thời gác bút, vì không thể nào hoà điệu được với một hạng người như vậy.
Tóm lại, các văn nghệ sĩ ở vùng kháng chiến đã đình công dài hạn từ 1950 trở đi, để tỏ ý không tán thành đường lối của Đảng, chế độ độc tài của Đảng, và nhất là chính sách “đấu tố” do các cố vấn Trung Quốc nhập cảnh vào Bắc Việt.
Những triệu chứng báo hiệu cuộc nổi loạn
Sau khi Việt cộng về Hà Nội, thì báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội vẫn đầy rẫy những bài ca tụng Đảng, ca tụng Bác, những bài “anh hùng ca” kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lừng chừng. Nhưng hình như từ ngày bác Malenkov bị hạ bệ thì uy tín của Đảng có bị giảm mất một phần. Trên mặt báo giới tuy chưa có bài nào công kích hẳn chế độ, nhưng báo Thời mới, một tờ báo của tư nhân còn sót lại nêu ra nhiều vấn đề để độc giả thảo luận, trong số đó có vấn đề “Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không?”, nghĩa là: Có nhất thiết phải là cán bộ Đảng mới đáng được các cô con gái yêu không? Ngụ ý của người đưa ra vấn đề này là đả phá cái tệ mới phát hiện ở Hà Nội là các cô gái chưa chồng đua nhau lấy cán bộ Đảng, cán bộ “Bốn túi” (Cán bộ bốn túi là cán bộ cao cấp, vì cán bộ cấp dưới chỉ được mặc áo có hai túi). Lúc bấy giờ có khẩu hiệu “Phi bốn túi bất thành phu phụ”.)
Những bài này không đả động đến đường lối chính sách của Đảng, nhưng một phần nào cũng đã làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo.
Thế rồi cụ Phan Khôi xuất đầu lộ diện. Nhà Nho bảy mươi tuổi bắt đầu đả kích chế độ bằng một mưu mẹo mà cán bộ cộng sản mắc ngay tức khắc. Cụ được cán bộ giao cho dịch một cuốn sách có chữ Pháp sang tiếng Việt, trong đó có một chữ “Pomme de terre”, cụ dịch ngay ra là “khoai nhạc ngựa”. Cuốn sách cụ dịch được xuất bản, và sau đó ít lâu báo Cứu quốc viết một bài phê bình cụ là lẩm cẩm, bảo cụ: “Sao không dịch là ‘khoai tây’ mà lại dịch là khoai nhạc ngựa. Khoai nhạc ngựa là cái quái gì?” Báo Cứu quốc cứ yên trí rằng cụ Phan đã 70 tuổi đầu nên cụ đã lẩm cẩm. Không ngờ trẻ mắc mưu già. Cụ trả lời ngay bài phê bình đó. Cụ nhận ngay là lẩm cẩm, nhưng cụ phân bua rằng: Cán bộ phụ trách lâu nay cấm cụ dùng chữ “tây”. Có lần cụ dùng chữ “đường tây”, chúng xoá đi mà thay vào chữ “đường kính”. Cụ dùng chữ “chè Tàu” thì chúng chữa là “chè Trung Quốc”, chữ “thịt kho tàu” thì chúng chữa là “thịt kho Trung Quốc”. Lần này để chiều ý chúng, cái gì cũng phải Trung Quốc mới hay, thì cụ dịch “pomme de terre” ra “khoai nhạc ngựa” vì người Trung Quốc gọi nó là “mã linh thư”. Đấy là lần đầu tiên cụ Phan Khôi mang cái dốt của cán bộ ra giiễu trên mặt báo chí. Việc này chứng tỏ rằng uy tín của cán bộ đã bắt đầu bị suy sụp.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngày 20 tháng 2 năm 1956 Khrushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin. Tuy bài diễn văn này đọc trong một khoá họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Việt cộng cố giấu, nhưng giới văn nghệ miền Bắc vẫn biết được, vì họ đọc một vài tờ báo Pháp lọt vào tay họ. Không khí chống lại Đảng dưới hình thức chống tinh thần Stalin bắt đầu. Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức ở chiến khu về cho ra ngay một cuốn sách nhan đề Giai phẩm 1956. Trong cuốn này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ. Phùng Quán viết một bài nhan đề là “Cái chổi quét rác rưởi” trong đó anh nói rằng chệ độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm cái chổi quét cho sạch những rác rưởi đó. Cũng trong số đó Lê Đạt có viết một bài nhan đề là “Ông Bình vôi” , trong đó có câu:
Những kiếp người đã sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Bề ngoài thì bài này chỉ công kích những cán bộ nhiều tuổi Đảng, sống lâu lên lão làng, nhưng kỳ thực người dân Bắc Việt có thể hiểu ngay là ám chỉ ông Hồ Chí Minh, càng sống, càng tồi, vì ngày nay ông Hồ không còn thương nước thương nòi như hồi ông còn là Nguyễn Ái Quốc nữa. Đấy là một thái độ láo xược vô bờ bến, nhưng Việt cộng không dám bắt bẻ, vì nếu nêu bài thơ ấy ra thì mất hết uy tín của ông Hồ. Bài mà họ nêu ra để khủng bố, là bài Nhất định thắng” của Trần Dần, một nhà thơ trẻ tuổi. Bài thơ dài hơn năm trăm câu, tả sự khổ cực của hai vợ chồng tác giả, thiếu thốn, thất nghiệp, đi trong thành phố Hà Nội mà chỉ thấy “mưa sa và mầu cờ đỏ”. Trong bài thơ ấy, tác giả cũng nêu lên sự đau xót khi thấy hàng vạn người cứ tiếp tục bỏ vùng Việt cộng mà di cư vào Nam. Không nói rõ nhưng ngụ ý của tác giả là: chế độ miền Bắc quá dã man nên họ phải xa lánh, chứ chẳng có ai dụ dỗ họ bỏ nhà bỏ cửa vào Nam như là tuyên truyền Việt cộng vẫn thường rêu rao. Tất cả trách nhiệm về cuộc di cư vĩ đại này Việt cộng phải chịu. Trong bài thơ đó có một đoạn như sau:
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ả
Chúng phá hiệp thương!
Liệu có hiệp thương!
Liệu có tuyển cử?
Liệu tổng hay chẳng tổng?
Liệu đúng kỳ hay chậm vài năm?
Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai…
(Xem trọn bài trong phần giới thiệu.)
Vì chữ “Người” trong hai dòng cuối bằng chữ hoa, nên cán bộ lãnh đạo vịn ngay vào cớ đó để buộc cho Trần Dần có ý ám chỉ ông Hồ Chí Minh vì xưa nay chữ Người viết hoa vẫn dành riêng cho ông Hồ. Như vậy là tờ Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu và Trần Dần bị bắt, bị mang ra đấu trước một cuộc họp đông đảo của toàn thể các văn nghệ sĩ trong “Hội các nhà văn”. Trần Dần bị quy vào tội phản động và bị bắt giam. Phẫn uất quá, Trần Dần cứa cổ tự tử, nhưng không chết, sau này vẫn mang một cái sẹo ở cổ. Cái sẹo đó trở thành một dấu hiệu của sự áp bức văn nghệ dưới chế độ cộng sản miền Bắc.
Giai phẩm mùa Thu ra đời
Nhưng chẳng bao lâu thì Mikoyan sang thăm Hà Nội để giải thích cho ông Hồ về sự cần thiết phải thay đổi chính sách, phải nới lỏng tay. Tiếp theo đó, ngày 26 tháng 5 năm 1956, họ Mao tuyên bố chính sách “Trăm hoa đua nở”. Và chỉ một tháng sau, công nhân Ba Lan nổi loạn ở Poznan. Việt cộng lúng túng phái cán bộ đi giải thích về vụ Poznan, nhưng dân chúng Bắc Việt nhất thiết không tin lời giải thích của cán bộ.
Cũng vào dịp này, Đảng Lao động bắt đầu cho nhân dân học tập về chính sách mới của Khrushchev. Trong một bài đăng trong báo Nhân văn số 2 xuất bản ngày 20 tháng 9 năm 1956 có một đoạn nói về buổi họp đó như sau:
“Đợt học tập của giới văn nghệ tháng tám vừa qua đã là một cuộc tranh đấu sôi nổi của trên 300 người công tác văn nghệ. Phát triển sự việc như thế nào, chỉ trích bè phái như thế nào, xây dựng Trung ương Đảng như thế nào, Nguyễn Đình Thi tổng kết quanh co như thế nào, Nguyễn Hữu Đang tham luận mạnh bạo như thế nào, Tố Hữu nhận lỗi qua loa như thế nào, anh chị em đã nghĩ những gì… báo Nhân dân biết rõ. Thế rồi bè phái lãnh đạo văn nghệ vẫn cứ ngoan cố làm thinh… tuyệt nhiên không giải quyết một nguyện vọng nào của anh chị em.”
Xem đoạn văn đó thì chúng ta thấy rằng quần chúng văn nghệ đã tấn công mãnh liệt vào “bè phái” lãnh đạo, đã đẩy “bè phái” đó vào chỗ bí, không có đường thoát. Như vậy là quần chúng văn nghệ đã nắm được ưu thế, và họ không bỏ lỡ dịp tấn công luôn và liên tiếp.
Ngày 29 tháng 8, 1956 Giai phẩm mùa Thu tập 1 ra đời. Trong tập này cụ Phan Khôi giáng một chuỳ chí mạng vào đầu giai cấp lãnh đạo. Bài của cụ nhan đề là “Phê bình lãnh đạo văn nghệ“. Bài này đã làm nhân dân Hà Nội xôn xao. Có người viết trên báo Thời mới, ví bài của cụ Phan như một “quả bom tạ” thả ngay giữa Hà Nội. Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới lại nghe thấy tiếng nói “sang sảng” của cụ Phan.
Tờ Nhân văn số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 9. Giới sinh viên đại học cũng hưởng ứng sôi nổi và xuất bản một tờ báo chống Đảng lấy tên là Đất mới. Tờ tuần báo Trăm hoa của thi sĩ Nguyễn Bính, trước kia hiền lành, nay cũng hưởng ứng phong trào, ra một loạt mới đả kích Đảng. Phong trào lan rộng đến nỗi giọng công kích lan ra cả tờ Thời mới là tờ báo hàng ngày, lâu nay vẫn ngoan ngoãn đối với Đảng . Nó thâm nhập cả vào báo chí của Đảng. Báo Cứu quốc, cơ quan của Mặt trận Tổ quốc cũng nêu ra nhiều tệ hại của chế độ trong mục tự phê bình, nhan đề là Cuốn sổ tay. Mà đặc biệt là báo Nhân dân, cơ quan chính thức của Đảng cũng tiết lộ nhiều “sai lầm”. Cho đến cả báo Học tập, cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng cũng nêu ra nhiều vụ hà lạm của cán bộ đảng viên. Nói chung thì suốt trong ba tháng, nhân phong trào sửa sai, tất cả dư luận và toàn thể báo chí đều phàn nàn về bệnh “quan liêu” của bè phái lãnh đạo. Khác nhau là ở chỗ các báo đối lập thì nói thẳng tay, bổ những nhát búa chí mạng vào đầu giai cấp thống trị, còn các báo chí của Đảng thì bất đắc dĩ, thấy người ta nói nhiều và đúng quá, cũng phải a-dua theo, bộc lộ chút ít sai lầm, để tỏ ra mình không ngoan cố lắm, đó là nhất thời và cá biệt, còn nói chung thì Đảng và Bác bao giờ cũng sáng suốt.
Mọi việc “sai lầm” đáng tiếc đều do cán bộ cấp dưới gây ra, còn cấp trên vẫn nắm vững chính sách. Nhưng các báo chí đối lập không thèm đếm xỉa đến cấp dưới mà lại chĩa mũi dùi vào cấp lãnh đạo, nên cùng kỳ lý, Hồ Viết Thắng phải đứng ra tự đọc bản tự kiểm thảo về những sai lầm về Cải cách ruộng đất, Võ Nguyên Giáp cũng phải thay mặt Đảng công nhận những “khuyết điểm”.
Bút chiến với các báo của Đảng
Bị mất hết uy tín, và bị tấn công vào những chỗ yếu, không có cách gì đỡ, các cấp lãnh đạo chỉ có cách là làm thinh. Hồ Chí Minh hoàn toàn không lên tiếng. Tố Hữu sang Bắc Kinh nằm yên trong ba tháng. Bọn “cai văn nghệ” như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư không dám hé răng. Những biến chuyển liên tiếp ở Đông Âu làm cho mấy “ông to” hoang mang, không biết địa vị của họ có còn được vững bền không. Tuy nhiên Đảng cũng phải tìm cách phản ứng bằng cách ra lệnh cho cán bộ chính trị viết những bài phản công trở lại. Bài đầu tiên là của Nguyễn Chương đăng trên mặt báo Nhân dân ngày 25-9-1956. Trong bài này Nguyễn Chương vu cho báo Nhân văn là tay sai của địch, vì theo Nguyễn Chương thì báo Nhân văn công kích địch thì ít, mà công kích ta thì nhiều. BáoNhân văn liền đập lại bằng một bài như búa giáng. Bài đó do ba cây bút cứng của nhómNhân văn là Hoàng Cầm, Hữu Loan và Trần Duy viết và mang đầu đề là “Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị”. Họ đốp chát với Nguyễn Chương từ lý luận một, và sau mỗi lý luận, nhóm Nhân văn lại hạ một câu hài hước như sau: ” Bạn cố tình đến thế, chúng tôi còn biết nói sao?”.
Mỗi lần bẻ gãy lý luận của Nguyễn Chương, họ lại láy đi láy lại câu nói trên để nêu rõ tính cách “ngoan cố” của bọn cán bộ Đảng. Vừa bị đập mạnh vừa bị chế giễu, Nguyễn Chương cố gắng thanh minh bằng một bài thứ hai đăng trong báo Nhân dân thì bị luôn Chu Ngọc, trong nhóm Nhân văn giáng thêm cho một chuỳ, bằng một bài nhan đề là: “Quần chúng đã chán ghét lối chặn họng đó rồi”. Thế là Nguyễn Chương im bặt. Đến lượt Hoàng Xuân Nhị lên võ đài tỷ thí.
Hoàng Xuân Nhị là giáo sư thạc sĩ có sẵn một mớ lý thuyết Mác-xít, mang từ Pháp về nên lôi cả ông Mác và Lê-nin ra để đối phó bằng cách dùng lời Lê-nin và Mác để chứng minh rằng văn nghệ phải có đảng tính và văn nghệ sĩ phải triệt để phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Nhóm Nhân văn liền cử ngay một sinh viên đại học là Bùi Quang Đoài, học trò của ông Nhị lên đo sức với ông Nhị. Bùi Quang Đoài vạch ra rằng ông Nhị xuyên tạc lời nói của Lê-nin. Bùi Quang Đoài viết: “Một là ông Nhị không tiêu hoá được tài liệu, hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu để xuyên tạc. Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức“. Sau khi bẻ lý luận của vị giáo sư thạc sĩ, và chê vị giáo sư đó còn dốt lắm, Bùi Quang Đoài kết luận: “Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều… cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung thực của người trí thức”. Từ đấy không thấy Hoàng Xuân Nhị trở lại võ đài nữa. (Xem trọn bài trong phần tài liệu.)
Chiến thuật khủng bố ngầm
Chiến thuật đó lần lượt được Đảng mang áp dụng qua những thủ đoạn như sau :
a. Ra lệnh cho mậu dịch không bán giấy in báo cho nhóm đối lập. Thủ đoạn này không có kết quả gì vì nhóm đối lập được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ giúp tiền mua giấy ở chợ đen.
b. Khủng bố những người phát hành. Báo Nhân văn trong số 4 ra ngày 5-11-56 có tố cáo thủ đoạn đó như sau :
“Một khách hàng vào một hiệu sách ở khu Hồng Quảng. Khách hỏi: ‘Ở đây có bán báoNhân văn không?’. Ông chủ hiệu vừa vuốt râu mép vừa trả lời: ‘Bán báo Nhân văn có mà chết sớm’.”
Thủ đoạn này lại cũng không thành công vì nhóm đối lập huy động sinh viên và học sinh đi bán. Đảng cũng ra lệnh cho bưu điện không phân phát báo Nhân văn. Số báoNhân văn kể trên cũng tố cáo hành động đó và viết một câu hài hước: “Biết đâu mấy ông ở bưu điện chẳng thích báo Nhân văn quá nên giữ lấy để đọc một mình“.
c. Khủng bố những người đọc. Hàng loạt cán bộ được tung ra khắp phố phường Hà Nội, xông vào từng nhà một để giải thích rằng báo Nhân văn là báo phản động. Báo Nhân văn có nêu lên một trường hợp rất hài hước là cán bộ đi nói xấu báo Nhân văn vào nhầm nhà một văn nghệ sĩ trong chính nhóm Nhân văn, và bị vợ nhà văn đó trả lời cho mấy câu đanh thép làm cho chị cán bộ phải câm miệng.
d. Vận động thợ in không in. Để thực hiện mưu mô này, Đảng phải huy động đến Hoàng Đạo là tay gián điệp số một, đã nổi tiếng trong vụ phá hoại chiếc tàu Amyot d’ Inville và trong việc điều tra “Vụ án Bái Thượng”. Hoàng Đạo được tức khắc bổ sang công đoàn để dùng hệ thống công đoàn uy hiếp công nhân nhà máy in, bắt phải đình công không in báo “phản động”. Tuy nhiên, công nhân vẫn không nghe theo. Báo vẫn cứ ra đều, không hề bị gián đoạn.
Vu cáo chính trị
Sau khi phá ngầm không kết quả. Đảng chủ trương phá công khai bằng cách vu khống nhóm văn nghệ sĩ là tay sai của địch, của đế quốc. Để chứng minh việc đó, báo Nhân dândựng đứng câu chuyện chính phủ miền Nam triển lãm báo Nhân văn ở Courtinat Sài Gòn (sic). Sự thực thì lúc bấy giờ chính phủ miền Nam chưa có lấy một tờ Nhân văn trong tay, vì mãi đến tháng 11, khi tờ Nhân văn sắp bị đóng cửa mới có được mấy số lọt vào Sài Gòn, do kiều bào ở Paris gửi về. Báo Nhân dân chỉ được tin phong phanh rằng Bộ Thông tin ở Sài Gòn hồi tháng 6-1956 có tổ chức một cuộc triển lãm những tài liệu chứng tỏ Việt cộng không tôn trọng Hiệp ước Genève, tại Phòng Thông tin Sài Gòn ở đường Catinat. Trong cuộc triển lãm này, ngoài những tài liệu chính trị và quân sự chứng tỏ rằng Việt cộng thực sự có cấu kết với Bình Xuyên, Hoà Hảo để quấy rối miền Nam, cũng có một số báo chí Việt cộng, bắt được trong các hầm bí mật, cùng với cán bộ Việt cộng nằm vùng. Nhưng toàn là các báo chí của Đảng như Nhân dân, Tổ quốc v.v… không hề có Nhân văn, vì lý do tờ Nhân văn lúc đó chưa ra đời. Báo Nhân dân lại chỉ nhớ mang máng nên lầmCatinat thành Courtinat, một cửa tiệm bán tạp hoá của người Pháp ở cùng phố.
Ngoài cái “chứng cớ” tưởng tượng kể trên, Đảng cũng không nại thêm được chứng cớ gì khác, nhưng cứ nhất định rêu rao rằng nhóm Nhân văn là tay sai của địch, là gián điệp của Phòng Nhì, của Mỹ, là tờ-rốt-kít phá hoại, vân vân… đủ thứ danh từ mà trước kia Đảng đã rộng rãi tặng cho giai cấp địa chủ.
Đóng cửa báo Nhân văn
Sau khi báo Nhân dân vạch tội “gián điệp” của nhóm văn nghệ sĩ đối lập thì Đảng tổ chức học tập ở khắp mọi nơi, và sau kỳ học tập, tất cả các đoàn thể công nông binh, cho đến cả học sinh và dân “Nam bộ tập kết” đều phải ký vào bản kiến nghị lên án nhómNhân văn và đòi chính phủ phải có biện pháp trừng trị. Dựa vào kiến nghị của “mọi tầng lớp nhân dân”, Đảng ra lệnh cho Uỷ ban Hà Nội ký giấy đóng cửa tờ báo Nhân văn và tịch thu tất cả mọi số đã phát hành kể từ số
1. Ngày 15 tháng 12-1956, ông Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước quyền tự do ngôn luận của báo chí và bắt phải phục vụ “công nông binh”, phục vụ nền vô sản chuyên chính mệnh danh “chính thể dân chủ cộng hoà”. Sắc lệnh cũng doạ phạt tù từ 5 năm đến khổ sai chung thân, kèm theo tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản, nếu ai còn phạm vào những điều cấm.
Sau khi sắc lệnh được ban bố, những tờ báo khác như Trăm hoa, Đất mới, Giai phẩmđều chết không có cáo phó.
Sự thực thì những điều cấm trong sắc lệnh ngày 15-12-1956 đã có ban bố trước, ngay từ khi Việt cộng mới về tiếp thu Hà Nội, hồi tháng 10 năm 1954. Nhưng hồi đó tất cả các báo chí đều là báo chí của Đảng, nên Việt cộng chủ quan, chỉ mở một cuộc họp báo ở Phòng Thông tin, phố Tràng Tiền, rồi giao hẹn mồm về mấy điểm cấm đoán . Đại khái có 5 điều:
• Không được chống chính phủ, chống chế độ;
• Không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn;
• Không được nói xấu các nước bạn;
• Không được tiết lộ bí mật quân sự;
• Không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục.
Một lý do khác là lúc bấy giờ Việt cộng mới ở chiến khu về Hà Nội là nơi có tai mắt quốc tế, muốn tỏ ra có thái độ “yêu chuộng tự do” hơn “phe quốc gia”, nên tránh không muốn cấm bằng sắc lệnh, sợ gây dư luận, nên chỉ đe doạ bằng mồm.
Họ không ngờ rằng “khẩu thiệt vô bằng”, sau này nhóm văn nghệ sĩ đối lập cứ làm như quên không nhớ và cứ ra báo một cách rất tự nhiên để chống lại chế độ, chống lại Đảng.
Đảng ra báo Văn
Sau khi đóng cửa tờ báo Nhân văn, và bóp chết mấy tờ báo đối lập khác, Đảng thấy cần thiết phải cho ra một tờ tạp chí văn học để thay thế, vì chả lẽ trong nước không có lấy một tờ báo nào chuyên về văn học. Đảng bèn chỉnh đốn lại Hội Văn nghệ, bắt bầu lại ban chấp hành, gạt những phần tử đối lập ra và đưa toàn những “cai văn nghệ” vào ban chấp hành mới. Lúc bấy giờ một mình trên võ đài, Đảng tha hồ chửi rủa nhóm Nhân vănlà phản động, là gián điệp tay sai của địch. Đảng cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tờ tạp chí Văn. Chủ bút là Nguyễn Công Hoan, phó là Nguyễn Tuân và Tổng thư ký toà soạn là Nguyên Hồng.
Báo Văn xuất bản mỗi tuần một kỳ. Một nửa số trang dành riêng cho những bài dịch tiểu thuyết Nga, một nửa khác gồm toàn những bài tán tụng văn học Trung Quốc vĩ đại. Kết quả là giá trị văn nghệ rất kém, không ai buồn xem. Lý do là vì các văn nghệ sĩ có tài đều một lòng tẩy chay, bất hợp tác với cơ quan ngôn luận của Đảng.
Báo Văn bị chỉnh
Thấy báo Văn nhạt nhẽo quá, Đảng lấy làm ngượng và tức bực, nên nóng mặt phải lên tiếng. Tờ Học tập, cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng viết một bài chê báo Văn là dở. Tác giả bài đó là Thế Toàn, một cán bộ chính trị còn ít tuổi viết:
“Qua 10 số đầu của tuần báo Văn, chúng tôi nhận thấy nội dung tờ báo còn nghèo nàn. Tờ báo hầu như xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng.”
Nguyên Hồng, Tổng thư ký toà soạn của báo Văn bị mất mặt nên phải ứng ngay bằng một bài trả lời Thế Toàn, đăng trong báo Văn số 15 ra ngày 16 tháng 8-1957. Sau khi gạt phăng những lời buộc tội của đối phương, Nguyên Hồng phê bình trở lại Thế Toàn là công chức, là quan liêu và “trịch thượng”.
Báo Văn quay ra chống Đảng
Sau đó người ta thấy báo Văn thay đổi thái độ. Những bài nịnh Đảng thấy bớt dần, và những bài xược với Đảng thấy mỗi ngày một nhiều thêm. Nhìn đến tên tác giả các bài có ngụ ý chống Đảng, thấy tên các nhà văn trước kia đã viết trong nhóm Nhân văn và Giai phẩm.
Người đầu tiên là Phùng Quán. Phùng Quán là một sinh viên trước kia đã viết bài “Chống tham ô lãng phí” đăng trong Giai phẩm mùa Thu. Lần này Phùng Quán viết bài “Lời mẹ dặn”. Bài đó có những câu như sau:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiều,Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.
Đến tờ Văn số 24, độc giả lại thấy Hoàng Cầm xuất hiện. Hoàng Cầm là một chiến tướng của nhóm Nhân văn. Ở đây Hoàng Cầm viết một vở kịch thơ ngắn, nhan đề là “Tiếng hát”, nói về chuyện Trương Chi. Nhưng Hoàng Cầm biến lời hát của Trương Chi thành tiếng gọi của Tự Do. Mỵ Nương tượng trưng cho giới văn nghệ bị kìm hãm trong ngục tù, và ông Quận công, người cha của Mỵ Nương tượng trưng cho uy quyền độc đoán của Đảng.
Tiếng hát của Trương Chi kêu gọi mọi người bị cộng sản hành hạ, đấu tố, hãy đứng dậy. Trương Chi hát:
Nào người quả phụ trắng khăn tangNào đứa em mồ côi khát sữaNào ai sống nhục chết oanNào ai tan lìa đôi lứa Nghe tiếng hát này…
Trong khi đó thì cha của Mỵ Nương (ngụ ý muốn nói Đảng):
… vừa truyền lệnh khoá kín cửa lầu, lấp cả sông
Để không còn tiếng hát!
Nhưng mặc dầu ngăn cấm bằng cách nào, tiếng kêu gọi Tự Do vẫn lọt tới lòng người:
… cửa ngoài bằng đá tảng
Tiếng hát đẩy được vàoVì đó là tiếng gọi của trời cao Của đất rộng…
Và Mỵ Nương (ý muốn nói giới văn nghệ sĩ) vẫn gan góc:
Ta mở được, ta vượt qua tường đáTa chạy ra sông!
Đi bốn phương trời
Tìm tiếng hát… ta đi cùng thiên hạ…
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Tóm lại, ý chính của Hoàng Cầm là nhất định chống lại sự áp bức của Đảng và quyết tâm phá tan mọi gông cùm xiềng xích.
Sau Hoàng Cầm đến lần Trần Duy xuất hiện. Trần Duy vẽ một bức tranh khôi hài chế giễu sự can thiệp thô bạo của Đảng vào văn nghệ. Ông vẽ một bức tranh tả một người hoạ sĩ đang vẽ một đoá hoa. Cán bộ bắt bẻ, bắt phải vẽ thêm hết thức này đến thức khác để cho hợp với đường lối chủ trương của Đảng. Sau khi tuân theo lời cán bộ vẽ thêm mãi vào bức tranh, bức tranh biến thành một thứ hổ lốn, không có nghĩa lỳ mà cũng không còn mỹ thuật. (Xem tranh ở trang sau.)
Cuối cùng là kiện tướng Phan Khôi ra mắt. Cụ viết một truyện ngắn về gia đình cụ, nhan đề là “Ông Năm Chuột”. Câu chuyện dài dòng, nhưng ngụ ý của cụ là giai cấp thống trị thuở xưa cũng như giai cấp thống trị ngày nay, đều đầy dẫy những thối nát, nhưng cứ cố tình che đậy. Mặc dù khéo léo che đậy, trong dân gian vẫn có những người ranh mãnh, nhìn thấy hết. Che đậy cũng vô ích. (Xem bài “Ông Năm Chuột” trong phần tài liệu.) Bài đó kết thúc số phận báo Văn. Đảng bắt Hội Văn nghệ phải đình bản tờ báo ngay tức khắc.
Đấu tố văn nghệ sĩ
Lúc mới đóng cửa báo Văn thì Đảng còn hy vọng có thể dàn xếp được, nên Hội Văn nghệ tuyên bố là chỉ tạm đình bản một kỳ, lấy cớ là để sửa soạn số Tết. Nhưng suốt trong ba tháng, Hội không thể tái bản được tờ báo, vì tất cả các văn sĩ đều tẩy chay. Đảng không còn cách gì hơn là khủng bố sắp lượt.
Việc đầu tiên là bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như thường lệ, mọi người đi chỉnh huấn đều bị dồn ép, áp bức tinh thần cho đến mức phải bộc lộ những sai lầm và viết bài “tự kiểm thảo”.
Có bốn người không chịu đi dự lớp chỉnh huấn: Phan Khôi, Trương Tửu, Thuỵ An và Nguyễn Hữu Đang. Đảng ra lệnh bắt Thuỵ An và Nguyễn Hữu Đang giam vào nhà pha Hoả Lò. (Nguyễn Hữu Đang hình như đã tự tử sau khi bị bắt ). Trương Tửu bị cất chức giáo sư ở trường Đại học Văn khoa, vợ con và cả gia đình nhà vợ bị bao vây kinh tế, nghĩa là rút giấy phép buôn bán (gọi là giấy đăng ký).
Cụ Phan Khôi vì đã 73 tuổi, và vì có nhiều uy tín trong nước, nhất là đối với trí thức ở miền Nam, nên hiện được để yên. Tuy nhiên cụ bị “treo giò” không được giao thiệp với ai mà cũng không ai được lui tới thăm cụ. Mặc dù vậy, cụ nhất định không chịu đầu hàng. Ngồi nhà cụ vẫn viết một cuốn sách nhan đề là Nắng chiều gửi đến ban chấp hành Hội Văn nghệ để chửi cộng sản một cách thậm tệ (Xem phần tài liệu).
Trong khi mấy lãnh tụ của nhóm Nhân văn bị cô lập, hoặc bị bắt thì Đảng mở một chiến dịch chửi rủa họ, rộng lớn hơn tất cả mọi chiến dịch chửi rủa từ xưa tới nay. Chiến dịch này kéo dài mãi đến nay vẫn chưa hết.
Đảng cũng còn nhận thấy “nọc độc Nhân văn” đã thấm nhiều vào đầu óc mọi người, nên bắt tất cả giới trí thức, công chức, cán bộ, học sinh và cả cán bộ bộ đội, phải tẩy não sắp lượt.
Số phận hiện nay của các văn nghệ sĩ đối lập
Sau cuộc chỉnh huấn thì mặc dầu đã thú tội, các văn nghệ sĩ ở miền Bắc đều bị đưa đi “học tập lao động“. Mọi người đều phải đi và Đảng nhận thấy rằng trong cuộc “khởi nghĩa hụt” vừa qua, mọi người đều bị ảnh hưởng “xấu” của nhóm Nhân văn, không ít thì nhiều. Tuy vậy sự trừng phạt cũng tuỳ theo tội trạng. Nhẹ thì được lao động ít, phái đi những nơi gần. Nặng thì bị đầy đi nước độc, phải lao động nhiều.
Một đoạn ngắn trong bài “Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta” đăng trong tạp chí Văn nghệ số 7, tháng 7-1958, để lộ chính sách đó:
“Mọi người đều thấy là cần thiết và rất hoan nghênh một việc quan trọng mà ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật đã đề ra là tất cả các văn nghệ sĩ đều phải cố gắng, tích cực đi vào thực tế đời sống công nông binh ‘tham gia lao động’. Tất nhiên nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm cũng đi với chúng ta, nhưng việc làm của họ hoàn toàn có ý nghĩa khác”.
Ý nghĩa khác đó, là không phải đi để “học tập lao động” mà là đi để “an trí”, để được giao phó cho chính quyền và chi bộ địa phương quản thúc, để làm như một tên tù khổ sai và để muỗi độc chích thêm cho một liều vi trùng sốt rét, vì Đảng cho rằng 9 năm vừa qua, lá lách của những người anh dũng đó, tuy có sưng nhưng chưa rụng hẳn. Vậy họ bị đưa đi những nơi đâu? Trở lại những nơi hẻo lánh, những nơi “ma thiêng nước độc” mà họ đã từng lặn lội trong chín năm trời. Trong thời gian trước họ không chết, vì họ còn là chiến sĩ, là đảng viên, họ có trợ cấp, có thuốc thang. Khu Việt Bắc âm u, trước kia là trung tâm cách mạng, nay lại trở lại nơi giam cầm chính trị phạm.
Những trại giam được thiết lập ở đâu? Sinh hoạt trong trại ra sao? Và tội nhân khi tới nơi phải làm những công việc gì? Chúng ta hãy nghe Yến Lan, một văn sĩ tập kết kể lại. (Nên nhớ rằng Yến Lan chưa phải là đầu sỏ, chưa được xếp hạng vào loại “tử tù”.)
Yến Lan kể: (Trích báo Văn học số 9, ngày 15-8-1958)
“… Đây là một vùng đồi trọc… không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp một kiểu… Huyện lỵ trông bề ngoài thật là nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn… Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng, rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi. Lên cao xuống thấp, lòng mỗi người lại nghĩ đến một cảnh nào như đã sống quen, hoặc có đi qua, và hái được một số kỷ niệm chiến khu, một cảnh nghỉ chân trên đường phiêu lãng cũ. Riêng Lan, sao mà tha thiết nhớ đến An Khê. Ba hôm đầu, tổ mình đã đi vào sản xuất, cùng theo xã viên ra đồng làm ruộng. Lan đã bừa trong ruộng nước. Lại cầy và tát nước. Mấy hôm nay cắt lá, vớt bùn ao làm phân xanh. … Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thừa người lớn, vắng trẻ con (ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được it), nhiều người chân phềnh ra như chân voi…” (Yến Lan)
Và đây là một cảnh khác, do Hoàng Chương, một cán bộ “văn công” khu V tập kết và bị “cưỡng bách lao động” kể lại: (cũng trích trong bài báo kể trên):
“… Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội, trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt, ai biết đó là một sinh viên Hà Nội. Cuộc sống vui vẻ thân mật, tôi thấy như sống giữa gia đình, làng xóm của mình ở miền Nam!” (Hoàng Chương, Hội Văn công Liên khu V)
Không bút nào tả được tâm trạng của những con người yêu chuộng Tự Do, đã hy sinh tất cả để theo đuổi kháng chiến, đã vô tình giúp sức cho cộng sản thành công, và khi cùng nhau tới đích, mới sống ở Hà Nội chưa được bao nhiêu ngày lại bị cộng sản đưa trở lại “chiến khu” để sống nốt những ngày tàn. Phong kiến ngày xưa không bao giờ bội bạc với công hầu một cách “tập thể” như vậy.
Điển hình của thái độ này là kỹ sư Hồ Đắc Liên, em ông Hồ Đắc Điềm. Ông Liên trong lúc mới tham gia kháng chiến có giơ cao nắm tay trước mặt người bạn thân mà tuyên bố rằng: “Còn phải chống Pháp thì tôi còn đi với chúng (ám chỉ cộng sản), khi nào độc lập rồi thì chúng sẽ biết tay tôi“.
Ông Liên là một trí thức du học ở bên Pháp về nên ngây thơ đến mức đó. Những người khác sinh trưởng trong nước, không đến nỗi ngây thơ như ông. Tuy nhiên, ai cũng mắc phải cái lỗi là không ngờ rằng chế độ cộng sản dã man quá mức. Nhiều người đã đọc cuốn Retour de l’ URSS của André Gide, nhưng ai cũng hy vọng rằng cộng sản ở Nga lúc xưa khác, cộng sản ở Việt Nam bây giờ khác.
Nói chung ai cũng nghĩ rằng Việt Minh tuy là cộng sản, nhưng nhiệm vụ của họ là kháng chiến chống Pháp trước đã, khi nào độc lập rồi mà Việt Minh thực hiện chủ nghĩa cộng sản, lúc bấy giờ họ xoay sở cũng kịp. Ít ai ngờ rằng Cộng sản sẽ phản bội Quốc gia trước khi kháng chiến thành công, vì không mấy người nhớ rằng ngày xưa, khi cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc dân Đảng trong cuộc Bắc phạt, họ đã bị Quốc dân Đảng trở tay trước và tiêu diệt họ.
Ít ai nhớ rằng Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ phải chạy long tóc gáy mới thoát nạn, nên rút kinh nghiệm, lần này họ liên kết với những người kháng chiến có tinh thần quốc gia, họ Hồ phải trở mặt trước. Cũng vì sự xao nhãng đó nên giới trí thức ở miền Bắc, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người chỉ tham gia kháng chiến vì lý tưởng quốc gia, ngày nay lâm vào tình trạng khó khăn.
Tình hình văn nghệ trong vùng kháng chiến 1956-1954
Thời kỳ ấy là thời kỳ kháng chiến của nước ta, nhưng nếu đem so với lịch cộng sản quốc tế thì có thể gọi thời đại ấy là Triều đại Stalin. Ngay từ thời bấy giờ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đã chia làm hai phái. Một phái đảng viên, và một phái không đảng viên. Tuy chưa có xung đột công khai, nhưng hai phái vẫn không ưa nhau.
Phần lớn những văn nghệ sĩ đảng viên như Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu đều tập trung ở Việt Bắc, gần Trung ương, gần Đảng để nắm vai lãnh đạo. Còn quần chúng văn nghệ sĩ thì phần đông đều cố ý muốn tránh Trung ương, tránh Đảng, nên họ vẫn lẩn quất ở miền xuôi, miền đồng bằng, gọi là khu Ba, và sau khi khu Ba bị quân Pháp chiếm cứ thì họ tản cư vào Thanh Hoá.
Lúc bấy giờ các văn nghệ sĩ không Đảng này được Nguyễn Sơn, một thiếu tướng Việt cộng trọng dụng, biệt đãi, nên họ có dịp tụ hội lại một nơi và gây thành một sức mạnh. Ngày nay nói đến vụ án Nhân văn tưởng cũng nên nói đến vai trò của Nguyễn Sơn, vì nhóm Nhân văn coi Nguyễn Sơn như một ân nhân. Chứng cớ là hồi Nguyễn Sơn chết tháng 10 năm 1956,báo Nhân văn có đăng một bài khóc Nguyễn Sơn.
Tuy Nguyễn Sơn là một tay cộng sản đã nổi danh ở bên Trung Quốc, nhưng Nguyễn Sơn vẫn chưa gột hết tinh thần quốc gia. Thấy nước nhà kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn nằng nặc xin với Mao Trạch Đông cho về để giúp nước, và khi về nước thì chỉ chú trọng đến việc đánh Pháp, không chú trọng đến việc bành trướng Đảng. Sau này Nguyễn Sơn ngang nhiên chống lại Đảng vì phản đối chủ trương nhận viện trợ của Trung cộng. Nói cho đúng thì Nguyễn Sơn là một thứ Tito trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam.
Khi Nguyễn Sơn làm khu trưởng khu Bốn, ông ta tập trung tất cả các văn nghệ sĩ ở khu Bốn lại một nơi rồi giúp cho họ phương tiện để sinh sống, để sáng tác vì Nguyễn Sơn đề cao văn nghệ, và yêu mến văn nghệ. Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi Nguyễn Sơn bị đuổi về Tàu thì cuộc đời của nhóm văn nghệ sĩ khu Bốn bắt đầu đen tốị Họ bị bạc đãi nên họ không chịu sáng tác nữa.
Mỗi lần cấp bộ lãnh đạo đòi hỏi thì họ cứ khất lần, họ nói rằng họ còn “đương thai nghén” chưa sản xuất được, và cuối cùng trong mấy năm, từ 1950 cho đến 1954 chẳng có văn nghệ sĩ nào sản xuất gì hết. Thái độ “đình công tập thể” này được chứng minh bằng một câu của cụ Phan Khôi trong bài: “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của cụ. Nói về Thế Lữ, cụ viết: “Còn Thế Lữ, có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia. Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh ‘chỉnh’ được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm”. Thái độ này không phải chỉ riêng Thế Lữ. Văn Cao, tác giả bài “Tiến quân ca” cũng đã thốt ra rằng: “Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai còn biết đường nào mà sáng tác”.
Nói chung từ 1950 trở đi, nghĩa là từ khi chính sách của Việt cộng thay đổi và các cố vấn Tàu đã sang Việt Nam thì các văn nghệ sĩ không Đảng đã đình chỉ mọi công việc sáng tác. Vì vậy nên từ 1950 trở đi các văn nghệ sĩ kháng chiến không sản xuất được một tác phẩm nào có giá trị, ngoài những bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần lãnh đạo viết. Tuy có viết, có xuất bản, nhưng những thơ văn nịnh hót đó cũng chẳng có ai đọc.
Đây là một bài Tố Hữu tán dương Hồ Chí Minh và Sít-ta-lin:
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng vô sản
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ cách mạng
Hoan hô Sít-ta-lin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hoà bình.
Hoặc là:
Chúng ta có Bác Hồ
Thế giới: Sít-ta-lin
Đảng ta phải mạnh to
Thế giới phải đỏ mình.
Ở một chỗ khác, thi sĩ khát máu hô:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin… bất diệt.
Trên đây là thơ của Tố Hữu, còn sau đây là thơ của Xuân Diệu:
Mỗi lần đấu tranh gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm,
Nghe lời Bác dạy khuyên răn,
Chúng con ước muốn theo chân của Người…
Chúng con thề nguyện một lời:
Quyết tâm thành khẩn… lột người từ đây .
Trên đây là thơ Xuân Diệu nịnh Bác, còn sau đây là lời Xuân Diệu nạt nhân dân. Ta hãy nghe lời hò hét:
Anh em ơi! Quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đoạ đày chết thôi…
Đại khái thì từ 1950 cho đến 1954, trong vùng cộng sản kiểm soát chỉ có một lối thơ khát máu như vậy thôi. Là những người văn nghệ sĩ chân chính, còn giữ vững bản tính cao quý của con người, dĩ nhiên ai cũng phải tạm thời gác bút, vì không thể nào hoà điệu được với một hạng người như vậy.
Tóm lại, các văn nghệ sĩ ở vùng kháng chiến đã đình công dài hạn từ 1950 trở đi, để tỏ ý không tán thành đường lối của Đảng, chế độ độc tài của Đảng, và nhất là chính sách “đấu tố” do các cố vấn Trung Quốc nhập cảnh vào Bắc Việt.
Những triệu chứng báo hiệu cuộc nổi loạn
Sau khi Việt cộng về Hà Nội, thì báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội vẫn đầy rẫy những bài ca tụng Đảng, ca tụng Bác, những bài “anh hùng ca” kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lừng chừng. Nhưng hình như từ ngày bác Malenkov bị hạ bệ thì uy tín của Đảng có bị giảm mất một phần. Trên mặt báo giới tuy chưa có bài nào công kích hẳn chế độ, nhưng báo Thời mới, một tờ báo của tư nhân còn sót lại nêu ra nhiều vấn đề để độc giả thảo luận, trong số đó có vấn đề “Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không?”, nghĩa là: Có nhất thiết phải là cán bộ Đảng mới đáng được các cô con gái yêu không? Ngụ ý của người đưa ra vấn đề này là đả phá cái tệ mới phát hiện ở Hà Nội là các cô gái chưa chồng đua nhau lấy cán bộ Đảng, cán bộ “Bốn túi” (Cán bộ bốn túi là cán bộ cao cấp, vì cán bộ cấp dưới chỉ được mặc áo có hai túi). Lúc bấy giờ có khẩu hiệu “Phi bốn túi bất thành phu phụ”.)
Những bài này không đả động đến đường lối chính sách của Đảng, nhưng một phần nào cũng đã làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo.
Thế rồi cụ Phan Khôi xuất đầu lộ diện. Nhà Nho bảy mươi tuổi bắt đầu đả kích chế độ bằng một mưu mẹo mà cán bộ cộng sản mắc ngay tức khắc. Cụ được cán bộ giao cho dịch một cuốn sách có chữ Pháp sang tiếng Việt, trong đó có một chữ “Pomme de terre”, cụ dịch ngay ra là “khoai nhạc ngựa”. Cuốn sách cụ dịch được xuất bản, và sau đó ít lâu báo Cứu quốc viết một bài phê bình cụ là lẩm cẩm, bảo cụ: “Sao không dịch là ‘khoai tây’ mà lại dịch là khoai nhạc ngựa. Khoai nhạc ngựa là cái quái gì?” Báo Cứu quốc cứ yên trí rằng cụ Phan đã 70 tuổi đầu nên cụ đã lẩm cẩm. Không ngờ trẻ mắc mưu già. Cụ trả lời ngay bài phê bình đó. Cụ nhận ngay là lẩm cẩm, nhưng cụ phân bua rằng: Cán bộ phụ trách lâu nay cấm cụ dùng chữ “tây”. Có lần cụ dùng chữ “đường tây”, chúng xoá đi mà thay vào chữ “đường kính”. Cụ dùng chữ “chè Tàu” thì chúng chữa là “chè Trung Quốc”, chữ “thịt kho tàu” thì chúng chữa là “thịt kho Trung Quốc”. Lần này để chiều ý chúng, cái gì cũng phải Trung Quốc mới hay, thì cụ dịch “pomme de terre” ra “khoai nhạc ngựa” vì người Trung Quốc gọi nó là “mã linh thư”. Đấy là lần đầu tiên cụ Phan Khôi mang cái dốt của cán bộ ra giiễu trên mặt báo chí. Việc này chứng tỏ rằng uy tín của cán bộ đã bắt đầu bị suy sụp.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngày 20 tháng 2 năm 1956 Khrushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin. Tuy bài diễn văn này đọc trong một khoá họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Việt cộng cố giấu, nhưng giới văn nghệ miền Bắc vẫn biết được, vì họ đọc một vài tờ báo Pháp lọt vào tay họ. Không khí chống lại Đảng dưới hình thức chống tinh thần Stalin bắt đầu. Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức ở chiến khu về cho ra ngay một cuốn sách nhan đề Giai phẩm 1956. Trong cuốn này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ. Phùng Quán viết một bài nhan đề là “Cái chổi quét rác rưởi” trong đó anh nói rằng chệ độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm cái chổi quét cho sạch những rác rưởi đó. Cũng trong số đó Lê Đạt có viết một bài nhan đề là “Ông Bình vôi” , trong đó có câu:
Những kiếp người đã sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Bề ngoài thì bài này chỉ công kích những cán bộ nhiều tuổi Đảng, sống lâu lên lão làng, nhưng kỳ thực người dân Bắc Việt có thể hiểu ngay là ám chỉ ông Hồ Chí Minh, càng sống, càng tồi, vì ngày nay ông Hồ không còn thương nước thương nòi như hồi ông còn là Nguyễn Ái Quốc nữa. Đấy là một thái độ láo xược vô bờ bến, nhưng Việt cộng không dám bắt bẻ, vì nếu nêu bài thơ ấy ra thì mất hết uy tín của ông Hồ. Bài mà họ nêu ra để khủng bố, là bài Nhất định thắng” của Trần Dần, một nhà thơ trẻ tuổi. Bài thơ dài hơn năm trăm câu, tả sự khổ cực của hai vợ chồng tác giả, thiếu thốn, thất nghiệp, đi trong thành phố Hà Nội mà chỉ thấy “mưa sa và mầu cờ đỏ”. Trong bài thơ ấy, tác giả cũng nêu lên sự đau xót khi thấy hàng vạn người cứ tiếp tục bỏ vùng Việt cộng mà di cư vào Nam. Không nói rõ nhưng ngụ ý của tác giả là: chế độ miền Bắc quá dã man nên họ phải xa lánh, chứ chẳng có ai dụ dỗ họ bỏ nhà bỏ cửa vào Nam như là tuyên truyền Việt cộng vẫn thường rêu rao. Tất cả trách nhiệm về cuộc di cư vĩ đại này Việt cộng phải chịu. Trong bài thơ đó có một đoạn như sau:
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ả
Chúng phá hiệp thương!
Liệu có hiệp thương!
Liệu có tuyển cử?
Liệu tổng hay chẳng tổng?
Liệu đúng kỳ hay chậm vài năm?
Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai…
(Xem trọn bài trong phần giới thiệu.)
Vì chữ “Người” trong hai dòng cuối bằng chữ hoa, nên cán bộ lãnh đạo vịn ngay vào cớ đó để buộc cho Trần Dần có ý ám chỉ ông Hồ Chí Minh vì xưa nay chữ Người viết hoa vẫn dành riêng cho ông Hồ. Như vậy là tờ Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu và Trần Dần bị bắt, bị mang ra đấu trước một cuộc họp đông đảo của toàn thể các văn nghệ sĩ trong “Hội các nhà văn”. Trần Dần bị quy vào tội phản động và bị bắt giam. Phẫn uất quá, Trần Dần cứa cổ tự tử, nhưng không chết, sau này vẫn mang một cái sẹo ở cổ. Cái sẹo đó trở thành một dấu hiệu của sự áp bức văn nghệ dưới chế độ cộng sản miền Bắc.
Giai phẩm mùa Thu ra đời
Nhưng chẳng bao lâu thì Mikoyan sang thăm Hà Nội để giải thích cho ông Hồ về sự cần thiết phải thay đổi chính sách, phải nới lỏng tay. Tiếp theo đó, ngày 26 tháng 5 năm 1956, họ Mao tuyên bố chính sách “Trăm hoa đua nở”. Và chỉ một tháng sau, công nhân Ba Lan nổi loạn ở Poznan. Việt cộng lúng túng phái cán bộ đi giải thích về vụ Poznan, nhưng dân chúng Bắc Việt nhất thiết không tin lời giải thích của cán bộ.
Cũng vào dịp này, Đảng Lao động bắt đầu cho nhân dân học tập về chính sách mới của Khrushchev. Trong một bài đăng trong báo Nhân văn số 2 xuất bản ngày 20 tháng 9 năm 1956 có một đoạn nói về buổi họp đó như sau:
“Đợt học tập của giới văn nghệ tháng tám vừa qua đã là một cuộc tranh đấu sôi nổi của trên 300 người công tác văn nghệ. Phát triển sự việc như thế nào, chỉ trích bè phái như thế nào, xây dựng Trung ương Đảng như thế nào, Nguyễn Đình Thi tổng kết quanh co như thế nào, Nguyễn Hữu Đang tham luận mạnh bạo như thế nào, Tố Hữu nhận lỗi qua loa như thế nào, anh chị em đã nghĩ những gì… báo Nhân dân biết rõ. Thế rồi bè phái lãnh đạo văn nghệ vẫn cứ ngoan cố làm thinh… tuyệt nhiên không giải quyết một nguyện vọng nào của anh chị em.”
Xem đoạn văn đó thì chúng ta thấy rằng quần chúng văn nghệ đã tấn công mãnh liệt vào “bè phái” lãnh đạo, đã đẩy “bè phái” đó vào chỗ bí, không có đường thoát. Như vậy là quần chúng văn nghệ đã nắm được ưu thế, và họ không bỏ lỡ dịp tấn công luôn và liên tiếp.
Ngày 29 tháng 8, 1956 Giai phẩm mùa Thu tập 1 ra đời. Trong tập này cụ Phan Khôi giáng một chuỳ chí mạng vào đầu giai cấp lãnh đạo. Bài của cụ nhan đề là “Phê bình lãnh đạo văn nghệ“. Bài này đã làm nhân dân Hà Nội xôn xao. Có người viết trên báo Thời mới, ví bài của cụ Phan như một “quả bom tạ” thả ngay giữa Hà Nội. Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới lại nghe thấy tiếng nói “sang sảng” của cụ Phan.
Tờ Nhân văn số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 9. Giới sinh viên đại học cũng hưởng ứng sôi nổi và xuất bản một tờ báo chống Đảng lấy tên là Đất mới. Tờ tuần báo Trăm hoa của thi sĩ Nguyễn Bính, trước kia hiền lành, nay cũng hưởng ứng phong trào, ra một loạt mới đả kích Đảng. Phong trào lan rộng đến nỗi giọng công kích lan ra cả tờ Thời mới là tờ báo hàng ngày, lâu nay vẫn ngoan ngoãn đối với Đảng . Nó thâm nhập cả vào báo chí của Đảng. Báo Cứu quốc, cơ quan của Mặt trận Tổ quốc cũng nêu ra nhiều tệ hại của chế độ trong mục tự phê bình, nhan đề là Cuốn sổ tay. Mà đặc biệt là báo Nhân dân, cơ quan chính thức của Đảng cũng tiết lộ nhiều “sai lầm”. Cho đến cả báo Học tập, cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng cũng nêu ra nhiều vụ hà lạm của cán bộ đảng viên. Nói chung thì suốt trong ba tháng, nhân phong trào sửa sai, tất cả dư luận và toàn thể báo chí đều phàn nàn về bệnh “quan liêu” của bè phái lãnh đạo. Khác nhau là ở chỗ các báo đối lập thì nói thẳng tay, bổ những nhát búa chí mạng vào đầu giai cấp thống trị, còn các báo chí của Đảng thì bất đắc dĩ, thấy người ta nói nhiều và đúng quá, cũng phải a-dua theo, bộc lộ chút ít sai lầm, để tỏ ra mình không ngoan cố lắm, đó là nhất thời và cá biệt, còn nói chung thì Đảng và Bác bao giờ cũng sáng suốt.
Mọi việc “sai lầm” đáng tiếc đều do cán bộ cấp dưới gây ra, còn cấp trên vẫn nắm vững chính sách. Nhưng các báo chí đối lập không thèm đếm xỉa đến cấp dưới mà lại chĩa mũi dùi vào cấp lãnh đạo, nên cùng kỳ lý, Hồ Viết Thắng phải đứng ra tự đọc bản tự kiểm thảo về những sai lầm về Cải cách ruộng đất, Võ Nguyên Giáp cũng phải thay mặt Đảng công nhận những “khuyết điểm”.
Bút chiến với các báo của Đảng
Bị mất hết uy tín, và bị tấn công vào những chỗ yếu, không có cách gì đỡ, các cấp lãnh đạo chỉ có cách là làm thinh. Hồ Chí Minh hoàn toàn không lên tiếng. Tố Hữu sang Bắc Kinh nằm yên trong ba tháng. Bọn “cai văn nghệ” như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư không dám hé răng. Những biến chuyển liên tiếp ở Đông Âu làm cho mấy “ông to” hoang mang, không biết địa vị của họ có còn được vững bền không. Tuy nhiên Đảng cũng phải tìm cách phản ứng bằng cách ra lệnh cho cán bộ chính trị viết những bài phản công trở lại. Bài đầu tiên là của Nguyễn Chương đăng trên mặt báo Nhân dân ngày 25-9-1956. Trong bài này Nguyễn Chương vu cho báo Nhân văn là tay sai của địch, vì theo Nguyễn Chương thì báo Nhân văn công kích địch thì ít, mà công kích ta thì nhiều. BáoNhân văn liền đập lại bằng một bài như búa giáng. Bài đó do ba cây bút cứng của nhómNhân văn là Hoàng Cầm, Hữu Loan và Trần Duy viết và mang đầu đề là “Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị”. Họ đốp chát với Nguyễn Chương từ lý luận một, và sau mỗi lý luận, nhóm Nhân văn lại hạ một câu hài hước như sau: ” Bạn cố tình đến thế, chúng tôi còn biết nói sao?”.
Mỗi lần bẻ gãy lý luận của Nguyễn Chương, họ lại láy đi láy lại câu nói trên để nêu rõ tính cách “ngoan cố” của bọn cán bộ Đảng. Vừa bị đập mạnh vừa bị chế giễu, Nguyễn Chương cố gắng thanh minh bằng một bài thứ hai đăng trong báo Nhân dân thì bị luôn Chu Ngọc, trong nhóm Nhân văn giáng thêm cho một chuỳ, bằng một bài nhan đề là: “Quần chúng đã chán ghét lối chặn họng đó rồi”. Thế là Nguyễn Chương im bặt. Đến lượt Hoàng Xuân Nhị lên võ đài tỷ thí.
Hoàng Xuân Nhị là giáo sư thạc sĩ có sẵn một mớ lý thuyết Mác-xít, mang từ Pháp về nên lôi cả ông Mác và Lê-nin ra để đối phó bằng cách dùng lời Lê-nin và Mác để chứng minh rằng văn nghệ phải có đảng tính và văn nghệ sĩ phải triệt để phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Nhóm Nhân văn liền cử ngay một sinh viên đại học là Bùi Quang Đoài, học trò của ông Nhị lên đo sức với ông Nhị. Bùi Quang Đoài vạch ra rằng ông Nhị xuyên tạc lời nói của Lê-nin. Bùi Quang Đoài viết: “Một là ông Nhị không tiêu hoá được tài liệu, hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu để xuyên tạc. Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức“. Sau khi bẻ lý luận của vị giáo sư thạc sĩ, và chê vị giáo sư đó còn dốt lắm, Bùi Quang Đoài kết luận: “Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều… cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung thực của người trí thức”. Từ đấy không thấy Hoàng Xuân Nhị trở lại võ đài nữa. (Xem trọn bài trong phần tài liệu.)
Chiến thuật khủng bố ngầm
Chiến thuật đó lần lượt được Đảng mang áp dụng qua những thủ đoạn như sau :
a. Ra lệnh cho mậu dịch không bán giấy in báo cho nhóm đối lập. Thủ đoạn này không có kết quả gì vì nhóm đối lập được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ giúp tiền mua giấy ở chợ đen.
b. Khủng bố những người phát hành. Báo Nhân văn trong số 4 ra ngày 5-11-56 có tố cáo thủ đoạn đó như sau :
“Một khách hàng vào một hiệu sách ở khu Hồng Quảng. Khách hỏi: ‘Ở đây có bán báoNhân văn không?’. Ông chủ hiệu vừa vuốt râu mép vừa trả lời: ‘Bán báo Nhân văn có mà chết sớm’.”
Thủ đoạn này lại cũng không thành công vì nhóm đối lập huy động sinh viên và học sinh đi bán. Đảng cũng ra lệnh cho bưu điện không phân phát báo Nhân văn. Số báoNhân văn kể trên cũng tố cáo hành động đó và viết một câu hài hước: “Biết đâu mấy ông ở bưu điện chẳng thích báo Nhân văn quá nên giữ lấy để đọc một mình“.
c. Khủng bố những người đọc. Hàng loạt cán bộ được tung ra khắp phố phường Hà Nội, xông vào từng nhà một để giải thích rằng báo Nhân văn là báo phản động. Báo Nhân văn có nêu lên một trường hợp rất hài hước là cán bộ đi nói xấu báo Nhân văn vào nhầm nhà một văn nghệ sĩ trong chính nhóm Nhân văn, và bị vợ nhà văn đó trả lời cho mấy câu đanh thép làm cho chị cán bộ phải câm miệng.
d. Vận động thợ in không in. Để thực hiện mưu mô này, Đảng phải huy động đến Hoàng Đạo là tay gián điệp số một, đã nổi tiếng trong vụ phá hoại chiếc tàu Amyot d’ Inville và trong việc điều tra “Vụ án Bái Thượng”. Hoàng Đạo được tức khắc bổ sang công đoàn để dùng hệ thống công đoàn uy hiếp công nhân nhà máy in, bắt phải đình công không in báo “phản động”. Tuy nhiên, công nhân vẫn không nghe theo. Báo vẫn cứ ra đều, không hề bị gián đoạn.
Vu cáo chính trị
Sau khi phá ngầm không kết quả. Đảng chủ trương phá công khai bằng cách vu khống nhóm văn nghệ sĩ là tay sai của địch, của đế quốc. Để chứng minh việc đó, báo Nhân dândựng đứng câu chuyện chính phủ miền Nam triển lãm báo Nhân văn ở Courtinat Sài Gòn (sic). Sự thực thì lúc bấy giờ chính phủ miền Nam chưa có lấy một tờ Nhân văn trong tay, vì mãi đến tháng 11, khi tờ Nhân văn sắp bị đóng cửa mới có được mấy số lọt vào Sài Gòn, do kiều bào ở Paris gửi về. Báo Nhân dân chỉ được tin phong phanh rằng Bộ Thông tin ở Sài Gòn hồi tháng 6-1956 có tổ chức một cuộc triển lãm những tài liệu chứng tỏ Việt cộng không tôn trọng Hiệp ước Genève, tại Phòng Thông tin Sài Gòn ở đường Catinat. Trong cuộc triển lãm này, ngoài những tài liệu chính trị và quân sự chứng tỏ rằng Việt cộng thực sự có cấu kết với Bình Xuyên, Hoà Hảo để quấy rối miền Nam, cũng có một số báo chí Việt cộng, bắt được trong các hầm bí mật, cùng với cán bộ Việt cộng nằm vùng. Nhưng toàn là các báo chí của Đảng như Nhân dân, Tổ quốc v.v… không hề có Nhân văn, vì lý do tờ Nhân văn lúc đó chưa ra đời. Báo Nhân dân lại chỉ nhớ mang máng nên lầmCatinat thành Courtinat, một cửa tiệm bán tạp hoá của người Pháp ở cùng phố.
Ngoài cái “chứng cớ” tưởng tượng kể trên, Đảng cũng không nại thêm được chứng cớ gì khác, nhưng cứ nhất định rêu rao rằng nhóm Nhân văn là tay sai của địch, là gián điệp của Phòng Nhì, của Mỹ, là tờ-rốt-kít phá hoại, vân vân… đủ thứ danh từ mà trước kia Đảng đã rộng rãi tặng cho giai cấp địa chủ.
Đóng cửa báo Nhân văn
Sau khi báo Nhân dân vạch tội “gián điệp” của nhóm văn nghệ sĩ đối lập thì Đảng tổ chức học tập ở khắp mọi nơi, và sau kỳ học tập, tất cả các đoàn thể công nông binh, cho đến cả học sinh và dân “Nam bộ tập kết” đều phải ký vào bản kiến nghị lên án nhómNhân văn và đòi chính phủ phải có biện pháp trừng trị. Dựa vào kiến nghị của “mọi tầng lớp nhân dân”, Đảng ra lệnh cho Uỷ ban Hà Nội ký giấy đóng cửa tờ báo Nhân văn và tịch thu tất cả mọi số đã phát hành kể từ số
1. Ngày 15 tháng 12-1956, ông Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước quyền tự do ngôn luận của báo chí và bắt phải phục vụ “công nông binh”, phục vụ nền vô sản chuyên chính mệnh danh “chính thể dân chủ cộng hoà”. Sắc lệnh cũng doạ phạt tù từ 5 năm đến khổ sai chung thân, kèm theo tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản, nếu ai còn phạm vào những điều cấm.
Sau khi sắc lệnh được ban bố, những tờ báo khác như Trăm hoa, Đất mới, Giai phẩmđều chết không có cáo phó.
Sự thực thì những điều cấm trong sắc lệnh ngày 15-12-1956 đã có ban bố trước, ngay từ khi Việt cộng mới về tiếp thu Hà Nội, hồi tháng 10 năm 1954. Nhưng hồi đó tất cả các báo chí đều là báo chí của Đảng, nên Việt cộng chủ quan, chỉ mở một cuộc họp báo ở Phòng Thông tin, phố Tràng Tiền, rồi giao hẹn mồm về mấy điểm cấm đoán . Đại khái có 5 điều:
• Không được chống chính phủ, chống chế độ;
• Không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn;
• Không được nói xấu các nước bạn;
• Không được tiết lộ bí mật quân sự;
• Không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục.
Một lý do khác là lúc bấy giờ Việt cộng mới ở chiến khu về Hà Nội là nơi có tai mắt quốc tế, muốn tỏ ra có thái độ “yêu chuộng tự do” hơn “phe quốc gia”, nên tránh không muốn cấm bằng sắc lệnh, sợ gây dư luận, nên chỉ đe doạ bằng mồm.
Họ không ngờ rằng “khẩu thiệt vô bằng”, sau này nhóm văn nghệ sĩ đối lập cứ làm như quên không nhớ và cứ ra báo một cách rất tự nhiên để chống lại chế độ, chống lại Đảng.
Đảng ra báo Văn
Sau khi đóng cửa tờ báo Nhân văn, và bóp chết mấy tờ báo đối lập khác, Đảng thấy cần thiết phải cho ra một tờ tạp chí văn học để thay thế, vì chả lẽ trong nước không có lấy một tờ báo nào chuyên về văn học. Đảng bèn chỉnh đốn lại Hội Văn nghệ, bắt bầu lại ban chấp hành, gạt những phần tử đối lập ra và đưa toàn những “cai văn nghệ” vào ban chấp hành mới. Lúc bấy giờ một mình trên võ đài, Đảng tha hồ chửi rủa nhóm Nhân vănlà phản động, là gián điệp tay sai của địch. Đảng cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tờ tạp chí Văn. Chủ bút là Nguyễn Công Hoan, phó là Nguyễn Tuân và Tổng thư ký toà soạn là Nguyên Hồng.
Báo Văn xuất bản mỗi tuần một kỳ. Một nửa số trang dành riêng cho những bài dịch tiểu thuyết Nga, một nửa khác gồm toàn những bài tán tụng văn học Trung Quốc vĩ đại. Kết quả là giá trị văn nghệ rất kém, không ai buồn xem. Lý do là vì các văn nghệ sĩ có tài đều một lòng tẩy chay, bất hợp tác với cơ quan ngôn luận của Đảng.
Báo Văn bị chỉnh
Thấy báo Văn nhạt nhẽo quá, Đảng lấy làm ngượng và tức bực, nên nóng mặt phải lên tiếng. Tờ Học tập, cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng viết một bài chê báo Văn là dở. Tác giả bài đó là Thế Toàn, một cán bộ chính trị còn ít tuổi viết:
“Qua 10 số đầu của tuần báo Văn, chúng tôi nhận thấy nội dung tờ báo còn nghèo nàn. Tờ báo hầu như xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng.”
Nguyên Hồng, Tổng thư ký toà soạn của báo Văn bị mất mặt nên phải ứng ngay bằng một bài trả lời Thế Toàn, đăng trong báo Văn số 15 ra ngày 16 tháng 8-1957. Sau khi gạt phăng những lời buộc tội của đối phương, Nguyên Hồng phê bình trở lại Thế Toàn là công chức, là quan liêu và “trịch thượng”.
Báo Văn quay ra chống Đảng
Sau đó người ta thấy báo Văn thay đổi thái độ. Những bài nịnh Đảng thấy bớt dần, và những bài xược với Đảng thấy mỗi ngày một nhiều thêm. Nhìn đến tên tác giả các bài có ngụ ý chống Đảng, thấy tên các nhà văn trước kia đã viết trong nhóm Nhân văn và Giai phẩm.
Người đầu tiên là Phùng Quán. Phùng Quán là một sinh viên trước kia đã viết bài “Chống tham ô lãng phí” đăng trong Giai phẩm mùa Thu. Lần này Phùng Quán viết bài “Lời mẹ dặn”. Bài đó có những câu như sau:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiều,Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.
Đến tờ Văn số 24, độc giả lại thấy Hoàng Cầm xuất hiện. Hoàng Cầm là một chiến tướng của nhóm Nhân văn. Ở đây Hoàng Cầm viết một vở kịch thơ ngắn, nhan đề là “Tiếng hát”, nói về chuyện Trương Chi. Nhưng Hoàng Cầm biến lời hát của Trương Chi thành tiếng gọi của Tự Do. Mỵ Nương tượng trưng cho giới văn nghệ bị kìm hãm trong ngục tù, và ông Quận công, người cha của Mỵ Nương tượng trưng cho uy quyền độc đoán của Đảng.
Tiếng hát của Trương Chi kêu gọi mọi người bị cộng sản hành hạ, đấu tố, hãy đứng dậy. Trương Chi hát:
Nào người quả phụ trắng khăn tangNào đứa em mồ côi khát sữaNào ai sống nhục chết oanNào ai tan lìa đôi lứa Nghe tiếng hát này…
Trong khi đó thì cha của Mỵ Nương (ngụ ý muốn nói Đảng):
… vừa truyền lệnh khoá kín cửa lầu, lấp cả sông
Để không còn tiếng hát!
Nhưng mặc dầu ngăn cấm bằng cách nào, tiếng kêu gọi Tự Do vẫn lọt tới lòng người:
… cửa ngoài bằng đá tảng
Tiếng hát đẩy được vàoVì đó là tiếng gọi của trời cao Của đất rộng…
Và Mỵ Nương (ý muốn nói giới văn nghệ sĩ) vẫn gan góc:
Ta mở được, ta vượt qua tường đáTa chạy ra sông!
Đi bốn phương trời
Tìm tiếng hát… ta đi cùng thiên hạ…
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Tóm lại, ý chính của Hoàng Cầm là nhất định chống lại sự áp bức của Đảng và quyết tâm phá tan mọi gông cùm xiềng xích.
Sau Hoàng Cầm đến lần Trần Duy xuất hiện. Trần Duy vẽ một bức tranh khôi hài chế giễu sự can thiệp thô bạo của Đảng vào văn nghệ. Ông vẽ một bức tranh tả một người hoạ sĩ đang vẽ một đoá hoa. Cán bộ bắt bẻ, bắt phải vẽ thêm hết thức này đến thức khác để cho hợp với đường lối chủ trương của Đảng. Sau khi tuân theo lời cán bộ vẽ thêm mãi vào bức tranh, bức tranh biến thành một thứ hổ lốn, không có nghĩa lỳ mà cũng không còn mỹ thuật. (Xem tranh ở trang sau.)
Cuối cùng là kiện tướng Phan Khôi ra mắt. Cụ viết một truyện ngắn về gia đình cụ, nhan đề là “Ông Năm Chuột”. Câu chuyện dài dòng, nhưng ngụ ý của cụ là giai cấp thống trị thuở xưa cũng như giai cấp thống trị ngày nay, đều đầy dẫy những thối nát, nhưng cứ cố tình che đậy. Mặc dù khéo léo che đậy, trong dân gian vẫn có những người ranh mãnh, nhìn thấy hết. Che đậy cũng vô ích. (Xem bài “Ông Năm Chuột” trong phần tài liệu.) Bài đó kết thúc số phận báo Văn. Đảng bắt Hội Văn nghệ phải đình bản tờ báo ngay tức khắc.
Đấu tố văn nghệ sĩ
Lúc mới đóng cửa báo Văn thì Đảng còn hy vọng có thể dàn xếp được, nên Hội Văn nghệ tuyên bố là chỉ tạm đình bản một kỳ, lấy cớ là để sửa soạn số Tết. Nhưng suốt trong ba tháng, Hội không thể tái bản được tờ báo, vì tất cả các văn sĩ đều tẩy chay. Đảng không còn cách gì hơn là khủng bố sắp lượt.
Việc đầu tiên là bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như thường lệ, mọi người đi chỉnh huấn đều bị dồn ép, áp bức tinh thần cho đến mức phải bộc lộ những sai lầm và viết bài “tự kiểm thảo”.
Có bốn người không chịu đi dự lớp chỉnh huấn: Phan Khôi, Trương Tửu, Thuỵ An và Nguyễn Hữu Đang. Đảng ra lệnh bắt Thuỵ An và Nguyễn Hữu Đang giam vào nhà pha Hoả Lò. (Nguyễn Hữu Đang hình như đã tự tử sau khi bị bắt ). Trương Tửu bị cất chức giáo sư ở trường Đại học Văn khoa, vợ con và cả gia đình nhà vợ bị bao vây kinh tế, nghĩa là rút giấy phép buôn bán (gọi là giấy đăng ký).
Cụ Phan Khôi vì đã 73 tuổi, và vì có nhiều uy tín trong nước, nhất là đối với trí thức ở miền Nam, nên hiện được để yên. Tuy nhiên cụ bị “treo giò” không được giao thiệp với ai mà cũng không ai được lui tới thăm cụ. Mặc dù vậy, cụ nhất định không chịu đầu hàng. Ngồi nhà cụ vẫn viết một cuốn sách nhan đề là Nắng chiều gửi đến ban chấp hành Hội Văn nghệ để chửi cộng sản một cách thậm tệ (Xem phần tài liệu).
Trong khi mấy lãnh tụ của nhóm Nhân văn bị cô lập, hoặc bị bắt thì Đảng mở một chiến dịch chửi rủa họ, rộng lớn hơn tất cả mọi chiến dịch chửi rủa từ xưa tới nay. Chiến dịch này kéo dài mãi đến nay vẫn chưa hết.
Đảng cũng còn nhận thấy “nọc độc Nhân văn” đã thấm nhiều vào đầu óc mọi người, nên bắt tất cả giới trí thức, công chức, cán bộ, học sinh và cả cán bộ bộ đội, phải tẩy não sắp lượt.
Số phận hiện nay của các văn nghệ sĩ đối lập
Sau cuộc chỉnh huấn thì mặc dầu đã thú tội, các văn nghệ sĩ ở miền Bắc đều bị đưa đi “học tập lao động“. Mọi người đều phải đi và Đảng nhận thấy rằng trong cuộc “khởi nghĩa hụt” vừa qua, mọi người đều bị ảnh hưởng “xấu” của nhóm Nhân văn, không ít thì nhiều. Tuy vậy sự trừng phạt cũng tuỳ theo tội trạng. Nhẹ thì được lao động ít, phái đi những nơi gần. Nặng thì bị đầy đi nước độc, phải lao động nhiều.
Một đoạn ngắn trong bài “Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta” đăng trong tạp chí Văn nghệ số 7, tháng 7-1958, để lộ chính sách đó:
“Mọi người đều thấy là cần thiết và rất hoan nghênh một việc quan trọng mà ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật đã đề ra là tất cả các văn nghệ sĩ đều phải cố gắng, tích cực đi vào thực tế đời sống công nông binh ‘tham gia lao động’. Tất nhiên nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm cũng đi với chúng ta, nhưng việc làm của họ hoàn toàn có ý nghĩa khác”.
Ý nghĩa khác đó, là không phải đi để “học tập lao động” mà là đi để “an trí”, để được giao phó cho chính quyền và chi bộ địa phương quản thúc, để làm như một tên tù khổ sai và để muỗi độc chích thêm cho một liều vi trùng sốt rét, vì Đảng cho rằng 9 năm vừa qua, lá lách của những người anh dũng đó, tuy có sưng nhưng chưa rụng hẳn. Vậy họ bị đưa đi những nơi đâu? Trở lại những nơi hẻo lánh, những nơi “ma thiêng nước độc” mà họ đã từng lặn lội trong chín năm trời. Trong thời gian trước họ không chết, vì họ còn là chiến sĩ, là đảng viên, họ có trợ cấp, có thuốc thang. Khu Việt Bắc âm u, trước kia là trung tâm cách mạng, nay lại trở lại nơi giam cầm chính trị phạm.
Những trại giam được thiết lập ở đâu? Sinh hoạt trong trại ra sao? Và tội nhân khi tới nơi phải làm những công việc gì? Chúng ta hãy nghe Yến Lan, một văn sĩ tập kết kể lại. (Nên nhớ rằng Yến Lan chưa phải là đầu sỏ, chưa được xếp hạng vào loại “tử tù”.)
Yến Lan kể: (Trích báo Văn học số 9, ngày 15-8-1958)
“… Đây là một vùng đồi trọc… không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp một kiểu… Huyện lỵ trông bề ngoài thật là nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn… Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng, rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi. Lên cao xuống thấp, lòng mỗi người lại nghĩ đến một cảnh nào như đã sống quen, hoặc có đi qua, và hái được một số kỷ niệm chiến khu, một cảnh nghỉ chân trên đường phiêu lãng cũ. Riêng Lan, sao mà tha thiết nhớ đến An Khê. Ba hôm đầu, tổ mình đã đi vào sản xuất, cùng theo xã viên ra đồng làm ruộng. Lan đã bừa trong ruộng nước. Lại cầy và tát nước. Mấy hôm nay cắt lá, vớt bùn ao làm phân xanh. … Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thừa người lớn, vắng trẻ con (ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được it), nhiều người chân phềnh ra như chân voi…” (Yến Lan)
Và đây là một cảnh khác, do Hoàng Chương, một cán bộ “văn công” khu V tập kết và bị “cưỡng bách lao động” kể lại: (cũng trích trong bài báo kể trên):
“… Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội, trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt, ai biết đó là một sinh viên Hà Nội. Cuộc sống vui vẻ thân mật, tôi thấy như sống giữa gia đình, làng xóm của mình ở miền Nam!” (Hoàng Chương, Hội Văn công Liên khu V)
Không bút nào tả được tâm trạng của những con người yêu chuộng Tự Do, đã hy sinh tất cả để theo đuổi kháng chiến, đã vô tình giúp sức cho cộng sản thành công, và khi cùng nhau tới đích, mới sống ở Hà Nội chưa được bao nhiêu ngày lại bị cộng sản đưa trở lại “chiến khu” để sống nốt những ngày tàn. Phong kiến ngày xưa không bao giờ bội bạc với công hầu một cách “tập thể” như vậy.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen