Dieses Blog durchsuchen

Freitag, 13. Mai 2016

Giải “Hành tinh đen” 2009 mà Formosa đã “giật” được.

MN: theo thong tin vien MN từ Hamburg:
 Thủ phạm  vụ cá chết chính là bọn Formosa  cuả Tàu:cá nào mà chịu nổi chất cực độc này:
Hiện Formosa còn cả một hệ thống bãi phế thải cực độc gồm có 169 bãi rác độc lớn nhỏ trên đất Đài Loan, chỉ có dịp là mang đi đổ phi tang xuống sông xuống biển các nước khác.
Chất độc của nó chủ yếu là hơn 4.000 tấn thủy ngân Mercury cực độc hại, là hàng ngàn tấn Ethylene Dicloride, Vinyl Cloride … hủy hoại các tế bào sống...........!!

ps:cần biết thêm thủy ngân (mercury) là chất cực kỳ độc hại vì nó phá hủy não bộ..trong thời gian rất lâu dài.....


Giải “Hành tinh đen” 2009 mà Formosa đã “giật” được.
Nguồn: PTS News.
Đã một tháng nay bao nhiêu người băn khoăn, sốt ruột đi tìm đích danh thủ phạm vụ gây hàng ngàn vạn cá chết suốt vùng ven biển Đông nước ta.
Thì đây, bài báo của nhà báo Mỹ Diane Wilson đã kịp thời cất tiếng trên tin tức của Tổ chức “Eth-Econ Foundation”, do hai chữ Ethic và Economic kết liền nhau, với nghĩa Ethic là Đẹp đẽ, Economic là Kinh tế, một nền kinh tế Đẹp, sạch, thân thiện với môi trường.
Diane Wilson là nhà báo, một mũi nhọn đấu tranh bảo vệ môi trường quốc tế, năm 2006 được nhận giải thưởng cao quý nhất của Eth-Econ Foundation, Mang tên “Hành Tinh Xanh 2006” – “Blue Planet Award”.
Bài báo của D. Wilson chỉ rõ thành tích bất hảo có hệ thống của Công ty Formosa – Plastics đóng tại Đài Loan và có chân rết vươn ra các đại lục. Người cầm đầu công ty lớn này là công dân Đài Loan họ Vương, Vương Vĩnh Khánh. Người điều hành kinh doanh ở nước ngoài là Lý Chí Thuyên.
Từ những năm 1995, 1997, 1999 Công ty này đã nhiều lần đem hóa chất cực độc rải lén xuống ven biển tiểu bang Texas, rồi sau đó rải rất rộng ven Vịnh Mễ Tây Cơ (Mexico) bị lên án và kiện cáo nhiều lần, có lần phải đền 13 triệu đôla cho ngư dân Texas.
Vẫn chưa hết, Formosa còn từng cho tàu đến cảng Sihanukville của Cambốt, lợi dụng đêm bão đổ rác cực độc xuống cửa biển, bị chính quyền cảng bắt quả tang cảnh cáo và tống cổ khỏi cảng này, không dám quay lại.
Năm 2009 Formosa buộc phải nhận bằng khen mang tên “Hành Tinh Đen 2009” – “Black Planet 2009”, coi như một vết nhơ ghi trên trán, đặt bên thương hiệu của nó để toàn thế giới nhận rõ mặt nhơ bẩn và xa lánh.
Hiện Formosa còn cả một hệ thống bãi phế thải cực độc gồm có 169 bãi rác độc lớn nhỏ trên đất Đài Loan, chỉ có dịp là mang đi đổ phi tang xuống sông xuống biển các nước khác.
Chất độc của nó chủ yếu là hơn 4.000 tấn thủy ngân Mercury cực độc hại, là hàng ngàn tấn Ethylene Dicloride, Vinyl Cloride … hủy hoại các tế bào sống.
Cán bộ các Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư có xem xét kỹ lịch sử, uy tín, hạnh kiểm kinh doanh của đại công ty gang thép – điện lực- hóa chất – cầu cảng có giá trị vài trăm tỷ đô la này hay không? Hay là những chiếc liếc tình, phong bì dày cộp, hoa hồng đưa dưới bàn ăn đã làm các vị say sưa mụ mẫn hết cả rồi. Và nay thì ăn làm sao nói làm sao. Cụ Tổng Lú nhà ta có vẻ không lú một chút nào trong phi vụ cực lớn này. Cụ có vẻ chùi mép không kém gì ai đâu. Cứ quan sát kỹ mà xem.
Còn đợi gì mà không ra lệnh đóng cửa ngay cái Công ty Tội ác này, nó đang muốn biến ven biển Đông thành vùng biển đen, vùng biển chết suốt theo chiều dài của đất nước ta. Và phải truy chúng nó ra Tòa án quốc tế về Bảo vệ môi trường toàn hành tinh sống của cả loài người, và bồi thường cho hàng triệu ngư dân ta.
Các vị quan tâm xin hãy nối link với EthEcon : info@ethecon.org http://www.ethecon.org/ để có thêm tài liệu sinh động.



Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen