WASHINGTON, DC (NV) - Các tướng lãnh Mỹ cảnh cáo rằng Trung Cộng gia tăng bá quyền bành trướng tại Biển Đông sẽ buộc Hoa Kỳ phải đưa tàu chiến cũng như các lực lượng khác đáp trả.
Khu
trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Fitzgerald cặp cảng ở vịnh Subic,
Philippines, trong cuộc tập trận ở Biển Đông hồi năm 2013. (Hình minh
họa: AFP/Getty Images)
Hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Hai, Đô Đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân
Hoa Kỳ, ông Ray Mabus, bộ trưởng Bộ Hải Quân Mỹ, và Thiếu Tướng Robert
Neller, tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đều lên tiếng phát biểu, ít
ngày sau khi Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình
Dương, đưa ra các lời cảnh cáo Trung Cộng tại cuộc điều trần ở Quốc Hội.Ông Harris nói trong cuộc điều trần hôm Thứ Ba tuần trước tại Thượng Viện rằng các đảo nhân tạo mà Trung Cộng xây dựng ở Trường Sa cũng như việc cơi nới mở rộng các đảo tại quần đảo Hoàng Sa, nằm trong kế hoạch bá quyền bành trướng muốn độc chiếm Biển Đông mà Bắc Kinh đang từng bước thực hiện, bất chấp phản ứng quốc tế.
Đô Đốc Harris cho hay, Trung Cộng đã nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu, thiết lập các giàn hỏa tiễn hoặc xây dựng các đài radar trên một số đảo nhân tạo. Một số đảo nhân tạo này còn có các các phi đạo dài 3,000 mét cho các phi cơ quân sự lớn nhất lên xuống.
“Những hành động này (của Trung Cộng) đang thay đổi hoàn cảnh hoạt động cho các lực lượng quân sự trên Biển Đông, theo ý kiến của tôi,” Đô Đốc Harris nói trong cuộc điều trần.
Những loại võ khí mà Trung Cộng đặt tại những đảo đó có thể thúc đẩy Hoa Kỳ phải thay đổi sự hiện diện ở khu vực, hai tướng Richardson và Neller đều cùng phát biểu như vậy trong cuộc hội thảo do Viện Nghiên Cứu Brookings ở thủ đô Washington, DC, tổ chức.
Hải Quân Hoa Kỳ đã có kế hoạch điều chuyển 60% trong số 308 tàu chiến sang khu vực Biển Đông từ nay đến năm 2020.
Thí dụ, như ông Richardson nhận định, Trung Cộng tăng cường lực lượng có thể buộc Hoa Kỳ phải tính lại khả năng của đội tàu ngầm tấn công. Hải Quân Hoa Kỳ từng cho rằng họ cần tới 48 tàu ngầm tấn công để thực hiện nhiệm vụ nhưng bây giờ ông cho rằng con số vừa kể vẫn không đủ, theo sự biến diễn quá nhanh của thời cuộc.
“Con số đó (48 tàu ngầm tấn công) thật ra dựa vào các phân tích có từ năm 2006,” Đô Đốc Richardson nói tại cuộc hội thảo.
Ba trong bảy đảo nhân tạo Trung Cộng bồi đắp tại quần đảo Trường Sa có phi đạo dài tới 3,000 mét sẽ dùng cho các loại chiến đấu cơ và oanh tạc cơ sử dụng. Những ngày gần đây, Trung Cộng còn mang các giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa và xây dựng các căn cứ trực thăng trên một số đảo, gồm cả đảo Quang Hòa. Tất cả các loại máy bay, dân sự hay quân sự bay qua khu vực này trong phạm vi 200 km sẽ bị đe dọa.
“Hỏa tiễn chống tàu chiến DF-21 mà họ đã phát triển và hỏa tiễn tầm trung DF-26 hiện Trung Cộng đang phát triển có thể đe dọa cho các hàng không mẫu hạm của chúng ta,” Đô Đốc Harris nói trong cuộc điều trần tại Thượng Viện tuần trước. “Tôi cho rằng lực lượng của chúng ta đủ sức thi hành nhiệm vụ nếu họ tiến đến mức đó.”
Thiếu Tướng Neller thì cho rằng các hành động của Trung Cộng cũng buộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến phải suy nghĩ lại viễn ảnh của khu vực. Ông cho rằng lực lượng của ông cần phải được cải tiến để tồn tại trước một đối thủ trước đây không có hỏa tiễn.
Sau cuộc điều trần tại Thượng Viện, hôm Thứ Năm tuần trước, Đô Đốc Harris cho hay những diễn tiến gần đây sẽ không ngăn được các hoạt động của hàng không mẫu hạm trên Biển Đông.
Mặt khác, một tướng tư lệnh của Trung Cộng tuyên bố lực lượng của họ đã chuẩn bị sẵn sàng “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Trong một phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi được đưa lên làm tư lệnh chiến khu Nam theo cách sắp đặt mới của Trung Cộng, tướng Wang Jiaocheng (Vương Giáo Thành) nói lực lượng của ông luôn luôn đề cào cảnh giác đối với bất cứ sự đe dọa an ninh nào trên các vùng biển tranh chấp, theo tờ Nhân Dân Nhật báo.
“Quân đội sẽ đủ khả năng đối phó với tất cả các sự đe dọa an ninh. Không một nước nào được cho phép bào chữa cho các hành động đe dọa đến chủ quyền và an toàn lãnh thổ của Trung cộng,” Tướng Thành đe dọa. (TN)
===
Các ngoại trưởng ASEAN lo ngại về tình hình Biển Đông
VIENTIANE, Lào (AP) - Ngoại trưởng từ 10 quốc gia khối ASEAN hôm Thứ Bảy cho hay họ “rất lo ngại” về những biến chuyển mới đây trong cuộc tranh chấp biển đảo ở vùng Biển Đông và sẽ tìm cách có cuộc họp với Trung Cộng về vấn đề này.
Làn sóng chống Trung Cộng dâng cao ở một số quốc gia như Philippines và Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Vào cuối cuộc họp thường niên, năm nay được tổ chức ở thủ đô
Vientiane của Lào, các ngoại trưởng nêu lên sự lo ngại của mình và tái
xác nhận sự quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu
vực.Vùng Biển Đông, vốn có giá trị chiến lược đối với thế giới, hiện là tâm điểm của cuộc tranh chấp giữa Trung Cộng và một số quốc gia ASEAN khác gồm cả Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Sự căng thẳng tăng mạnh sau khi Trung Cộng có chương trình tân tạo đảo từ năm 2013. Các hình ảnh do vệ tinh chụp được thời gian gần đây cho thấy Trung Cộng đã đưa hỏa tiễn địa không và radar tối tân đến nơi này, khiến tạo ra các cáo buộc Bắc Kinh đang quân sự hóa khu vực.
Một bản thông cáo chung đưa ra nói rằng các ngoại trưởng ASEAN “tiếp tục có sự lo ngại lớn lao về những diễn biến mới đây và lưu ý đến những quan tâm do một số thành viên bày tỏ về việc tân tạo các đảo và gia tăng hoạt động trong vùng Biển Đông.”
Bản thông cáo cho biết thêm là các hoạt động này làm giảm sự tin tưởng, gia tăng căng thẳng và gây nguy hại cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, nói rằng ông rất lo ngại về tình hình hiện nay và kêu gọi không quân sự hóa Biển Đông.
Ngoại trưởng Cambodia, Hor Namhong, cho hay ASEAN sẽ tìm cách có cuộc họp với Trung Quốc nhưng chưa biết lúc nào hoặc ở đâu.
Cambodia là quốc gia thân cận với Trung Cộng và từng tìm cách ngăn cản việc đưa vấn đề Biển Đông vào các bản thông cáo chung của ASEAN. (V.Giang)
===
Bắc Kinh phá giá tiền, trái với cam kết quốc tế
Đổi tiền nhân dân tệ tại một chi nhánh ngân hàng Trung Cộng.
Reuters
Hôm nay, 29/02/2016, Ngân Hàng Nhà Nước Trung Cộng đã hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong tháng Hai.
Thứ sáu tuần trước, Bắc Kinh còn cam kết với nhóm G20 là không thấy có lý do phá giá đồng tiền Trung Quốc.
Ngân hàng trung ương Trung Cộng đã ấn định giá 6,5452 đổi một đôla Mỹ, giảm 0,17% trong ngày hôm nay 29/02.
Trên thị trường nội địa, đồng tiền yuan Trung Cộng tiếp tục rơi giá nhiều hơn quy định của Nhà nước.
Thế mà cách nay ba hôm, nhân hội nghị cấp bộ trưởng tài chính nhóm G20 tại Thượng Hải, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Trung Cộng Chu Tiểu Xuân (Zhou Xiaochuan) tuyên bố như đinh đóng cột : nào là Trung Cộng không sử dụng biện pháp phá giá để thúc đẩy xuất khẩu, nào là không có cơ sở kinh tế để phá giá liên tục đồng nhân dân tệ.
Chưa rời Trung Cộng bộ trưởng Tài Chính Mỹ Jack Lew nhắc lại lời kêu gọi Bắc Kinh « tiến bước có trật tự vào hệ thống tài chính thế giới, trong đó trị giá đồng yuan phải do thị trường điều tiết ».
Theo AFP, quốc tế lo ngại Trung Cộng phá giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu cạnh tranh bất chính.
Tháng 8/2015, Bắc Kinh đã làm chấn động các sàn giao dịch thế giới khi đột ngột phá giá đồng nhân dân tệ đến 5%.
Đến tháng Giêng 2016, một lần nữa Bắc Kinh tự đánh mất tín nhiệm qua biện pháp hạ thấp biên độ dao động lên xuống của đồng nhân dân tệ trong 8 ngày giao dịch liên tiếp, làm dấy lên mối lo ngại Trung Quốc có chủ ý cho đồng tiền trượt giá.
Vấn đề là với đồng tiền càng ngày càng yếu, cộng với tăng trưởng kinh tế hụt hơi, sẽ tạo ra một vòng xoáy đầy bất trắc : dân đầu tư Trung Cộng đổ tiền mua đôla, tài sản bị tẩu tán ra nước ngoài, đẩy ngược sức ép làm đồng yuan xuống giá thêm.
Tú Anh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen