Lòng Tự Trọng....Self-respect ...Dighity
Tác giả
> sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang
> Mỹ theo diện H.O. vào
> năm 1990, hiện đã về
> hưu, an cư
> tại Westminster. Ông tham dự
> Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều
> bài kể lại những sinh hoạt sống
> động. Sau đây là bài
> viết mới nhất của
> ông.
> Rất mong người Việt
> tại Hải Ngoại học hỏi được đức tính tốt
> “Biết Tự Trọng” của
> người Mỹ để cộng đồng người Việt được
> vẻ vang hơn.
> *
> 1.
Một
> hôm ghé chợ Quang Minh trên đường Brookhurst,
> trước chợ có thùng báo, tôi bỏ 25 cents để
> lấy tờ báo thì có hai ông và một bà chạy lại
> nói:
> - ông
> cho tôi xin một tờ.
> Tôi gặp cảnh này hoài, đột
> nhiên tôi nhăn mặt,
> thò tay vào
> thùng rút ra một tờ báo và đóng sập cửa thùng
> báo lại
> trước sự chưng hửng của những người đứng
> đợi. Tôi lấy trong túi ra 3 đồng quarter đưa cho
> mỗi người một đồng và nói các ông bỏ vào
> thùng và lấy ra một tờ báo đem về đọc, chứ
> đừng bỏ một quarter mà lấy ra nhiều tờ coi
> không được, có một người Mỹ đang đứng kia
> nhìn mình kìa. Tôi định nói vài điều nữa thì
> người đàn bà ném đồng quarter trả lại và
> nói:
> -
> Đồ phách lối.
> Tôi sợ
> quá bỏ đi một nước không dám quay lại, đi qua
> chỗ người Mỹ đang đứng, tôi nhìn thấy ông
> giơ một
> ngón tay cái
> lên
> tôi nói:
> -Thank
> you.
> Cảnh này
> tôi thấy xảy ra hoài, có ông bỏ vào một đồng
> quarter rút ra ba bốn tờ
> báo. Tôi nghĩ rằng ông lấy
> về cho bạn bè mỗi người một tờ,
> chứ lấy đi bán thì họ lấy cả thùng mà lấy
> vào lúc sáng sớm, sau khi nhân viên đi bỏ báo
> vào thùng vừa đi khỏi thì họ bỏ vào thùng
> một quarter, lấy hết xấp báo mới bỏ vào, chỉ
> để lại một tờ trong thùng thôi. Tôi
> đãtheo dõi hai thùng
> báo ở trước chợ Hòa Bình, lúc sáng sớm mà
> thùng nào cũng chỉ còn một tờ thôi. Đó là
> những người đi lấy trộm báo để bán lại,
> họ đi từ lúc sáng sớm, canh cho báo vừa được
> bỏ vào thì họ lấy ra, lúc đó ít người qua
> lại không ai để ý.
>
> Làm ra tờ báo biết bao công sức của nhiều
> người, những người phải nặn tim, nặn óc
> viết ra những bài có giá trị để cho bạn
> đọc, còn những phóng viên phải ra ngoài lấy tin
> tức hoặc làm phóng sự có khi phải "xông pha
> ra trận tuyến trước lằn tên mũi đạn"
> để đem
> về tin tức sốt dẻo cho độc
> giả. Không thiếu gì những
> người đã hy sinh vì công vụ được đưa lên
> trên truyền hình, trên báo
> chí. Một tờ báo chỉ
> có 25 cents, muốn đọc ta nên mua một tờ về
> đọc, đừng có chờ đợi người
> ta mở thùng báo ra lại xin một tờ, coi không
> được, không giống ai
> hết. Thấy mà buồn !
> 2.
> Một
> hôm ở quán ăn Thành Mỹ ra, đang loay hoay de xe
> thì có một thanh niên dộng vào cửa xe của mình
> bằng cái búa, không phải búa đóng đinh mà là
> một cái rìu, nói
> rằng:
> -Ở
> trên Pomona, bây giờ không có tiền đổ xăng về,
> xin vài đồng.
>
>
> Thấy cái búa sợ quá, riu
> ríu móc tiền ra cho nó vài đồng để nó đi cho
> rồi. Đúng là "xin
> đểu", từ ngữ thường thấy xuất hiện
> trên
> mạng báo chí trong
> nước. Vậy là kiểu
> này bắt đầu được "xuất
> khẩu". Thấy mà buồn
> !
> 3.
>
> Con gái
> tôi làm ở Sở Xã Hội ở Santa
> Ana, xe để
> ở parking dưới hầm, thế mà khi đi làm ra một
> hôm thấy xe bị đập bể kiếng
> phía trước, trong khi trong hầm không có xe nào
> bị đập bể cả, phải thay kiếng mới mất bốn
> năm trăm.
>
> - Trong sở con có gây thù oán với ai không?
>
> - Làm gì có, bố.
>
> - Thế con làm phần hành gì?
>
> - Con coi về child support.
>
> - Tức là đi kiếm những người cha không trả
> tiền nuôi con bắt phải trả để đỡ cho chính
> phủ phải cấp dưỡng phải không?
>
> - Dạ đúng.
>
> - Vậy thì thủ phạm là những người đó.
>
> - Con tiếp xúc với nhiều sắc dân lắm, Mỹ có,
> Mễ có, Việt Nam có, Trung Hoa có... biết ai là
> thủ phạm.
>
> - Còn ai trồng khoai đất này.
>
> - Bộ bố biết hả?
>
> - Người Việt mình chứ ai.
>
> - I don't think so.
>
> - Này nhé, người Việt mình khi chạm đến quyền
> lợi của họ, họ bực mình lắm tìm cách trả
> thù.
>
> - Nhưng đây con đòi họ trả cho chính phủ mà.
>
> - Biết vậy họ vẫn tìm cách trả thù cho bỏ
> ghét, chỉ có người Việt mình mới tìm ra
> đường đi nước bước của con, biết con đậu
> xe chỗ nào mà đập kiếng xe của con. Cả
> trăm xe đậu
> chỗ đó mà chỉ có mình xe con bị đập, còn
> những
> sắc dân khác họ hơi đâu làm những chuyện
> ruồi bu đó.
>
> - Có lý.
> - Thấy mà buồn
> !
> 4.
> Một
> hôm đang ngồi uống cà phê với bạn ở Factory,
> anh em đang tán gẫu chả để ý đến những bàn
> bên cạnh, ai cũng có những chuyện riêng của
> họ, chuyện nổ như bắp
> rang. Thình lình thấy một thanh niên hớt hải
> chạy vào tiệm tìm người quen, đến bàn bên
> cạnh nói:
> - Đại
> ca, Đại ca, thằng Thành nó đụng chết người ta
> rồi.
> Người
> được gọi đại ca đứng phóc dậy, tướng
> đúng
> là tay "anh
> chị". Đ.M.
> làm ăn như...
> rồi thầy trò phóng đi mất. Tôi chẳng biết
> chuyện gì xảy ra, nhưng trong bàn tôi có người
> bạn khều chúng tôi cúi xuống nói
> nhỏ:
> - Đó
> là băng chuyên môn set-up những vụ
> đụng xe để
> lấy tiền bảo hiểm. Thằng
> đại ca ngồi một chỗ rồi
> ra lệnh cho đàn em làm, hôm nay tổ trác mới
> đụng chết người. Thấy mà
> buồn !
> Tôi đi
> ăn phở ở một tiệm cũng bán đủ thứ nào bún
> chả Hà Nội, bún xáo măng, bánh tôm Cổ Ngư,
> nhưng đặc biệt có phở gà đi bộ ăn ngon.
> Thường thường tôi lại đây
> hay kêu phở, tôi hay dẫn bạn bè ở xa lại ăn,
> họ cũng khen ngon. Theo thông lệ khi trả tiền xong
> thì mình cũng bỏ tiền tip tại bàn rồi đi ra
> nhưng người phục vụ cũng lớn tuổi nói
> nhỏ:
> - Ông
> đừng bỏ tiền tip, chủ lấy hết không cho nhân
> viên phục vụ.
> Tôi cứ đinh ninh khách hàng cho
> tiền tip là cho nhân viên phục vụ sao tiệm này
> chủ lại lấy không chia cho họ, thật là vô lý,
> nhờ ông ấy nói ra mình mới
> biết, thật hết sức nói.Nhân viên làm cho
> nhà hàng họ mong có thêm tiền tip, làm quần
> quật cả ngày 10 tiếng rốt cuộc chỉ có tiền
> lương tối thiểu thì thật tội nghiệp họ
> quá. Tiệm này mới sang cho
> chủ khác, không biết chủ mới có áp dụng
> chính sách bóc lột như chủ cũ
> không. Thấy mà buồn
> !
> 6.
>
> Vợ
> chồng chúng tôi trước đây có quen một bà, một
> cô thì đúng hơn, cô này thuộc tuýp ăn diện,
> mặc đồ hiệu, xài đồ
> hiệu, thuộc dân
> sang, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi ăn uống và
> đi shopping. Đi ăn thì tôi có tham dự, còn shopping
> thì đàn bà họ đi với nhau, họ mua gì sắm gì
> tôi không để ý. Rồi một hôm nhà tôi nói:
>
> - Cô ta ghê quá!
>
> - Ghê làm sao?
> -
> Em đi shopping với nó mấy lần em biết nó luôn
> luôn đổi giá mua hàng tốt với giá
> rẻ. Có lần em thấy cái áo
> nó mua đẹp quá mà giá có
> mười mấy đồng, em cũng muốn mua một cái,
> hỏi nó mua ở đâu chị cũng muốn mua một
> cái. Nó nói chỉ còn một
> cái, thôi mình về, thế là nó hối em ra xe, nhưng
> em ấm ức trong lòng, hôm sau em trở lại tiệm
> ấy một mình thì áo nó mua hôm qua giá
> 65 đồng mà nó trả có mười mấy đồng, như
> vậy là nó đổi giá rồi. Và mới hôm qua đây,
> em với nó lại Macy's, nó lựa một cái áo vào
> phòng thử mặc luôn trên người đi ra, em nói
> thử rồi sao không cởi ra để tính tiền, nó
> đáp tỉnh bơ:
> - Áo
> của em mà.
>
>
> Sợ quá thôi từ rày không
> dám đi với nó
> nữa. Thế là chúng tôi
> mất đi một người bạn.Thấy mà buồn
> Hồi tôi học
> Trung học
> tôi theo chương
> trình Pháp, tôi nhớ ông thầy tên là Louvet, ông
> vô lớp hay nói câu:
>
> - L'heure
> c'est l'heure, avant l'heure n'est pas
> l'heure, apres l'heure n'est plus l'heure -
> Giờ là giờ, trước giờ không phải là giờ, sau
> giờ không còn là giờ
> nữa.
>
> Ông nói riết
> rồi chúng tôi cũng thuộc lòng câu đó và ông áp
> dụng cho những học trò đi trễ: lần thứ nhất
> ông tha, lần thứ hai ông không cho vào
> lớp. Nói
> là tha nhưng bắt lên bục kể một câu chuyện
> bất cứ truyện gì, nói tiếng Pháp trong vòng năm
> phút, nhiều anh cũng lo té đái sau không dám đi
> trễ nữa.
> Ở bên Mỹ này
> có hai câu:
> Không ăn đậu
> không phải là Mễ, không đi trễ không phải
> Việt Nam
>
> Nghe đau
> lòng con quốc quốc quá ! Ai vinh dự được mời
> đi ăn đám
> cưới là cả một cực hình vì phải ngồi đợi
> hai tiếng hoặc
> hơn nữa mới được dự
> tiệc. Phần nhiều tiệc
> cưới người ta thường tổ chức cuối tuần,
> không bận bịu cho những người đi làm thì
> những người đi dự không có lý do gì đi trễ
> hết. Thế mà, cái hủ lậu
> ấy vẫn không bỏ
> được! Chả
> biết vì sao.Những người tự trọng,
> thiệp mời 6 giờ chiều người ta có đến trễ
> cũng 6 rưỡi là cùng, đây bắt mọi người phải
> đợi hơn hai tiếng mới có thể khai mạc buổi
> lễ. Kể cũng đau khổ cho
> những người phải ngồi chờ hay là những
> người đến trễ chứng tỏ ta đây là những
> nhân vật quan trọng. Tệ
> trạng này kéo dài từ năm này qua năm khác và
> vẫn còn dài
> dài. Bó tay !Bây
> giờ chỉ còn cách trong thiệp mời nói
> xin quý vị đến đúng giờ không có chúng tôi
> phải nêu tên quý vị đến trễ, nhưng mà ai
> dám? Ai mà làm thế bao
> giờ, thôi thì cứ để tệ trạng này kéo dài
> mãi đi. Thấy mà buồn
> sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang
> Mỹ theo diện H.O. vào
> năm 1990, hiện đã về
> hưu, an cư
> tại Westminster. Ông tham dự
> Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều
> bài kể lại những sinh hoạt sống
> động. Sau đây là bài
> viết mới nhất của
> ông.
> Rất mong người Việt
> tại Hải Ngoại học hỏi được đức tính tốt
> “Biết Tự Trọng” của
> người Mỹ để cộng đồng người Việt được
> vẻ vang hơn.
> *
> 1.
Một
> hôm ghé chợ Quang Minh trên đường Brookhurst,
> trước chợ có thùng báo, tôi bỏ 25 cents để
> lấy tờ báo thì có hai ông và một bà chạy lại
> nói:
> - ông
> cho tôi xin một tờ.
> Tôi gặp cảnh này hoài, đột
> nhiên tôi nhăn mặt,
> thò tay vào
> thùng rút ra một tờ báo và đóng sập cửa thùng
> báo lại
> trước sự chưng hửng của những người đứng
> đợi. Tôi lấy trong túi ra 3 đồng quarter đưa cho
> mỗi người một đồng và nói các ông bỏ vào
> thùng và lấy ra một tờ báo đem về đọc, chứ
> đừng bỏ một quarter mà lấy ra nhiều tờ coi
> không được, có một người Mỹ đang đứng kia
> nhìn mình kìa. Tôi định nói vài điều nữa thì
> người đàn bà ném đồng quarter trả lại và
> nói:
> -
> Đồ phách lối.
> Tôi sợ
> quá bỏ đi một nước không dám quay lại, đi qua
> chỗ người Mỹ đang đứng, tôi nhìn thấy ông
> giơ một
> ngón tay cái
> lên
> tôi nói:
> -Thank
> you.
> Cảnh này
> tôi thấy xảy ra hoài, có ông bỏ vào một đồng
> quarter rút ra ba bốn tờ
> báo. Tôi nghĩ rằng ông lấy
> về cho bạn bè mỗi người một tờ,
> chứ lấy đi bán thì họ lấy cả thùng mà lấy
> vào lúc sáng sớm, sau khi nhân viên đi bỏ báo
> vào thùng vừa đi khỏi thì họ bỏ vào thùng
> một quarter, lấy hết xấp báo mới bỏ vào, chỉ
> để lại một tờ trong thùng thôi. Tôi
> đãtheo dõi hai thùng
> báo ở trước chợ Hòa Bình, lúc sáng sớm mà
> thùng nào cũng chỉ còn một tờ thôi. Đó là
> những người đi lấy trộm báo để bán lại,
> họ đi từ lúc sáng sớm, canh cho báo vừa được
> bỏ vào thì họ lấy ra, lúc đó ít người qua
> lại không ai để ý.
>
> Làm ra tờ báo biết bao công sức của nhiều
> người, những người phải nặn tim, nặn óc
> viết ra những bài có giá trị để cho bạn
> đọc, còn những phóng viên phải ra ngoài lấy tin
> tức hoặc làm phóng sự có khi phải "xông pha
> ra trận tuyến trước lằn tên mũi đạn"
> để đem
> về tin tức sốt dẻo cho độc
> giả. Không thiếu gì những
> người đã hy sinh vì công vụ được đưa lên
> trên truyền hình, trên báo
> chí. Một tờ báo chỉ
> có 25 cents, muốn đọc ta nên mua một tờ về
> đọc, đừng có chờ đợi người
> ta mở thùng báo ra lại xin một tờ, coi không
> được, không giống ai
> hết. Thấy mà buồn !
> 2.
> Một
> hôm ở quán ăn Thành Mỹ ra, đang loay hoay de xe
> thì có một thanh niên dộng vào cửa xe của mình
> bằng cái búa, không phải búa đóng đinh mà là
> một cái rìu, nói
> rằng:
> -Ở
> trên Pomona, bây giờ không có tiền đổ xăng về,
> xin vài đồng.
>
>
> Thấy cái búa sợ quá, riu
> ríu móc tiền ra cho nó vài đồng để nó đi cho
> rồi. Đúng là "xin
> đểu", từ ngữ thường thấy xuất hiện
> trên
> mạng báo chí trong
> nước. Vậy là kiểu
> này bắt đầu được "xuất
> khẩu". Thấy mà buồn
> !
> 3.
>
> Con gái
> tôi làm ở Sở Xã Hội ở Santa
> Ana, xe để
> ở parking dưới hầm, thế mà khi đi làm ra một
> hôm thấy xe bị đập bể kiếng
> phía trước, trong khi trong hầm không có xe nào
> bị đập bể cả, phải thay kiếng mới mất bốn
> năm trăm.
>
> - Trong sở con có gây thù oán với ai không?
>
> - Làm gì có, bố.
>
> - Thế con làm phần hành gì?
>
> - Con coi về child support.
>
> - Tức là đi kiếm những người cha không trả
> tiền nuôi con bắt phải trả để đỡ cho chính
> phủ phải cấp dưỡng phải không?
>
> - Dạ đúng.
>
> - Vậy thì thủ phạm là những người đó.
>
> - Con tiếp xúc với nhiều sắc dân lắm, Mỹ có,
> Mễ có, Việt Nam có, Trung Hoa có... biết ai là
> thủ phạm.
>
> - Còn ai trồng khoai đất này.
>
> - Bộ bố biết hả?
>
> - Người Việt mình chứ ai.
>
> - I don't think so.
>
> - Này nhé, người Việt mình khi chạm đến quyền
> lợi của họ, họ bực mình lắm tìm cách trả
> thù.
>
> - Nhưng đây con đòi họ trả cho chính phủ mà.
>
> - Biết vậy họ vẫn tìm cách trả thù cho bỏ
> ghét, chỉ có người Việt mình mới tìm ra
> đường đi nước bước của con, biết con đậu
> xe chỗ nào mà đập kiếng xe của con. Cả
> trăm xe đậu
> chỗ đó mà chỉ có mình xe con bị đập, còn
> những
> sắc dân khác họ hơi đâu làm những chuyện
> ruồi bu đó.
>
> - Có lý.
> - Thấy mà buồn
> !
> 4.
> Một
> hôm đang ngồi uống cà phê với bạn ở Factory,
> anh em đang tán gẫu chả để ý đến những bàn
> bên cạnh, ai cũng có những chuyện riêng của
> họ, chuyện nổ như bắp
> rang. Thình lình thấy một thanh niên hớt hải
> chạy vào tiệm tìm người quen, đến bàn bên
> cạnh nói:
> - Đại
> ca, Đại ca, thằng Thành nó đụng chết người ta
> rồi.
> Người
> được gọi đại ca đứng phóc dậy, tướng
> đúng
> là tay "anh
> chị". Đ.M.
> làm ăn như...
> rồi thầy trò phóng đi mất. Tôi chẳng biết
> chuyện gì xảy ra, nhưng trong bàn tôi có người
> bạn khều chúng tôi cúi xuống nói
> nhỏ:
> - Đó
> là băng chuyên môn set-up những vụ
> đụng xe để
> lấy tiền bảo hiểm. Thằng
> đại ca ngồi một chỗ rồi
> ra lệnh cho đàn em làm, hôm nay tổ trác mới
> đụng chết người. Thấy mà
> buồn !
> Tôi đi
> ăn phở ở một tiệm cũng bán đủ thứ nào bún
> chả Hà Nội, bún xáo măng, bánh tôm Cổ Ngư,
> nhưng đặc biệt có phở gà đi bộ ăn ngon.
> Thường thường tôi lại đây
> hay kêu phở, tôi hay dẫn bạn bè ở xa lại ăn,
> họ cũng khen ngon. Theo thông lệ khi trả tiền xong
> thì mình cũng bỏ tiền tip tại bàn rồi đi ra
> nhưng người phục vụ cũng lớn tuổi nói
> nhỏ:
> - Ông
> đừng bỏ tiền tip, chủ lấy hết không cho nhân
> viên phục vụ.
> Tôi cứ đinh ninh khách hàng cho
> tiền tip là cho nhân viên phục vụ sao tiệm này
> chủ lại lấy không chia cho họ, thật là vô lý,
> nhờ ông ấy nói ra mình mới
> biết, thật hết sức nói.Nhân viên làm cho
> nhà hàng họ mong có thêm tiền tip, làm quần
> quật cả ngày 10 tiếng rốt cuộc chỉ có tiền
> lương tối thiểu thì thật tội nghiệp họ
> quá. Tiệm này mới sang cho
> chủ khác, không biết chủ mới có áp dụng
> chính sách bóc lột như chủ cũ
> không. Thấy mà buồn
> !
> 6.
>
> Vợ
> chồng chúng tôi trước đây có quen một bà, một
> cô thì đúng hơn, cô này thuộc tuýp ăn diện,
> mặc đồ hiệu, xài đồ
> hiệu, thuộc dân
> sang, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi ăn uống và
> đi shopping. Đi ăn thì tôi có tham dự, còn shopping
> thì đàn bà họ đi với nhau, họ mua gì sắm gì
> tôi không để ý. Rồi một hôm nhà tôi nói:
>
> - Cô ta ghê quá!
>
> - Ghê làm sao?
> -
> Em đi shopping với nó mấy lần em biết nó luôn
> luôn đổi giá mua hàng tốt với giá
> rẻ. Có lần em thấy cái áo
> nó mua đẹp quá mà giá có
> mười mấy đồng, em cũng muốn mua một cái,
> hỏi nó mua ở đâu chị cũng muốn mua một
> cái. Nó nói chỉ còn một
> cái, thôi mình về, thế là nó hối em ra xe, nhưng
> em ấm ức trong lòng, hôm sau em trở lại tiệm
> ấy một mình thì áo nó mua hôm qua giá
> 65 đồng mà nó trả có mười mấy đồng, như
> vậy là nó đổi giá rồi. Và mới hôm qua đây,
> em với nó lại Macy's, nó lựa một cái áo vào
> phòng thử mặc luôn trên người đi ra, em nói
> thử rồi sao không cởi ra để tính tiền, nó
> đáp tỉnh bơ:
> - Áo
> của em mà.
>
>
> Sợ quá thôi từ rày không
> dám đi với nó
> nữa. Thế là chúng tôi
> mất đi một người bạn.Thấy mà buồn
> Hồi tôi học
> Trung học
> tôi theo chương
> trình Pháp, tôi nhớ ông thầy tên là Louvet, ông
> vô lớp hay nói câu:
>
> - L'heure
> c'est l'heure, avant l'heure n'est pas
> l'heure, apres l'heure n'est plus l'heure -
> Giờ là giờ, trước giờ không phải là giờ, sau
> giờ không còn là giờ
> nữa.
>
> Ông nói riết
> rồi chúng tôi cũng thuộc lòng câu đó và ông áp
> dụng cho những học trò đi trễ: lần thứ nhất
> ông tha, lần thứ hai ông không cho vào
> lớp. Nói
> là tha nhưng bắt lên bục kể một câu chuyện
> bất cứ truyện gì, nói tiếng Pháp trong vòng năm
> phút, nhiều anh cũng lo té đái sau không dám đi
> trễ nữa.
> Ở bên Mỹ này
> có hai câu:
> Không ăn đậu
> không phải là Mễ, không đi trễ không phải
> Việt Nam
>
> Nghe đau
> lòng con quốc quốc quá ! Ai vinh dự được mời
> đi ăn đám
> cưới là cả một cực hình vì phải ngồi đợi
> hai tiếng hoặc
> hơn nữa mới được dự
> tiệc. Phần nhiều tiệc
> cưới người ta thường tổ chức cuối tuần,
> không bận bịu cho những người đi làm thì
> những người đi dự không có lý do gì đi trễ
> hết. Thế mà, cái hủ lậu
> ấy vẫn không bỏ
> được! Chả
> biết vì sao.Những người tự trọng,
> thiệp mời 6 giờ chiều người ta có đến trễ
> cũng 6 rưỡi là cùng, đây bắt mọi người phải
> đợi hơn hai tiếng mới có thể khai mạc buổi
> lễ. Kể cũng đau khổ cho
> những người phải ngồi chờ hay là những
> người đến trễ chứng tỏ ta đây là những
> nhân vật quan trọng. Tệ
> trạng này kéo dài từ năm này qua năm khác và
> vẫn còn dài
> dài. Bó tay !Bây
> giờ chỉ còn cách trong thiệp mời nói
> xin quý vị đến đúng giờ không có chúng tôi
> phải nêu tên quý vị đến trễ, nhưng mà ai
> dám? Ai mà làm thế bao
> giờ, thôi thì cứ để tệ trạng này kéo dài
> mãi đi. Thấy mà buồn
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen