Hai mẹ con bên chiếc xe rác
Chiều mùng Ba tết, cộng đồng mạng nổi
sóng với một tấm ảnh chụp chiếc xe rác và hai mẹ con cùng nhau đẩy nó
trong lúc đường xá vắng vẻ và không khí mùa Xuân tràn về khắp ngõ. Tấm
ảnh đơn sơ nhưng chiều sâu của nó khiến xã hội dừng lại một phút, một
phút ngắn ngủi để tự xem lại mình, xem lại cuộc sống thật sự của gia
đình nếu so với hai mẹ con người công nhân vệ sinh kia chắc sẽ rút ra
được nhiều điều.
Tấm ảnh
không đưa ra một thông điệp nghèo khổ, khó khăn hay dơ bẩn của chiếc xe
rác. Người mẹ mặc áo bảo hộ lao động, sạch và gọn gàng. Bé gái con của
chị mặc một chiếc đầm màu hồng tươm tất, chiếc nón hơi lớn em đội trên
đầu cho thấy mẹ vừa lấy đâu đó cho em đội tránh nắng. Mẹ cầm chổi quét
rác và trong chiếc xe rác ấy ngập đầy lá, những chiếc lá còn xanh từ các
chậu hoa ngày Tết rơi rớt. Chiếc xe rác chừng như được làm từ thập niên
60 khi người dân Thủ đô lo tem phiếu hơn là lo rác. Tấm ảnh được một
người tình cờ chụp được dĩ nhiên không sắp đặt từ trước để có một góc
ảnh đẹp và ý nghĩa. Tấm ảnh đưa ra những gì nó vốn có, và hơn thế nó là
một thông điệp lạ lùng nhất của ngày Tết năm nay.
Người có tiền ngồi trong nhà với chung quanh là đào, là mai, là quất cùng bánh trái quà cáp ê hề… nhưng chung quy rất nhiều gia đình thiếu cái hồn nhiên của em bé 5 tuổi trong hình. Nếu họ tình cờ thấy được, chắc chắn sự trắc ẩn sẽ dấy lên trong lòng và không hiếm người cố tìm cho được em để tặng một vật phẩm gì đó.
Thật ra, bé gái không cần lòng trắc ẩn ấy. Em tận lực dùng sức mạnh 5 tuổi để phụ mẹ đẩy chiếc xe không phải để nhận tình thương hay xót xa của người khác. Đối với em chiếc xe ấy là nặng nhọc của mẹ, là miếng cơm mẹ kiếm cho gia đình, là mồ hôi mẹ đổ ra hàng ngày cho em lớn lên. Hai cánh tay nhỏ bé ấy có sức mạnh lay chuyển được những con tim vô cảm nhất.
Một điểm sáng trong tấm ảnh là sự dịu dàng của người mẹ. Chị ung dung làm việc và chứng kiến cách tiếp tay của con trong trạng thái hạnh phúc và tận hưởng. Không có mồ hôi trong bức ảnh càng không có sự cùng khổ, vật vã nào khiến người ta liên tưởng đến giai cấp thấp nhất xã hội. Bức ảnh là một tác phầm mô tả hạnh phúc của mẹ và con, thứ hạnh phúc ngàn đời không cần minh họa hay diễn giải.
Tấm ảnh nếu được một tổ chức đánh giá nào đó của quốc tế về thang điềm hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới thì có lẽ Việt Nam không khó để về nhất. Mà về nhất là đúng, đúng với hai chữ hạnh phúc mà con người cần có.
Em bé hạnh phúc vì được mặc áo mới trong ngày xuân, cùng với mẹ đang làm việc như một trò chơi mà hiếm khi em có dịp. Mẹ em dù biết là ở nhà không có bánh mứt gì để em nhâm nhi chút ngọt ngào của tết, nhưng chị lại thấy ấm lòng vì hình ảnh tung tăng của con, sự hồn nhiên trẻ thơ là sức mạnh giúp chị quên nỗi nhọc nhằn thường ngày.
Tấm ảnh càng nhìn càng thích, và một điều lạ hơn nữa là cái hồn của nó toát ra chinh phục người xem một cách trọn vẹn. Tấm ảnh như một mặt khác của xã hội, dù khổ sở truân chuyên tới đâu con người vẫn vượt qua để sống. Tấm ảnh cũng nói lên một sự thật khác: người nghèo vẫn sống, vẫn hạnh phúc dù hiếm hoi và dĩ nhiên lòng trắc ẩn của xã hội không được họ chấp nhận như một sự ban ơn, cầu cạnh.
Hai mẹ con của chị Thơm và bé Trang ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội báo chí tìm tới để chứng kiến căn nhà trơ trọi: một tấm nệm cũ làm giường và chung quanh cái giường ấy là một không gian trống rỗng đến đau lòng. Không có vật dụng gì khác để có thể nói đây là một căn hộ dành cho con người. Vậy mà chị Thơm sống như thế trong 8 năm ròng sau khi ly thân với chồng, làm nghề thu dọn vệ sinh nuôi hai con ăn học. Hai đứa bé ở quê còn chị về Hà Nội lăn lóc với những con đường đầy rác để kiếm tiến cho con. Bé Trang được về ăn tết với mẹ và có lẽ chiếc áo đầm em mặc là chiếc áo đẹp nhất em có trong ngày tết. Thấy cái hậu trường phía sau bức ảnh do phóng viên các báo mô tả, người ta lại càng yêu thương hai mẹ con chị hơn, nhất là bé Trang, mới 5 tuổi, qua chiếc áo đầm xinh xắn cùng với chiếc xe rác, em đã làm nhiều người nhỏ lệ.
Tấm ảnh này xứng đáng chiếm các giải thưởng quốc tế mặc dù giải thưởng quan trọng nhất mà nó đã có đó là sự bình dị của con người luôn chiến thắng trước các trò hể lố bịch nhan nhãn khắp xã hội trong ba ngày tết. Nó làm cho người biết chuyện không còn chấp nhất các cảnh trái tai gai mắt xảy ra hàng năm trong những ngày tết.
Năm nay ăn tết trong niềm vui được san sẻ hạnh phúc từ tấm ảnh này, và có lẽ cũng từ nó mà nhiều người lấy lại sự bình thản trong tâm hồn bởi biết rằng không cần tiền của đầy nhà người ta mới hạnh phúc.
Nhưng cũng đồng thời, lắm khi nghĩ lại mà chợt thương mình, không lẽ chúng ta chỉ có quyền hạnh phúc với con cái còn với xã hội, đất nước nhiều người chúng ta vẫn phải đứng ngoài lề?
Người có tiền ngồi trong nhà với chung quanh là đào, là mai, là quất cùng bánh trái quà cáp ê hề… nhưng chung quy rất nhiều gia đình thiếu cái hồn nhiên của em bé 5 tuổi trong hình. Nếu họ tình cờ thấy được, chắc chắn sự trắc ẩn sẽ dấy lên trong lòng và không hiếm người cố tìm cho được em để tặng một vật phẩm gì đó.
Thật ra, bé gái không cần lòng trắc ẩn ấy. Em tận lực dùng sức mạnh 5 tuổi để phụ mẹ đẩy chiếc xe không phải để nhận tình thương hay xót xa của người khác. Đối với em chiếc xe ấy là nặng nhọc của mẹ, là miếng cơm mẹ kiếm cho gia đình, là mồ hôi mẹ đổ ra hàng ngày cho em lớn lên. Hai cánh tay nhỏ bé ấy có sức mạnh lay chuyển được những con tim vô cảm nhất.
Một điểm sáng trong tấm ảnh là sự dịu dàng của người mẹ. Chị ung dung làm việc và chứng kiến cách tiếp tay của con trong trạng thái hạnh phúc và tận hưởng. Không có mồ hôi trong bức ảnh càng không có sự cùng khổ, vật vã nào khiến người ta liên tưởng đến giai cấp thấp nhất xã hội. Bức ảnh là một tác phầm mô tả hạnh phúc của mẹ và con, thứ hạnh phúc ngàn đời không cần minh họa hay diễn giải.
Tấm ảnh nếu được một tổ chức đánh giá nào đó của quốc tế về thang điềm hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới thì có lẽ Việt Nam không khó để về nhất. Mà về nhất là đúng, đúng với hai chữ hạnh phúc mà con người cần có.
Em bé hạnh phúc vì được mặc áo mới trong ngày xuân, cùng với mẹ đang làm việc như một trò chơi mà hiếm khi em có dịp. Mẹ em dù biết là ở nhà không có bánh mứt gì để em nhâm nhi chút ngọt ngào của tết, nhưng chị lại thấy ấm lòng vì hình ảnh tung tăng của con, sự hồn nhiên trẻ thơ là sức mạnh giúp chị quên nỗi nhọc nhằn thường ngày.
Tấm ảnh càng nhìn càng thích, và một điều lạ hơn nữa là cái hồn của nó toát ra chinh phục người xem một cách trọn vẹn. Tấm ảnh như một mặt khác của xã hội, dù khổ sở truân chuyên tới đâu con người vẫn vượt qua để sống. Tấm ảnh cũng nói lên một sự thật khác: người nghèo vẫn sống, vẫn hạnh phúc dù hiếm hoi và dĩ nhiên lòng trắc ẩn của xã hội không được họ chấp nhận như một sự ban ơn, cầu cạnh.
Hai mẹ con của chị Thơm và bé Trang ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội báo chí tìm tới để chứng kiến căn nhà trơ trọi: một tấm nệm cũ làm giường và chung quanh cái giường ấy là một không gian trống rỗng đến đau lòng. Không có vật dụng gì khác để có thể nói đây là một căn hộ dành cho con người. Vậy mà chị Thơm sống như thế trong 8 năm ròng sau khi ly thân với chồng, làm nghề thu dọn vệ sinh nuôi hai con ăn học. Hai đứa bé ở quê còn chị về Hà Nội lăn lóc với những con đường đầy rác để kiếm tiến cho con. Bé Trang được về ăn tết với mẹ và có lẽ chiếc áo đầm em mặc là chiếc áo đẹp nhất em có trong ngày tết. Thấy cái hậu trường phía sau bức ảnh do phóng viên các báo mô tả, người ta lại càng yêu thương hai mẹ con chị hơn, nhất là bé Trang, mới 5 tuổi, qua chiếc áo đầm xinh xắn cùng với chiếc xe rác, em đã làm nhiều người nhỏ lệ.
Tấm ảnh này xứng đáng chiếm các giải thưởng quốc tế mặc dù giải thưởng quan trọng nhất mà nó đã có đó là sự bình dị của con người luôn chiến thắng trước các trò hể lố bịch nhan nhãn khắp xã hội trong ba ngày tết. Nó làm cho người biết chuyện không còn chấp nhất các cảnh trái tai gai mắt xảy ra hàng năm trong những ngày tết.
Năm nay ăn tết trong niềm vui được san sẻ hạnh phúc từ tấm ảnh này, và có lẽ cũng từ nó mà nhiều người lấy lại sự bình thản trong tâm hồn bởi biết rằng không cần tiền của đầy nhà người ta mới hạnh phúc.
Nhưng cũng đồng thời, lắm khi nghĩ lại mà chợt thương mình, không lẽ chúng ta chỉ có quyền hạnh phúc với con cái còn với xã hội, đất nước nhiều người chúng ta vẫn phải đứng ngoài lề?
- canhco’s blog
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen