Đăng ngày 30.12.2015 - 8:25pm
Tri Ân Anh – Người Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - 30-12-2015....
GNsP (30.12.2015) – Ống kính phóng sự ngày
30.12.2015, trong Chương trình TPB VNCH chúng tôi ghi nhận: cuộc họp mặt ‘Tri
Ân Anh – TPB VNCH’ diễn ra trong bầu không khí vui mừng hân hoan. Ban tổ chức
chúng tôi nhận được tin buồn ông TPB Lê Văn Độ, sống tại huyện Xuyên Mộc, Vũng
Tàu đột ngột qua đời. Cách đây mấy ngày, khi liên lạc với ông, ông còn tỉnh
táo, vui vẻ nhận lời đến họp mặt. Tin buồn được cha Vinhsơn Phạm trung Thành
thông báo với tất cả các ông, các anh em cùng hiệp thông cầu nguyện cho người
vừa khuất. Cái sống cái chết biên giới chênh vênh, cuộc đời của quý ông TPB
còn chênh vênh hơn nữa, rất nhiều người đã đến ghi danh, đã tham dự các chương
trình nhưng bây giờ không còn nữa. Những vết thương trên cơ thể, những vết
thương tâm hồn, kiếp sống nghèo khổ tật nguyền, tuổi già… tất cả những điều ấy
đã đẩy những con người đang họp mặt ở đây đi giữa những cái biên giới của sống
và chết.
Được biết, trong
ngày hôm nay có 250 quý Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến từ Sài Gòn, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắc, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần
Thơ… tham dự buổi tri ân trong ngày thứ ba của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB
VNCH’. Sáng có 121 quý ông và chiều có 129 quý ông.
Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp từ ngày 28-30.12.2015 là 794 ông. 30/12/2015
Không khí lễ Giáng Sinh đang rộn ràng khắp trời Bắc Mỹ có lẽ cũng gợi đôi chút nhớ nhung cho không ít độc giả người Việt, nhất là quý vị cao niên, về những mùa Noel cũ ở Miền Nam Việt Nam, vào thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, lúc người Việt Quốc Gia còn nắm quyền điều hành xứ sở.
Xin đừng quên: Đúng buổi chiều Giáng Sinh 1964, Khủng Bố Việt cộng gài nổ xe bom tại Cư Xá Brink...
Ống kính phóng sự cũng dừng lại nơi người TPB xem ra có
tình trạng khốn khó nhất, ông đến từ miền đồng ruộng sâu của tỉnh Sóc Trăng,
tiền xe ôm từ nhà đến bến xe Sóc Trăng gấp ba lần tiền xe từ Sóc Trăng lên
đây. Cuộc chiến năm 1972 đã cướp đi đôi mắt của ông, đôi bàn tay của ông và
hẳn là cả cuộc đời của ông nữa. Từ ngày ấy, ông sống vò võ một mình, đi hết
tuổi xuân của mình rồi lững thững vào cuộc hoàng hôn của một kiếp người nương
tựa vào người em, nuôi sống qua ngày, đút cho từng thìa cơm. Ông chia sẻ:
“Quần áo tự giặt lấy bằng đôi chân, đôi ba ngày một tháng người em dâu xả lại
bằng nước xà bông. Cứ vậy sống qua ngày chờ ngày chết, vất vưởng cuộc đời.”
Ông chia sẻ với các cha đường xa quá, sức khỏe suy kiệt, có lẽ đây là lần cuối
cùng ông đến, trên gương mặt chai sạn không biểu lộ cảm xúc ông nói lời từ
biệt với các cha.
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại nơi một số cặp,
nhóm bạn bè, họ bồng bế nhau, họ dìu dắt nhau đến. 40 năm qua, họ gắn bó với
nhau, chia sẻ ngọt bùi, có những điều không nói được với ai, họ có thể nói với
nhau. Như thuở thời trai tráng, họ chuyền nhau điếu thuốc như đã từng chuyền
nhau những điếu thuốc ở tiền đồn xa xăm, hay những đêm dừng quân đóng trại.
Mối tình ‘huynh đệ chi binh’ vẫn ấm cúng như thuở nào.
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại trên một khuôn
mặt TPB đặc biệt. Bà xuất thân từ nữ quân nhân và bị thương tật khi đang phục
vụ trong bộ chỉ huy quân đoàn. Xuất hiện trước các đồng đội cũ, bà lập lại
kiểu chào của nhà binh, làm tất cả anh em bùng nổ tiếng reo mừng, vỗ tay tán
thưởng. Vậy đó, một lần cho họ được hô to số quân của mình. Vậy đó, một lần
cho họ được giơ tay chào nhau kiểu nhà binh. Như thế đủ tràn ngập niềm vui, đủ
dư đầy hạnh phúc để tiếp tục sống, để tiếp tục đảm nhận thân phận của
mình.
Ống kính phóng sự hôm nay, dừng lại trên khuôn mặt của
một người ‘ca sĩ’, hơn 40 năm trước, bà đã gia nhập đơn vị Chính Huấn (Tổng
cục Chiến tranh Chính trị Quân lực VNCH), bà đi khắp chiến trường của Miền
Trung để hát cho lính nghe. 40 năm qua, bà vẫn hát âm thầm cho lính, cho những
người bà yêu, cho những người yêu bà. Hôm nay, bà đột nhiên xuất hiện, cất cao
tiếng hát và vẫn là hát cho lính nghe. ‘Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây…’
tiếng hát vút cao để tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến và
‘nếu một ngày không có em thì người yêu ơi đừng quên tôi nhé…’. 40 năm đi qua,
làm sao có thể quên nhau. Đã có những giọt nước mắt lăn dài trên những gò má
gầy guộc, chai sạn.
Kết thúc hai buổi sáng và chiều, cha Vinhsơn và cùng tất
cả mọi người cất cao tiếng hát một bài hát chan chứa tình yêu thương của linh
mục Lê Quang Uy, DCCT, tác phẩm ‘anh em chúng ta có chung một ngôi nhà’. Đất
trời bao la thật nhưng đó là ngôi nhà của từng anh em TPB được sống và có
quyền sống làm người.
Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp từ ngày 28-30.12.2015 là 794 ông. 30/12/2015
Pv.GNsP
Để nhớ, để thương...
Việt Nam Cộng Hòa và những Mùa Noel
cũ
Không khí lễ Giáng Sinh đang rộn ràng khắp trời Bắc Mỹ có lẽ cũng gợi đôi chút nhớ nhung cho không ít độc giả người Việt, nhất là quý vị cao niên, về những mùa Noel cũ ở Miền Nam Việt Nam, vào thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, lúc người Việt Quốc Gia còn nắm quyền điều hành xứ sở.
Xin đừng quên: Đúng buổi chiều Giáng Sinh 1964, Khủng Bố Việt cộng gài nổ xe bom tại Cư Xá Brink...
Mặc dù chinh chiến điêu linh, quê hương ngập tràn khói lửa,
mỗi mùa Giáng Sinh về, cách riêng đối với người dân Sài Gòn, đã trở nên một
dịp lễ hội đặc biệt. Tại trung tâm thủ đô, người ta tưng bừng bày bán thiệp
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Dương Lịch khắp các vỉa hè, nhiều nhất là trên
con đường Lê Lợi, còn gọi là Bonard. Từ thời thập niên 50, 60, những tấm thiệp
thiết kế mỹ thuật, đa dạng, thường được in ấn tại ngoại quốc rồi nhập cảnh về,
với nhiều màu sắc hình ảnh lung linh đã trở nên rất hấp dẫn đối với giới trẻ
Sài Gòn. Đường Lê Lợi, cũng như đường Nguyễn Huệ và đường Tự Do thường không
cho xe cộ lưu thông vào buổi chiều trước đêm Giáng Sinh. Cả khu vực như chỉ
dành cho những người đi bộ vui chơi đêm Noel. Các quán cà phê đều đông đúc
giới trẻ, vừa túm tụm nhâm nhi cà phê, vừa ngồi ngắm thiên hạ ngược
xuôi.
Đúng buổi chiều Giáng Sinh 1964, Khủng Bố Việt cộng gài nổ
xe bom tại Cư Xá Brinks này (nằm trên đường Hai Bà Trưng Quận 1 Sài Gòn) giết
hại 2 binh sĩ Đồng Minh và nhiều thường dân Việt. Ngày nay, nơi này thành Park
Hyatt Hotel.
Giáng Sinh
1965, binh sĩ VNCH và đồng minh tặng quà cho trẻ cô nhi một trại mồ
côi
của Công
Giáo tại Xuân Lộc.
Chủ nhân các quán cà phê cũng thường trang trí với cây thông
nho nhỏ đặt trên quầy và mở nhạc Noel. Xen lẫn những giai điệu Giáng Sinh rộn
ràng của Âu Mỹ thế nào cũng có lẫn những nhạc phẩm về mùa Noel của các nhạc sĩ
Việt. Không ít người Việt lớp cũ có lẽ vẫn còn nhớ những năm xưa Đài Phát
Thanh Sài Gòn thường phát lại nhạc phẩm “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông qua giọng hát Giao Linh: “Một mùa sao sáng / đêm Noel Chúa sinh ra đời /
người hẹn cùng tôi / ngày về khi đất nước yên vui…” Lời hát thường vang lên
vào dạo đầu tháng 12, nửa như báo trước một mùa lễ lớn sắp về, nửa như nhắc
nhớ hoàn cảnh loạn ly của xứ sở.
Nhà Thờ Đức
Bà Sài Gòn chiều Noel 1964.
Binh sĩ
Đồng Minh phát quà cho trẻ em Việt trong vùng chiến sự mùa Noel
1965.
Thời đó, tuổi trẻ nam giới không mấy người tránh được đời
quân ngũ, làm bổn phận của người thanh niên, bảo vệ đồng bào, bảo vệ miền Nam
Tự Do, khi quê hương đang lâm vào cơn nguy biến. Từng năm từng năm qua, hết
động viên từng phần, và đến năm 1968 thì toàn phần Tổng Ðộng Viên. Với những
chàng thư sinh phải xếp bút nghiên theo việc đao binh, thì cảnh “anh tiền
tuyến, em hậu phương” cũng càng lúc càng thêm phổ biến. Có lẽ có phần từ thực
tế này mà nảy sinh một dòng nhạc riêng biệt gọi là “Nhạc Giáng Sinh” qua tiếng
hát của các ca sĩ thời thượng hồi đó như Thanh Lan, Thanh Thúy, Lệ Thu, Carol
Kim... Nhạc Giáng Sinh Việt không rộn ràng như nhạc Noel Âu Mỹ, trái lại còn
có thể ảm đạm, thậm chí buồn bã. Giai điệu lẫn ca từ ám ảnh nỗi buồn chiến
tranh (những cuộc tình phân ly, những người tình cùng đi lễ nửa đêm, cùng quỳ
thề nguyện trong giáo đường, những yêu nhau rồi lại xa nhau,
v.v...)
Gót chinh
nhân - chiến binh Úc Đại Lợi -
một chiều Noel 1966
Nữ lưu Việt Nam Cộng Hòa những ngày Noel cuối
năm 1970.
Dòng nhạc Giáng Sinh hay những mùa Noel cũ dễ khơi gợi niềm luyến tiếc một thời Việt Nam Cộng Hoà cách chung và một thời tuổi trẻ rất riêng tư của không ít người Việt. Trong hơn 20 năm, dù gặp hoàn cảnh bất lợi, người Việt quốc gia đã kịp giúp xứ sở của mình thăng hoa: giáo dục khai phóng, xã hội năng động, cầu tiến chưa từng thấy. Bây giờ, gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tâm lý... hoài cổ có lẽ càng khiến dòng nhạc Giáng Sinh, cũng như những kỷ niệm Giáng Sinh xa xưa của một thời chinh chiến càng thêm tha thiết. Xem lại những hình ảnh Sài Gòn xưa cũng có thể vừa để hoài niệm, vừa để trân quý một thời đại tốt đẹp mà những giá trị của nó chưa hẳn đã mai một qua thời gian.
Dòng nhạc Giáng Sinh hay những mùa Noel cũ dễ khơi gợi niềm luyến tiếc một thời Việt Nam Cộng Hoà cách chung và một thời tuổi trẻ rất riêng tư của không ít người Việt. Trong hơn 20 năm, dù gặp hoàn cảnh bất lợi, người Việt quốc gia đã kịp giúp xứ sở của mình thăng hoa: giáo dục khai phóng, xã hội năng động, cầu tiến chưa từng thấy. Bây giờ, gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tâm lý... hoài cổ có lẽ càng khiến dòng nhạc Giáng Sinh, cũng như những kỷ niệm Giáng Sinh xa xưa của một thời chinh chiến càng thêm tha thiết. Xem lại những hình ảnh Sài Gòn xưa cũng có thể vừa để hoài niệm, vừa để trân quý một thời đại tốt đẹp mà những giá trị của nó chưa hẳn đã mai một qua thời gian.
Tạp chí LIFE ghi lại hình ảnh một người trai
Việt thời loạn (Chuẩn Úy VNCH
)
bắt tay vị Tướng Hoa
Kỳ..
Một góc Sài Gòn mùa Noel
1972. Thanh Dũng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen