Dieses Blog durchsuchen

Montag, 20. Juli 2015

Gặp Em Đêm Hội Ramưwan - nhạc Chàm - Amư Nhân

MN:một bài ca cuả nguời Chàm ,rất lãng mạn ,đầy tình yêu thuơng, yêu thuơng  dân tộc,nòi giống quê huơng ,..(chứ không như bọn ngu đần cộng sản hà nội ..quê huơng tuơi đẹp dể thuơng mà bọn chúng nở bán cho bọn Chệt nhơ bẫn ..tàn ác...)..mà MN đuợc hân hạnh nghe bằng tiếng Việt yêu thuơng cuả mình ,làm MN cảm động ! các bạn có thấy xúc động như MN không !? :)

                       Video:Gặp Em Đêm Hội Ramưwan - nhạc Chàm - Amư Nhân

                                     tháp Chàm ở Mỹ Sơn
                                        Bia Po Klaung Garai
                       Trà áo sau lể cuới
thiếu nữ Chàm
chuẩm bị lể cuới theo phong tục Chàm
chuẫn bị lể cuới theo phong tục Chàm
ngày tảo mộ
                               Viếng mộ tổ tiên


Tôn giáo của người Chàm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Chàm theo hai tôn giáo chính là Bà la mônHồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ (Bà ni) và Hồi giáo mới (Ixlam). Hai tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo tồn tại độc lập, và trải qua quá trình lịch sử, đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một thứ tôn giáo địa phương. Ngoài ra còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn từ đầu thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ thứ IX
Bà la môn (Bà chăm)-Brahma
Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Đạo Bà la môn được truyền bá đến Chăm pa nói riêng và Đông Nam Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ cảng Coromandel thông qua eo biển Malaka (Mã Lai), và đường bộ thì từ Atxan đi vào Mianma rồi qua khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm gọi đạo Bà la môn (đã Chăm hóa) là Bà chăm. Đạo Bà chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận
  • Hệ thống chức sắc Bà la môn
Hệ thống chức sắc Bà la môn có hai tầng lớp:
_Chức sắc tu sỹ Pà xế (Passeh)
_Chức sắc dân gian (Gồm các nghệ nhân sử dụng nhạc lễ, trang trí, thầy cúng, thầy pháp).
Tu sĩ Pà xế là những chức sắc tôn giáo Bà la môn, có địa vị cao nhất trong xã hội. Pà xế là những người trí thức, họ biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm quy định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Tu sĩ Pà xế được duy trì trong xã hội Chăm theo cha truyền con nối. Về hình thức bên ngoài tu sĩ Pà xế để tóc dài búi tó, không để râu. Trên đầu các thầy Pà xế luôn đội khăn vải màu trắng, không bao giờ đi giày, chỉ đi dép nhựa hoặc đi chân đất.[1] Tu sỹ Pà xế được quyền lấy vợ, sinh con.
  • Hệ thống giáo lý, giáo luật:
Từ xa xưa, người Chàm Bà la môn không còn liên hệ với cộng đồng Ấn Độ giáo trên thế giới. Vì vậy, tôn giáo Bà la môn của người Chăm không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà la môn là các kinh luật Bà la môn được các tăng lữ Pà xế phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ Chăm trong các thư tịch cổ, truyền lại từ đời này qua đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm như bộ kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), Rigvêđa, Samavada (ca vịnh Vệ đà), Yajurvada (tế tự Vệ đà) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn trừ tà ma)...
  • Hệ thống thần linh
Tôn giáo Bà la môn vốn là tín ngưỡng đa thần như thần mặt trời, thần gió, thần mưa, thần sấm sét, thần núi, thần sông, thần cây, thần rừng... Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Bà la môn không theo một hệ thống rạch ròi như Bà la môn nguyên thủy mà đã được bồi đắp nhiều lớp đời này qua đời khác thông qua sự cúng tế, cầu nguyện. Đền tháp theo tôn giáo Ấn Độ là để thờ các đấng thần linh của đạo Bà la môn, đền tháp người Chăm thì đã biến thể như tháp Poklongarai thờ vua Poklongarai [2], tháp Pôrômê thờ vua Pôrômê[3]...
  • Hệ thống nghi lễ
Người Chăm Bà la môn có hệ thống nghi lễ phong phú, đa dạng và diễn ra quanh năm. Có thể chia ra các nhóm hệ thống nghi lễ nông nghiệp, hệ thống nghi lễ vòng đời và hệ thống nghi lễ mang tính cộng đồng tôn giáo. Lễ Ka tê là lễ hội lớn nhất của người Chăm Bà la môn tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch hàng năm.
Hồi giáo cũ (Bà ni)
Trong các thế kỷ XII-XVI, hoạt động hàng hải của người Chăm phát triển mạnh họ tiếp xúc mua bán với các nước Indonesia, Malaysia, Malacca (là những nước theo Hồi giáo) Hồi giáo bắt đầu vào Chăm Pa theo con đường này. Trong giai đoạn đầu sự truyền đạo mới chỉ xảy ra ở cấp thượng lưu xã hội (triều đình và các người quyền quý), sau năm 1471 (năm thủ đô Vijaya thất thủ, quân Chiêm bị bắt sống hơn 3 vạn người, bị giết 4 vạn người, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt đem về Đại Việt, kinh đô bị phá hủy hoàn toàn), niềm tin vào Bà la môn của người Chăm Pa giảm sút, một bộ phận người Chăm Pa chuyển sang Hồi giáo. Người Chăm gọi Hồi giáo (đã Chăm hóa) là Bà ni. Đạo Bà ni phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Hệ thống thánh đường
Ngày xưa, thánh đường làm bằng nhà tranh, sau này được xây cất bằng gạch ngói, hiện nay nhiều thánh đường từng bước được tu bổ khang trang, hiện đại theo phong cách thánh đường nhưng không hoàn toàn chịu ảnh hưởng của phong cách các thánh đường Hồi giáo quốc tế, thánh đường Bà ni còn nơi hội họp của các chức sắc, các nhân sỹ trí thức để bàn bạc việc làng.
  • Hệ thống chức sắc Bà ni
Mỗi thánh đường Bà ni đều có đội ngũ chức sắc phụ trách các sự vụ tôn giáo. Tầng lớp tu sỹ Bà ni được gọi chung là "thầy char". Tu sỹ Bà ni có trang phục: áo quần màu trắng, áo dài, cạo tóc (ngược lại với các tu sĩ Bà la môn tóc búi tó), bịt khăn và để râu. Đối với tín đồ Bà ni, thầy Char rất được nể trọng. Ông vừa là người thay mặt cho thánh A la làm các nghi thức tôn giáo, vừa là người thay mặt cho người Chăm của cả hai tôn giáo Bà la môn (Bà chăm) và Bà ni làm chủ nhiều nghi lễ mang tính chất dân gian của người Chăm Bà la môn và Bà ni.
  • Hệ thống thần linh và hệ thống giáo lý giáo luật
Từ tín ngưỡng đa thần của đạo Bà la môn, người Chăm Bà ni chuyển sang tín ngưỡng nhất thần, chỉ thờ phụng thánh A la và thiên sứ Mô ha met. Tuy nhiên, trong tiềm thức của người Chăm Bà ni vẫn sâu đậm quan niệm đa thần vì vậy người Chăm Bà ni ngoài việc cầu nguyện Pô Âu lóa (A la), vẫn cầu nguyện các thần linh từ xa xưa như các thần thiên nhiên: thần Mưa, thần Biển, thần Núi, thần Nước...
Hồi giáo Bà ni không có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế và cũng không chấp nhận Hồi giáo mới (Ixlam). Vì vậy, hệ thống giáo lý giáo luật của tôn giáo Bà ni hiện nay đã khác xa với hệ thống giáo lý giáo luật của Hồi giáo quốc tế. Tuy vậy, hệ thống giáo lý giáo luật của Bà ni cũng từ kinh Coran mà ra
  • Hệ thống nghi lễ
Đạo Bà ni thờ cúng khác với Hồi giáo chính thống, tín đồ Bà ni không làm lễ năm lần mỗi ngày. Tháng chay Ramưvan là thời gian quan trọng nhất của người Bà ni, Nhưng người theo Bà ni không phải nhịn ăn vào ban ngày như luật Hồi giáo quy định. Chỉ có các tu sỹ phải nhịn ăn ba ngày đầu của tháng Ramưvan. Trong tháng Ramưvan, các tu sỹ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn những lễ vật dâng cúng, khi ăn cơm chỉ được dùng tay.
Quan hệ giữa Bà chăm và Bà ni
Để giải quyết sự cạnh tranh của 2 tôn giáo, vua Ppo Rome (1627-1651), một vị vua anh minh của Chăm pa, đã đưa quan niệm "nhất thể lưỡng hợp" để dung hòa hai cộng đồng tôn giáo này, cho rằng người Chăm theo tôn giáo Bà la môn (Bà chăm) được gọi là Ahier thuộc dương, người Chăm theo Hồi giáo (Bà ni) được gọi là Awal thuộc âm. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo "tuy hai mà một", sống gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Đạo Bà la môn tiếp tục thờ đa thần nhưng phải thờ phượng thêm Đấng Allah (của Hồi giáo), và ngược lại đạo Bà ni vừa phụng thờ Allah (Ppo Uwlwah theo Chăm hóa) vừa phải tôn thờ tất cả thần của Bà la môn. Trong thực tế, người Chăm Bà la môn vẫn mời các tu sĩ Bà ni đến chủ lễ trong một số việc cúng kiếng. Trong tháng chay Ramưwan tín đồ Bà la môn cũng đến thánh đường Bà ni để cầu nguyện và cúng dường.
Hồi giáo mới (Ixlam)
Hồi giáo mới (Ixlam) mới du nhập vào đồng bào Chăm từ Trung Đông. Người Chăm theo Ixlam phổ biến ở An Giang. Những người theo Hồi giáo này có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế, hàng năm có người hành hương đến thánh địa Mecca. Tại mỗi thôn, người theo Ixlam đều có thánh đường riêng. Người Chăm gọi những người theo Ixlam này là Hồi giáo mới. Hoạt động của cộng đồng Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, chỉ tôn thờ thánh Ala, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần. Tín đồ là nam đều tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề đến thánh đường làm lễ trưa thứ sáu hàng tuần. Tín đồ nữ được làm lễ tại nhà. Các tín đồ thực hiện nghiêm túc giáo lý giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như nhịn ăn tháng Ramadan. Các tín đồ đã hành hương đến thánh địa Mecca được mang tước hiệu Hadji và được tín đồ khác kính trọng.
Phật giáo

Phế tích Phật viện Đồng Dương
Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập vào Chăm pa từ những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), Vijaya (Nhơn Hậu, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), Kauthara (khu vực đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp từ Phú Yên Cam Ranh ngày nay), và Panturanka (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay). Đặc biệt là các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) những vị Bồ Tát này là Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng đồng cũng được tìm thấy tại động Phong Nha. Vào năm 875 nhà vua Indravarman II cho xây dựng tại Indrapura (Quảng Nam) một tu viện Phật giáo lấy tên là Laskmida Lokeskvara. Đây chính là di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay.
Chú thích
1.     ^ Ngày xưa các thầy đi loại dép làm bằng da trâu hoặc đi chân đất.
2.     ^ Poklongarai là tên gọi của dân tộc Chăm đối với Vua SINHAVARMAN III (tên hiệu tiếng Phạn) trị vì từ 1152 đến 1205) vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương.
3.     ^ Năm năm Tân Mùi (1631), vua Pôrômê cưới Công chúa Ngọc Khoa (公女玉姱), họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (阮福玉姱), là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen