"trên đuờng về nhớ đầy" ...các bạn có nôn nao trong lòng khi nghe bài ca này hông !?..ngày về quê huơng chúng ta sẽ không còn xa nửa khi bóng dáng lũ khùng điên bán nuớc bị xoá đi trên quê huơng Việt Nam muôn đời !!MN luôn tin tuởng vào ngày đó các bạn à !! :)
Chiều-(pps-avi)-thơ cuả thi sỹ Hồ Dzếnh-nhạc Duơng Thiệu Tuớc
MN: một số bài viết và thơ rất lãng mạn và rất "thơ" viết về thi sỹ Hồ Dzếnh một nhà thơ mến yêu trong văn học sử Việt mà MN tình cờ đọc đuợc trên Web !
Thi Sĩ Hồ Dzếnh với: Thái Tú Hạp-Thanh Nam-Du Tử Lê
LGT- "Cô
gái Việt Nam ơi ! / Nếu chữ "hy sinh" có ở đời/ Tôi muốn nạm vàng muôn
cực khổ/ Cho lòng cô gái Việt Nam tươi ." Đó là bốn câu thơ của thi sĩ
Hồ Dzếnh mà chúng tôi được biết trong một bài học thuộc lòng thời tiểu
học trường Hàng Vôi, trước 1954 . ..và chúng tôi đã nhớ mãi cho đến ngày
nay .Bốn câu thơ đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn trẻ thơ, đã
khiến cho tôi tôn kính, yêu thương mẹ mình nhiều hơn, và cũng muốn được
"nạm vàng" hai chữ "hy sinh" để dâng mẹ tôi, người mẹ góa bụa rất sớm,
bương chải nuôi một đàn con ...Đến những năm trung học TV - một thời
thanh xuân - chúng tôi được nghe ca sĩ Quách Đàm hát bài "Chiều" do nhạc
sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc từ bài thơ "Mầu cây trong khói" của Hồ
Dzếnh, qua vẻ bâng khuâng "nhớ nhà châm điếu thuốc/ Khói huyền bay lên
cây" ...của thi sĩ, chúng tôi cảm nhận một sự sâu lắng , nhớ nhung tha
thiết một cái gì nhiều hơn là "nhớ nhà" ! Hình như thi sĩ đã bâng khuâng
nhớ về quê nội rất xa xôi của ông ...mà mãi...
... sau này, lớn hơn, tìm hiểu nhiều hơn, chúng tôi mới thấy được những mối u hoài của thi sĩ qua tiểu sử của ông . Bài thơ "Ngập ngừng" của ông được ít nhất ba nhạc sĩ phổ nhạc thành "Anh cứ hen" do nhạc sĩ Anh Bằng ; "Em cứ hẹn" do Hoàng Thanh Tâm ; và "Ngập ngừng" do Minh Duy . Dù ông làm thơ hay viết văn, tài năng của ông đã đưa ông lên địa vị quan trọng, hay hàng đầu trong nền Văn Học Việt Nam . Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc những bài phân tích, ghi nhận hay tạp ghi ...viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Hồ Dzếnh . - NN
(Hình trên: Nhà văn Hồ Dzếnh - Blog Đào Duy Thanh)
Có những buổi chiều cuối thu, sương mù phủ xuống âm u khắp núi rừng Kỳ
Sơn, Quảng Nam, một mình đi giữa hàng lau bạc trắng. Cái tĩnh mịch hoang
vắng của đất trời, cơ hồ chỉ cần một tiếng chim kêu cũng đủ làm giao
động cảnh trí mênh mông của buổi chiều thêm hiu quạnh. Những giây phút
lắng đọng tâm tư như thế, tôi thường hay nhớ đến bài thơ Mầu Cây Trong
Khói của Hồ Dzếnh, đã được Dương Thiệu Tước phổ thành ca khúc Chiều:... sau này, lớn hơn, tìm hiểu nhiều hơn, chúng tôi mới thấy được những mối u hoài của thi sĩ qua tiểu sử của ông . Bài thơ "Ngập ngừng" của ông được ít nhất ba nhạc sĩ phổ nhạc thành "Anh cứ hen" do nhạc sĩ Anh Bằng ; "Em cứ hẹn" do Hoàng Thanh Tâm ; và "Ngập ngừng" do Minh Duy . Dù ông làm thơ hay viết văn, tài năng của ông đã đưa ông lên địa vị quan trọng, hay hàng đầu trong nền Văn Học Việt Nam . Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc những bài phân tích, ghi nhận hay tạp ghi ...viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Hồ Dzếnh . - NN
(Hình trên: Nhà văn Hồ Dzếnh - Blog Đào Duy Thanh)
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
Lời thơ của Hồ Dzếnh như một định mệnh theo tôi đến suốt đời. Tôi đã thuộc duy nhất bài hát này, khi còn lẻ loi một mình ở rừng núi Thượng Đức. Đại Lộc. Ái Tử. Trên Phá Tam Giang. Hay buổi chiều lang thang ven những ngọn đồi Đà Lạt. Và cuối cùng ở những con đường dưới chân núi Kỳ Sơn ở quê nhà.
Nhà thơ Hồ Dzếnh, thân sinh ông là ông Hà Kiến Huân, người Quảng Đông, có thể vì sinh kế nên lưu lạc đến Việt Nam, và đã sang một chuyến đò duyên nợ với cô lái tỉnh Thanh Hóa. Sau những ngày hạnh phúc bên nhau, Hồ Dzếnh đã ra đời, và không ngờ lớn lên đã trở nên một nhà văn, thơ xuất sắc trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù Hồ Dzếnh sinh trưởng trên xứ sở Việt Nam, nhưng trong tâm tưởng lúc nào ông cũng mơ về một quê hương đầy bản sắc thơ mộng. Những hình ảnh mây trắng ngàn năm trên Lầu Hoàng Hạc vẫn còn bay lãng đãng. Những thảm cỏ non nơi cánh đồng Anh Vũ vẫn ngút ngàn kiêu sa. Vẫn những hàng liễu buông đầy lãng mạn trên Tây Hồ soi bóng:
Ta nhớ màu quê, khát gió quê
Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại tầng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ "Phương Thảo Thê"
Đất Thánh Trời Đông, Mẹ Á Châu
Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu
Chín cung thăm thẳm hồn hương khói
Danh vọng vang lừng mây gió Âu
Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một dải Giang Nam nước rợn màu
Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
Ai đau non nước não căm hờn?
Chiêu Quân nếu mãi người Cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn?
Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chầm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi!
(Tư Hương)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen